Hic, sáng đến giờ loay hoay cop anh vào máy tính mà chẳng được. Mình chụp bằng điện thoại Nokia E71, khi cắm vào máy nhìn thấy ổ removable nhưng mở không được. Có ai giỏi việc này thì giúp với nhé.
Chào cả nhà, một chuyện đi đầy ý nghĩa. Sáng đi ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng, trời mưa tầm tã, rét căm căm. Ra đên bến xe bị lơ xe lôi xềnh xệch, sợ hết cả hồn. Ba chị em quyết định quay lại quầy mua vé vì ai cũng đi lần đầu nên sợ bị đưa đi sang Trung Quốc, hihi.
Đến 8:30 thì xe chuyển bánh, vừa đi vừa bắt khách dọc đường nên 10:30 mới lên đến nơi.
Cổng vẫn đóng như mọi khi nhưng ông Thuật đã ở ngay ngoài cổng để đợi mọi người đến mở cổng, mặc dù không báo trước nhưng chắc là từ khi có báo chí thì ông đã quen với việc trực chiến để tiếp khách. Đầu tiên chúng tôi được mời vào ngay căn phòng ngoài cùng để uống nước, mọi người không muốn ngồi vì ai cũng sốt ruột muốn vào với các con.
Vào đến nơi thấy các con đang ngồi cùng 2 mẹ ở phòng khách, khá rộng rãi. Các con đứa nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Chỉ có điều trời lạnh nhưng không đứa nào đi tất, bọn tôi có hỏi sao lạnh thế này mà các mẹ không đi tất cho các con, các mẹ bảo chúng nó đi không quen nên đi vào là cởi ra hết. Chúng tôi bảo các mẹ cứ đưa tất ra đây, cứ bắt các con đi vào, dần dần các con sẽ quen. Một mẹ xách ra một túi tất khá nhiều, đã dùng rồi, chắc là được các mẹ hảo tâm gửi đên. Và chúng tôi đi vào cho các con, lạ thay từ lúc chúng tôi đến cho đến chiều tối chúng tôi về chẳng có cháu nào tỏ ra khó chịu vì bị đi tất cả.
Các con rất thèm được bế, phải nói là thèm thực sự. Một số bé nhỏ không có biểu hiện đòi bế nhưng khi chúng tôi bế lên thì khó mà thả các bé xuống được, chỉ cần chúng tôi buông tay nhẹ thôi là các con sợ và bám chặt lấy người chúng tôi. Các bé lớn hơn như Phương và Phượng thì đặc biệt thích được bế. Bé Phương thì có vẻ biết nhường hơn, khi chúng tôi bế em bé, bé Phương chị ngồi bên cạnh, nhưng chỉ cần một mẹ thả em bé xuống là bé Phương chạy ngay đến ôm chầm lấy và đòi bế. Còn bé Phượng (bé hơi bị thiểu năng) thì rất rất thích được bế, dù chúng tôi đang bế hai tay hai em bé hơn nhưng Phượng luôn luôn chui ngay vào lòng ôm lấy chặt lấy cổ.
Trong tất cả 12 bé thì có Phượng và Phương là lớn hơn cả, các con gần 3 tuổi. Chỉ nhìn thấy nụ cười trên gương mặt 3 bé đó là Phượng, Phương và Ngọc. Nghe thấy tiếng dạ từ 3 bé đó là Phương, Thảo (đen) và Nguyệt. Còn lại tất cả các bé khác từ lúc chúng tôi đến cho đến lúc chúng tôi về không hề nghe thấy âm thanh gì hơn ngoài tiếng thở khò khè của bé Long và bé Thảo (bé).
Bé Long và bé Thảo có biểu hiện rõ rệt của bệnh về hô hấp, tôi không thể khẳng định được bé bị bệnh gì nhưng chỉ cần đặt tay lên lưng các con cũng cảm thấy tay mình bị chuyển động bởi tiếng lục sục trong phổi các con (giống như tiếng điếu cày khi người hút thuốc rít thuốc vậy). Bé Việt thì bị nấm ở trong lưỡi rất nhiều, trắng từng mảng ở trong lưỡi. Bé Chi là bé bị suy dinh dưỡng nặng nhất và bị viêm da rất nặng ở chân, hai bàn tay khô ráp. Hôm qua khi cho các con ăn chiều, các bé khác có chịu khó ăn còn bé Chi và bé Thảo không ăn được cháo.
Khi chúng tôi ở đấy chúng tôi chứng kiến mấy mẹ nuôi pha sữa cho các con. Thành phần của bình sữa bao gồm: bột xay đã được quấy đặc, khi pha các mẹ cho thứ bột đấy vào bình, cho nước sôi vào khuấy loãng và cho thêm một tý sữa vào. Mẹ maitrang nếm thử thấy rất nhạt. Trên giá chúng tôi nhìn thấy vào hộp sữa bột cô gái Hà Lan chúng tôi có hỏi các mẹ nuôi sao giờ các con được cho nhiều sữa rồi mà các bác không pha sữa nguyên chất cho các con uống còn phải độn bột vào làm gì. Các mẹ trả lời là các con uống thế quen rồi giờ uống sữa không các con không quen nên không uống được. Chúng tôi đã tin đó là sự thật. Chiều đến giờ ăn cháo, chúng tôi bón cháo cho các con ăn, một số con có ăn còn bé Chi và bé Thảo thì không ăn được gì. Chúng tôi quyết định pha sữa nguyên chất cho các con uống và lạ thạy chúng tôi pha cho bé Thảo một bình 180 thì con mút một mạch gần hết (vì con đang bị ho nên có khó ăn hơn). Còn bé Chi là bé suy dinh dưỡng nặng nhất thì mút một mạch hết bình 120 và sau đó mút nốt bình còn lại của bé Thảo. Vậy các mẹ nói các con ăn như thế kia quen rồi là hoàn toàn không đúng, cũng như việc các con không chịu đi tất là hoàn toàn sai. Và mẹ nuôi có nói là tiêu chuẩn các con một ngày 1 đứa 1 lạng sữa cũng không đúng, vì nếu một ngày mỗi đứa 1 lạng sữa có nghĩa là một ngày cả 12 đứa ăn hết 1,2kg sữa, thế thì cần gì pha bột vào nữa.
Những ngày trước không biết trung tâm nhận được tài trợ như thế nào, và chúng tôi cũng không nhìn thấy, vì chỉ thấy vài hộp sữa ở trên giá thôi. Nhưng như ngày hôm qua chúng tôi chứng kiến thì được rất nhiều. Điện thoại kêu suốt ngày, nghe nói là người ta hỏi thăm để gửi quà. Sáng có ai đó gửi quà qua bưu điện 3 hộp, đầu giờ chiều có một đoàn bên báo Quân đội mang lên 12 hộp sữa loại 900gr dành cho trẻ suy dinh dưỡng cùng rất nhiều quần áo, bim bim và đồ chơi. Tôi cũng không chắc rằng khi có nhiều sự tài trợ như vậy thì các con có được ăn đủ dinh dưỡng hơn không.
Tôi có nói với các mẹ nuôi là "cô ơi, bây giờ các cháu có nhiều sữa như thế rồi, cô nhớ pha cho các cháu uống nhiều vào nhé, cô chịu khó chăm các bé nhé, cháu biết cô cũng thương các bé lắm nhưng vì ngày xưa khó khăn, bây giờ sữa do người ta cho cô cứ cho các bé ăn thoải mái nhé". Cô ấy cười bảo thì người ta cho thì cứ cho các bé ăn thôi. Tôi cũng hỏi là "thế sữa nhiều thế này các cô thích cho ăn bao nhiêu thì cho đúng không cô, chẳng ai quản lý đúng không", cô ấy bảo là "không, ông Thuật ông ấy quản đấy bọn cô chỉ là người làm theo chỉ đạo thôi".
Mục đích chuyến đi của chúng tôi chưa được thực hiện trọn vẹn vì thời tiết không cho phép, chúng tôi định tắm cho các con và đưa ra sân chơi nhưng trời mưa rét nên không làm được. Với lại hôm nay lên các con được tắm rửa sạch sẽ trước rồi.
Chúng tôi cũng vào hết từng ngõ ngách trong toàn bộ trung tâm. Vào phòng ngủ của các con, mùi khai và ẩm mốc thì vẫn còn, vì một phần do thời tiết. Ruồi muỗi thì đã bớt đi đáng kể, ở mức độ chấp nhận được so với ở quê. Trên mỗi chiếc dường được trải một chiếc chiếu cói, nhìn còn rất mới, chắc là mới mua. Nhìn vào căn phòng nhỏ giữa có hai cái dường chất đầy mấy sọt quần áo. Chỉ có điều quần áo cũ nát, nhưng cái mới được cho để chỗ nào đấy mà chúng tôi không nhìn thấy. Một vài bé vẫn bị buộc dây rất chặt ở bụng, chúng tôi phải cởi ra và thay quần khác cho các con. Khi vào lấy đồ thay thấy toàn rộng chun, bọn tôi hỏi quần áo được cho đâu hết rồi. Lúc đấy vợ ông Thuật mới đưa ra một tập quần rất mới cho các cháu mặc. Chúng tôi có nhẹ nhàng nhắc các mẹ lạ đừng buộc dây như vậy vì các cháu sẽ đau và khó chịu lắm, các mẹ nói là buộc cho đỡ bị tuột. Chúng tôi nhắc là giờ có nhiều đồ rồi, cái nào mất chun thì sửa lại hoặc vứt đi không buộc dây như vậy nữa.
Vài lời nhắn nhủ với các mẹ đến sau:
Các mẹ không phải mang đồ áo nữa, vì đã rất nhiều. Sữa cũng đã rất nhiều, đừng mang dồn dập quá, không chứa hết ở trung tâm lại vất vả cho họ vì phải đưa đi gửi ở đâu đó. Các mẹ mang cho con ít bỉm nhé, vì các con dùng khá tốn bỉm. Các mẹ cố gắng thay nhau đi lên hàng ngày, vì có mình lên hàng ngày thì các con mới được ăn uống đủ chất. Mới được thay đồ, thay bỉm và mới có được tình yêu thương.
Hơi dài dòng rồi, các mẹ thông cảm nhé. Còn ảnh thì nợ đã nhé. IT hơi thấp nên chưa post được. Cũng tại vì không dám mang máy ảnh nên mới khổ thế này đây.
Chào cả nhà, một chuyện đi đầy ý nghĩa. Sáng đi ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng, trời mưa tầm tã, rét căm căm. Ra đên bến xe bị lơ xe lôi xềnh xệch, sợ hết cả hồn. Ba chị em quyết định quay lại quầy mua vé vì ai cũng đi lần đầu nên sợ bị đưa đi sang Trung Quốc, hihi.
Đến 8:30 thì xe chuyển bánh, vừa đi vừa bắt khách dọc đường nên 10:30 mới lên đến nơi.
Cổng vẫn đóng như mọi khi nhưng ông Thuật đã ở ngay ngoài cổng để đợi mọi người đến mở cổng, mặc dù không báo trước nhưng chắc là từ khi có báo chí thì ông đã quen với việc trực chiến để tiếp khách. Đầu tiên chúng tôi được mời vào ngay căn phòng ngoài cùng để uống nước, mọi người không muốn ngồi vì ai cũng sốt ruột muốn vào với các con.
Vào đến nơi thấy các con đang ngồi cùng 2 mẹ ở phòng khách, khá rộng rãi. Các con đứa nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Chỉ có điều trời lạnh nhưng không đứa nào đi tất, bọn tôi có hỏi sao lạnh thế này mà các mẹ không đi tất cho các con, các mẹ bảo chúng nó đi không quen nên đi vào là cởi ra hết. Chúng tôi bảo các mẹ cứ đưa tất ra đây, cứ bắt các con đi vào, dần dần các con sẽ quen. Một mẹ xách ra một túi tất khá nhiều, đã dùng rồi, chắc là được các mẹ hảo tâm gửi đên. Và chúng tôi đi vào cho các con, lạ thay từ lúc chúng tôi đến cho đến chiều tối chúng tôi về chẳng có cháu nào tỏ ra khó chịu vì bị đi tất cả.
Các con rất thèm được bế, phải nói là thèm thực sự. Một số bé nhỏ không có biểu hiện đòi bế nhưng khi chúng tôi bế lên thì khó mà thả các bé xuống được, chỉ cần chúng tôi buông tay nhẹ thôi là các con sợ và bám chặt lấy người chúng tôi. Các bé lớn hơn như Phương và Phượng thì đặc biệt thích được bế. Bé Phương thì có vẻ biết nhường hơn, khi chúng tôi bế em bé, bé Phương chị ngồi bên cạnh, nhưng chỉ cần một mẹ thả em bé xuống là bé Phương chạy ngay đến ôm chầm lấy và đòi bế. Còn bé Phượng (bé hơi bị thiểu năng) thì rất rất thích được bế, dù chúng tôi đang bế hai tay hai em bé hơn nhưng Phượng luôn luôn chui ngay vào lòng ôm lấy chặt lấy cổ.
Trong tất cả 12 bé thì có Phượng và Phương là lớn hơn cả, các con gần 3 tuổi. Chỉ nhìn thấy nụ cười trên gương mặt 3 bé đó là Phượng, Phương và Ngọc. Nghe thấy tiếng dạ từ 3 bé đó là Phương, Thảo (đen) và Nguyệt. Còn lại tất cả các bé khác từ lúc chúng tôi đến cho đến lúc chúng tôi về không hề nghe thấy âm thanh gì hơn ngoài tiếng thở khò khè của bé Long và bé Thảo (bé).
Bé Long và bé Thảo có biểu hiện rõ rệt của bệnh về hô hấp, tôi không thể khẳng định được bé bị bệnh gì nhưng chỉ cần đặt tay lên lưng các con cũng cảm thấy tay mình bị chuyển động bởi tiếng lục sục trong phổi các con (giống như tiếng điếu cày khi người hút thuốc rít thuốc vậy). Bé Việt thì bị nấm ở trong lưỡi rất nhiều, trắng từng mảng ở trong lưỡi. Bé Chi là bé bị suy dinh dưỡng nặng nhất và bị viêm da rất nặng ở chân, hai bàn tay khô ráp. Hôm qua khi cho các con ăn chiều, các bé khác có chịu khó ăn còn bé Chi và bé Thảo không ăn được cháo.
Khi chúng tôi ở đấy chúng tôi chứng kiến mấy mẹ nuôi pha sữa cho các con. Thành phần của bình sữa bao gồm: bột xay đã được quấy đặc, khi pha các mẹ cho thứ bột đấy vào bình, cho nước sôi vào khuấy loãng và cho thêm một tý sữa vào. Mẹ maitrang nếm thử thấy rất nhạt. Trên giá chúng tôi nhìn thấy vào hộp sữa bột cô gái Hà Lan chúng tôi có hỏi các mẹ nuôi sao giờ các con được cho nhiều sữa rồi mà các bác không pha sữa nguyên chất cho các con uống còn phải độn bột vào làm gì. Các mẹ trả lời là các con uống thế quen rồi giờ uống sữa không các con không quen nên không uống được. Chúng tôi đã tin đó là sự thật. Chiều đến giờ ăn cháo, chúng tôi bón cháo cho các con ăn, một số con có ăn còn bé Chi và bé Thảo thì không ăn được gì. Chúng tôi quyết định pha sữa nguyên chất cho các con uống và lạ thạy chúng tôi pha cho bé Thảo một bình 180 thì con mút một mạch gần hết (vì con đang bị ho nên có khó ăn hơn). Còn bé Chi là bé suy dinh dưỡng nặng nhất thì mút một mạch hết bình 120 và sau đó mút nốt bình còn lại của bé Thảo. Vậy các mẹ nói các con ăn như thế kia quen rồi là hoàn toàn không đúng, cũng như việc các con không chịu đi tất là hoàn toàn sai. Và mẹ nuôi có nói là tiêu chuẩn các con một ngày 1 đứa 1 lạng sữa cũng không đúng, vì nếu một ngày mỗi đứa 1 lạng sữa có nghĩa là một ngày cả 12 đứa ăn hết 1,2kg sữa, thế thì cần gì pha bột vào nữa.
Những ngày trước không biết trung tâm nhận được tài trợ như thế nào, và chúng tôi cũng không nhìn thấy, vì chỉ thấy vài hộp sữa ở trên giá thôi. Nhưng như ngày hôm qua chúng tôi chứng kiến thì được rất nhiều. Điện thoại kêu suốt ngày, nghe nói là người ta hỏi thăm để gửi quà. Sáng có ai đó gửi quà qua bưu điện 3 hộp, đầu giờ chiều có một đoàn bên báo Quân đội mang lên 12 hộp sữa loại 900gr dành cho trẻ suy dinh dưỡng cùng rất nhiều quần áo, bim bim và đồ chơi. Tôi cũng không chắc rằng khi có nhiều sự tài trợ như vậy thì các con có được ăn đủ dinh dưỡng hơn không.
Tôi có nói với các mẹ nuôi là "cô ơi, bây giờ các cháu có nhiều sữa như thế rồi, cô nhớ pha cho các cháu uống nhiều vào nhé, cô chịu khó chăm các bé nhé, cháu biết cô cũng thương các bé lắm nhưng vì ngày xưa khó khăn, bây giờ sữa do người ta cho cô cứ cho các bé ăn thoải mái nhé". Cô ấy cười bảo thì người ta cho thì cứ cho các bé ăn thôi. Tôi cũng hỏi là "thế sữa nhiều thế này các cô thích cho ăn bao nhiêu thì cho đúng không cô, chẳng ai quản lý đúng không", cô ấy bảo là "không, ông Thuật ông ấy quản đấy bọn cô chỉ là người làm theo chỉ đạo thôi".
Mục đích chuyến đi của chúng tôi chưa được thực hiện trọn vẹn vì thời tiết không cho phép, chúng tôi định tắm cho các con và đưa ra sân chơi nhưng trời mưa rét nên không làm được. Với lại hôm nay lên các con được tắm rửa sạch sẽ trước rồi.
Chúng tôi cũng vào hết từng ngõ ngách trong toàn bộ trung tâm. Vào phòng ngủ của các con, mùi khai và ẩm mốc thì vẫn còn, vì một phần do thời tiết. Ruồi muỗi thì đã bớt đi đáng kể, ở mức độ chấp nhận được so với ở quê. Trên mỗi chiếc dường được trải một chiếc chiếu cói, nhìn còn rất mới, chắc là mới mua. Nhìn vào căn phòng nhỏ giữa có hai cái dường chất đầy mấy sọt quần áo. Chỉ có điều quần áo cũ nát, nhưng cái mới được cho để chỗ nào đấy mà chúng tôi không nhìn thấy. Một vài bé vẫn bị buộc dây rất chặt ở bụng, chúng tôi phải cởi ra và thay quần khác cho các con. Khi vào lấy đồ thay thấy toàn rộng chun, bọn tôi hỏi quần áo được cho đâu hết rồi. Lúc đấy vợ ông Thuật mới đưa ra một tập quần rất mới cho các cháu mặc. Chúng tôi có nhẹ nhàng nhắc các mẹ lạ đừng buộc dây như vậy vì các cháu sẽ đau và khó chịu lắm, các mẹ nói là buộc cho đỡ bị tuột. Chúng tôi nhắc là giờ có nhiều đồ rồi, cái nào mất chun thì sửa lại hoặc vứt đi không buộc dây như vậy nữa.
Vài lời nhắn nhủ với các mẹ đến sau:
Các mẹ không phải mang đồ áo nữa, vì đã rất nhiều. Sữa cũng đã rất nhiều, đừng mang dồn dập quá, không chứa hết ở trung tâm lại vất vả cho họ vì phải đưa đi gửi ở đâu đó. Các mẹ mang cho con ít bỉm nhé, vì các con dùng khá tốn bỉm. Các mẹ cố gắng thay nhau đi lên hàng ngày, vì có mình lên hàng ngày thì các con mới được ăn uống đủ chất. Mới được thay đồ, thay bỉm và mới có được tình yêu thương.
Hơi dài dòng rồi, các mẹ thông cảm nhé. Còn ảnh thì nợ đã nhé. IT hơi thấp nên chưa post được. Cũng tại vì không dám mang máy ảnh nên mới khổ thế này đây.