Me Minh "meo"
Active Member
Sáng sớm, khi sương mù còn giăng khắp bản làng, hàng chục học sinh ở xã miền núi Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) vội cởi quần áo ngoài cho vào túi nylon, mặc quần cộc bơi qua dòng Khe Rào để tới trường học.
Nằm cách trung tâm xã Trọng Hóa chừng 7 km, bản Ông Tú có 20 hộ dân với 106 nhân khẩu, trong đó có 14 em đang học tiểu học. Bản Ka Óoc gần đó cũng có hơn chục em học tại trường THCS Trọng Hóa. Do nằm bên kia sông Khe Rào (thượng nguồn sông Gianh), hai bản trở nên biệt lập với thế giới bên ngoài.
Ngày nào cũng vậy, học sinh bản Ông Tú và Ka Óoc phải thức dậy thật sớm vượt quãng đường đồi dốc xuống sông Khe Rào. Như một thói quen, các em cho cặp sách, quần áo vào vào túi nylon chuẩn bị từ trước rồi cùng bơi qua sông. Nhiều em không mang theo túi nylon thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt.
Gần một năm nay, học sinh bản Ông Tú và Ka Oóc xã Trọng Hóa phải bơi qua sông học chữ. Ảnh: Văn Nguyễn.
"Vào mùa lũ, tụi em phải nghỉ học chừng một tháng vì nước sông Khe Rào chảy xiết, không thể bơi qua được”, em Hồ Danh, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Hưng nói. Danh cho biết, em và các bạn đều sợ bơi qua sông, nhưng vì muốn học cái chữ nên phải cố rướn mình qua những đoạn nước sâu, chảy xiết. "Mùa đông nước cạn bớt nhưng tụi em vẫn phải lội qua những chỗ nước sâu. Vào lớp học chân tay ai cũng run cầm cập", Danh kể.
Việc bơi qua đoạn sông rộng chừng 20 mét với học sinh nam chỉ mất vài phút, nhưng với em nữ là thử thách. Hồ Thị Thoi, học sinh lớp 8 trường THCS Trọng Hóa vẫn nhớ như in ngày tập bơi để đi học.
“Ngày đó mấy đứa bạn dẫn em ra bờ sông nói muốn đi học thì phải biết bơi qua bên kia sông. Em thích đi học nhưng nhìn nước chảy mạnh quá nên cứ bước xuống lại nhảy lên bờ. Mấy bạn vừa bơi vừa kéo em qua, uống mấy hớp nước liền. Sau đó em nhờ bạn dạy bơi để được đi học”, Thoi kể.
Bản Ông Tú có 8 em đang học mẫu giáo ngay tại bản, các cô giáo lại phải tìm cách qua sông để đến lớp. Năm 2009, cô Đinh Thị Thức, giáo viên trường mầm non Trọng Hóa, ngồi thuyền qua sông Khe Rào vào bản Ông Tú dạy học, bất ngờ thuyền lật úp, cô giáo ngã xuống sông. May mắn một người dân phát hiện, kịp thời bơi ra cứu.
Ông Hồ Nhung, 79 tuổi, trưởng bản Ông Tú cho biết tình trạng học sinh đi học phải bơi qua sông diễn ra từ mùa đông năm 2010. Trước đây, xã cấp thuyền cho bản nhưng đến mùa lũ do bảo quản không tốt nên thuyền bị cuốn trôi. Sau đó học sinh ở bản muốn đi học thì phải biết bơi, không kể lớn hay nhỏ.
“Người ở bản chưa ai gặp nạn ở đoạn sông này nhưng hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bà con ai cũng muốn có được một cây cầu để cho tụi nhỏ đi học, người lớn đi làm mà mong hoài chưa được”, ông nói.
Xã mới được cấp một chiếc thuyền để học sinh qua sông. Tuy nhiên, vào mùa lũ, nước sông dâng cao, việc chèo thuyền vẫn rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Nguyễn.
Ngày 17/9, học sinh bản Ông Tú đã được huyện cấp cho một chiếc thuyền và áo phao để qua sông. Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho rằng việc cấp thuyền và áo phao cho học sinh qua sông chỉ là giải pháp tạm thời.
“Xã đã kiến nghị lên cấp trên xây cầu cho dân bản. Nếu có kinh phí, phía xã sẽ mở tuyến đường thông từ bản Ông Tú lên bản Ka Óoc (cách nhau chừng 3 km) để người dân đi lại thuận tiện hơn. Riêng phương án di dân, chúng tôi cũng đã tính đến nhưng không khả thi vì muốn người dân bám bản, giữ rừng”, ông Tiến nói.
Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa cho biết Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã đi khảo sát và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, kinh phí xây cầu ở bản Ông Tú quá cao, trong khi huyện còn nghèo nên giải pháp trước mắt là tăng cường phụ huynh đưa đón con em đi học và cấp áo phao.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/hoc-sinh-phai-boi-qua-song-den-truong/
Nằm cách trung tâm xã Trọng Hóa chừng 7 km, bản Ông Tú có 20 hộ dân với 106 nhân khẩu, trong đó có 14 em đang học tiểu học. Bản Ka Óoc gần đó cũng có hơn chục em học tại trường THCS Trọng Hóa. Do nằm bên kia sông Khe Rào (thượng nguồn sông Gianh), hai bản trở nên biệt lập với thế giới bên ngoài.
Ngày nào cũng vậy, học sinh bản Ông Tú và Ka Óoc phải thức dậy thật sớm vượt quãng đường đồi dốc xuống sông Khe Rào. Như một thói quen, các em cho cặp sách, quần áo vào vào túi nylon chuẩn bị từ trước rồi cùng bơi qua sông. Nhiều em không mang theo túi nylon thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt.
Gần một năm nay, học sinh bản Ông Tú và Ka Oóc xã Trọng Hóa phải bơi qua sông học chữ. Ảnh: Văn Nguyễn.
"Vào mùa lũ, tụi em phải nghỉ học chừng một tháng vì nước sông Khe Rào chảy xiết, không thể bơi qua được”, em Hồ Danh, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Hưng nói. Danh cho biết, em và các bạn đều sợ bơi qua sông, nhưng vì muốn học cái chữ nên phải cố rướn mình qua những đoạn nước sâu, chảy xiết. "Mùa đông nước cạn bớt nhưng tụi em vẫn phải lội qua những chỗ nước sâu. Vào lớp học chân tay ai cũng run cầm cập", Danh kể.
Việc bơi qua đoạn sông rộng chừng 20 mét với học sinh nam chỉ mất vài phút, nhưng với em nữ là thử thách. Hồ Thị Thoi, học sinh lớp 8 trường THCS Trọng Hóa vẫn nhớ như in ngày tập bơi để đi học.
“Ngày đó mấy đứa bạn dẫn em ra bờ sông nói muốn đi học thì phải biết bơi qua bên kia sông. Em thích đi học nhưng nhìn nước chảy mạnh quá nên cứ bước xuống lại nhảy lên bờ. Mấy bạn vừa bơi vừa kéo em qua, uống mấy hớp nước liền. Sau đó em nhờ bạn dạy bơi để được đi học”, Thoi kể.
Bản Ông Tú có 8 em đang học mẫu giáo ngay tại bản, các cô giáo lại phải tìm cách qua sông để đến lớp. Năm 2009, cô Đinh Thị Thức, giáo viên trường mầm non Trọng Hóa, ngồi thuyền qua sông Khe Rào vào bản Ông Tú dạy học, bất ngờ thuyền lật úp, cô giáo ngã xuống sông. May mắn một người dân phát hiện, kịp thời bơi ra cứu.
Ông Hồ Nhung, 79 tuổi, trưởng bản Ông Tú cho biết tình trạng học sinh đi học phải bơi qua sông diễn ra từ mùa đông năm 2010. Trước đây, xã cấp thuyền cho bản nhưng đến mùa lũ do bảo quản không tốt nên thuyền bị cuốn trôi. Sau đó học sinh ở bản muốn đi học thì phải biết bơi, không kể lớn hay nhỏ.
“Người ở bản chưa ai gặp nạn ở đoạn sông này nhưng hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bà con ai cũng muốn có được một cây cầu để cho tụi nhỏ đi học, người lớn đi làm mà mong hoài chưa được”, ông nói.
Xã mới được cấp một chiếc thuyền để học sinh qua sông. Tuy nhiên, vào mùa lũ, nước sông dâng cao, việc chèo thuyền vẫn rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Nguyễn.
Ngày 17/9, học sinh bản Ông Tú đã được huyện cấp cho một chiếc thuyền và áo phao để qua sông. Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho rằng việc cấp thuyền và áo phao cho học sinh qua sông chỉ là giải pháp tạm thời.
“Xã đã kiến nghị lên cấp trên xây cầu cho dân bản. Nếu có kinh phí, phía xã sẽ mở tuyến đường thông từ bản Ông Tú lên bản Ka Óoc (cách nhau chừng 3 km) để người dân đi lại thuận tiện hơn. Riêng phương án di dân, chúng tôi cũng đã tính đến nhưng không khả thi vì muốn người dân bám bản, giữ rừng”, ông Tiến nói.
Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa cho biết Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã đi khảo sát và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, kinh phí xây cầu ở bản Ông Tú quá cao, trong khi huyện còn nghèo nên giải pháp trước mắt là tăng cường phụ huynh đưa đón con em đi học và cấp áo phao.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/hoc-sinh-phai-boi-qua-song-den-truong/