(MS124.1/TT) 29.10.2011 - Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
1,014
0
0

Em bé ngoan

New Member
Ðề: Trả lời: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đi xe giường nằm thì sẽ đỡ mệt hơn nhưng nếu xe 16 chỗ mà đi khoảng 10 người ngả ghế ra ngủ thì cũng không tệ lắm, rất nhiều chuyến bọn mình đi xe chở toàn chị em chạy trên 24 giờ liền (Pa ủ, Ka lăng Muờng tè...) nhưng tinh thần phấn chấn thì mọi người cũng ổn lắm ......, sau khi xong việc phát quà ở trường mà các bạn bố trí được một số ở lại giao lưu với Nhà trường và BĐBP thì sẽ vui và khí thế hơn rất nhiều (số này có thể đi xe bên mình ngay từ HN). Còn về việc xuất phát về HN ngay đem T7 thì nhanh nhất cũng phải 9-10H sáng CN mới tới HN, việc chậm hơn một vài tiếng có lẽ cũng không tệ hơn nhiều, vả lại phòng chuyện chồng giận thì mình gây sự và giận chồng ngay từ lúc đi để đến CN là chồng phải nhớ phát cuồng lên rồi chứ......
Năm ngoái 10 người bọn em đi Hương Khê, Hà Tĩnh bằng xe 12 chỗ (hình như thế) cũng không mệt lắm, vì cứ ăn và cứ cười :)
Nhưng nếu đi xa hơn sẽ cuồng chân vì ngồi lâu ạ. Xe 16 chỗ có thể thay nhau nằm cũng đỡ mệt.
Em thì đi xe khách cũng được mà xe 16 chỗ cũng được ạ :)
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Hôm nay bên tài trợ xe đã trả lời rồi đấy ạ, họ sẽ bố trí cho mình 01 xe 45 chỗ, xuất phát từ 17 giờ chiều ngày 28/10.
Vì xe này thường xuyên đi Lào, tài xế rất rành đường nên chắc chắn đi đến điểm trường chính ko có vấn đề gì.

Như vậy có lẻ ko cần thuê xe tải theo đâu susu nhỉ.
Chị ơi chắc chắn là không thuê xe tải rồi nếu kế hoạch tập kết như dự kiến. Em đang chờ kế hoạch chị Mecunlinh gửi lên.
Nội cái xe này thì có thể gom hết các thành viên
1. Hải Phòng + Đà Nẵng: xuất phát cùng xe
2. Huế + Hà Nội: xuất phát tại Hà nội tập kết Huế
3. Hà Nội : xuất phát Hà nội tập kết tại Đông hà
Và gom thêm hàng chúng ta buôn một chuyến mong kiếm nhiều lãi ạh
cám ơn chị Gôn, cám ơn nhà tài trợ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Em ơi đừng nghe chị BAO DUY :D
Phải niệm câu này: Ngọc có thể có vết, chứ nhất định không để các anh CSTT có cơ hội để lại vết :))
EBN cửn thựn thế he he, nghe câu này xong tỉnh cả ngủ

Ngày nào cũng đi vào , đi ra cái top này...vừa nao lòng vừa sung sướng...>:D<
 
713
0
16

Virgo2007

Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Em vừa hỏi xe 16 chỗ đi Dakrong, họ báo giá thấp nhất là 11tr5 cho 1400km, không có giá 7 hay 8tr đâu ạ. mà mình cũng đã có xe đón ở ĐÔng hà rồi thế nên theo em mình cứ theo phương án đi oto khách thôi ạ.
 
563
0
0

Tâm Tuệ

New Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Em ơi đừng nghe chị BAO DUY :D
Phải niệm câu này: Ngọc có thể có vết, chứ nhất định không để các anh CSTT có cơ hội để lại vết :))
Anh Bừa bảo em nhắn với mọi người là Ngọc anh í chưa có vết gì. Anh í đồng ý để các chị kiểm tra trước khi đi và sau khi về ạ :D
 
817
0
16
Ðề: Trả lời: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

:))
Năm ngoái 10 người bọn em đi Hương Khê, Hà Tĩnh bằng xe 12 chỗ (hình như thế) cũng không mệt lắm, vì cứ ăn và cứ cười :)
Nhưng nếu đi xa hơn sẽ cuồng chân vì ngồi lâu ạ. Xe 16 chỗ có thể thay nhau nằm cũng đỡ mệt.
Em thì đi xe khách cũng được mà xe 16 chỗ cũng được ạ :)
EBN ơi, chuyến Hà Tĩnh ấy chị nhớ nhất vụ " lại quay à!" đấy!:)) còn Bảo Duy thì vẫn còn nhớ là chưa đc tí bèo nhèo nào nên phải lưu ý em Tâm Tuệ ko nhỡ em ấy thất vọng. :))
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Trả lời: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

:))
EBN ơi, chuyến Hà Tĩnh ấy chị nhớ nhất vụ " lại quay à!" đấy!:)) còn Bảo Duy thì vẫn còn nhớ là chưa đc tí bèo nhèo nào nên phải lưu ý em Tâm Tuệ ko nhỡ em ấy thất vọng. :))
Chanh ơi thế là không được buôn từ tối thứ 6 tại quảng tri hả chị.... rồi không được ăn món đặc sản mà Subim hay làm
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Em vừa hỏi xe 16 chỗ đi Dakrong, họ báo giá thấp nhất là 11tr5 cho 1400km, không có giá 7 hay 8tr đâu ạ. mà mình cũng đã có xe đón ở ĐÔng hà rồi thế nên theo em mình cứ theo phương án đi oto khách thôi ạ.
Đến ngày 25/10 sẽ chốt danh sách TV tham gia chuyến đi từ tất cả các miền nhé để BTC còn phân chia công việc và tính toán chuẩn bị ăn uống. Các bạn thông báo trên diễn đàn hoặc nt cho mecunlinh /ALnML confirm sẽ tham gia và đi bằng phương tiện gì kể cả các bạn đi xe riêng.

Các bạn chú ý xe 45 chỗ từ ĐN sẽ bốc hàng tại Đông Hà & đón các bạn từ Huế, HN đi xe Hoàng Long và khởi hành lên Dakrong lúc 5g sáng để đúng 8.30g có mặt tại trường chính Pa Hy. Chương trình giao lưu + tặng quà tại điểm chính Pa Hy bắt đầu lúc 9.00g sáng

Các bạn dù đi bằng phương tiện gì cố gắng tính toán để theo đúng lịch trình của cả đoàn.
 
10,191
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đến ngày 25/10 sẽ chốt danh sách TV tham gia chuyến đi từ tất cả các miền nhé để BTC còn phân chia công việc và tính toán chuẩn bị ăn uống . Các bạn thông báo trên diễn đàn hoặc nhắn tin cho mecunlinh /ALnML confirm sẽ tham gia và đi bằng phương tiện gì kể cả các bạn đi xe riêng.

Các bạn chú ý xe 45 chỗ từ ĐN sẽ bốc hàng tại Đông Hà & đón các bạn từ Huế, HN đi xe Hoàng Long và khởi hành lên Dakrong lúc 5g sáng để đúng 8.30g có mặt tại trường chính Pa Hy. Chương trình giao lưu + tặng quà tại điểm chính Pa Hy bắt đầu lúc 9.00g sáng

Các bạn dù đi bằng phương tiện gì cố gắng tính toán để theo đúng lịch trình của cả đoàn.
Nhìn lại công việc ở mỗi điểm lẻ rất nhiều. Giờ CSTT đang cố gắng dốc sức lực để lo tiếp 230 suất mẫu giáo Tà Long, và 170 suất Avao. Các điểm mẫu giáo kèm mỗi điểm tiểu học, xa nhất cách nhau 1km, gần cũng 300m. Vậy thành viên ở mỗi điểm cũng rất nhiều việc vừa xếp quà, tặng quà, giao lưu, chụp ảnh. Các cụ nói " Của cho không bằng cách cho" , LG tin chắc rằng các mẹ sẽ làm được, vậy chúng mình cùng cố gắng nhé.
Đây là hoạt động tập thể lớn, các bạn cũng xuất phát từ nhiều nơi , với nhiều phương tiện, nhưng khi tụ lại chúng mình là một tổ chức. Mong các bạn cùng cố gắng thông cảm, thấu hiểu và tạo điều kiện giúp BTC chương trình thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn.
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

mecunlinh đã nhận được UH của các bạn sau cho chuyến đi Tà long, QT

- Sông Cấm : 200k
- IBVCB.3009110438868001.Ung ho chuong trinh Quang Tri : 500k ( Của ai đây ạ ? )
- Chic Chic : 300k
- teubin : 1,000k
- Susu1811 : 500k
- mesubim : 500k
- Chị Út bán cam ở chợ Nguyễn Tri Phương SG : 500k
- Me Vung : 520 cái mũ len
- Lan Anh : 500k
- papa_and_mama : 1,000k
- Yukiyuki : 1,000k
- Tiền còn lại chuyển từ topic Sơn Hải, BG : 12,213k
http://www.chiasetinhthuong.org/dien...1%BA%AFc-Giang
- Bạn của meocon1982 : 200k
- dieuhuong : 300k
- Mit Nhợn : 300k
- IBVCB.1310111008526001.Gui ung ho chuong trinh Quang Tri CSTT : 100k ( của ai đây ạ ? )
- songthao : 500k
- muathu : 500k
- Temporal Life : 500k
- Loan ( bạn của V.Anh ) : 300k
- Tomiu : 1,000k
- Rophi : 1,000k
- Lãi topic bánh bột lọc Đà Nẵng : 5,155k
http://www.chiasetinhthuong.org/die...huyến-đi-tập-thể-đến-trường-Tà-Long-Quảng-trị

Tổng tiền UH đã nhận được đến nay : 28,068k
 
41
0
0

trinhvh91

New Member
Trả lời: Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

ơ, cho hỏi nhà đà nẵng chính xác là ngày nào tập trung đồ ấm rứa ạ
 
10,191
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Thông tin đoàn Quảng Trị sáng nay vào Avao tiền trạm lại:

Đường lên A Vao, tắc ngay khi vừa rẽ từ đường Hồ Chí Minh vào khoảng 1,5km



Cầu tràn Tà Rụt như thế này đây. Người dân làm tạm cầu cho người va xe máy đi (thu tiền)


Kế hoạch tổ miền Trung: Đưa thiết bị lót đường cho OF qua, vận chuyển lên bằng xe cẩu. (Vụ này có nên thu tiền OF như đồng bào đang làm không nhỉ
)



Đã lo xong thủ tục Tà Long, đang làm thủ tục A Vao.

Sẽ quay lại tiền trạm Tà Long điểm 3 ngày và A Đu xem với thời tiết này thì chúng ta đến như thế nào!

Tin cả nhà rõ. Thân mến!

Thông tin từ đoàn Quảng Trị đi sáng nay- Phuclehu- NTCM
 
277
0
0

meocon1982

New Member
Trả lời: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Chị Virgo2007 ới, em và bạn em đăng ký đi ô tô giường nằm nhé
 
10,191
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Ba cô giáo cắm bản “trồng người”

Ngày cập nhật: 07/10/2011 4:25:29 SA
(QT) - Về với Trường THCS Tà Long, xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) vào một ngày đầu năm học mới, tôi nhận được thông tin đây là năm học đầu tiên nhà trường cử 3 cô giáo cấp tiểu học vào vùng khó Pa Ngay gieo chữ. Lại được thầy giáo Trần Đức Hoành, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, giữa đại ngàn, 3 cô giáo vẫn kiên cường bám bản, bám lớp để gieo từng con chữ cho các em học sinh dù điều kiện sống hết sức khó khăn. Nghe đến đây, tôi quyết định làm một chuyến cắt rừng vào bản xa, vào với điểm trường được xem như là “cùng cốc” của xã Tà Long.

Vào bản dạy phải lái xe giỏi

Trước khi lên đường, thầy Trần Đức Hoành nói với chúng tôi: “Cần phải có người dẫn đường, chứ anh vào đó một mình là bị lạc ngay. Tranh thủ đang còn nắng, anh đi gấp đi. Gần 30 km đường rừng, nếu thuận lợi thì khoảng 2 giờ đồng hồ là đến nơi”. Sau đó, thầy nhờ cô giáo Trương Thị Thúy Vy, người mà thầy gọi đùa là “thổ địa” dẫn tôi đi.
Chiếc xe máy vốn không còn mới, tôi phải luôn cài số một mới leo lên được con dốc. Đứng trên đỉnh đèo, cô Vy chỉ tay về hướng rừng xa rồi nói: “Còn 1/3 quãng đường nữa anh ạ, đường khó đi, anh cố bám vào chỗ nào nhiều sỏi để xe khỏi trượt xuống vực”. Nói rồi cô lại rồ ga đổ dốc xuống bản Chai. Không may chiếc xe lao xuống vũng lầy, tôi chưa kịp xuống xe để giúp, cô đã gạt đi: “Không sao đâu anh, quen rồi. Chỗ anh đứng cũng đang nguy hiểm đó, cố giữ thắng cho chắc”.

Với các 3 cô giáo trẻ cắm bản, các em học sinh luôn như đứa em của mình. (Trong ảnh: Cô Vân gấp lại cổ áo cho em Hồ Văn Minh).


Chúng tôi lại tiếp tục hành trình bỏ lại sau lưng bao nhiêu đèo, vực sâu mà Pa Ngay vẫn ở đâu xa lắm. Đã qua bản Chai nửa giờ đồng hồ, xuống Sa Trầm hơn 5 cây số, mà vẫn chưa đến nơi. Thấy tôi hơi lo lắng, Thúy Vy trấn an: “Hết đoạn đường này, đến bản Ngược rồi sẽ vào Pa Ngay...”. Công tác ở một vùng sâu nên hình như cô giáo nào muốn bám bản đều phải tự mình rèn luyện kỹ năng lái xe máy vượt dốc thì phải.

Như hiểu được sự thắc mắc của tôi, cô Vy tâm sự: “Mới đầu vào bản, nhìn thấy con đường là muốn quay về. Nhưng đến nơi rồi, thấy các em học sinh khao khát con chữ, con đường xấu thế này chứ xấu hơn nữa cũng chẳng bỏ bèn gì. Ban đầu đi sẽ ngã, ngã rồi cũng quen, luyện mãi rồi tay lái cũng chắc. Bọn em hay đùa với nhau rằng, đã vào bản dạy thì lái xe máy phải giỏi…”.

Pa Ngay cuối cùng cũng đã hiện ra với những nóc nhà sàn nằm vắt vẻo trên sườn đồi. Phóng tầm mắt xuống cạnh bờ suối, tôi thấy một mái nhà lợp bằng lá nón. “Đó! Nơi tá túc của ba cô giáo đó, biết anh xuống chắc họ sẽ mừng lắm”, cô Vy nói.

“Chúng em không muốn rời bản”

Pa Ngay xa ngái là thế, thiếu thốn đủ thứ, vậy mà khi đã vào bản gieo chữ, mỗi cô giáo đều gắn bó với chốn “rừng thiêng nước độc” này đến kỳ lạ. Đó là câu chuyện cảm động của ba cô gái tuổi đời mới đôi mươi. Họ vào bản rồi thành người con của bản, họ xem học sinh như đứa em ruột rà của mình.

Thấy chúng tôi xuống, các cô chợt reo lên như gặp lại người thân sau bao ngày xa cách. Chợt mặt các cô buồn lại, rồi tỏ ra lo lắng khi thấy cô Vy chỉ tay về phía tôi: “Giới thiệu với các cô, đây là giáo viên mới vào nhận công tác, điều này đồng nghĩa với việc một trong ba cô sẽ có một người rời bản”. Vốn đã biết tên của ba cô giáo trẻ, tôi góp chuyện: “Cô Vân, cô Quyên, cô Kiều, một trong các cô đó”.

Trong suy nghĩ, tôi chỉ hình dung đến cảnh, một trong ba cô giáo sẽ hồi hộp, mỗi người trong các cô sẽ hy vọng mình được về xuôi. Nhưng tôi biết mình đã nhầm khi cô Kiều nước mắt lăn dài trên má, nghẹn ngào: “Em biết, hình như là em rồi…”. Tự dưng tôi thấy mình có lỗi vô cùng. Câu chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó thật lớn, không ai trong số họ muốn về xuôi, vì bản làng giờ đây đã là nhà của các cô, có ai xa nhà mà thấy vui.

Cô Quyên dạy các học sinh làm tính.


Cô giáo Nguyễn Thị Kiều (sinh năm 1988), tuổi đời còn trẻ, nhưng đây đã là năm thứ 4 cô vào gieo chữ ở vùng sâu. Học xong Trung cấp giáo dục tiểu học, cô lên nhận công tác tại Trường THCS Tà Long rồi được phân công dạy tại các điểm trường nằm tại các bản sát biên giới. Đầu năm học mới này cô lại khăn gói vào bản Pa Ngay mặc dù gia đình cô đã rất lo lắng. “Nhưng em không ngại”, Nguyễn Thị Kiều cương quyết.

Cùng tuổi với Kiều là cô giáo Võ Thị Kim Quyên, đây là năm thứ ba cô Quyên đi dạy học. “Ngày đầu vào bản đúng một ngày mưa, không ngại con đường nhưng em lại chết ngất với mấy con vắt rừng. Trước đây, cũng đi dạy cũng ở các bản, cũng nghe vắt rừng là khiếp, nhưng giờ tận mắt thấy nó hút máu mình, em cứ ám ảnh mãi”, Quyên nhớ lại. Đó chỉ là câu chuyện của những tháng trước, bây giờ có bữa đang dạy vắt bám vào người, cô có thể tự “xử lý” ngon lành.

Còn “chị cả” Hồ Thị Thanh Vân (sinh năm 1987) lại ngại nhất khi “đụng” phải bọ chét rừng. Khi ăn cơm nó đốt, đứng lớp nó cũng đốt nhưng sợ nhất là khi đi ngủ, nó chui vào tóc, vào người. Mấy chị em cứ thế hét toáng lên. Cô Vân cho biết: “Bọ chét rừng nhiều vô kể, bọn em đã dùng thuốc để diệt nhưng không cách nào diệt hết. Cứ hôm nay dùng thuốc, ngày mai nó lại từ đâu bò về. Bọn em đã mắc màn khi ngủ nhưng vẫn không ăn thua…”.

Biết bao khó khăn cứ thế vây lấy các cô giáo cắm bản nhưng trong suy nghĩ, các cô chưa một lần muốn rời bản. Nhớ lại câu chuyện khi mới tiếp xúc các cô, tôi hỏi: “Được rời Pa Ngay là được về nơi công tác tốt hơn, sao các cô lại không muốn?”. Mấy chị em nhìn nhau: “Với ai bọn em không biết, nhưng với bọn em thì giờ bản đã là nhà, phụ huynh, học sinh là người thân, chúng em xem nhau như chị em. Chúng em không muốn rời bản”, cô Vân trả lời.

Khát vọng “trồng người”

Chuẩn bị đến lớp thì cơn mưa rừng kéo đến, ngôi nhà của các cô trở nên nhỏ bé hơn khi mỗi người đều cố gắng tìm chỗ trú mưa. Căn nhà tạm bợ, mái thủng lỗ chỗ liêu xiêu đón cơn mưa đầu mùa. Thấy tôi hơi ái ngại, cô giáo Hồ Thị Thanh Vân phân trần: “Sắp tới mùa mưa rồi. Bọn em tính ít hôm nữa xuống mua tấm bạt đem lên che tạm”.


Mỗi tháng, các cô giáo ở Pa Ngay “hạ sơn” 2 lần để mua những nhu yếu phẩm cần thiết như thức ăn, gạo, đồ hộp… “Rau ráng mọc quanh nhà, bọn em tận dụng để nấu canh. Mỗi tháng chỉ được hai lần ăn thịt tươi, cá tươi vào đầu tháng, còn lại chỉ ăn toàn đồ khô thôi”, cô Kiều cho biết. Đó chỉ là khi trời nắng, về mùa mưa khi con đường vào Pa Ngay bị cắt đứt, muốn có gạo ăn, các cô phải lội hàng chục cây số để ra ngoài. Sau đó, gùi hàng trên lưng vượt cả chục con suối mới lên đến bản.

Khi tôi đề cập đến chuyện đời tư của các cô, mấy chị em ngó lơ. Cô Quyên nói: “Mấy chị em đều có người yêu cả rồi nhưng xa như thế này, không điện, không sóng điện thoại nên chẳng mấy khi được nói chuyện với nhau”. “Nhưng vẫn còn cây khế, lo gì” - cô Kiều có phần lạc quan hơn - “Đó là cây khế nằm cách đây 1 cây số. Mỗi lần cần liên lạc với người nhà, người yêu bọn em lại thay nhau trèo lên ngọn để “đón” sóng. Lo thì chỉ lo sau khi trời mưa không có sóng thôi”.

Ba tiếng trống cất lên, các cô giáo vội vã băng mưa đến lớp. Dù trời đang mưa là vậy nhưng hơn 10 học sinh vẫn thi nhau đùa giỡn dưới con suối cạnh phòng học. Chỉ khi thấy các cô giáo xuất hiện, các em mới nhanh chóng mặc quần áo rồi chạy ù vào lớp. Nhìn một vòng quanh lớp, cô Quyên buồn giọng: “Hôm nay Hồ Văn Ngâm vẫn chưa đi học hả các em?”. Đó là một học sinh không chịu đến lớp, dù đã nhiều ngày qua ba cô giáo liên tục đến nhà vận động.

Ở bản Pa Ngay những năm gần đây, dân bản đã quan tâm hơn nhiều đến việc đưa con em đến lớp. Tình trạng bỏ học đã giảm đi đáng kể, nhưng làm sao để các em có thể tiếp thu tốt kiến thức là một vấn đề nan giải bởi ngay việc học sinh đến lớp chuyên cần là điều không dễ. Nhìn lên bảng, cô Vân đã ghi lớp 2I, sĩ số 8 vắng 2, lớp 3I của cô Quyên cũng không hơn, sĩ số 10, vắng 4. Hỏi ra mới biết, do trời mưa, một số em ở xa không thể cắt suối đi học.

Thầy giáo Trần Đức Hoành, Hiệu trưởng Trường THCS Tà Long cho biết: “Nhà trường hiện có tới 9 điểm trường nằm ở các bản xa, trong đó Pa Ngay là điểm trường nằm sâu nhất với 32 học sinh. Năm nay, chúng tôi thực hiện chính sách đưa các giáo viên trẻ vào vùng khó, luân chuyển công tác 2 năm một lần với nam và 1 năm một lần với nữ. Điều này sẽ đảm bảo công bằng đối với tất cả giáo viên nhà trường”.

Theo bà Lê Minh Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Tà Long thì năm học này, xã Tà Long đã tiến hành làm mới lại điểm trường, lợp pro xi măng và tăng số phòng học lên 3 phòng. Phần phòng học cơ bản đã ổn định, tuy nhiên phòng lưu trú cho giáo viên thì hiện xã vẫn chưa có điều kiện để xây dựng nên đời sống của các cô giáo vẫn hết sức khó khăn.

Rời Pa Ngay khi cơn mưa vừa dứt, cô Vy nói: “Anh đã chuẩn bị tinh thần chưa, đường bây giờ khó đi hơn lúc nãy đó”. Đúng thật, mới vượt con đèo ngay đầu bản, tôi cùng chiếc xe đã lao vào một hố sâu, chật vật mãi mới thoát ra được. Mất 3 giờ đồng hồ với hàng chục lần như thế tôi mới ra đến đường Hồ Chí Minh. Nhớ lại những cái vẫy tay từ biệt của các cô giáo, những vất vả mà họ sẵn sàng đón nhận, mới thấy khát vọng “trồng người” của các cô lớn đến nhường nào.



Bài, ảnh: HOÀNG SƠN
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Cam đi ra đi vào. Hết thở ngắn lại than dài.......
 
10,191
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Cổng trường xa ngái


Lội bộ qua sông để đến trường - Ảnh: Nguyễn Phúc

Báo Thanh Niên

Trong những bản làng heo hút trên dãy Trường Sơn, những HS là con em của đồng bào Pakô, Vân Kiều phải vượt bao suối, đèo để biết mặt con chữ.

Để đến trường, các HS vùng cao nơi đây phải có “thần kinh thép”. Ví như ở trường THCS Tà Long, có tới gần chục bản mà HS muốn đến trường phải vượt sông Đakrông. Riêng những đứa trẻ ở bản Ba Ngay, bản Chai muốn đi học phải cuốc bộ gần 30 km. Nhưng chưa hết, ra tới bến sông các em lại đối mặt với dòng sông dữ.
Vào buổi sáng, khi được thầy Trần Công Hoàn, giáo viên môn Sinh học của trường dẫn đến bến sông, nơi các HS thường qua lại để đi học, càng hiểu thêm rằng sự học nơi đây vất vả thế nào. Sông rộng chừng 15 mét, nước đục ngầu và dâng cao vì mưa liên tục, ảnh hưởng của cơn bão vừa qua. Thế mà lần lượt các HS cứ dắt tay nhau qua sông như thường.
Thầy hiệu trưởng cho biết thêm hiện nay toàn trường có khoảng 205 HS, trong đó có hơn 70 em sống ở bản Ba Ngay, Chai, Vôi, Kè, Pata... bên kia sông. Nên những ngày trời mưa to là sĩ số lớp sẽ giảm vì các HS không thể qua sông được. “Thầy cô ai cũng biết những nguy hiểm mỗi lần các em qua sông để đến trường, nhất là lúc mưa gió nhưng đành lực bất tòng tâm, chỉ biết động viên các em cố gắng...” - người thầy gần 15 năm đi dạy ở vùng cao lặng lẽ nói.
Tại trường cấp I, II Húc Nghì (xã Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), một thời gian sau bão Ketsana (năm 2009), HS phải ở tạm trong ngôi nhà bán trú được dựng lên bằng mấy cọc tre. Tháng 7 vừa qua, Đoàn thanh niên của trường CĐSP Quảng Trị, đơn vị kết nghĩa của trường đã dựng lại một ngôi nhà bán trú mới, có “khang trang” hơn một chút vì được lợp lại bằng tôn dù vẫn che bằng phên. Tuy nhiên theo thầy giáo, Anh hùng Lao động Hà Công Văn, hiệu trưởng thì “đầu năm học trường nhận được đơn của gần 40 HS ở quá xa xin vào nhà bán trú nhưng hiện nay “nhồi nhét” mãi mà mới sắp xếp được cho 26 em. Những em còn lại đành phải ra ở ngoài... Chẳng mấy yên tâm nhưng không biết làm sao được”.
Tại trường THCS Tà Long (xã Tà Long) vì chưa có kinh phí để sửa sang lại nhà bán trú, nên 10 HS phải chen chúc nhau trong một cái lán hết sức tạm bợ. Mỗi em may lắm chỉ có thể xoay xở trong khoảng không gian dành cho mình chừng 1m2... Nhưng sự chật chội đó không làm các em lo lắng bằng miếng ăn. Buổi trưa hôm chúng tôi ở lại trường, khi trống tan học vừa gióng lên, HS bán trú chạy ù về căn bếp nhỏ và nhen lửa. Chúng không kịp thay quần áo bởi quá đói và chỉ mong có được miếng ăn sớm chừng nào tốt chừng ấy. Bữa ăn trưa hôm ấy gồm cơm, chuối xanh cắt nhỏ kho với muối ớt giã nhuyễn, canh mướp ngọt với ruốc. Em Hồ Văn Điền (có gia đình ở thôn Adu cách trường 16 km) mang ra khoe với chúng tôi “đặc sản” của cả nhóm là một bao cá cơm khô đã vơi đi phân nửa, nói: “Phải hôm nào thật thèm và trời mưa, không đi hái rau, bẻ chuối được, bọn em mới dám lấy ra ăn...”.
Nguyễn Phúc
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

xe 45 chổ đi được đến Pahy, Trại cá, Ly tôn 1 , Ly tôn 2
Xe 12 chổ trở xuống đến Satan
xe hai cầu nhỏ đi được đến Chai
Ba điểm còn lại Tà Lao, Ba Ngày, Ađu chỉ đi được khi thời tiết tốt.


Em gửi thông tin vừa cập nhật để nhà mình thêm tinh thần đi chung xe 45 chổ hi.hi
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Tại trường cấp I, II Húc Nghì (xã Húc Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), một thời gian sau bão Ketsana (năm 2009), HS phải ở tạm trong ngôi nhà bán trú được dựng lên bằng mấy cọc tre.
Em mong một ngày mình lại tới được trường này LG ạh hi.hi
 
2,019
2
38

Mẹ Mít nhợn

Active Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đây là danh sách các lớp học của trường mẫu giáo Tà Long:

1. Lớp học tại thôn Vôi: giáo viên đứng lớp: cô Hoàng Thị Hương
Số lượng: 21 bé – Nam: 9; Nữ: 12
Điểm trường thôn Vôi sát trường tiểu học, cách điểm trường chính 6km

2. Lớp học tại thôn Kè: giáo viên đứng lớp: cô Tri Thị Linh Mai
Số lương: 18 bé – Nam: 10; Nữ: 8
Điểm trường thôn Kè cách trường tiểu học 1km, cách khu vực chính 8km

3. Lớp học tại thôn Tà Lao: giáo viên đứng lớp: cô Hồ Thị Loan A
Số lương: 16 bé – Nam: 6; Nữ: 10
Điểm trường thôn Tà Lao sát trường tiểu học, cách điểm trường chính 7km

4. Lớp học tại thôn A Đu (lớp lớn): giáo viên đứng lớp: cô Nguyễn Thị Huệ
Số lương: 15 bé – Nam: 8; Nữ: 7
Điểm trường thôn A Đu (Lớp lớn) cách trường tiểu học 300m, cách điểm trường chính 8km

5. Lớp học tại thôn Ba Ngày: giáo viên đứng lớp: cô Hồ Thị Nhương
Số lương: 13 bé – Nam: 6; Nữ: 7
Điểm trường thôn Ba Ngày sát trường tiểu học 1km, cách điểm trường chính 25km

6. Lớp học tại thôn A Đu (lớp nhỏ): giáo viên đứng lớp: cô Hồ Thị Thủy
Số lương: 20 bé – Nam: 11; Nữ: 9
Điểm trường thôn A đu (lớp nhỏ) cách trường tiểu học 300m, cách điểm chính 8km

7. Lớp học tại thôn Chai: giáo viên đứng lớp: cô Hoàng Thị Kim Liên
Số lương: 19 bé – Nam: 10; Nữ: 9
Điểm trường thôn Chai sát trường tiểu học, cách điểm trường chính 20km

8. Lớp học tại thôn Pahy:
giáo viên đứng lớp: cô Hoàng Thị Lượng – Trần Thị Thủy
Số lương: 36 bé – Nam: 16; Nữ: 20
Điểm trường thôn Pa Hy, điểm trường chính, cách trường tiểu học 100m

9. Lớp học tại thôn Pahy (Nhỡ): giáo viên đứng lớp: cô Hồ Thị Thanh Bình – Hồ Thị Huyền
Số lương: 31 bé – Nam: 13; Nữ: 18
Điểm trường thôn A đu (lớp nhỏ) cách trường tiểu học 300m, cách điểm chính 8km

10. Lớp học tại thôn Ly Tôn:
giáo viên đứng lớp: cô Hồ Thị Loan B
Số lương: 18 bé – Nam: 11; Nữ: 7
Điểm trường thôn Ly Tôn sát điểm trường Ly Tôn 2 của trường tiểu học

11. Lớp học thôn Sata (2): giáo viên đứng lớp: cô Nguyễn Thị Tâm
Số lương: 13 bé – Nam: 6; Nữ: 7
Điểm trường thôn Sa Ta sát trường tiểu học, cách điểm trường chính 14km

12. Lớp học thôn A đu 2: giáo viên đứng lớp: cô Nguyễn Thị Lương
Số lương: 10 bé – Nam: 9; Nữ: 1
Điểm trường thôn A đu 2 sát trường tiểu học, cách điểm trường chính 20km
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
57
0
0

bin009

New Member
Ðề: (MS124.1/TT) 29.10.2011 Chia sẻ tình thương đến với các bé miền núi Đakrông, Quảng Trị : Trường tiểu học Tà Long vùng nói Đakrông , Quảng Trị

Em đăng ký một chân nhé, thanks bác bác!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top