Ðề: (MS126.2/TT) 14.01.2012 - Tường thuật trực tiếp - CSTT mang không khí ấm áp của ngày Tết đến với đồng bào dân tộc thôn 11 Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái
(...tiếp PS)
Đây là chợ Xuân Lai, con chợ quê hôm nay như vui hơn trong những ngày giáp Tết, cũng lá dong cũng đỗ thịt rồi vàng mã ông Công ông Táo… Người ta bảo muốn biết kinh tế của nơi nào đó thì chỉ cần ghé qua cái chợ của họ là biết cuộc sống của họ ra sao. Thật đúng là như vậy nhìn họ sắm sửa tươm tất chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà mọi người trên xe cũng phải đặt câu hỏi… tại sao nơi đây vẫn hiện hữu một Xuân Long không điện không nước sạch cuộc sống của người dân phải chịu đói nghèo khổ sở như thế.
Tiếp tục hành trình thêm 20km chúng tôi đã đến được Xuân Long. Tới nơi, tôi rút điện thoại gọi cho bác Quốc trưởng thôn
- Alô. Bác đang ở đâu rồi??
- Đang trên đường.
- Đường nào hả bác.?
- Đường thôn chứ đâu.
- Ở chỗ nào ạ?
- Uỷ ban chứ đâu.
- Cháu đang ở chỗ uỷ ban đây.
- Đâu.?
- Đây ạ
Thì ra tôi với bác đứng cách nhau có mấy chục mét mà không nhìn ra. Gặp nhau tay bắt mặt mừng nhưng đến lúc hỏi bác là xe công nông cháu nhờ bác thuê đâu???. Giờ không có xe thì làm thế nào vận chuyển hàng vào thôn được. Bác trả lời gọn lỏn.
- Ừ giờ làm thế nào nhỉ.
Thế rồi bác điện tới điện lui mấy chỗ để thuê xe nhưng cũng không được.
- Cháu đã dặn bác là thuê hộ cháu 2 cái xe công nông rồi mà bác …??
- Biết đâu, biết đâu là nhiều hàng thế này, tưởng ít thì chở bằng xe ôm, xe máy.
Thì ra đến lúc này khi nhìn thấy đống hàng chất ngất trên xe bác mới tin là chúng tôi mang quà từ thiện đến. Thảo nào mấy ngày trước bác cứ liên tục điện thoại mà hỏi đi hỏi lại cũng chỉ có câu “Các chú đến thật chứ?? Bao giờ mới đến..???”
Nhưng rồi 2 chữ may mắn lại đến với CSTT, bỗng dưng ở đâu lù lù xuất hiện một cái xe công nông chở gỗ đang đi về phía chúng tôi, nhìn cảnh tượng tôi lại nhớ chuyến đi Quỳ Châu trước đây. Và không để chậm trễ, tôi vội hét lên “Ai chân dài nhất thì chay ra vẫy đi..”
Và ThuyVuong với than hình một mét bảy mốt, chân dài mét hai đã nhảy ra giữa đường để khuất phục lái xe.
Tiếng phành phành của chiếc xe giảm dần rồi dừng hẳn, không giấu được sự khẩn thiết chúng tôi chạy tới bu lấy hai cửa xe, nói qua vài câu thấy anh tài xế gật đầu tất cả chúng tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Chở 1 chuyến từ đây vào thôn 11 anh lấy bao nhiêu tiền?? Tôi hỏi.
- 150 nghìn.
150 nghìn, sợ tiếng công nông nổ to quá mà tôi nghe nhầm nên tôi hỏi to lại lần nữa. Vẫn đúng là 150K
Thật vô lý, đường khó như thế, hôm nọ đi thị sát mình và LG còn bị thằng xe ôm đòi bằng được 100K mới chở vậy mà một đống hang to tổ bố kia mà lại có 150K là thế nào nhỉ, không lẽ nó cũng từ thiện cho mình??
Đang mừng thầm trong bụng thì tiếng T.R đứng đằng sau thánh thót.
- 100 nghìn thôi.
Trời ơi may mắn lắm mới gặp được cái công nông này mà em trả nó 100K là sao. Tôi thầm nghĩ như vậy, nhưng cũng thông cảm cho dân CSTT nhà mình đi đến đâu cũng tìm cách..gây quỹ. Trách sao hôm đến nhà em ý hỏi mấy bà hang xén tít đầu chợ mà ai cũng biết.
Thấy lái xe quầy quậy tăng ga định bỏ đi tôi vội xua ngay. “OK, được rồi đồng ý 150 nghìn”, và tôi không quên xin them số ĐT của anh tài xế đề phòng tài xế thấy hớ mà bỏ đi không đến. Nhưng để thêm phần chắc ăn hơn bác Quốc đã nhảy lên xe áp tải đi cùng hòng…không cho chúng mày thoát.
Trong lúc chờ xe công nông quay trở lại, chúng tôi tranh thủ chuyển hàng xuống xe để dễ bề phân loại sắp xếp. Thật may, chuyến đi này không đông thành viên nhưng số lượng đàn ông lại vượt trội 10/19, một tỷ lệ kỷ lục trước trước tới nay.
Hàng hóa dỡ xuống xong xuôi thì cũng là lúc nhìn thấy bong dáng chiếc công nông quay về tới đầu làng. Nhìn trên xe không thấy bác Quốc đâu, đến gần chỗ chúng tôi đứng rồi mà không thấy xe giảm ga dừng lại, tưởng họ dỗi không chở, tôi phải vội chạy theo…thì ra không phải chiếc công nông này. Đúng là…mải ngóng công nông trông gà hoá quốc. đang định quay lại thì LG “quát”.
- Ơ kìa, thuê đi thuê đi. 2 xe cho chắc.
Thấy tôi đang trao đổi với lái xe. T.R lại lao ra.
- Bao nhiêu, bao nhiêu??
- Ba trăm.
- Trăm rưỡi thôi.
Nghe TR dè bửu mặc cả nhưng với khuôn mặt thì chẳng giấu đi đâu được sự cầu thị mà tôi thấy buồn cười quá. May mà LG nhanh trí OK 300K, chứ nó mà bỏ đi chắc nàng lại gục vào vai tôi khóc rưng rức.
Ngã ngũ xong xuôi với chiếc xe công nông đời Thanh thì cũng là lúc chiếc công nông đời Tống phành phành quay trở lại, thế là quyết định thuê tất cả 2 xe cả Tống lẫn Thanh.
Thấy chiếc xe Thanh ngon hơn xe Tống, thùng xe lại chắc chắn nên mọi người đã thống nhất xếp hàng vào xe ngon nhất đi cho yên tâm, còn người thì phải đi xe… có cảm giác mạnh.
Thế rồi mọi người khẩn trương bốc hàng lên xe. Nhìn mấy chị em cắm tay túi áo ngắm các anh thanh niên to khoẻ khuân vác tôi thấy lòng thật hả hê. Từ dầy trở đi chuyến nào chị em cũng được cưng chiều thế này thì chả mấy số lương thành viên nữ tăng vòn vọt.
Bốc xong hàng hoá lên xe, bốn thành viên nam to khoẻ nhất được cử lên ngồi cùng hàng hoá để đề phòng đường xấu xảy ra rơi đổ
Số thành viên chúng tôi còn lại được dồn lên chiếc xe nhà Tống, nhìn thùng xe thì ọp ẹp, xung quanh lại được cơi bằng những tấm ván, trông chúng tôi chẳng khác gì đàn lợn thịt tới ngày được xuất chuồng.
“Đường vào xấu lắm đấy, mọi người chuẩn bị chỗ đứng cho chắc chắn nhé”. Tôi cảnh báo như vậy nhưng thấy ai cũng tỏ mặt hào hứng mong đợi cảm giác được… phiêu.
Và rồi sự mong đợi của các bạn đã được cảm nhận ngay từ những đoạn đường đầu tiên. Đường gồ ghề lại lầy lội nên rất trơn và khó đi, chiếc xe công nông cứ lúc dạt bên phải lúc trôi sang trái. Mỗi lần cái bánh xe sa xuống ồ gà là chị em lại hú lên không hiểu vì sợ hay vì sung sướng.
Chắc là vì sung sướng nên Thảo Gấu đứng sau tôi mới rít lên.
- Đứng sau anh Bừa sướng quá.
Ôi, em mới đứng sau tôi mà đã rít lên sung sướng như thế sao, nếu cho em đứng trước tôi thì chắc em ngất quay ra xe cũng nên. Rít nhiều rồi thành quen, đến đoạn đường nhẵn gặp cái ổ gà bé bằng cái mẹt nhưng em vẫn rít lên sung sướng. Thấy vậy tôi quay lại bảo
- Làm gì có ổ gà mà rít ghê thế??
- Chỉ cần như thế thôi là em cũng có cảm giác sướng lắm ý. Lâu lắm rồi, suốt từ đận thịt lợn tăng giá là em chưa được rít được rên tẹo nào sứt.
Bổ chửng bổ chảo qua hơn 2km đoạn đường lầy lội, chiếc xe “chở lợn” bắt đầu những màn lội suối đầy ngoạn mục.
Có những đoạn suối sâu không nhìn thấy đáy, chẳng biết là nông hay sâu mà chiếc xe thì cứ phăm phăm lao xuống, mỗi lần như vậy mọi người lại bám vào thành nín thở đón nhận cảm giác…buông phanh.
Lội qua dăm bảy lần suối chúng tôi mới tới được cái “nhà văn hoá” của thôn. Nhưng nhìn quanh thì chẳng thấy ai. Hỏi bác Quốc thì được biết “vì tưởng đoàn vào tới đây lúc 10h, bà con phải đợi lâu quá gần 12h rồi mà chẳng thấy đoàn đâu nên chúng tôi đã bảo bà con về và hẹn 1 giờ rưỡi sẽ ra cái đồi gần nhà tôi để nhận quà”
Thế là chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi sâu vào trong thôn bản, càng vào sâu con đường càng khó đi và nguy hiểm, có những lúc chiếc xe nghiêng mạnh về phía sườn vực khiến nhiều chị em mặt tái mét.
Cuối cũng chúng tôi cũng đã đến được cái đồi hoang cách nhà bác trưởng thôn 1 con suối.
Hạ hàng hoá xong xuôi, bác Quốc cùng các bác đại diện thôn mời chúng tôi về nhà ăn cơm rồi chiều làm tiếp…
(Còn nữa...)