muathu
New Member
Đi tiền trạm về từ hôm thứ 7 những mãi đến hôm nay muathu mới post thông tin được vì đợi ảnh và bài từ phòng viên Mesubim :x mà phóng viên đi về say xe, lại thêm có việc cơ quan nên đêm qua mới hoàn thành bài viết nội dung muathu post ở sau đây:
Năm 2003, huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam được chia tách thành hai đơn vị hành chính đó là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My như ngày nay. Có thể nói hiện nay Nam Trà My là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Nam, khó khăn bởi địa hình phức tạp, hầu hết đường sá đi lại là đồi núi đất dốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nông nghiệp thì phân tán, nhỏ lẻ nên tình hình đời sống đồng bào các dân tộc huyện còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫy một vụ, tình trạng đói giáp hạt còn xảy ra ở nhiều nơi, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao… dẫn đến tình trạng dân trí thấp, các em nhỏ không được đến trường.
Với nung nấu là CSTT chúng mình phải đi đến những nơi thực sự khó khăn nhất, đem đến những ước mơ nhỏ bé cho các em nhỏ còn thiếu thốn, tiếp thêm sức mạnh về tinh thần và ý chí để các em vượt qua khó khăn trong học tập… nhóm CSTT Đà Nẵng quyết định chọn huyện Nam Trà My để đi thị sát.
Xuất phát từ Đà Nẵng đi vào thành phố Tam Kỳ và theo con đường huyết mạch ĐT616 để đến với vùng cao Nam Trà My. Con đường ĐT616 mặc dù đã được rãi nhựa và tu bổ thường xuyên nhưng do thời tiết mưa lũ, sạt lỡ hằng năm nên hư hỏng nhiều, có những đoạn ổ voi ổ trâu xốc đến lệch người.
Mặc dù đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chân đến Trà My nhưng phần nào cũng đã biết nhiều về Trà My qua anh em, bạn bè và thông tin trên báo chí, biết về sự khó khăn vất vả và đời sống thiếu thốn của người dân địa phương, đặc biệt là của các em nhỏ ở nơi đây. Thế nhưng khi vừa đến nơi thì mọi sự hình dung của chúng tôi về vùng đất nghèo này đều không là gì so với những cảm nhận trước mắt. Những con đường sạt lỡ, bùn lầy lênh láng; những căn nhà lụp sụp và sơ sài núp sau các rừng cây âm u, hiu hắt, đâu đó hai bên đường đám trẻ con đen điu gầy guộc ngơ ngác nhìn mỗi khi có chiếc xe qua, cảnh tượng thật buồn…
Khi làm việc với Phòng Giáo dục đào tạo huyện Nam Trà My, các thầy cô cứ xuýt xoa “các anh chị mà không đến với Trà My thì đúng là thiệt thòi cho các em vì không có trẻ con nơi nào khó khăn hơn nơi này đâu”. Nghe những câu nói này chúng tôi thật chạnh lòng, CSTT đã đi rất nhiều và nơi nào cũng khó khăn và cũng không thể nào so sánh nơi nào khó khăn hơn, chỉ biết rằng cùng nhau cố gắng và cố gắng đi đến những nơi có thể…
Được Phòng GD-ĐT giới thiệu, trong chuyến đi lần này chúng tôi đến với Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai và Trường tiểu học xã Trà Tập, hai trường khó khăn và nằm trong khả năng và điều kiện mà CSTT có thể đến.
Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai (Thầy Thương, số điện thoại 0982170178)
Đây là trường điểm của huyện Nam Trà My ở khối tiểu học. Tiếng là trường điểm và nằm ngay trung tâm huyện nhưng được nằm chơ vơ, trống trải trên một bãi đất trống, xung quanh là núi rừng bạt ngàn, cổng trường được làm bằng gỗ đơn sơ và cũ kỹ.
Trường có 304 học sinh, trong đó gồm 162 nam và 142 nữ. Trong số các con chiếm 81% là con của đồng bào dân tộc, cuộc sống của các con rất khó khăn, bố mẹ đa phần làm nương làm rẫy không đủ ăn nên việc đến trường của các con là cả một vấn đề.
Thầy Thương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Các thầy cô giáo trong trường thường xuyên đến tận nhà để vận động bà con cho con em đến lớp, ngay cả tôi làm công tác quản lý cũng phải đi vận động, đi hoài đến mức phụ huynh bực mình hỏi răng thầy tới nhà mãi rứa” Thầy cười: “ai nói gì cũng kệ, miễn là các con được đến trường”.
Trường có 5 điểm lẻ nhưng ô tô không vào được, chỉ đi được bằng xe máy và đường đồi núi nhỏ, khúc khuỷu rất khó đi.
Lúc chúng tôi đến vào thứ 7 nên các em học sinh nghỉ học, đây là các em học sinh trong đội tuyển văn nghệ của trường:
Dãy nhà dành cho giáo viên:
Trường tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập (Thầy Hải, số điện thoại 0979349890)
Rời trường Kim Đồng, xã Trà Mai, các thầy cô tiếp tục đưa chúng tôi đến trường Trà Tập. Cách trường Kim Đồng khoảng 500m nhưng ô tô không vào được đến điểm trường, chúng tôi người thì cuốc bộ, người thì lên xe máy của thầy Hải hiệu trưởng nhà trường đi qua một cầu treo gập ghềnh nhỏ bé và một đoạn đường lầy thì tới trường.
Chưa hết ngỡ ngàng ở Trà Mai, chúng tôi tiếp tục lặng đi khi nghe thầy bảo đến rồi… Trường nằm trên một cái đồi, không có cổng trường, không có hàng rào bao khuôn viên, các dãy nhà hiệu bộ và phòng học rất tồi tàn và đơn sơ, cũ kỹ. Cái bảng hiệu của Trường nằm lặng lẽ trên mãng tường hoen ố. Chúng tôi vừa cảm vừa thương các thầy cô giáo và các con ở nơi đây quá đỗi!
Sân trường tuyệt không có một bóng cây, không có một nơi để các con có thể chơi đùa sau những giờ học mệt mỏi và căng thẳng, có lẽ các con ở đây chỉ biết “đầu đội trời, chân đạp đất” làm niềm vui…
Trường có tất cả 310 học sinh gồm 172 nam và 138 nữ, có 1 điểm trường chính và 12 điểm trường lẻ. Tất cả các điểm đều phải đi bộ, điểm lẻ xa nhất đi bộ mất 4h đồng hồ.
Bếp và phòng ăn dành cho giáo viên:
Ở điểm trường chính có 37 học sinh bán trú, khi được dẫn sang nhà bán trú của các con, chúng tôi không ai nói được với nhau một lời, chỉ lặng đi và rớt nước mắt bởi các con được sống trong điều kiện hết sức sơ sài và thiếu thốn, đến những thứ cơ bản nhất cho con người các con cũng không có, chăn không có đắp, màn không có mà giăng khi ngủ…
Nơi các con ăn cơm:
Đây là nhà tắm và vệ sinh của các con vì nhìn quanh phía sau tuyệt không tìm thấy thêm cái nhà nào khác:
Khi được hỏi về các em bán trú, thầy Hải - hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Vì các em lớp 5 đa phần nhà nghèo, nhà lại cách điểm trường chính xa nên đã rất nhiều em bỏ học. Để khắc phục tình trạng bỏ học của khối lớp 5, Phòng GDĐT ra chủ trương tổ chức bán trú, mỗi em được hỗ trợ 10k tiền ăn/ngày. Chủ trương là thế nhưng từ đầu năm đến nay Phòng chưa cấp kinh phí, nhà trường phải huy động giáo viên bỏ tiền ra cho các em ăn, sau đó có kinh phí về thì trả lại cho các thầy cô giáo, còn giường ngủ thì phụ huynh và bà con địa phương tự kiếm gỗ, tre, phên đóng hỗ trợ”. Thật xót xa cho các con, cái ăn còn chưa có đủ huống hồ cái mặc, cái ấm, cái ngủ…
Thầy Hải lại thiết tha: “Bây giờ cần nhất là chăn chiếu, mùng màn cho các con, vì khí hậu rừng thiêng nước độc, đêm đến muỗi rất nhiều. Biết các con không thể ngủ được trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nhưng các thầy cô cũng lực bất tòng tâm”. Hình ảnh các con nằm co ro giữa đêm sương xuống, không chăn không màn với những giấc ngủ không trọn vẹn, chúng tôi nghe nhói đau ở lồng ngực, nặng lòng không muốn bước chân đi…
Rừng núi Trà My buổi chiều âm u, đâu đó trên đại ngàn cơn mưa chiều đã chực đổ xuống giữa đại ngàn heo hút. Chúng tôi tạm biệt các thầy cô giáo của Trà Mai, Trà Tập để quay trở về, mang theo những ấp ủ, ước mơ sẽ làm một điều gì đó cho các con dù chỉ là một chút tình nho nhỏ, để được một lần thấy các con được cười thật tươi, hân hoan với những bọc quà ấm áp trên tay…
Số lượng học sinh sơ bộ đã có, hiện tại các thầy giáo tha thiết mong được nhìn thấy một buổi khai giảng các con được mặc đồng phục của CSTT, nên mong muốn đồng phục cho các anh chị lớp 5 sẽ chuyển thành đồng phục cho các em mẫu giáo lên lớp 1 năm 2012-2013, con số sẽ cập nhật sớm.
Muathu cũng xin nói thêm rằng theo dự kiến ban đầu khi làm việc với phòng giáo dục xin số điện thoại của thầy hiệu trưởng 2 trường dự kiến chọn 1 trong 2 trường thôi, nhưng khi gặp các thầy cô, sự nhiệt tình, lòng yêu nghề yêu trẻ của các thầy cô, sự thiếu thốn của các em và mong muốn các em có được món quà động viên trong năn học mới để các em tiếp tục đến trường muathu và các thành viên khó nghĩ quá, cũng không thể để các em bên này sông nhận quà mà cách nhau có tí bên kia sông mong ngóng, món quà dự kiến cho các con gồm:
Đồng phục học sinh, áo ấm (Tại vùng núi Nam Trà My thời tiết rất khắc nghiệt mùa đông rất lạnh), dép và mũ ....một số chăn màn cho lớp nội trú Trà Tập, vì số lượng học sinh quá lớn, hôm qua bàn bạc với chị Loan nhưng khó lòng quyết đi trường nào bỏ trường nào, nên có thể áo ấm của các em chuyển thành món quà nào đó giá trị nhỏ hơn để san sẻ đều cho các con ở cả 2 trường, muathu và các bạn cố gắng kêu gọi những mạnh thường quân nếu có thể thì món quà của các con sẽ đầy đủ hơn chút nữa.
Dự kiến chương trình :
Thời gian : 04h sáng ngày thứ 7 12.05.2012
Phần quà cho học sinh dự kiến: Bộ đồng phục áo trắng dài tay cùng quần xanh + Áo khoác ba lớp ấm (có thể thay đổi thành phần quà thấp hơn) + kẹo bánh +...
Sách truyện cũ, thuốc ...
Trưởng BTC Lý Muathu 0913469789
Tài khoản ủng hộ :
ID: 0041000357359
Chủ tài khoản: Tô Vân Anh
Vietcombank chi nhánh Đà nẵng
Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Nam Trà My của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn.
Nhà mình ơi, chúng mình hãy cùng nhau cố gắng để được một lần đến với các con ở hai xã Trà Mai, Trà Tập nhé…!
Năm 2003, huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam được chia tách thành hai đơn vị hành chính đó là huyện Bắc Trà My và Nam Trà My như ngày nay. Có thể nói hiện nay Nam Trà My là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Nam, khó khăn bởi địa hình phức tạp, hầu hết đường sá đi lại là đồi núi đất dốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nông nghiệp thì phân tán, nhỏ lẻ nên tình hình đời sống đồng bào các dân tộc huyện còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫy một vụ, tình trạng đói giáp hạt còn xảy ra ở nhiều nơi, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao… dẫn đến tình trạng dân trí thấp, các em nhỏ không được đến trường.
Với nung nấu là CSTT chúng mình phải đi đến những nơi thực sự khó khăn nhất, đem đến những ước mơ nhỏ bé cho các em nhỏ còn thiếu thốn, tiếp thêm sức mạnh về tinh thần và ý chí để các em vượt qua khó khăn trong học tập… nhóm CSTT Đà Nẵng quyết định chọn huyện Nam Trà My để đi thị sát.
Xuất phát từ Đà Nẵng đi vào thành phố Tam Kỳ và theo con đường huyết mạch ĐT616 để đến với vùng cao Nam Trà My. Con đường ĐT616 mặc dù đã được rãi nhựa và tu bổ thường xuyên nhưng do thời tiết mưa lũ, sạt lỡ hằng năm nên hư hỏng nhiều, có những đoạn ổ voi ổ trâu xốc đến lệch người.
Mặc dù đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt chân đến Trà My nhưng phần nào cũng đã biết nhiều về Trà My qua anh em, bạn bè và thông tin trên báo chí, biết về sự khó khăn vất vả và đời sống thiếu thốn của người dân địa phương, đặc biệt là của các em nhỏ ở nơi đây. Thế nhưng khi vừa đến nơi thì mọi sự hình dung của chúng tôi về vùng đất nghèo này đều không là gì so với những cảm nhận trước mắt. Những con đường sạt lỡ, bùn lầy lênh láng; những căn nhà lụp sụp và sơ sài núp sau các rừng cây âm u, hiu hắt, đâu đó hai bên đường đám trẻ con đen điu gầy guộc ngơ ngác nhìn mỗi khi có chiếc xe qua, cảnh tượng thật buồn…
Khi làm việc với Phòng Giáo dục đào tạo huyện Nam Trà My, các thầy cô cứ xuýt xoa “các anh chị mà không đến với Trà My thì đúng là thiệt thòi cho các em vì không có trẻ con nơi nào khó khăn hơn nơi này đâu”. Nghe những câu nói này chúng tôi thật chạnh lòng, CSTT đã đi rất nhiều và nơi nào cũng khó khăn và cũng không thể nào so sánh nơi nào khó khăn hơn, chỉ biết rằng cùng nhau cố gắng và cố gắng đi đến những nơi có thể…
Được Phòng GD-ĐT giới thiệu, trong chuyến đi lần này chúng tôi đến với Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai và Trường tiểu học xã Trà Tập, hai trường khó khăn và nằm trong khả năng và điều kiện mà CSTT có thể đến.
Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Trà Mai (Thầy Thương, số điện thoại 0982170178)
Đây là trường điểm của huyện Nam Trà My ở khối tiểu học. Tiếng là trường điểm và nằm ngay trung tâm huyện nhưng được nằm chơ vơ, trống trải trên một bãi đất trống, xung quanh là núi rừng bạt ngàn, cổng trường được làm bằng gỗ đơn sơ và cũ kỹ.
Trường có 304 học sinh, trong đó gồm 162 nam và 142 nữ. Trong số các con chiếm 81% là con của đồng bào dân tộc, cuộc sống của các con rất khó khăn, bố mẹ đa phần làm nương làm rẫy không đủ ăn nên việc đến trường của các con là cả một vấn đề.
Thầy Thương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Các thầy cô giáo trong trường thường xuyên đến tận nhà để vận động bà con cho con em đến lớp, ngay cả tôi làm công tác quản lý cũng phải đi vận động, đi hoài đến mức phụ huynh bực mình hỏi răng thầy tới nhà mãi rứa” Thầy cười: “ai nói gì cũng kệ, miễn là các con được đến trường”.
Trường có 5 điểm lẻ nhưng ô tô không vào được, chỉ đi được bằng xe máy và đường đồi núi nhỏ, khúc khuỷu rất khó đi.
Lúc chúng tôi đến vào thứ 7 nên các em học sinh nghỉ học, đây là các em học sinh trong đội tuyển văn nghệ của trường:
Dãy nhà dành cho giáo viên:
Trường tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập (Thầy Hải, số điện thoại 0979349890)
Rời trường Kim Đồng, xã Trà Mai, các thầy cô tiếp tục đưa chúng tôi đến trường Trà Tập. Cách trường Kim Đồng khoảng 500m nhưng ô tô không vào được đến điểm trường, chúng tôi người thì cuốc bộ, người thì lên xe máy của thầy Hải hiệu trưởng nhà trường đi qua một cầu treo gập ghềnh nhỏ bé và một đoạn đường lầy thì tới trường.
Chưa hết ngỡ ngàng ở Trà Mai, chúng tôi tiếp tục lặng đi khi nghe thầy bảo đến rồi… Trường nằm trên một cái đồi, không có cổng trường, không có hàng rào bao khuôn viên, các dãy nhà hiệu bộ và phòng học rất tồi tàn và đơn sơ, cũ kỹ. Cái bảng hiệu của Trường nằm lặng lẽ trên mãng tường hoen ố. Chúng tôi vừa cảm vừa thương các thầy cô giáo và các con ở nơi đây quá đỗi!
Sân trường tuyệt không có một bóng cây, không có một nơi để các con có thể chơi đùa sau những giờ học mệt mỏi và căng thẳng, có lẽ các con ở đây chỉ biết “đầu đội trời, chân đạp đất” làm niềm vui…
Trường có tất cả 310 học sinh gồm 172 nam và 138 nữ, có 1 điểm trường chính và 12 điểm trường lẻ. Tất cả các điểm đều phải đi bộ, điểm lẻ xa nhất đi bộ mất 4h đồng hồ.
Bếp và phòng ăn dành cho giáo viên:
Ở điểm trường chính có 37 học sinh bán trú, khi được dẫn sang nhà bán trú của các con, chúng tôi không ai nói được với nhau một lời, chỉ lặng đi và rớt nước mắt bởi các con được sống trong điều kiện hết sức sơ sài và thiếu thốn, đến những thứ cơ bản nhất cho con người các con cũng không có, chăn không có đắp, màn không có mà giăng khi ngủ…
Nơi các con ăn cơm:
Đây là nhà tắm và vệ sinh của các con vì nhìn quanh phía sau tuyệt không tìm thấy thêm cái nhà nào khác:
Khi được hỏi về các em bán trú, thầy Hải - hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Vì các em lớp 5 đa phần nhà nghèo, nhà lại cách điểm trường chính xa nên đã rất nhiều em bỏ học. Để khắc phục tình trạng bỏ học của khối lớp 5, Phòng GDĐT ra chủ trương tổ chức bán trú, mỗi em được hỗ trợ 10k tiền ăn/ngày. Chủ trương là thế nhưng từ đầu năm đến nay Phòng chưa cấp kinh phí, nhà trường phải huy động giáo viên bỏ tiền ra cho các em ăn, sau đó có kinh phí về thì trả lại cho các thầy cô giáo, còn giường ngủ thì phụ huynh và bà con địa phương tự kiếm gỗ, tre, phên đóng hỗ trợ”. Thật xót xa cho các con, cái ăn còn chưa có đủ huống hồ cái mặc, cái ấm, cái ngủ…
Thầy Hải lại thiết tha: “Bây giờ cần nhất là chăn chiếu, mùng màn cho các con, vì khí hậu rừng thiêng nước độc, đêm đến muỗi rất nhiều. Biết các con không thể ngủ được trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nhưng các thầy cô cũng lực bất tòng tâm”. Hình ảnh các con nằm co ro giữa đêm sương xuống, không chăn không màn với những giấc ngủ không trọn vẹn, chúng tôi nghe nhói đau ở lồng ngực, nặng lòng không muốn bước chân đi…
Rừng núi Trà My buổi chiều âm u, đâu đó trên đại ngàn cơn mưa chiều đã chực đổ xuống giữa đại ngàn heo hút. Chúng tôi tạm biệt các thầy cô giáo của Trà Mai, Trà Tập để quay trở về, mang theo những ấp ủ, ước mơ sẽ làm một điều gì đó cho các con dù chỉ là một chút tình nho nhỏ, để được một lần thấy các con được cười thật tươi, hân hoan với những bọc quà ấm áp trên tay…
Số lượng học sinh sơ bộ đã có, hiện tại các thầy giáo tha thiết mong được nhìn thấy một buổi khai giảng các con được mặc đồng phục của CSTT, nên mong muốn đồng phục cho các anh chị lớp 5 sẽ chuyển thành đồng phục cho các em mẫu giáo lên lớp 1 năm 2012-2013, con số sẽ cập nhật sớm.
Muathu cũng xin nói thêm rằng theo dự kiến ban đầu khi làm việc với phòng giáo dục xin số điện thoại của thầy hiệu trưởng 2 trường dự kiến chọn 1 trong 2 trường thôi, nhưng khi gặp các thầy cô, sự nhiệt tình, lòng yêu nghề yêu trẻ của các thầy cô, sự thiếu thốn của các em và mong muốn các em có được món quà động viên trong năn học mới để các em tiếp tục đến trường muathu và các thành viên khó nghĩ quá, cũng không thể để các em bên này sông nhận quà mà cách nhau có tí bên kia sông mong ngóng, món quà dự kiến cho các con gồm:
Đồng phục học sinh, áo ấm (Tại vùng núi Nam Trà My thời tiết rất khắc nghiệt mùa đông rất lạnh), dép và mũ ....một số chăn màn cho lớp nội trú Trà Tập, vì số lượng học sinh quá lớn, hôm qua bàn bạc với chị Loan nhưng khó lòng quyết đi trường nào bỏ trường nào, nên có thể áo ấm của các em chuyển thành món quà nào đó giá trị nhỏ hơn để san sẻ đều cho các con ở cả 2 trường, muathu và các bạn cố gắng kêu gọi những mạnh thường quân nếu có thể thì món quà của các con sẽ đầy đủ hơn chút nữa.
Dự kiến chương trình :
Thời gian : 04h sáng ngày thứ 7 12.05.2012
Phần quà cho học sinh dự kiến: Bộ đồng phục áo trắng dài tay cùng quần xanh + Áo khoác ba lớp ấm (có thể thay đổi thành phần quà thấp hơn) + kẹo bánh +...
Sách truyện cũ, thuốc ...
Trưởng BTC Lý Muathu 0913469789
Tài khoản ủng hộ :
ID: 0041000357359
Chủ tài khoản: Tô Vân Anh
Vietcombank chi nhánh Đà nẵng
Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Nam Trà My của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn.
Nhà mình ơi, chúng mình hãy cùng nhau cố gắng để được một lần đến với các con ở hai xã Trà Mai, Trà Tập nhé…!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: