Mường Tè
New Member
"Đời sống tỉnh lẻ có cái hay của nó là không bị cuốn vào vòng xoáy tiêu xài, có nhiều xài nhiều, có ít xài ít. Nhưng khi chat với mấy anh cùng viết văn, mình thấy cả bọn bạc rạc vì chữ tiền. Sao nhà văn xứ mình còn phải nghĩ tới tiền ăn xôi hả trời? Chết cha, tại sao mua gói xôi mà phải đắn đo! Nhà văn gì mà khổ vậy, chữ chạy hết cũng phải!"
- Từ 1/5 lương tăng rồi còn gì, vậy từ giờ mua xôi khỏi nghĩ nhé!
- Lương tăng rồi hả?
- Có thấy “nóng trong người” không?
- Cái này, chắc phải xạo quá, vì thực sự là không cảm giác gì cả.
- Vì nỗi “đá ném ao bèo” sao? Lương tăng bằng trời cũng còn lâu mới đuổi kịp giá?
- Không phải, vì tui ăn lương khoán. Lại còn có ý định nghỉ việc…
- Sao vậy, vì lương thấp quá sao?
- Thời buổi khó khăn, mà để người ta phải phí tiền nuôi mình, trong khi mình chẳng làm gì ngoài việc ngồi nhà viết văn, nên mình mới nghĩ ngợi làm sao cho người ta đỡ nặng, vậy thôi…
- Nghỉ việc giữa lúc giá cả lên vù vù thế này sao, liều vậy?
- Giá cả lại tăng nữa rồi à?
- Không đi chợ à?
- Có, nhưng trước giờ tui hay mua đồ theo mớ, tức là dì ơi bán cho hai chục ngàn thịt (hay tôm). Nên cảm giác giá lên rõ nhất là hôm qua mua 20 ngàn thịt đủ nấu nồi canh, hôm nay thấy ít quá kêu người ta thêm 10 ngàn nữa, kiểu vậy...
- Cứ mỗi lần thêm 10 ngàn như thế, cuối tháng coi chừng lõm?
- Không sao, tỉnh lẻ xoay bề nào cũng sống được. Thì mình không phải ở nhà thuê, mua thì mua mớ, lại có đồng chí kia giúp sức, có thể trồng thêm rau cải… Túm lại là hỏi nhầm người rồi nghe, vì trước giờ tui lơ ngơ mấy vụ này lắm, chưa bao giờ biết lương mình bậc mấy, hệ số mấy, cũng không đọc báo, xem tivi, lại ít la cà mạng nữa…
- “Nhà văn của người nghèo” mà đứng ngoài thời cuộc vậy được sao, thế thì làm sao “gọi con người”*?
- Cái này, nhiều khi nó là cảm giác. Cảm giác sắp tới ngày mỗi khó. Nên những thứ muốn mua (mà mình thì đua đòi), chắc mình phải nhịn quá, cho nó qua cơn. Nếu con mình lớn rồi, thì mình cũng se sua, nhưng giờ tiêu xài gì, cũng phải nghĩ đến chúng nó, phải đặt chúng nó lên hàng đầu…
- Nguyễn Ngọc Tư? Đua đòi?
- Có mấy món mình mê, toàn đồ kỹ thuật số… Sáng nào lên máy tính mở mạng việc đầu tiên là mở mấy trang tin tức công nghệ coi có xuất hiện...máy nào mới. Không ưu tiên cho mấy trang văn chương đâu. Đó giờ xài chừng 5 máy ảnh. Điện thoại: năm 1 cái. Laptop: 2 năm/cái…
- Bị mất à?
- Không, đổi! Đã bảo là đua đòi mà! Cũng phải mê gì đó cho đỡ buồn, cũng như bạn mê áo váy ấy
- Lúc đó nghĩ tới con không ?
- Thì là trước đây thôi. Giờ thì mua gì cũng lăn tăn, vì cứ ngai ngái những tháng ngày sắp tới. Thành ra, thích thì chỉ nghĩ tới thôi, một thời gian rồi tự dập tắt…
- Giống yêu một anh mà không dám lấy?
- Thê thảm hơn, vì biết yêu không lấy được nên yêu không sâu sắc, sợ đau…
- Vậy giờ đang thèm món gì?
- Hồi xưa mình cũng từng mê xe hơi. Để bạn bè tới Cà Mau mình đưa đi chơi. Nhưng giờ xăng mắc pá cồ (văn chương mà được té nước theo xăng thì đỡ khổ!), rửa xe cũng lên nữa, mà rửa ô tô thì tốn nước ghê, hihi…nên giờ hết mê rồi! Giờ chỉ muốn một cái máy quay. Tự mình quay. Phim tài liệu, chẳng hạn.
- Hai đứa nhỏ được nhiêu tuổi rồi, còn phải uống sữa không? Sữa lại vừa lên giá đó, một loạt, biết chưa?
- Hai thằng, thằng lớn 11 tuổi, thằng nhỏ 4. Tháng 4 thùng sữa. Sữa nước. Hàng Việt. Nghĩ sao họ không nhờ mình quảng cáo nhỉ? “Con bạn Tư lớn lên cùng sữa Việt”! Cát sê lấy bằng ngần ấy sữa!
- Ai bảo không lên Sài Gòn! Không chừng còn được biếu không 8 thùng sữa!
- Nhưng Cà Mau có gia đình, có văn chương, có khoảng trời khoáng đạt, không kẹt xe, không ngập đường…
- Cà Mau cũng tăng giá… chậm hơn nơi khác nữa?
- Nghe nói Tp.HCM nhiều tiệm đóng cửa, nhiều công ty bị sập, ở đây may quá chưa thấy rõ. Ở Cà Mau, mình còn có... sự cô đơn, bạn nghề đìu hiu không đủ để tụ năm tụ bảy, muốn nói gì thì trút vào văn chương !
- Ít coi báo mạng, vậy những lúc tụ năm tụ bảy, Tư có nghe nói chuyện Công Vinh mua tặng Thủy Tiên cái đồng hồ 4 tỷ không?
- Có loại đồng hồ 4 tỷ hả?
- Chuyện hay thế mà không tám! Vậy chứ hội bạn Tư tám chuyện gì?
- Đời sống tỉnh lẻ có cái hay của nó là không bị cuốn vào vòng xoáy tiêu xài, có nhiều xài nhiều, có ít xài ít. Nhưng khi chat với mấy anh cùng viết văn, mình vẫn thấy cả bọn bạc rạc vì chữ tiền. Cái mà bạn bè mình hay nói với nhau là sao nhà văn xứ mình còn phải nghĩ tới tiền ăn xôi hả trời? Chết cha, tại sao mua gói xôi mà đắn đo? Nhà văn gì mà khổ vậy, chữ chạy hết cũng phải!
- Thì hồi Thơ Mới, Nguyễn Vỹ từng có câu: "Nhà văn An Nam khổ như chó" còn gì!
- Nhưng mình nghĩ, thời nào thì nhà văn cũng phải chịu như chị bán khoai, lấy quyền gì mà đứng ngoài cơm áo…
- Câu vừa rồi chắc mình hỏi nhầm người quá! Văn chương của Tư “đắt show” là thế kia mà!
- Trời, để giữ được phong độ, để có thể đứng vào hàng văn bán có người mua, mình đã đổi bằng tóc. Tình hình là sắp trọc rồi. Không có gì là không trả giá, mà văn chương nhiều khi rẻ quá!
- Vậy sao dạo này Tư viết ít vậy?
- Thì mỗi tháng một truyện ngắn cho báo cơ quan. Và đang viết một cái gì đó dài dài để thử coi mình với được tới đâu. Mà cái dài dài thì không chiết ra bán lẻ được.
- “Cánh đồng bất tận… hưởng”, hic!
-----------
(Theo Đẹp online)
Trưa tháng 4, nắng như giữa hè, ăn xong, ngồi gác chân lên bàn cơ quan tận hưởng hơi mát điều hòa xen giữa bản nhạc buồn Adagio do Secret Garden trình bày mà những người dễ xúc động như Mít Nhợn nghe xong bảo bác ơi lấy em xô nước thì thấy kể cũng cho là được...
Chậc chậc, giữa thời, à không, giữa mùa, mà không phải giữa đến vài năm nay chịu bão giá, thỉnh thoảng lại được đấm vào mặt với xăng tăng 5-10%, sữa tăng 15%, gas tăng 55.000 đồng/bình, nghe mãi phát đến phát chán. Đọc bài phỏng vấn của Nguyễn Ngọc Tư thấy nhẹ hẳn, triết lý kể cũng đơn giản, kệ mịa mày tăng giá, ông không mua hoặc mua nhưng coi như mày chưa tăng giá cho mày biết mặt).
Mà bả ấy cũng hay, con uống sữa nội nhưng máy ảnh thay năm 1, laptop 2 năm 1... Mà không thấy bả nhắc laptop dùng loại gì, tỷ dụ mà dùng Mac Air thì mỗi lần đổi máy, vỡ mồm con chó xồm nhỉ, khà khà!
Đọc Nguyễn Ngọc Tư, chỉ muốn về Nam Bộ sống, đỡ bon chen và tâm hồn được khoáng đạt... Cơ mà không được đang ở chỗ "Trăm miền về đây, về đây hội tụ. Ngàn năm về đây, về đây hội ngộ" sao đi đâu được nhỉ, Cải ơiiiiiiiiiiii...!
- Từ 1/5 lương tăng rồi còn gì, vậy từ giờ mua xôi khỏi nghĩ nhé!
- Lương tăng rồi hả?
- Có thấy “nóng trong người” không?
- Cái này, chắc phải xạo quá, vì thực sự là không cảm giác gì cả.
- Vì nỗi “đá ném ao bèo” sao? Lương tăng bằng trời cũng còn lâu mới đuổi kịp giá?
- Không phải, vì tui ăn lương khoán. Lại còn có ý định nghỉ việc…
|
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư |
- Sao vậy, vì lương thấp quá sao?
- Thời buổi khó khăn, mà để người ta phải phí tiền nuôi mình, trong khi mình chẳng làm gì ngoài việc ngồi nhà viết văn, nên mình mới nghĩ ngợi làm sao cho người ta đỡ nặng, vậy thôi…
- Nghỉ việc giữa lúc giá cả lên vù vù thế này sao, liều vậy?
- Giá cả lại tăng nữa rồi à?
- Không đi chợ à?
- Có, nhưng trước giờ tui hay mua đồ theo mớ, tức là dì ơi bán cho hai chục ngàn thịt (hay tôm). Nên cảm giác giá lên rõ nhất là hôm qua mua 20 ngàn thịt đủ nấu nồi canh, hôm nay thấy ít quá kêu người ta thêm 10 ngàn nữa, kiểu vậy...
- Cứ mỗi lần thêm 10 ngàn như thế, cuối tháng coi chừng lõm?
- Không sao, tỉnh lẻ xoay bề nào cũng sống được. Thì mình không phải ở nhà thuê, mua thì mua mớ, lại có đồng chí kia giúp sức, có thể trồng thêm rau cải… Túm lại là hỏi nhầm người rồi nghe, vì trước giờ tui lơ ngơ mấy vụ này lắm, chưa bao giờ biết lương mình bậc mấy, hệ số mấy, cũng không đọc báo, xem tivi, lại ít la cà mạng nữa…
- “Nhà văn của người nghèo” mà đứng ngoài thời cuộc vậy được sao, thế thì làm sao “gọi con người”*?
- Cái này, nhiều khi nó là cảm giác. Cảm giác sắp tới ngày mỗi khó. Nên những thứ muốn mua (mà mình thì đua đòi), chắc mình phải nhịn quá, cho nó qua cơn. Nếu con mình lớn rồi, thì mình cũng se sua, nhưng giờ tiêu xài gì, cũng phải nghĩ đến chúng nó, phải đặt chúng nó lên hàng đầu…
- Nguyễn Ngọc Tư? Đua đòi?
- Có mấy món mình mê, toàn đồ kỹ thuật số… Sáng nào lên máy tính mở mạng việc đầu tiên là mở mấy trang tin tức công nghệ coi có xuất hiện...máy nào mới. Không ưu tiên cho mấy trang văn chương đâu. Đó giờ xài chừng 5 máy ảnh. Điện thoại: năm 1 cái. Laptop: 2 năm/cái…
- Bị mất à?
- Không, đổi! Đã bảo là đua đòi mà! Cũng phải mê gì đó cho đỡ buồn, cũng như bạn mê áo váy ấy
- Lúc đó nghĩ tới con không ?
- Thì là trước đây thôi. Giờ thì mua gì cũng lăn tăn, vì cứ ngai ngái những tháng ngày sắp tới. Thành ra, thích thì chỉ nghĩ tới thôi, một thời gian rồi tự dập tắt…
- Giống yêu một anh mà không dám lấy?
- Thê thảm hơn, vì biết yêu không lấy được nên yêu không sâu sắc, sợ đau…
- Vậy giờ đang thèm món gì?
- Hồi xưa mình cũng từng mê xe hơi. Để bạn bè tới Cà Mau mình đưa đi chơi. Nhưng giờ xăng mắc pá cồ (văn chương mà được té nước theo xăng thì đỡ khổ!), rửa xe cũng lên nữa, mà rửa ô tô thì tốn nước ghê, hihi…nên giờ hết mê rồi! Giờ chỉ muốn một cái máy quay. Tự mình quay. Phim tài liệu, chẳng hạn.
- Hai đứa nhỏ được nhiêu tuổi rồi, còn phải uống sữa không? Sữa lại vừa lên giá đó, một loạt, biết chưa?
- Hai thằng, thằng lớn 11 tuổi, thằng nhỏ 4. Tháng 4 thùng sữa. Sữa nước. Hàng Việt. Nghĩ sao họ không nhờ mình quảng cáo nhỉ? “Con bạn Tư lớn lên cùng sữa Việt”! Cát sê lấy bằng ngần ấy sữa!
- Ai bảo không lên Sài Gòn! Không chừng còn được biếu không 8 thùng sữa!
- Nhưng Cà Mau có gia đình, có văn chương, có khoảng trời khoáng đạt, không kẹt xe, không ngập đường…
- Cà Mau cũng tăng giá… chậm hơn nơi khác nữa?
- Nghe nói Tp.HCM nhiều tiệm đóng cửa, nhiều công ty bị sập, ở đây may quá chưa thấy rõ. Ở Cà Mau, mình còn có... sự cô đơn, bạn nghề đìu hiu không đủ để tụ năm tụ bảy, muốn nói gì thì trút vào văn chương !
- Ít coi báo mạng, vậy những lúc tụ năm tụ bảy, Tư có nghe nói chuyện Công Vinh mua tặng Thủy Tiên cái đồng hồ 4 tỷ không?
- Có loại đồng hồ 4 tỷ hả?
|
Có loại đồng hồ 4 tỷ hả? |
- Chuyện hay thế mà không tám! Vậy chứ hội bạn Tư tám chuyện gì?
- Đời sống tỉnh lẻ có cái hay của nó là không bị cuốn vào vòng xoáy tiêu xài, có nhiều xài nhiều, có ít xài ít. Nhưng khi chat với mấy anh cùng viết văn, mình vẫn thấy cả bọn bạc rạc vì chữ tiền. Cái mà bạn bè mình hay nói với nhau là sao nhà văn xứ mình còn phải nghĩ tới tiền ăn xôi hả trời? Chết cha, tại sao mua gói xôi mà đắn đo? Nhà văn gì mà khổ vậy, chữ chạy hết cũng phải!
- Thì hồi Thơ Mới, Nguyễn Vỹ từng có câu: "Nhà văn An Nam khổ như chó" còn gì!
- Nhưng mình nghĩ, thời nào thì nhà văn cũng phải chịu như chị bán khoai, lấy quyền gì mà đứng ngoài cơm áo…
- Câu vừa rồi chắc mình hỏi nhầm người quá! Văn chương của Tư “đắt show” là thế kia mà!
- Trời, để giữ được phong độ, để có thể đứng vào hàng văn bán có người mua, mình đã đổi bằng tóc. Tình hình là sắp trọc rồi. Không có gì là không trả giá, mà văn chương nhiều khi rẻ quá!
- Vậy sao dạo này Tư viết ít vậy?
- Thì mỗi tháng một truyện ngắn cho báo cơ quan. Và đang viết một cái gì đó dài dài để thử coi mình với được tới đâu. Mà cái dài dài thì không chiết ra bán lẻ được.
- “Cánh đồng bất tận… hưởng”, hic!
-----------
(Theo Đẹp online)
Trưa tháng 4, nắng như giữa hè, ăn xong, ngồi gác chân lên bàn cơ quan tận hưởng hơi mát điều hòa xen giữa bản nhạc buồn Adagio do Secret Garden trình bày mà những người dễ xúc động như Mít Nhợn nghe xong bảo bác ơi lấy em xô nước thì thấy kể cũng cho là được...
Chậc chậc, giữa thời, à không, giữa mùa, mà không phải giữa đến vài năm nay chịu bão giá, thỉnh thoảng lại được đấm vào mặt với xăng tăng 5-10%, sữa tăng 15%, gas tăng 55.000 đồng/bình, nghe mãi phát đến phát chán. Đọc bài phỏng vấn của Nguyễn Ngọc Tư thấy nhẹ hẳn, triết lý kể cũng đơn giản, kệ mịa mày tăng giá, ông không mua hoặc mua nhưng coi như mày chưa tăng giá cho mày biết mặt).
Mà bả ấy cũng hay, con uống sữa nội nhưng máy ảnh thay năm 1, laptop 2 năm 1... Mà không thấy bả nhắc laptop dùng loại gì, tỷ dụ mà dùng Mac Air thì mỗi lần đổi máy, vỡ mồm con chó xồm nhỉ, khà khà!
Đọc Nguyễn Ngọc Tư, chỉ muốn về Nam Bộ sống, đỡ bon chen và tâm hồn được khoáng đạt... Cơ mà không được đang ở chỗ "Trăm miền về đây, về đây hội tụ. Ngàn năm về đây, về đây hội ngộ" sao đi đâu được nhỉ, Cải ơiiiiiiiiiiii...!