Mường Tè
New Member
Nát…ơi
TP - Tên tuổi và nghề nghiệp của họ gói gọn trong tiếng gọi vắn tắt của người đời như vậy. Lam lũ, tằn tiện, nhưng cuộc đời họ không nát chút nào.
Tiếng gọi nơi đất chật người đông
“Đang đi ngoài phố, nghe gọi “Nát... ơi” là quay lại ngay, chứ gọi tên Lan, tên Hồng… biết họ gọi ai” - chị Mai, gần hai chục năm nhặt, buôn đồng nát, ve chai ở Hà Nội nói.
Gần 20 năm trước, từ vùng quê Giao Thủy, Nam Định, một người phụ nữ nghèo, vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của gia đình phải lên Hà Nội kiếm kế sinh nhai. Không có người thân quen, cũng không có học hành… chị chấp nhận nghề mua, nhặt ve chai, đồng nát. Đứa con gái đầu học lớp 6 phải bỏ học giữa chừng, vì mẹ không đủ tiền đóng học phí. Đó là lý do chị Mai, 53 tuổi, lên Hà Nội làm thêm.
Hơn chục chị em thuê một căn phòng xập xệ khoảng 15 m[SUP]2[/SUP] trong con ngõ nhỏ, tính giá 15 nghìn đồng/người/ngày. Căn phòng bị chủ nhà ăn bớt không gian bằng cách cho gửi xe đạp bốn xung quanh, chỉ để một lối nhỏ bước lên giường.
Người chủ chỉ cho thuê căn phòng trống trơn, các chị tự sắm giường, chiếu. Mỗi người gom nhặt một vài thanh gỗ, ghép lại thành hai tấm phản đủ để ngả lưng cuối ngày.
“Phải đi cả ngày, cần gì nhà đâu. Đêm về, có chỗ che mưa che nắng để ngủ là được rồi” - chị Mai nói, và còn khen nhà chủ tử tế vì điện nước được dùng đủ, không bị cắt như nhiều chỗ trọ khác.
Trời còn chưa kịp sáng, khoác đôi quang gánh đã cũ lên vai, chị Mai lại rảo bước trên khắp các tuyến phố để mua, nhặt ve chai, đồng nát. Đến trưa, thấy trong đôi rổ lác đác vài tờ báo rách, đôi chai nhựa nằm lăn lóc, chị bảo, mới kiếm được khoảng 15 nghìn, đủ tiền một bữa cơm gồm vài cọng rau, vài miếng đậu, ít nước canh...
“Trưa chỉ ăn chừng đó thôi.Chúng tôi mang gạo từ quê lên, sáng sớm cắm cơm ăn thật no, đến tối lại cùng nhau nấu cơm”. Đó là cách “bù đắp” lại “suất cơm rẻ mạt” buổi trưa, tuy nhiên, bữa cơm ở nhà cũng chẳng thấy cá thịt đâu mà chỉ “chủ yếu là rau thôi, tiền đâu ra mà mua thịt, cá. Rau đắt thì chúng tôi cũng mua ít đi”- Chị Lý, đồng nghiệp, đồng hương của chị Mai góp chuyện.
Chẳng biết mỗi ngày đi được bao nhiêu phố, nhưng chỉ đến lúc ăn trưa, những lúc quá mệt mới dám nghỉ. “Những người giàu ngồi salon đắt tiền, chúng tôi cũng có “salon” của riêng mình đấy”. Các chị lôi từ đáy rổ ra một vài vỏ hộp bánh bằng sắt, uể oải ngồi xuống.
Ngoài việc mua bán đồng nát, những người như chị Mai, chị Lý còn sẵn sàng làm thêm các công việc khác, như dọn nhà, hút bể phốt, thông cống. “Nhiều khi không có việc, người ta trả 15 nghìn đồng/tiếng thông bể phốt mà vẫn phải làm”- chị Lý nói.
Để có được 1,5 triệu đồng gửi về quê, những người đồng nát đôi khi phải khóc vì mặc cảm. Theo lời các chị, nhiều người thương cảm, gọi vào cho hàng, cho tiền, nhưng cũng có nhiều người khinh bỉ.
“Một hôm, đang đi mua hàng thì trời đổ mưa, tôi chạy vội vào hiên một ngôi nhà khá to trên phố trú chân. Đang ngồi thì một người ở trên tầng 3, không nói không rằng, đổ luôn chậu nước vo gạo vào người. Ngoái lên hỏi “Sao bà ác thế?”, thì nhận được nguyên câu chửi tục tĩu kèm lời dẻ bỉu “Ai cho mày ngồi đấy, bẩn nhà tao” - chị Lý nói, mắt cay cay.
Ông lão 72 tuổi quanh năm…nhặt rác
5 năm trước, vợ mất, ông Thịnh (Phủ Lý, Hà Nam) buồn khổ, sinh ra bệnh tật. Ông từ biệt con cháu lên Hà Nội với lý do “ở nhà buồn lắm, sẽ đau yếu mà chết, muốn đi lại cho khuây khỏa”.
Từ đó, ông làm nghề nhặt rác. Mà kể cũng lạ, theo lời ông nói, trong suốt ba năm, ông không phải động đến một viên thuốc, không ốm đau bệnh tật, dù ăn gió, nằm sương.
Gặp ông đang nghỉ trưa trên vỉa hè phố Hồ Xuân Hương, Hà Nội, ông bảo, vừa “làm” suất cơm giá 15 nghìn đồng, chỉ với đậu phụ, cơm, nước canh. Ngày nào cũng thế, chỉ từng ấy món, và chỉ 15 nghìn.
Tài sản duy nhất của ông Thịnh là chiếc xe đạp đã cũ, đuôi xe chằng một va ly nhỏ được bao bọc bằng nilon. Tất cả quần áo đều ở trong đó, cả áo mùa hè lẫn áo mùa đông. Đằng trước xe, vài chiếc túi nilon treo lủng lẳng những “thành quả” của một buổi sáng “mót” phế liệu trên các thùng rác.
“Được hơn chục nghìn rồi” - ông chỉ vào chiếc túi đựng dăm ba vỏ lon bia, nhôm, đồng, sắt vụn, bìa giấy sau một buổi sáng đạp xe vòng qua các phố Bà Triệu - Thịnh Yên - Trần Khát Chân - Huế… Ông Thịnh bảo, trong giới, có người bới rác búa xua xong không chịu dọn, rác từ thùng từ bao nilon gọn ghẽ ven đường bỗng chốc bị vãi tứ tung ra phố.
Ông Thịnh bình luận: Làm nghề như thế là thiếu cái tâm. Được việc mình nhưng mất công người khác.
Vật bất ly thân của ông lão là chiếc điếu cày, hộp thuốc, đóm. Ông nghiện thuốc lào quá lâu, không bỏ được nên phải mang theo. Rít xong điếu thuốc lào, ông Thịnh kể, mỗi ngày đi nhặt phế liệu từ các thùng rác cũng kiếm được khoảng 50 nghìn đồng, ngày nhiều nhất được 100, trừ chi phí, dành dụm được khoảng 500 - 700 nghìn đồng/tháng.
Ông không dám giữ tiền trong người. Tiền nong kiếm được, ông gửi mấy người bán quán nước ông quen, Tết lấy một đợt về cho các cháu.
Ông không thuê nhà mà ngủ nhờ ngoài cửa một cửa hàng quần áo đối diện Ga Hà Nội. Chiếc xe đạp được khóa và đặt ngay cạnh chỗ nằm, nhiều khi mệt sợ ngủ say quá, ông khóa luôn vào chân, đề phòng mất cắp. Người ta thông cảm cho hoàn cảnh của ông, nên ba năm qua, ông có một chỗ đi, về.
“Hôm nào có tiền thì tắm giặt đàng hoàng, không thì ra ngoài bờ sông. Cần gì phải thuê nhà cho tốn kém” - ông Thịnh nói.
Đã ở tuổi gần đất xa trời, trong khi nhiều người ở nhà quây quần cùng con cháu, thì ông Thịnh vẫn muốn tiếp tục “nghiệp” nhặt rác của mình.
Hơn 14h, cất điếu cày vào túi, ông Thịnh gò người đạp xe đi kiếm ăn. Được một quãng, vẻ mặt ông sáng ra khi thấy tập bìa giấy nằm trên thùng rác phía trước mặt...
(Theo Trường Phong - Tienphongonline)
Hôm nay đọc bài này, tiếng gọi cũng là tên bài nghe "quen" quá, không biết đã nghe ở đâu rồi... Diễn đàn dạo này vắng quá, à không phải, quá vắng! Các giường cột chắc bận đi thăm thú ở đâu nên chả vào. Khổ Ruồi và OMM kẽo kẹt đẩy bài mỗi sáng, thôi cố lên, cố lên, hi hi!
TP - Tên tuổi và nghề nghiệp của họ gói gọn trong tiếng gọi vắn tắt của người đời như vậy. Lam lũ, tằn tiện, nhưng cuộc đời họ không nát chút nào.
|
Ông Phạm Thịnh cùng chiếc xe hành nghề nhặt rác ở Thủ đô. Ảnh: Trường Phong. |
Tiếng gọi nơi đất chật người đông
“Đang đi ngoài phố, nghe gọi “Nát... ơi” là quay lại ngay, chứ gọi tên Lan, tên Hồng… biết họ gọi ai” - chị Mai, gần hai chục năm nhặt, buôn đồng nát, ve chai ở Hà Nội nói.
Gần 20 năm trước, từ vùng quê Giao Thủy, Nam Định, một người phụ nữ nghèo, vì miếng cơm manh áo, vì tương lai của gia đình phải lên Hà Nội kiếm kế sinh nhai. Không có người thân quen, cũng không có học hành… chị chấp nhận nghề mua, nhặt ve chai, đồng nát. Đứa con gái đầu học lớp 6 phải bỏ học giữa chừng, vì mẹ không đủ tiền đóng học phí. Đó là lý do chị Mai, 53 tuổi, lên Hà Nội làm thêm.
Hơn chục chị em thuê một căn phòng xập xệ khoảng 15 m[SUP]2[/SUP] trong con ngõ nhỏ, tính giá 15 nghìn đồng/người/ngày. Căn phòng bị chủ nhà ăn bớt không gian bằng cách cho gửi xe đạp bốn xung quanh, chỉ để một lối nhỏ bước lên giường.
Người chủ chỉ cho thuê căn phòng trống trơn, các chị tự sắm giường, chiếu. Mỗi người gom nhặt một vài thanh gỗ, ghép lại thành hai tấm phản đủ để ngả lưng cuối ngày.
“Phải đi cả ngày, cần gì nhà đâu. Đêm về, có chỗ che mưa che nắng để ngủ là được rồi” - chị Mai nói, và còn khen nhà chủ tử tế vì điện nước được dùng đủ, không bị cắt như nhiều chỗ trọ khác.
Trời còn chưa kịp sáng, khoác đôi quang gánh đã cũ lên vai, chị Mai lại rảo bước trên khắp các tuyến phố để mua, nhặt ve chai, đồng nát. Đến trưa, thấy trong đôi rổ lác đác vài tờ báo rách, đôi chai nhựa nằm lăn lóc, chị bảo, mới kiếm được khoảng 15 nghìn, đủ tiền một bữa cơm gồm vài cọng rau, vài miếng đậu, ít nước canh...
|
Đến trưa, quang gánh của những người buôn đồng nát vẫn chẳng có gì. Ảnh: Trường Phong. |
“Trưa chỉ ăn chừng đó thôi.Chúng tôi mang gạo từ quê lên, sáng sớm cắm cơm ăn thật no, đến tối lại cùng nhau nấu cơm”. Đó là cách “bù đắp” lại “suất cơm rẻ mạt” buổi trưa, tuy nhiên, bữa cơm ở nhà cũng chẳng thấy cá thịt đâu mà chỉ “chủ yếu là rau thôi, tiền đâu ra mà mua thịt, cá. Rau đắt thì chúng tôi cũng mua ít đi”- Chị Lý, đồng nghiệp, đồng hương của chị Mai góp chuyện.
Chẳng biết mỗi ngày đi được bao nhiêu phố, nhưng chỉ đến lúc ăn trưa, những lúc quá mệt mới dám nghỉ. “Những người giàu ngồi salon đắt tiền, chúng tôi cũng có “salon” của riêng mình đấy”. Các chị lôi từ đáy rổ ra một vài vỏ hộp bánh bằng sắt, uể oải ngồi xuống.
Ngoài việc mua bán đồng nát, những người như chị Mai, chị Lý còn sẵn sàng làm thêm các công việc khác, như dọn nhà, hút bể phốt, thông cống. “Nhiều khi không có việc, người ta trả 15 nghìn đồng/tiếng thông bể phốt mà vẫn phải làm”- chị Lý nói.
Để có được 1,5 triệu đồng gửi về quê, những người đồng nát đôi khi phải khóc vì mặc cảm. Theo lời các chị, nhiều người thương cảm, gọi vào cho hàng, cho tiền, nhưng cũng có nhiều người khinh bỉ.
“Một hôm, đang đi mua hàng thì trời đổ mưa, tôi chạy vội vào hiên một ngôi nhà khá to trên phố trú chân. Đang ngồi thì một người ở trên tầng 3, không nói không rằng, đổ luôn chậu nước vo gạo vào người. Ngoái lên hỏi “Sao bà ác thế?”, thì nhận được nguyên câu chửi tục tĩu kèm lời dẻ bỉu “Ai cho mày ngồi đấy, bẩn nhà tao” - chị Lý nói, mắt cay cay.
Ông lão 72 tuổi quanh năm…nhặt rác
5 năm trước, vợ mất, ông Thịnh (Phủ Lý, Hà Nam) buồn khổ, sinh ra bệnh tật. Ông từ biệt con cháu lên Hà Nội với lý do “ở nhà buồn lắm, sẽ đau yếu mà chết, muốn đi lại cho khuây khỏa”.
Từ đó, ông làm nghề nhặt rác. Mà kể cũng lạ, theo lời ông nói, trong suốt ba năm, ông không phải động đến một viên thuốc, không ốm đau bệnh tật, dù ăn gió, nằm sương.
Gặp ông đang nghỉ trưa trên vỉa hè phố Hồ Xuân Hương, Hà Nội, ông bảo, vừa “làm” suất cơm giá 15 nghìn đồng, chỉ với đậu phụ, cơm, nước canh. Ngày nào cũng thế, chỉ từng ấy món, và chỉ 15 nghìn.
Tài sản duy nhất của ông Thịnh là chiếc xe đạp đã cũ, đuôi xe chằng một va ly nhỏ được bao bọc bằng nilon. Tất cả quần áo đều ở trong đó, cả áo mùa hè lẫn áo mùa đông. Đằng trước xe, vài chiếc túi nilon treo lủng lẳng những “thành quả” của một buổi sáng “mót” phế liệu trên các thùng rác.
“Được hơn chục nghìn rồi” - ông chỉ vào chiếc túi đựng dăm ba vỏ lon bia, nhôm, đồng, sắt vụn, bìa giấy sau một buổi sáng đạp xe vòng qua các phố Bà Triệu - Thịnh Yên - Trần Khát Chân - Huế… Ông Thịnh bảo, trong giới, có người bới rác búa xua xong không chịu dọn, rác từ thùng từ bao nilon gọn ghẽ ven đường bỗng chốc bị vãi tứ tung ra phố.
Ông Thịnh bình luận: Làm nghề như thế là thiếu cái tâm. Được việc mình nhưng mất công người khác.
Vật bất ly thân của ông lão là chiếc điếu cày, hộp thuốc, đóm. Ông nghiện thuốc lào quá lâu, không bỏ được nên phải mang theo. Rít xong điếu thuốc lào, ông Thịnh kể, mỗi ngày đi nhặt phế liệu từ các thùng rác cũng kiếm được khoảng 50 nghìn đồng, ngày nhiều nhất được 100, trừ chi phí, dành dụm được khoảng 500 - 700 nghìn đồng/tháng.
Ông không dám giữ tiền trong người. Tiền nong kiếm được, ông gửi mấy người bán quán nước ông quen, Tết lấy một đợt về cho các cháu.
Ông không thuê nhà mà ngủ nhờ ngoài cửa một cửa hàng quần áo đối diện Ga Hà Nội. Chiếc xe đạp được khóa và đặt ngay cạnh chỗ nằm, nhiều khi mệt sợ ngủ say quá, ông khóa luôn vào chân, đề phòng mất cắp. Người ta thông cảm cho hoàn cảnh của ông, nên ba năm qua, ông có một chỗ đi, về.
“Hôm nào có tiền thì tắm giặt đàng hoàng, không thì ra ngoài bờ sông. Cần gì phải thuê nhà cho tốn kém” - ông Thịnh nói.
Đã ở tuổi gần đất xa trời, trong khi nhiều người ở nhà quây quần cùng con cháu, thì ông Thịnh vẫn muốn tiếp tục “nghiệp” nhặt rác của mình.
Hơn 14h, cất điếu cày vào túi, ông Thịnh gò người đạp xe đi kiếm ăn. Được một quãng, vẻ mặt ông sáng ra khi thấy tập bìa giấy nằm trên thùng rác phía trước mặt...
Tây cũng… bán đồng nát Một lần, chị Mai mang gánh hàng ra đại lý để bán, tình cờ gặp một anh Tây còn rất trẻ, to cao, đẹp trai, mang theo một túi nhỏ, đựng vài vỏ lon bia, vài bìa các- tông. Người chủ cửa hàng trả 5.000 đồng, anh Tây xua tay không chịu. Tiếp tục kỳ kèo, nâng giá, nhưng rốt cuộc vẫn chỉ bán được với giá 5.000 đồng. Lần khác, mẹ con chị Mai cùng đi buôn đồng nát. Hai người ngồi cách nhau một đoạn, chờ mua hàng. Lợi dụng lúc cô con gái lên chỗ mẹ ngồi nói chuyện, một anh nghiện “nhón” chiếc cân, mang lên bán cho chị Mai. Thấy chiếc cân quen quen, chị giật mình, hỏi: “Mày lấy cân của con gái tao à?”. Anh nghiện không nói câu nào, bỏ đi ngay lập tức. |
(Theo Trường Phong - Tienphongonline)
Hôm nay đọc bài này, tiếng gọi cũng là tên bài nghe "quen" quá, không biết đã nghe ở đâu rồi... Diễn đàn dạo này vắng quá, à không phải, quá vắng! Các giường cột chắc bận đi thăm thú ở đâu nên chả vào. Khổ Ruồi và OMM kẽo kẹt đẩy bài mỗi sáng, thôi cố lên, cố lên, hi hi!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: