ALnML
Super Moderator
Như đã thành thông lệ, khi những cơn gió mùa đầu tiên bắt đầu thổi về là lúc các thành viên của CSTT lại bắt tay vào chuẩn bị cho chuyến thiện nguyện cuối cùng của năm. Điểm đến cuối cùng này bao giờ cũng được CSTT chọn lựa và cân nhắc rất kỹ càng bởi những nơi cần thì nhiều lắm nhưng những nơi thực sự cần, cần ngay và phù hợp được với sức của CSTT thì không phải là điều dễ làm.
Điểm đến được lựa chọn cho chuyến đi cuối năm Quý Tỵ này là hai xã Vũ Muộn và Cao Sơn, hai xã khó khăn nhất của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kan.
Cũng như các xã vùng cao mà CSTT thường hay tới, người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc Mông, Tày, Dao, sinh sống chủ yếu là nhờ nghề nông, hoa màu và trồng cây thuốc lá.
Xã Vũ Muộn: 100% dân tộc Dao, hầu như ít người nói và hiểu được tiếng Kinh. Cuộc sống của bà con nơi đây vô cùng khó khăn, thiếu thốn, có nhiều nơi không có điện, đường xá đi lại khó khăn, hiểm trở. Ngày nắng đã khó, ngày mưa giá rét thì cuộc sống nơi đây đường như tách biệt. Lương thực không đủ dùng trong năm, cái đói, cái rét thường xuyên đeo bám lấy họ.
Xã Cao Sơn: Đường vào Cao Sơn đúng như tên gọi của nó, thật chẳng dễ dàng, có nhiều đoạn một bên là vực, một bên là núi, đường dốc cao, đá hộc lởm chởm.
Bạch Thông: Gian nan chuyện học ở vùng cao
Trong chuyến thực tế ở xã vùng cao Vũ Muộn, Cao Sơn (Bạch Thông), được chứng kiến chuyện học tập của học sinh nơi đây chúng tôi mới thấu hiểu những gian nan của các em trên hành trình bám trường, bám lớp...
Đường vào xã Vũ Muộn luôn là thử thách đối với các tay lái cho dù là trời nắng hay trời mưa. Con đường cấp phối trải đá lâu năm nay đã xuống cấp nghiêm trọng càng khiến cho đường thêm khó đi. Vượt qua những đoạn đèo dốc ngược chúng tôi đến phân trường Lủng Xiên, một phân trường cách khá xa trung tâm, giáp với xã Cao Sơn. Nằm dưới chân đèo Khau Cưởm là lớp học mẫu giáo của phân trường, nếu như không có lời giới thiệu của anh cán bộ xã đi cùng có lẽ chúng tôi không thể biết đó là một lớp học, bởi lớp học này vốn là nhà họp thôn. Đây là lớp học của 7 em nhỏ lớp mẫu giáo với những cô bé, cậu bé độ tuổi từ 1 đến 5 mặt mũi còn nhem nhuốc, ngơ ngác nhìn mỗi khi gặp người lạ. Do chưa được đầu tư xây dựng lớp học nên cô và trò phải học nhờ ở nhà họp thôn. Theo quan sát của chúng tôi, nhà họp thôn được làm bằng gỗ, thời gian xây dựng khá lâu nên đã xuống cấp và khá chật chội. Bên trong lớp học một góc dành để bàn ghế cho thôn mỗi khi tổ chức hội họp, góc còn lại để cho cô và trò học tập và trưng bày đồ chơi. Tuềnh toàng với vài chiếc ghế, để có chỗ cho các em ngồi học cô giáo đã phải trải tấm bạt xuống nền đất, góc trang trí học tập cũng thật sơ sài, đồ dùng trực quan phục vụ cho giảng dạy cũng thiếu thốn.
Nguyên nhân chính là do thôn còn nghèo, hầu hết các hộ lo cái ăn còn khó nói gì đến chuyện học hành. Hơn nữa do quá xa trung tâm nên phân trường chưa được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhiều năm nay các em vẫn phải học tập trong điều kiện thiếu thốn như vậy.
Cô giáo Đinh Thị Chưng cho biết thêm, mùa đông học sinh ở đây rất thiếu thốn quần áo ấm, các em đến lớp học với quần áo mỏng manh, chân trần, trong khi đó mùa đông ở vùng cao thường lạnh đến cắt da cắt thịt, có em đến lớp mặt mũi tím tái vì rét. Những năm qua học sinh ở đây có được đôi dép, bộ quần áo ấm cũng là nhờ các tổ chức ủng hộ, quyên góp. Lủng Lì là thôn có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, điều kiện kinh tế khó khăn vì vậy việc ăn mặc, học tập của các em còn hạn chế. Hầu hết học sinh đều là người dân tộc Dao, nói tiếng phổ thông chưa rõ nên việc học tập, giao tiếp giữa cô và trò vẫn còn là trở ngại lớn...
Lại một mùa đông đến, các em ở phân trường Lủng Lì phải học dưới thời tiết khắc nghiệt của vùng cao, trong điều kiện thiếu thốn về vật chất khiến cô giáo Đinh Thị Chưng lại thấy thương học sinh của mình. Vì vậy mỗi cuối tuần về nhà cô lại lục tìm quần áo cũ của con đem đến cho học sinh mặc, giúp các em vơi bớt cái lạnh buốt để yên tâm học tập.
(Trích từ báo Bặc Kạn)
Ấn tượng đầu tiên ám ảnh tôi là con đường vào được đến 2 xã Cao Sơn, Vũ Muộn, quả thật quá khó khăn với hơn 26km đường vào xã với địa hình hiểm trở, chủ yếu là đường mòn nhỏ xuyên qua những cánh đồng và núi cao vực sâu, có nơi cao đến 1130m. Trong đó 13km đường rải nhựa từ đầu năm 2000 từ SĨ Bình vào Vũ Muộn đã bị phá nát bởi mưa lũ xói mòn, những chuyến xe tải liên xã, liên huyện, 13km từ Vũ Muộn vào Cao Sơn thì đường đèo núi quanh co nhiều nơi sạt lở đất.
Với tình trạng giao thông gần như tê liệt, cuộc sống người dân bị cô lập, lương thực, hoa màu nhu yếu phẩm của người dân chủ yếu dựa vào tự cung tự cấp, mua đắt bán rẻ, không thúc đẩy phát triển kinh tế nên đời sống người dân khó mà thoát được nghèo.
Trong khuôn viên trường có cả cấp 1 và cấp 2, thiếu thốn cơ bản trang thiết bị dạy và học, với trên 160 học sinh thì đến 1/3 là hộ nghèo, các em hàng ngày sáng đi bộ 5, 7km, mang theo mèn mén ăn trưa tại trường, chiều tối lại đi bộ về. Ngoài ra có một phân điểm lẻ gồm 2 lớp cách đó trường gần chục km để các em ở xa nhất vẫn có thể đến lớp.
Cô giáo đã gắn bó với trường lớp vùng cao này được hơn 30 năm, giữ vị trí hiệu trưởng được 15 năm nay, phần lớn là nhờ tình yêu với các em học sinh nghèo khó nơi đây. Cũng chính điều đó giúp cô thêm quyết tâm và thành công khi đi vận động từng em trong hoàn cảnh thiếu thốn cái ăn, cái học, đôi chân vượt đèo vượt suối đến trường để nhận cái chữ, mong các em có chút hy vọng thoát nghèo.
Chia tay trường Vũ Muộn để vào với Cao Sơn là giữa chiều, đường vắng không một bóng người, không có xe ôm cho tôi, cô giáo già với vành khăn trắng trên đầu đã coi tôi như con cháu mình, tự tay chở tôi đi. Suốt dọc đường, dốc núi hẹp và quanh co, sạt lở nhiều, vực sâu nhiều nên chiếc xe của cô luôn chuyển số 1 sang 2 và ngược lại. Nhưng tôi cảm nhận được sự vững chãi, ấm áp từ cô và những câu chuyện về nghề, về học sinh, về đời sống tinh thần và những khó khăn của người dân nơi đây, làm tôi thêm vững tin vào tấm lòng vùng cao, vào bước chân mình và niềm tin của những người ở nhà:
Lên dốc cùng cô Hạnh vào trường Cao Sơn:
Đón tiếp chúng tôi là thầy Moong hiệu trưởng cấp 1,2 và cô Son hiệu trưởng trường mẫu giáo, bên chén rượu ngô ngọt lịm do chính tay thầy chưng cất. Men rượu làm gương mặt ai nấy đều ửng hồng, nhiệt tình và gần gũi.
Điểm trường Cao Sơn có cả mầm non, cấp 1, 2 với tổng số 170 học sinh, trong đó các em thuộc hộ nghèo cũng chiếm gần một nửa. Vì trường nằm trên địa hình hiểm trở hơn nên được cấp xét trong diện 135, có 1 phân điểm lẻ cách trường 3km xe tải vào được, 1 phân điểm cách trường 13km thì chỉ xe máy đi vào ngày tạnh ráo. Toàn bộ cơ sở vật chất thì trống hoác, sơ sài, không thể đủ để thầy trò có không gian an toàn chứ nói gì đến học hành, duy chỉ có khu vực vệ sinh là mới được xây cất xong. Riêng khuôn viên dành cho mẫu giáo cũng đã được tập đoàn BĐS Tân Hoàng Minh tài trợ xây dựng nhưng đang bị tạm dừng cũng do khó khăn kinh tế, chưa biết đến khi nào các bé mới hết phải ngồi nhờ của các anh chị cấp 1.
Khuôn viên trường cấp 2, từ phải sang: thư viện, lớp 6 7, lớp 8 9
Thư viện cấp 1:
Cấp 1 nhìn từ nhà mẫu giáo đang xây:
Trường tiểu học Vũ Muộn có 2 điểm lẻ là Khuổi Khoang và Lùng Xiêng , nơi này ko điện ko nước.
Mẫu giáo 90 bé - Cấp 1 : 99 học sinh – Cấp 2 : 61 học sinh
Lớp 1 : 20 hs ( nữ 10, nam 10 )
Lớp 2 : 19 hs ( nữ 6, nam 13 )
Lớp 3 : 17 hs ( nữ 9, nam 8 )
Lớp 4 : 20 hs ( nữ 9, nam 11 )
Lớp 5 : 23 hs ( nữ 12, nam 11 )
Lớp 6 : 18 hs ( nữ 8 , nam 10 )
Lớp 7 : 19 hs ( nữ 10, nam 9 )
Lớp 8 : 13 hs ( nữ 6, nam 7 )
Lớp 9 : 11 hs ( nữ 4, nam 7 )
Cao Sơn có 2 điểm lẻ Lủng Lì và Nà Cáy : Lủng Lì cách trường chính 3km nên các con sẽ về đc , Nà Cáy cách 13km mà đường rất khó đi nên hs ko tập trung được
Mẫu giáo 53 bé – Cấp 1 : 72 học sinh – Cấp 2 :
Nhà trẻ ( 24-36t ) : 15 cháu
MG 3 tuổi : 14 cháu
MG 4 tuổi : 11 cháu
MG 5 tuổi : 13 cháu
Lớp 1 : 18 hs ( nữ 10, nam 8 )
Lớp 2 : 15 hs ( nữ 6, nam 9 )
Lớp 3 : 13 hs ( nữ 7, nam 6 )
Lớp 4 : 15 hs ( nữ 7, nam 8 )
Lớp 5 : 11 hs ( nữ 6, nam 5)
Lớp 6 : 7 hs ( nữ 2 , nam 5 )
Lớp 7 : 16 hs ( nữ 7, nam 9 )
Lớp 8 : 8 hs ( nữ 4, nam 4 )
Lớp 9 : 15 hs ( nữ 3, nam 12 )
Dự kiến chương trình :
Thời gian :
23h15 tối ngày thứ sáu 06.12.2013, tập trung tại nhà Tịnh mequoctrung, A9, Lô 3, Khu ĐTM Định Công
Phần quà cho học sinh tiểu học & cấp 2 : Bộ đồng phục áo trắng dài tay cùng quần xanh + Áo khoác ba lớp ấm + cặp sách + đồ dùng học tập + mũ len + kẹo bánh
Cùng SGK, sách truyện cũ ...
Phần quà cho học sinh mẫu giáo : Áo len + mũ len + bánh kẹo sữa....
Trưởng BTC Hà mecunlinh 0903415455
Tài khoản ủng hộ :
0451001702829 – Ngô Thanh Hà.
Vietcombank - Chi nhánh Thành Công.
Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Bắc Kạn của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn. @};-
Chi tiết chuyến đi tiền trạm xin xem ở đây.
Điểm đến được lựa chọn cho chuyến đi cuối năm Quý Tỵ này là hai xã Vũ Muộn và Cao Sơn, hai xã khó khăn nhất của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kan.
Cũng như các xã vùng cao mà CSTT thường hay tới, người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc Mông, Tày, Dao, sinh sống chủ yếu là nhờ nghề nông, hoa màu và trồng cây thuốc lá.
Xã Vũ Muộn: 100% dân tộc Dao, hầu như ít người nói và hiểu được tiếng Kinh. Cuộc sống của bà con nơi đây vô cùng khó khăn, thiếu thốn, có nhiều nơi không có điện, đường xá đi lại khó khăn, hiểm trở. Ngày nắng đã khó, ngày mưa giá rét thì cuộc sống nơi đây đường như tách biệt. Lương thực không đủ dùng trong năm, cái đói, cái rét thường xuyên đeo bám lấy họ.
Xã Cao Sơn: Đường vào Cao Sơn đúng như tên gọi của nó, thật chẳng dễ dàng, có nhiều đoạn một bên là vực, một bên là núi, đường dốc cao, đá hộc lởm chởm.
Bạch Thông: Gian nan chuyện học ở vùng cao
Trong chuyến thực tế ở xã vùng cao Vũ Muộn, Cao Sơn (Bạch Thông), được chứng kiến chuyện học tập của học sinh nơi đây chúng tôi mới thấu hiểu những gian nan của các em trên hành trình bám trường, bám lớp...
Đường vào xã Vũ Muộn luôn là thử thách đối với các tay lái cho dù là trời nắng hay trời mưa. Con đường cấp phối trải đá lâu năm nay đã xuống cấp nghiêm trọng càng khiến cho đường thêm khó đi. Vượt qua những đoạn đèo dốc ngược chúng tôi đến phân trường Lủng Xiên, một phân trường cách khá xa trung tâm, giáp với xã Cao Sơn. Nằm dưới chân đèo Khau Cưởm là lớp học mẫu giáo của phân trường, nếu như không có lời giới thiệu của anh cán bộ xã đi cùng có lẽ chúng tôi không thể biết đó là một lớp học, bởi lớp học này vốn là nhà họp thôn. Đây là lớp học của 7 em nhỏ lớp mẫu giáo với những cô bé, cậu bé độ tuổi từ 1 đến 5 mặt mũi còn nhem nhuốc, ngơ ngác nhìn mỗi khi gặp người lạ. Do chưa được đầu tư xây dựng lớp học nên cô và trò phải học nhờ ở nhà họp thôn. Theo quan sát của chúng tôi, nhà họp thôn được làm bằng gỗ, thời gian xây dựng khá lâu nên đã xuống cấp và khá chật chội. Bên trong lớp học một góc dành để bàn ghế cho thôn mỗi khi tổ chức hội họp, góc còn lại để cho cô và trò học tập và trưng bày đồ chơi. Tuềnh toàng với vài chiếc ghế, để có chỗ cho các em ngồi học cô giáo đã phải trải tấm bạt xuống nền đất, góc trang trí học tập cũng thật sơ sài, đồ dùng trực quan phục vụ cho giảng dạy cũng thiếu thốn.
Nguyên nhân chính là do thôn còn nghèo, hầu hết các hộ lo cái ăn còn khó nói gì đến chuyện học hành. Hơn nữa do quá xa trung tâm nên phân trường chưa được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhiều năm nay các em vẫn phải học tập trong điều kiện thiếu thốn như vậy.
Cô giáo Đinh Thị Chưng cho biết thêm, mùa đông học sinh ở đây rất thiếu thốn quần áo ấm, các em đến lớp học với quần áo mỏng manh, chân trần, trong khi đó mùa đông ở vùng cao thường lạnh đến cắt da cắt thịt, có em đến lớp mặt mũi tím tái vì rét. Những năm qua học sinh ở đây có được đôi dép, bộ quần áo ấm cũng là nhờ các tổ chức ủng hộ, quyên góp. Lủng Lì là thôn có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống, điều kiện kinh tế khó khăn vì vậy việc ăn mặc, học tập của các em còn hạn chế. Hầu hết học sinh đều là người dân tộc Dao, nói tiếng phổ thông chưa rõ nên việc học tập, giao tiếp giữa cô và trò vẫn còn là trở ngại lớn...
Lại một mùa đông đến, các em ở phân trường Lủng Lì phải học dưới thời tiết khắc nghiệt của vùng cao, trong điều kiện thiếu thốn về vật chất khiến cô giáo Đinh Thị Chưng lại thấy thương học sinh của mình. Vì vậy mỗi cuối tuần về nhà cô lại lục tìm quần áo cũ của con đem đến cho học sinh mặc, giúp các em vơi bớt cái lạnh buốt để yên tâm học tập.
(Trích từ báo Bặc Kạn)
Ấn tượng đầu tiên ám ảnh tôi là con đường vào được đến 2 xã Cao Sơn, Vũ Muộn, quả thật quá khó khăn với hơn 26km đường vào xã với địa hình hiểm trở, chủ yếu là đường mòn nhỏ xuyên qua những cánh đồng và núi cao vực sâu, có nơi cao đến 1130m. Trong đó 13km đường rải nhựa từ đầu năm 2000 từ SĨ Bình vào Vũ Muộn đã bị phá nát bởi mưa lũ xói mòn, những chuyến xe tải liên xã, liên huyện, 13km từ Vũ Muộn vào Cao Sơn thì đường đèo núi quanh co nhiều nơi sạt lở đất.
Với tình trạng giao thông gần như tê liệt, cuộc sống người dân bị cô lập, lương thực, hoa màu nhu yếu phẩm của người dân chủ yếu dựa vào tự cung tự cấp, mua đắt bán rẻ, không thúc đẩy phát triển kinh tế nên đời sống người dân khó mà thoát được nghèo.
Trong khuôn viên trường có cả cấp 1 và cấp 2, thiếu thốn cơ bản trang thiết bị dạy và học, với trên 160 học sinh thì đến 1/3 là hộ nghèo, các em hàng ngày sáng đi bộ 5, 7km, mang theo mèn mén ăn trưa tại trường, chiều tối lại đi bộ về. Ngoài ra có một phân điểm lẻ gồm 2 lớp cách đó trường gần chục km để các em ở xa nhất vẫn có thể đến lớp.
Cô giáo đã gắn bó với trường lớp vùng cao này được hơn 30 năm, giữ vị trí hiệu trưởng được 15 năm nay, phần lớn là nhờ tình yêu với các em học sinh nghèo khó nơi đây. Cũng chính điều đó giúp cô thêm quyết tâm và thành công khi đi vận động từng em trong hoàn cảnh thiếu thốn cái ăn, cái học, đôi chân vượt đèo vượt suối đến trường để nhận cái chữ, mong các em có chút hy vọng thoát nghèo.
Chia tay trường Vũ Muộn để vào với Cao Sơn là giữa chiều, đường vắng không một bóng người, không có xe ôm cho tôi, cô giáo già với vành khăn trắng trên đầu đã coi tôi như con cháu mình, tự tay chở tôi đi. Suốt dọc đường, dốc núi hẹp và quanh co, sạt lở nhiều, vực sâu nhiều nên chiếc xe của cô luôn chuyển số 1 sang 2 và ngược lại. Nhưng tôi cảm nhận được sự vững chãi, ấm áp từ cô và những câu chuyện về nghề, về học sinh, về đời sống tinh thần và những khó khăn của người dân nơi đây, làm tôi thêm vững tin vào tấm lòng vùng cao, vào bước chân mình và niềm tin của những người ở nhà:
Lên dốc cùng cô Hạnh vào trường Cao Sơn:
Đón tiếp chúng tôi là thầy Moong hiệu trưởng cấp 1,2 và cô Son hiệu trưởng trường mẫu giáo, bên chén rượu ngô ngọt lịm do chính tay thầy chưng cất. Men rượu làm gương mặt ai nấy đều ửng hồng, nhiệt tình và gần gũi.
Điểm trường Cao Sơn có cả mầm non, cấp 1, 2 với tổng số 170 học sinh, trong đó các em thuộc hộ nghèo cũng chiếm gần một nửa. Vì trường nằm trên địa hình hiểm trở hơn nên được cấp xét trong diện 135, có 1 phân điểm lẻ cách trường 3km xe tải vào được, 1 phân điểm cách trường 13km thì chỉ xe máy đi vào ngày tạnh ráo. Toàn bộ cơ sở vật chất thì trống hoác, sơ sài, không thể đủ để thầy trò có không gian an toàn chứ nói gì đến học hành, duy chỉ có khu vực vệ sinh là mới được xây cất xong. Riêng khuôn viên dành cho mẫu giáo cũng đã được tập đoàn BĐS Tân Hoàng Minh tài trợ xây dựng nhưng đang bị tạm dừng cũng do khó khăn kinh tế, chưa biết đến khi nào các bé mới hết phải ngồi nhờ của các anh chị cấp 1.
Khuôn viên trường cấp 2, từ phải sang: thư viện, lớp 6 7, lớp 8 9
Thư viện cấp 1:
Cấp 1 nhìn từ nhà mẫu giáo đang xây:
Trường tiểu học Vũ Muộn có 2 điểm lẻ là Khuổi Khoang và Lùng Xiêng , nơi này ko điện ko nước.
Mẫu giáo 90 bé - Cấp 1 : 99 học sinh – Cấp 2 : 61 học sinh
Lớp 1 : 20 hs ( nữ 10, nam 10 )
Lớp 2 : 19 hs ( nữ 6, nam 13 )
Lớp 3 : 17 hs ( nữ 9, nam 8 )
Lớp 4 : 20 hs ( nữ 9, nam 11 )
Lớp 5 : 23 hs ( nữ 12, nam 11 )
Lớp 6 : 18 hs ( nữ 8 , nam 10 )
Lớp 7 : 19 hs ( nữ 10, nam 9 )
Lớp 8 : 13 hs ( nữ 6, nam 7 )
Lớp 9 : 11 hs ( nữ 4, nam 7 )
Cao Sơn có 2 điểm lẻ Lủng Lì và Nà Cáy : Lủng Lì cách trường chính 3km nên các con sẽ về đc , Nà Cáy cách 13km mà đường rất khó đi nên hs ko tập trung được
Mẫu giáo 53 bé – Cấp 1 : 72 học sinh – Cấp 2 :
Nhà trẻ ( 24-36t ) : 15 cháu
MG 3 tuổi : 14 cháu
MG 4 tuổi : 11 cháu
MG 5 tuổi : 13 cháu
Lớp 1 : 18 hs ( nữ 10, nam 8 )
Lớp 2 : 15 hs ( nữ 6, nam 9 )
Lớp 3 : 13 hs ( nữ 7, nam 6 )
Lớp 4 : 15 hs ( nữ 7, nam 8 )
Lớp 5 : 11 hs ( nữ 6, nam 5)
Lớp 6 : 7 hs ( nữ 2 , nam 5 )
Lớp 7 : 16 hs ( nữ 7, nam 9 )
Lớp 8 : 8 hs ( nữ 4, nam 4 )
Lớp 9 : 15 hs ( nữ 3, nam 12 )
Dự kiến chương trình :
Thời gian :
23h15 tối ngày thứ sáu 06.12.2013, tập trung tại nhà Tịnh mequoctrung, A9, Lô 3, Khu ĐTM Định Công
Phần quà cho học sinh tiểu học & cấp 2 : Bộ đồng phục áo trắng dài tay cùng quần xanh + Áo khoác ba lớp ấm + cặp sách + đồ dùng học tập + mũ len + kẹo bánh
Cùng SGK, sách truyện cũ ...
Phần quà cho học sinh mẫu giáo : Áo len + mũ len + bánh kẹo sữa....
Trưởng BTC Hà mecunlinh 0903415455
Tài khoản ủng hộ :
0451001702829 – Ngô Thanh Hà.
Vietcombank - Chi nhánh Thành Công.
Khi gửi nhớ ghi rõ : Gửi ủng hộ chương trình Bắc Kạn của CSTT và rõ ID để BTC tiện theo dõi.
Xin chân thành cảm ơn. @};-
Chi tiết chuyến đi tiền trạm xin xem ở đây.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: