Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

mọi người có ai biết nhà tình thương nào cần người và cho ở lại cùng bé ko?
:)
mình ko cần lương, chỉ cần chỗ trú cho cả 2 mẹ con, cố gắng làm việc nuôi bé đã :)



=>
Mẹ nó hãy dũng cảm lên. Khi ôm con trong tay, mẹ nó sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp và thấy quyết định của mình là đúng đắn!!!
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Mẹ mèo ơi em có việc gấp để báo về 1 trường hợp mẹ đơn thân sinh con một mình tại phòng trọ, ko người thân, đang có ý định bỏ rơi con, bé mới được mấy ngày tuổi mà tình hình sức khỏe hình như rất tệ.

Em đang bó tay quá, em ở HN, mà trường hợp này ở Hưng Yên, em đang làm tất cả những gì có thể. Mẹ nó ơi em ko thể gọi được cho mẹ nó. EM VỪA NHẬN TIN VỀ TRƯỜNG HỢP NÀY XONG. E CẢM THẤY TÍNH MẠNG ĐỨA BÉ ĐANG BỊ ĐE DỌA TỪNG GIỜ MẸ NÓ ƠI.

E đang nhờ một cô bé quen hỗ trợ người mẹ trẻ này nhưng cô bé này cũng từ nơi khác đến, rất nghèo, chỉ còn 200 ngàn vơ vét cả nhà thôi, cũng là mẹ đơn thân, còn vướng con nhỏ, ko quen bất kỳ ai, hàng xóm thưa thớt ko có ai để hỏi, ko biết bệnh viện ở đâu, xe ôm thì có lẽ cũng đi hàng km mới có...

Trời ơi trời, em đang như ngồi trên đống lửa, có mẹ nào nhà mình ở Hưng Yên có thể xuất hiện khẩn cấp ko????
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

đã có mẹ nào bắt được liên lạc chưa ạ. Kinnan có biết địa chỉ của người mẹ kia không, ở đâu mà đi lại khó khăn vậy.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

đã có mẹ nào bắt được liên lạc chưa ạ. Kinnan có biết địa chỉ của người mẹ kia không, ở đâu mà đi lại khó khăn vậy.
Hôm qua Kinan cũng có gọi cho chị để tìm cách, sau đó có nhắn lại chị là tìm được người để nhờ dưới Hưng Yên rồi. Thông tin cụ thể thế nào chờ Kinan vào cập nhật em nhé.
 
96
0
0

me3kids

New Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Mong Kinan cập nhật tình hình.
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Các mẹ ơi, tình hình là như thế này:

Em Thủy, nhân vật trong bài bé 16 tháng tuổi lang theo theo mẹ kiếm ăn. Hiện em ý sống ở Hưng Yên, ngày đem con đi gửi trẻ, bán đĩa rong. Đủ sống.

Vốn đã xin vào acecook, trưởng nhóm, thu nhập tầm 3 triệu/tháng, nhưng sau đó giỗ chồng, về quê, con ốm, mẹ lên sởi, tổng cộng nghỉ gần tháng => ko được nhận nữa. Ngoài ra cũng thi thoảng phải về quê, do đó làm cố định thì ko tiện. Do vậy tạm thời em ý bán đĩa và có một cs "tạm ổn định" với nghề ấy.

Ku Trung béo hơn, răng gần hết hai hàm, khỏe mạnh, ăn nhiều, nhanh nhẹn hơn nhiều, tăng cân hơn nhiều, 12kg rồi. Mẹ vẫn gầy thế, nhưng cách nghĩ và kỹ năng sống đã khá hơn.

Cái được nhất trong thời gian vừa rồi chúng ta chia sẻ cùng mẹ con em ấy là: Em ấy hướng tới các hoàn cảnh khó khăn để chia sẻ.

Trưởng hợp ở Hưng Yên là em ý phát hiện ra và báo cho em biết.

Câu chuyện thế này:

Cô gái trẻ em ý phát hiện ra cũng tên là Thủy (tạm gọi Thủy B) cho đỡ rối nhé. Thủy B (ko nhớ tuổi, hình như 9x), sinh con một mình và sinh con tại nhà, khi Thủy A phát hiện Thủy B thì bé trai mới được vài ngày tuổi, lót đít bằng giấy, ko tã vải, ko tã bỉm,..mẹ ăn cơm chan canh không, con thiếu sữa do mẹ tắc tia sữa. Có dấu hiệu bệnh nặng.

Thủy B có ý định bỏ rơi con. Thủy B ko người thân, ko người quen, ko một thông tin nào cả. Tâm lý chán và hoang mang,....

Thủy A chỉ có 200 ngàn trong túi tất cả. Dãy phòng trọ gần đường cao tốc. Ko dân cư, hàng xóm ko quan tâm, đi làm hết, cùng là công ngân trọ nghèo với nhau. Chủ nhà ở xa, xe ôm ở xa, hàng quán ở xa,...

Thủy A chỉ có 1 tk sacombank mà lần trước các mẹ đã mở cho.

Ko một người bạn nào của em có thể chuyển khoản cho Thủy vào lúc ngân hàng đã nghỉ hết. Em ko thể bay về Hưng Yên được, em ko nhờ được một ai. Chỉ lo tính mạng đứa bé,...chỗ rốn thì rịt bằng bông, đang mưng mủ...

200 ngàn: gọi mãi mới được 1 cái taxi, Thủy A đưa máy, em nói thế nào taxi cũng ko chịu giúp đỡ. 90 ngàn tiền taxi đến bệnh viện: mang theo 2 mẹ con Thủy B và ku Trung nữa...

Đến viện, Thủy A lơ ngơ, lại ko tiền, ko biết ăn nói, giờ làm việc thì gấn hết. Ko bác sĩ nào chịu nói chuyện với em qua ĐT. E chỉ biết nói với Thủy A những gì cần thiết....

Bác sĩ khám qua loa, bảo tim ko sao, người tím tái thì về theo dõi tiếp, giờ hết giời làm rồi, chỉ khám thế thôi, hẹp bao quy đầu, về kéo dần ra xem thế nào, mấy ngày sau khám lại, tắc tia sữa, về mua vắt sữa vắt ra (Thủy A đi hỏi vài trăm ngàn thế là ko mua được).

70 ngàn tiền taxi về, thêm ít tiền mua vài thứ thiết yếu cho mẹ và bé. Điện thoại Thủy A hết tiền,...

Thật ko thể tả nổi có những lúc lại bó tay đến như lúc ấy.

Sốt ruột chờ đến sáng hôm sau em đi chuyển khoản, chuyển xong Thủy A báo lại là thẻ ATM lần trước bị ngậm rồi, CMT thì nước vào hỏng lúc nào ko biết==> ko làm thế nào rút tiền đượccc.

Hôm sau phi lên HN làm lại thẻ....+ đi bán đĩa, thế là cứ sống lay lắt như thế và nuôi hai mẹ con nhà kia cùng ku Trung...đến tận bây giờ....

E chỉ biết hướng dẫn những gì cần thiết qua điện thoại thôi..

Update và update: Theo Thủy A nhận xét thì cô bé kia có vẻ trước đây làm cái nghề ấy...Hỏi dần ra thì nói là: Chung sống ko giấy tờ với một người "chồng", cứ hay đánh đập, thế là bỏ đi, và sinh con 1 mình, ko muốn báo gia đình vì .....vô vàn lí do. Giờ thấy ko thể nuôi nổi, muốn bỏ rơi con ở đâu đó, đi làm 3 năm sau tìm lại. Cũng có lúc tỏ ý muốn bỏ rơi mãi mãi ko nhìn lại nữa....

Em chỉ biết là CN này em phải về Hưng Yên,em liên hệ mãi với mẹ Meoluoi ko được. Hôm nay gọi được cho A Lâm nào đó, thì ko nghe máy....E hoang mang quá các mẹ ạ.

Biết bố bé nghiện, em ngây ngô nói Thủy khi đưa bé khám lại thì xét nghiệm máu..BS bảo 18 tháng mới làm được.

Cũng may Thủy đi bán đĩa có tiền trang trải tạm thời.

Hiện ngày ngày đi làm về sớm hơn, để tắm cho đứa bé kia,...vì mẹ nó ko biết gì cả, lại bảo thủ, ko chịu nghe,...Và còn phải thường xuyên canh chừng, chỉ sợ có gì nguy hiểm cho đứa bé....Sao em thấy cs nó cứ lay lứt như ngọn đèn dầu thế các mẹ.

Bây giờ em lại ko gọi được Thủy (cái ĐT tậm tịt), nên em ko rõ là đã có thẻ chưa, đã rút được tiền chưa,...

Hic. Nếu liên hệ được với mẹ meoluoi, phiền các mẹ báo em để em rủ mẹ ý về Hưng Yên để cứu vãn tình hình này xem thế nào...

Các mẹ ơi!!!

Trời phật phù hộ, đứa bé ko sao:
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Hôm ấy nếu ở viện mà báo là đứa bé nguy kịch thì em đã phi về Hưng Yên. Vốn là dạo này em bận quá, nên nghe vậy em cũng yên tâm hơn mà chờ đến Chủ Nhật đi cùng đồng bọn thì sẽ hiệu quả hơn. Em đã rủ được một người, nhưng về chuyện vận động và cưu mang 2 mẹ con nhà kia nương nhờ đâu đó thì em chưa có kinh nghiệm, em muốn liên hệ với mẹ meoluoi.
 
176
0
0

Mẹ Kê

New Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Số đt của Meoluoi post ở đầu topic đây Kinan ơi.
email: tieuphuongnhi2000@yahoo.com
ĐT : 0937939507
Nếu không gọi được thì nhắn lại với mình nhé, sẽ nhờ April liên hệ giúp.
Khổ thân thằng bé con, cũng may có Thủy A giúp đỡ. Đúng là cái được nhất khi chúng ta giúp đỡ Thủy A là em ấy biết chia sẻ, giúp đỡ người cùng cảnh.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Contact của meoluoi181 là Phan Ngọc Bích, 093.7939.507,
YM : tieuphuongnhi2000@yahoo.com.

Chị gọi máy cũng tắt rồi, hỏi 1 ng bạn của bạn ấy thì cũng ko có tel nào khác. Blog của bạn ấy đây:
http://vn.360plus.yahoo.com/tieuphuongnhi2000/article?mid=44

Trong topic này có địa chỉ và tel 1 số chùa, nhà thờ như Bồ Đề, hay Hưng Yên Hải Dương ..., chị nghĩ với tình cảnh này cách tốt nhất là đưa bé vào chùa hoặc nhà thờ, chứ mẹ bé mà ko có ý định nuôi con thế thì ko trông chờ vào phép màu được.
 
4,154
2
38

Mít và Nem

Active Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Tốt nhất là đưa bé vào chùa Bồ Đề ý, vì em nhớ có lần nói chuyện với sư cụ thì sư cụ có nói tâm nguyện của sư cụ là bố mẹ bỏ con rồi lúc nào đó có thể quay lại chùa nhận con chính vì thế chùa ko mấy khi cho nhận con nuôi vì mong bố mẹ quay lại đón các cháu.
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

đọc bài Kinan viết mà đầu óc cứ rối cả lên. Vẫn không biế được tình hình bé con như thế nào. mới có mấy ngày tuổi thì làm sao mà sống lay lắt được.. Các mẹ ơi, hay là mang bé lên HN để gửi vào TT nuôi dưỡng mồ côi, như vậy sẽ tốt hơn là để ở với mẹ vừa không thể nuôi con, vừa không muốn nuôi con.
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

E cập nhật với các mẹ để các mẹ yên tâm:

Thủy đã nhận được tiền.
Mẹ bé kia tên Thúy chứ ko phải Thủy (do trong lúc bối rối + cái ĐT tậm tịt của Thủy, em nghe ko rõ).
Rốn bé đã bớt mưng mủ

Chủ Nhật vừa rồi em lên kế hoạch về Hưng Yên, nhưng có một vài vấn đề xen ngang nên chưa về được. Hiện có Thủy đang trông nom 2 mẹ con ở đấy.

Chùa Bồ Đề cũng là nơi em đã nghĩ đến. Nhưng hôm trước sang thăm, thấy ở đó quá tải rồi,....các con ở đó sống thiếu thốn lắm! (Tuy có nhiều người ủng hộ nhưng các mẹ ơi muối bỏ bể thôi, em ngồi nói chuyện cả buổi chiều ở đó, hiểu thêm được nhiều điều các mẹ ạ. Sư thầy bên đó thì quả thật là từ bi Bồ Tát, nhưng các con đông quá, nên các con vẫn cứ sống khổ và sống thiếu thế thôi, các mẹ ở bên đó cũng có nỗi khổ riêng, mà không phải mẹ nào cũng như mẹ nào, các mẹ lại ko phải ai cũng hiểu biết đúng và đủ,...). Nói chung, cũng nên cân nhắc khai thác các địa điểm mới, tránh những nơi đầy "ghánh" quá....

Nói chung, hiện tình hình cũng ko vấn đề gì quá nghiêm trọng, dự kiến cuối tuần sau em về Hưng Yên. Mẹ nào có tung tích mẹ meoluoi thì alo giúp em nhé: 0906 272 575. E nghĩ mẹ ấy có kinh nghiệm vận động và điều phối mấy vụ này, nên em muốn nhờ cậy mẹ ấy đi cùng.

Các mẹ quan tâm có thể gọi điện thoại cho em ạ.
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Kinnan ơi, cụ thể là lúc nào về Hưng Yên, nếu em lên gặp anh Sơn ở nhà chị trong tuần sau rồi mới về thì chị sẽ tiện thể gửi cho em 1 ít đồ dùng cho mẹ Thúy. Còn nếu em về trước ngày hẹn thì nhắn cho chị biết ngày nào để chị thu xếp đồ mang lên trước cho em.
Cảm ơn em.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cưu mang nhưng người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Những đứa trẻ lớn lên dưới mái chùa (Thứ Sáu, 29/10/2010 - 11:57 AM)

Tọa lạc ngay gần ngã sáu trung tâm thành phố Bắc Ninh, khu đồi Nác (xóm 10, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh) từ lâu đã trở thành địa chỉ tham quan, du lịch văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh quen thuộc của cư dân miền quan họ. Không chỉ có Văn miếu Bắc Ninh - một di sản biểu trưng cho nền văn hiến, khoa bảng vùng Kinh Bắc, đồi Nác còn được biết đến với quần thể di tích lịch sử văn hóa chùa Nác- tên chữ Cao Sơn tự, nơi các bậc chân tu đã và đang tạo lập một cô nhi viện thu nhỏ, cưu mang, nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Lớp học nhỏ trong chùa
"Dù là người xuất gia hay tại gia đều phải trên kính dưới hòa, nhẫn được điều người khó nhẫn, làm được việc người khó làm; Sư thầy Thích Đàm Bình, trụ trì chùa Nác, khu 10, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh tiếp chúng tôi bằng những lời mở đầu như thế. Theo thầy Bình, phật pháp tại tâm, vì lẽ Lòng thì ai cũng như ai, cái Tâm ấy mới bằng hai vàng mười. Không phải cứ khoác trên mình tấm áo nhà Phật là có quyền quên đi bể khổ trầm luân. Phật pháp luôn đồng hành cùng dân tộc, người tu hành luôn cần Khéo tu thập thiện, tạo phước cúng dường, cùng tăng ni phật tử gần xa thành tâm hướng thiện, phổ độ chúng sinh.
Quê ở một xã nghèo thuộc huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), thủa hàn vi theo mẹ lên chùa nương náu cửa phật từ lúc mới lên 9 tuổi, thầy Bình càng thấu hiểu những cơ cực mà nhiều em nhỏ không may gặp phải. Về trụ trì chùa Nác (tên chữ là Cao Sơn tự) năm 1994 khi ở tuổi 20, năm 1995 thầy Bình đón nhận trường hợp đầu tiên về nuôi dưỡng. Trong một lần đi thuyết pháp giảng đạo ở huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), được biết cô bé Phạm Thị Yến sinh năm 1982 phải nghỉ học vì gia cảnh nghèo khó, thầy Đàm Bình liền đặt vấn đề với cha mẹ bé Yến và đưa em về chùa tiếp tục nuôi ăn học. Từ một cô bé học hành dang dở, được thầy Bình chăm lo, Yến học lên THPT và thi đỗ Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh, hiện giờ em đã lập gia đình và công tác tại trường mầm non Đại Phúc.
Kinh nhà Phật răn dạy rằng Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có ý mưu đồ, hơn nữa công việc thiện nguyện đâu cần thiết nói ra. Vì lẽ đó, những mảnh đời cơ nhỡ được nương nhờ cửa phật Cao Sơn tự ngày một nhiều thêm. Tăng ni phật tử mỗi dịp lên chùa Nác đều rất đỗi ngạc nhiên khi gắt gặp nhiều em nhỏ chăm chú học bài khuya sớm thay vì tụng kinh niệm phật. Thầy Bình cho rằng, nghiệp tu hành đâu phải ai cũng dễ thành chính quả, hơn nữa khi được trang bị hành trang tri thức thì cả đạo và đời đều có thể cống hiến, đóng góp cho xã hội.
Tấm lòng của một nhà tu hành

Bé Thúy Nga cùng thầy học chữ
Nhìn lại giờ đã ngót 15 năm, chốn thiền môn Cao Sơn tự đã nuôi dưỡng tổng số 9 phật tử nhí. Về chùa khi còn khá nhỏ tuổi, được sự cưu mang của thầy Đàm Bình, nhiều em đã học hành thành đạt, vươn lên tạo lập cuộc sống mới. Điển hình như em Nguyễn Thị Ngân sinh 1987, Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Thị Oanh cùng sinh năm 1989 cùng quê Hải Dương. Ngân hiện đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, lập gia đình và công tác ngoài Hà Nội, Hiếu tốt nghiệp Trung cấp nghề cơ điện, Oanh vào năm cuối Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Ngoài ra còn có Phạm Thị Hiền sinh 1987 quê Việt Yên Bắc Giang, học xong Trung cấp chuyên nghiệp về nhà làm việc phụ giúp cha mẹ chăm lo cho đàn em. Hiện tại cùng với Oanh và Hiếu, hai trường hợp nhỏ tuổi nhất đang được nhà chùa cưu mang là Phạm Thị Quỳnh sinh 1997 quê Hải Dương và bé Nguyễn Thúy Nga sinh năm 2004 quê Bắc Giang. Cô bé Quỳnh được thầy Bình đón về khi mới 9 tuổi, năm học này em vào lớp 8 trường THCS Đại Phúc. Còn bé Nguyễn Thúy Nga về chùa từ tháng 2/2010, ngày ngày quấn quýt bên chú tiểu học viết chữ để vào lớp 1. Nhà có ba chị em gái, mẹ Nga mất vì tai nạn, bố bệnh tật ốm yếu nên đành gửi con nương nhờ cửa Phật. Mỗi trường hợp một gia cảnh khác nhau, do vậy các em đều tự xác định cho mình động cơ phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện đúng đắn. Riêng đối với Hiếu, còn nhớ do một lần ham chơi theo chúng bạn nên bị nhà trường cho nghỉ học, chính thầy Bình đã cất công xin cho em đi học lại, dấu ấn đó sẽ mãi không thể quên.

Để có thêm nguồn trợ lực chăm lo cho đám trẻ, ngoài nguồn quyên góp từ thiện của phật tử gần xa, thầy Bình còn tham gia giảng dạy lớp Trung cấp Phật học tại chùa Đại Thành phường Vệ An thành phố Bắc Ninh. Giải thích vì sao, các phật tử nhí đều là người ngoại tỉnh, thầy Đàm Bình cho biết, mọi việc đều có căn duyên của nó. Không phải cửa thiền chùa Nác không cưu mang trẻ em cơ nhỡ trên địa bàn. Vài năm trước, nhà chùa cũng đã nhận nuôi một số trẻ mồ côi ở các phường lân cận, song vì gần nhà nên chỉ thời gian ngắn thân nhân của em lại lên chùa đón về.
Mỗi khi nhận thêm thành viên mới, thầy Bình đều báo cáo chính quyền phường, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu cho các em. Ông Đỗ Duy Hiến, Trưởng khu 10 phường Đại Phúc cho biết, những việc làm thiện nguyện nơi cửa thiền chùa Nác không chỉ nhận được sự trân trọng từ chính quyền đoàn thể và người dân địa phương mà còn tạo sự lan tỏa trong phật tử gần xa. Theo đó, tình đoàn kết gắn bó, tương trợ giữa nhà chùa với cư dân sở tại càng được thắt chặt hơn.
Đầu tháng 9 vừa rồi, bé Nga vào học lớp 1, Quỳnh vào lớp 8, Oanh học năm cuối Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh. Những cây đời xanh dưới tán Bồ đề ấy sẽ tiếp tục được vun vén chăm lo, nhân lên từ tấm lòng thiện nguyện nơi mái ấm cửa thiền chùa Nác cùng tấm lòng tố hảo của phật tử gần xa. Thầy Đàm Bình tin rằng chữ Phúc mình đang gieo rồi đây sẽ đơm hoa kết trái, tạo thêm hoa thơm quả ngọt cho đời. Điều này thật đúng với pháp giới nhà Phật từng dăn dạy Biết đời đau khổ, Tâm cầu niết bàn, Theo phật học pháp, Ruộng phước thế gian.
DUY CẢNH
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cưu mang nhưng người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Sư thầy viết tiếp "nỗi oan Thị Kính"

(24h) - Lần đầu tiên tôi bước vào sân chùa với dáng vẻ mệt mỏi của một người đi từ xa tới, thầy hỏi: “Thế cháu bé được mấy tháng tuổi rồi?”.

Đó là thầy Thích Thanh Lương, trụ trì chùa Sùng Nghiêm (Minh Đức, Tứ Kỳ, Hải Dương). Ba năm nay, thầy đã chăm chút cho sáu em nhỏ như cha mẹ.
"Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé"
Sau nhiều lần hẹn, tôi mới gặp được thầy. Thầy thường vắng nhà khi cùng Hội Phật giáo tỉnh Hải Dương thực hiện những chuyến đi từ thiện.
Bé đầu tiên được thầy đón về là bé Vương Tâm Phúc bị bỏ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, hồi tháng 8/2006. Bảy tháng sau, thầy đón bé thứ hai, Vương Tâm Đức về chùa chăm sóc. Đó là kết quả tình yêu của cô cậu sinh viên trẻ người non dạ nên đành dứt ruột bỏ con đi.
Bé thứ ba là một bé gái xinh xắn Vương Tường Thúy, sinh ra trong một gia đình nông dân ở Nam Định, vì hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ đành gửi con cho ở chùa đến năm 18 tuổi.
Đến nay thì thầy đã là cha của sáu em nhỏ có hoàn cảnh cơ nhỡ. Bé lớn nhất chưa đầy 3 tuổi, nhỏ nhất mới được hơn một tháng tuổi, bị mẹ bỏ rơi ở Khu 5, Thị trấn Ninh Giang (Hải Dương) ngay từ khi còn đỏ hỏn.

http://www17.24h.com.vn/upload/news/2009-12-05/1259975190-su-thay.jpg
Thầy Lương bên những đứa con
Sáu mảnh đời cơ nhỡ đến từ nhiều địa phương khác nhau, bé thì ở Nam Định, Thái Nguyên, Hòa Bình, có bé quê xa tận Kiên Giang nhưng đều được thầy thương yêu như thể con ruột của mình. Với mỗi bé, thầy đều giữ lại địa chỉ của người thân để khi các bé trưởng thành có thể tìm về với gia đình nếu muốn.
Thầy cho hay: “Có một số người đến ngỏ ý xin các cháu về nuôi, nhưng tôi chỉ đồng ý khi các cháu 18 tuổi. Mình đã làm phúc thì phải làm cho tròn”.
Thầy đã lấy họ đẻ của mình để đặt tên cho sáu “đứa con” lần lượt là: Vương Tâm Phúc, Vương Tâm Đức, Vương Tường Thuý, Vương Tường Linh, Vương Tâm Hoà và Vương Tường Vi với mong muốn các bé sau này lớn lên sẽ làm những việc có tâm có đức, được hưởng cuộc sống an lành, không phải chịu nỗi bất hạnh như mẹ các bé nữa.
Bỏ mặc thị phi
Sinh ra tại thành phố Hải Dương nhưng cậu bé Lương lại không thích cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ chốn thị thành. Từ nhỏ, Lương rất thích đến những ngôi chùa gần nhà.
Năm 14 tuổi, cậu vẫn quyết tâm vào chùa, ăn học rồi nương nhờ cửa Phật cho tới bây giờ.
Một căn phòng rộng khoảng 8m2 với những nôi những võng, những bình sữa và quần áo của trẻ nhỏ với sáu bé, dù không rộng rãi, nhưng căn phòng lúc nào cũng luôn tràn ngập tiếng cười nói bi bô.
Khi mới nhận bé Tâm Phúc về nuôi, nhà sư tu hành mới hai mươi bảy tuổi, không có một chút kinh nghiệm nuôi dạy trẻ sơ sinh, thầy phải “cắp sách” đi học từ việc bế ẵm trẻ đúng cách, cho trẻ bú bình sữa thế nào, thay tã lót ra làm sao…. Thầy không còn được ngủ trưa, đêm không được tròn giấc, ăn không đúng bữa…
Hơn nữa, là thành viên của hội Phật giáo tỉnh Hải Dương, thầy phải sắp xếp vốn thời gian ít ỏi để vừa có thể tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, lại có thời gian chăm sóc các con của mình.
Ngồi nựng bé Tường Vi ngủ, dỗ dành bé Tâm Hòa ăn cháo, thầy cười hiền từ: “Các cụ ngày xưa dạy không có sai chút nào “sinh con rồi mới sinh cha” nghĩa là có con rồi mới biết cách làm cha, chứ ngày mới chăm cháu đầu tiên tôi cũng vụng về lắm”.
Đương nhiên, khi các bé đau ốm, thầy cũng phải thức trắng đêm trong bệnh viện… Nhưng thầy cũng có những niềm vui khi các em học nói, gọi thầy bằng những tiếng bập bẹ “ba, ba…”.
Thời gian đầu, khi nhận nuôi các bé mồ côi, thầy và nhà chùa phải chịu không ít điều tiếng thị phi quanh nơi trụ trì. Một số người trong làng xôn xao những điều không hay về thầy “là nhà sư tu hành mà lại có những mấy đứa con nhỏ(!?)”.
Thậm chí, cứ mỗi khi thầy đi lễ xa, họ lại kéo đến gây áp lực với sư bác và các đệ tử, đòi trục xuất thầy khỏi chùa. Nhưng thầy bỏ ngoài tai những điều tiếng thị phi đó…
Từ lâu, thầy Thích Thanh Lương ấp ủ mong muốn thành lập một trung tâm từ thiện với phòng chăm sóc sức khỏe, phòng ăn, phòng vui chơi giải trí, phòng đọc sách… Hiện tại, mọi chi phí ăn ở của các bé đều do nhà chùa tự túc, có những lần các bé phải ăn nước cháo mấy ngày liền vì thầy hết tiền mua sữa.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cưu mang nhưng người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

- Mái ấm chùa Thịnh Đại - Hà namĐịa chỉ: xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0351 3826306
Phụ trách: Đại đức Thích Thanh Hòa
- Trung tâm hi vọng Tiên Cầu - Hưng YênĐịa chỉ: Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0321-3825014
Phụ trách: bác Chắt
Đây là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và bảo trợ cho gần 30 em nhỏ mồ côi từ cấp 1 đến cấp 3.
Mặc dù thuộc quyền quản lý của huyện nhưng gần như toàn bộ chi phí để duy trì hoạt động trung tâm,
nuôi dưỡng chăm sóc các em từ sinh hoạt phí đến việc học hành, vui chơi đều do 1 mình bác Chắt là giám đốc trung tâm đứng ra lo liệu.
Một mình bác phải tự đi kêu gọi tài trợ các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân, kêu gọi sự hảo tâm của các tấm lòng từ thiện để không những có thể duy trì sự tồn tại của trung tâm mà hơn thế là mở rộng trung tâm để có thể đón nhận nhiều hơn các em nhỏ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên 1 mình cáng đáng cả 1 trung tâm như thế là rất khó khăn, các em nhỏ đó còn rất thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Các em đang tuổi ăn tuổi lớn, nhưng bữa cơm lại quá đạm bạc...
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Cưu mang nhưng người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Hãy nắm chặt những bàn tay bất hạnh

Cập nhật: Thứ năm, 7/10/2010 | 9:34:44 Sáng


Đồng chí Phó Tổng biên tập Vũ Kim Thành thăm xưởng sản xuất của Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc.
Đó là thông điệp mà những người làm Báo An ninh Thủ đô muốn gửi gắm tới bạn đọc cả nước trong chuyến hành trình tiếp theo của chuỗi hoạt động xã hội tình nghĩa sẽ diễn ra trong dịp Đại lễ. Sáng 6-10, 6 chiếc máy may công nghiệp trong tổng số quà trị giá gần 20 triệu đồng đã được đồng chí Vũ Kim Thành - Phó Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô trao tận tay lãnh đạo Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc, thành phố Bắc Giang.

Những cánh chim lạc bầy
Nằm nép mình bên dòng sông Thương, nhiều năm nay Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc là chốn nương tựa của những mảnh đời bất hạnh. Mặc dù về mặt “danh chính ngôn thuận” trung tâm mới được thành lập từ cuối năm 2009, nhưng hơn hai chục năm về trước bà Giám đốc Nguyễn Thị Sông đã lặng lẽ chia sẻ với không biết bao nhiêu cuộc sống eo le.
Bỏ dở giấc mộng làm bác sỹ vì một cơn bạo bệnh, bà Sông giã từ trường Đại học Y Hà Nội về quê làm kế toán cho một hợp tác xã. Có lẽ nhờ truyền thống từ đời cụ theo nghề làm thuốc Nam chữa bệnh cứu người nên hễ thấy ai khốn khó, tàn tật hay không nơi nương tựa là bà lại đưa về nhà nuôi nấng.
Âm thầm làm việc thiện, đến một ngày, bà Sông chợt nhận ra rằng, nếu cứ cưu mang như vậy thì không ổn bởi những người tật nguyền mà bà mang về rút cuộc chẳng có một nghề ngỗng gì và cứ ăn bám mãi. Bỏ thì thương, nuôi thì bà đã có tuổi chả còn hơi sức đâu để giúp. Trăn trở hơn một năm trời, cuối cùng bà quyết định thành lập nên cơ sở nuôi dưỡng dạy nghề những người tàn tật, cơ nhỡ mang tên Thiên Phúc. Bây giờ, tôi chẳng thể giúp cơm nuôi hàng ngày, thôi thì giúp họ cái “cần câu cơm” vậy - bà Sông chia sẻ.
Gom góp những món tiền dành dụm cộng với sự giúp đỡ từ các mối quan hệ bạn bè, bà Sông xây dựng một căn nhà cấp 4 làm xưởng may rồi mua hơn chục chiếc máy may công nghiệp về bắt đầu gây dựng “cần câu cơm” cho những người khốn khó. Nhoáng một cái, cơ sở của bà trở nên quá tải bởi hơn 30 mảnh đời bất hạnh tìm đến. Chị Trịnh Thị Nguy bị điếc bẩm sinh quê ở tận Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang cứ lơ ngơ khi chúng tôi hỏi về gia cảnh. Mặc dù năm nay đã 40 tuổi, nhưng suy nghĩ của chị chỉ như đứa trẻ lên 10. Bà Sông cho biết: “Tội cô ấy lắm, bố mẹ chết từ năm lên 7, gia đình có tới 4 người là liệt sỹ, đầu óc lại có vấn đề nên chẳng biết làm ăn gì. Suốt mấy chục năm chỉ biết sống nhờ vào những đồng tiền trợ cấp của bà ngoại vốn là một bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Cho đến khi bà ngoại mất thì thành ra không nơi nương tựa. Tôi đưa cô ấy về đây dạy cho nghề may, hàng tháng có thu nhập mà tự sống”.
Số phận cũng bi đát như thế là anh Vũ Văn An - 25 tuổi, quê ở tận Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. So với mọi người, An chỉ có duy nhất một cánh tay là có thể hoạt động bình thường. Từ bé 2 anh em An đã không biết mặt cha mẹ. Tuổi thơ của An là những chuỗi ngày bị chúng bạn kỳ thị bởi các dị tật bẩm sinh. Cả hai sống với bà ngoại, nhưng bà ngày càng yếu, đến khi không nuôi nổi cháu nữa, bà đành dứt ruột cho đi đứa em lành lặn. Còn riêng An, vì biết cháu không thể tự kiếm sống được bà giữ lại nuôi đến lúc lực tàn. An nói: “Em thương bà lắm, nhưng số phận em thế này thì biết giúp bà bằng cách nào. May quá một người bạn giới thiệu, thế là em tìm lên đây với mẹ Sông. Bây giờ thì em đã có thể yên tâm học nghề bởi mẹ Sông rất tận tình dạy dỗ và giúp đỡ. Hy vọng khi thạo nghề, em có thể tự nuôi sống bản thân và có chút tiền gửi về giúp bà”.
Giúp đời, xây tổ ấm
Đưa chúng tôi đi khắp xưởng may bao bì của mình, bà Sông trích ngang từng lý lịch “nhân viên” của mình. Quanh đi quẩn lại họ đều có một số phận nghiệt ngã giống nhau. Bà cho biết: “Hiện giờ tôi đã “tậu” được 11 chiếc máy may công nghiệp để giúp họ làm phương tiện kiếm sống, nhưng vẫn còn thiếu nhiều quá, thôi thì đành “phân bổ” ra vậy. Ai nhanh nhẹn hoạt bát hơn thì ngồi may, ai “chậm chạp” thì tôi dạy họ cách khâu, cắt hay đan lát mây tre đan. Ước mơ lớn nhất của tôi lúc này là làm sao có tiền sắm thêm vài dàn máy nữa để các cháu có thể có đủ phương tiện làm việc và nhờ đó có thêm thu nhập cho cả gia đình”.
Qua một kênh thông tin riêng, cái ước mơ nhỏ nhoi của bà Sông và những mảnh đời bất hạnh tại Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc đã tới được Báo An ninh Thủ đô. Và 6 chiếc máy mà Báo An ninh Thủ đô mang tới hôm nay đã giúp bà Sông thực hiện được một nửa ước nguyện của mình. Quá đỗi bất ngờ trước tấm lòng của Báo, bà cứ sụt sùi mãi chẳng nói nên lời.
Nghẹn ngào với đôi mắt đỏ hoe, bà nói: “Tôi chẳng biết nói gì để cảm ơn các anh. Tôi phải dành dụm biết bao năm trời mà chỉ mua được 11 cái máy, thế mà bỗng dưng các anh đến tặng luôn món quà bằng một nửa số đó. Thật là “nắng hạn gặp mưa rào”. Với chúng tôi, đó là một tài sản quá lớn và hơn hết, nó không chỉ là tài sản, nó còn là nguồn sống ngày mai của những số phận mà tôi đang cưu mang”.
Lăng xăng giúp chúng tôi lắp máy đưa vào vị trí, Thân Thu Hà, 21 tuổi, quê ở Yên Thế, Bắc Giang bị bại liệt 2 chân, một tay cứ xoắn lấy đồng chí Vũ Kim Thành - Phó Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô để xí phần nhận máy. Hà nói: “Chú ạ, thế là từ nay cháu đã có máy riêng, không phải dùng chung với các anh chị khác nữa. Chắc chắn nhờ nó cháu sẽ học nghề nhanh hơn và kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về giúp mẹ”.
Chứng kiến hành động ấy, chúng tôi không khỏi bùi ngùi. Vâng, hy vọng những món quà của chúng tôi sẽ giúp em lập nghiệp và hơn hết chúng tôi muốn giúp các em có thể vượt lên số phận nghiệt ngã của chính bản thân mình.
(Theo ANTĐ
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Ðề: Cưu mang những người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Kinnan ơi, cụ thể là lúc nào về Hưng Yên, nếu em lên gặp anh Sơn ở nhà chị trong tuần sau rồi mới về thì chị sẽ tiện thể gửi cho em 1 ít đồ dùng cho mẹ Thúy. Còn nếu em về trước ngày hẹn thì nhắn cho chị biết ngày nào để chị thu xếp đồ mang lên trước cho em.
Cảm ơn em.
Em còn chốt lịch với chiến hữu đi cùng nữa, em sẽ báo chị sớm nhất có thể. Em cố gắng cuối tuần này ạ.
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Ðề: Cưu mang nhưng người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Hãy nắm chặt những bàn tay bất hạnh

Cập nhật: Thứ năm, 7/10/2010 | 9:34:44 Sáng


Đồng chí Phó Tổng biên tập Vũ Kim Thành thăm xưởng sản xuất của Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc.
Đó là thông điệp mà những người làm Báo An ninh Thủ đô muốn gửi gắm tới bạn đọc cả nước trong chuyến hành trình tiếp theo của chuỗi hoạt động xã hội tình nghĩa sẽ diễn ra trong dịp Đại lễ. Sáng 6-10, 6 chiếc máy may công nghiệp trong tổng số quà trị giá gần 20 triệu đồng đã được đồng chí Vũ Kim Thành - Phó Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô trao tận tay lãnh đạo Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc, thành phố Bắc Giang.

Những cánh chim lạc bầy
Nằm nép mình bên dòng sông Thương, nhiều năm nay Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc là chốn nương tựa của những mảnh đời bất hạnh. Mặc dù về mặt “danh chính ngôn thuận” trung tâm mới được thành lập từ cuối năm 2009, nhưng hơn hai chục năm về trước bà Giám đốc Nguyễn Thị Sông đã lặng lẽ chia sẻ với không biết bao nhiêu cuộc sống eo le.
Bỏ dở giấc mộng làm bác sỹ vì một cơn bạo bệnh, bà Sông giã từ trường Đại học Y Hà Nội về quê làm kế toán cho một hợp tác xã. Có lẽ nhờ truyền thống từ đời cụ theo nghề làm thuốc Nam chữa bệnh cứu người nên hễ thấy ai khốn khó, tàn tật hay không nơi nương tựa là bà lại đưa về nhà nuôi nấng.
Âm thầm làm việc thiện, đến một ngày, bà Sông chợt nhận ra rằng, nếu cứ cưu mang như vậy thì không ổn bởi những người tật nguyền mà bà mang về rút cuộc chẳng có một nghề ngỗng gì và cứ ăn bám mãi. Bỏ thì thương, nuôi thì bà đã có tuổi chả còn hơi sức đâu để giúp. Trăn trở hơn một năm trời, cuối cùng bà quyết định thành lập nên cơ sở nuôi dưỡng dạy nghề những người tàn tật, cơ nhỡ mang tên Thiên Phúc. Bây giờ, tôi chẳng thể giúp cơm nuôi hàng ngày, thôi thì giúp họ cái “cần câu cơm” vậy - bà Sông chia sẻ.
Gom góp những món tiền dành dụm cộng với sự giúp đỡ từ các mối quan hệ bạn bè, bà Sông xây dựng một căn nhà cấp 4 làm xưởng may rồi mua hơn chục chiếc máy may công nghiệp về bắt đầu gây dựng “cần câu cơm” cho những người khốn khó. Nhoáng một cái, cơ sở của bà trở nên quá tải bởi hơn 30 mảnh đời bất hạnh tìm đến. Chị Trịnh Thị Nguy bị điếc bẩm sinh quê ở tận Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang cứ lơ ngơ khi chúng tôi hỏi về gia cảnh. Mặc dù năm nay đã 40 tuổi, nhưng suy nghĩ của chị chỉ như đứa trẻ lên 10. Bà Sông cho biết: “Tội cô ấy lắm, bố mẹ chết từ năm lên 7, gia đình có tới 4 người là liệt sỹ, đầu óc lại có vấn đề nên chẳng biết làm ăn gì. Suốt mấy chục năm chỉ biết sống nhờ vào những đồng tiền trợ cấp của bà ngoại vốn là một bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Cho đến khi bà ngoại mất thì thành ra không nơi nương tựa. Tôi đưa cô ấy về đây dạy cho nghề may, hàng tháng có thu nhập mà tự sống”.
Số phận cũng bi đát như thế là anh Vũ Văn An - 25 tuổi, quê ở tận Bình Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. So với mọi người, An chỉ có duy nhất một cánh tay là có thể hoạt động bình thường. Từ bé 2 anh em An đã không biết mặt cha mẹ. Tuổi thơ của An là những chuỗi ngày bị chúng bạn kỳ thị bởi các dị tật bẩm sinh. Cả hai sống với bà ngoại, nhưng bà ngày càng yếu, đến khi không nuôi nổi cháu nữa, bà đành dứt ruột cho đi đứa em lành lặn. Còn riêng An, vì biết cháu không thể tự kiếm sống được bà giữ lại nuôi đến lúc lực tàn. An nói: “Em thương bà lắm, nhưng số phận em thế này thì biết giúp bà bằng cách nào. May quá một người bạn giới thiệu, thế là em tìm lên đây với mẹ Sông. Bây giờ thì em đã có thể yên tâm học nghề bởi mẹ Sông rất tận tình dạy dỗ và giúp đỡ. Hy vọng khi thạo nghề, em có thể tự nuôi sống bản thân và có chút tiền gửi về giúp bà”.
Giúp đời, xây tổ ấm
Đưa chúng tôi đi khắp xưởng may bao bì của mình, bà Sông trích ngang từng lý lịch “nhân viên” của mình. Quanh đi quẩn lại họ đều có một số phận nghiệt ngã giống nhau. Bà cho biết: “Hiện giờ tôi đã “tậu” được 11 chiếc máy may công nghiệp để giúp họ làm phương tiện kiếm sống, nhưng vẫn còn thiếu nhiều quá, thôi thì đành “phân bổ” ra vậy. Ai nhanh nhẹn hoạt bát hơn thì ngồi may, ai “chậm chạp” thì tôi dạy họ cách khâu, cắt hay đan lát mây tre đan. Ước mơ lớn nhất của tôi lúc này là làm sao có tiền sắm thêm vài dàn máy nữa để các cháu có thể có đủ phương tiện làm việc và nhờ đó có thêm thu nhập cho cả gia đình”.
Qua một kênh thông tin riêng, cái ước mơ nhỏ nhoi của bà Sông và những mảnh đời bất hạnh tại Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc đã tới được Báo An ninh Thủ đô. Và 6 chiếc máy mà Báo An ninh Thủ đô mang tới hôm nay đã giúp bà Sông thực hiện được một nửa ước nguyện của mình. Quá đỗi bất ngờ trước tấm lòng của Báo, bà cứ sụt sùi mãi chẳng nói nên lời.
Nghẹn ngào với đôi mắt đỏ hoe, bà nói: “Tôi chẳng biết nói gì để cảm ơn các anh. Tôi phải dành dụm biết bao năm trời mà chỉ mua được 11 cái máy, thế mà bỗng dưng các anh đến tặng luôn món quà bằng một nửa số đó. Thật là “nắng hạn gặp mưa rào”. Với chúng tôi, đó là một tài sản quá lớn và hơn hết, nó không chỉ là tài sản, nó còn là nguồn sống ngày mai của những số phận mà tôi đang cưu mang”.
Lăng xăng giúp chúng tôi lắp máy đưa vào vị trí, Thân Thu Hà, 21 tuổi, quê ở Yên Thế, Bắc Giang bị bại liệt 2 chân, một tay cứ xoắn lấy đồng chí Vũ Kim Thành - Phó Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô để xí phần nhận máy. Hà nói: “Chú ạ, thế là từ nay cháu đã có máy riêng, không phải dùng chung với các anh chị khác nữa. Chắc chắn nhờ nó cháu sẽ học nghề nhanh hơn và kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về giúp mẹ”.
Chứng kiến hành động ấy, chúng tôi không khỏi bùi ngùi. Vâng, hy vọng những món quà của chúng tôi sẽ giúp em lập nghiệp và hơn hết chúng tôi muốn giúp các em có thể vượt lên số phận nghiệt ngã của chính bản thân mình.
(Theo ANTĐ
Ôi! Bắc Giang, Sông Thương quê hương em đấy, các mẹ ơi. Đưa nhau ta thì về.....nơi mẹ đưa nôi, nơi sáo diều chơi vơi...có dòng sông bên lở bên bồi...
 
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: Ðề: Cưu mang nhưng người phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn.

Hôm đấy may mắn được nói chuyện với 1 mẹ bên chùa Bồ Đề, cũng là người nhanh nhẹn, hiểu chuyện. Có một điều mẹ ấy tâm sự mà em nghĩ là ko phải ai cũng để ý đến.
Ngoài cái ăn, cái mặc, thuốc men, chỗ ở, chăm sóc y tế,.....thì các con bên Bồ Đề (mà em nghĩ là còn nhiều nơi khác nữa) không có điều kiện đi nhà trẻ, mẫu giáo, nên dù các con độc lập hơn, nhưng khi bước vào lớp 1, các con thể hiện rõ là mình thua thiệt, ko chỉ ở điều kiện, mà còn ở tư duy, các con lơn lên tự nhiên quá, các con chưa quen với nền nếp, với tổ chức,...các con thể hiện rõ là những đứa trẻ thiếu sự đầu tư về tư duy và lối sống,....vì thế mà các con khó mà nhận được sự chan hòa bình thường.

Đôi khi cũng có đoàn nọ đoàn kia vào bổ trợ, nhưng đó thực sự chỉ là những mảng chắp vá...

Thật thiệt cho các con quá....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top