http://giadinh.net.vn/home/20090601074649469p0c1001/tan-cung-su-thong-kho.htm
Giadinh.net - “Đau khổ nào cũng có lối thoát”, câu nói này dường như đúng với nhiều người, nhưng với người phụ nữ này thì không. Sinh con chưa đầy năm thì chồng phát điên. Đứa bé vừa bị hở hàm ếch, vừa bị tim bẩm sinh ngày càng kiệt sức. Một mình chị bươn chải kiếm sống, lại phải hứng chịu những cơn điên loạn của chồng, nỗi khổ tâm vì con bệnh tật. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, sự thống khổ của người đàn bà này là không thể tả xiết. 1.000 ngày không nghỉ
Bất hạnh đổ xuống cuộc đời chị Phạm Thị Lê (xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, Thái Bình) cách đây 4 năm, khi chị sinh đứa con trai thứ hai, cháu Khúc Văn Hiệp. Đón đứa con trên tay, chị Lê bàng hoàng. Đứa con đỏ hỏn, nhăn nheo, mắt nhắm nghiền, môi hở hàm ếch tím tái. Ai chẳng buồn khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra bị khuyết tật. Nhưng với người mẹ này, sự sống của con vẫn là trên hết.
Cháu Hiệp bị hở hàm ếch quá sâu, hai rãnh sâu xẻ từ môi lên tận lỗ mũi khiến cho cháu không thể bú được. Chị Lê đẻ mổ, nên bị mất sữa ngay sau đó. Cháu Hiệp phải nuôi hoàn toàn bằng sữa bột và ăn nước cháo. Từ ngày sinh cháu Hiệp, dường như chị Lê chưa có đêm nào được trọn giấc. Mặc dù đêm hôm thao thức bú mớm cho con, nhưng cháu Hiệp vẫn rất yếu. Suốt một tháng sau khi sinh, cháu vẫn không mở được mắt. Không chỉ bị khuyết tật ở môi mà cháu Hiệp còn bị tim bẩm sinh và có triệu chứng của bệnh Down.
Chồng chị Lê, anh Khúc Văn Hảo, có lẽ không chịu đựng nổi nỗi buồn đau vì con bệnh tật đã phát điên khi Hiệp được 6 tháng tuổi. Từ đó, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai chị Hiệp. Còn anh Hảo, kể từ khi phát bệnh, anh ngày thì khoét tường, đào nền nhà và phá phách trong điên loạn. Đêm đến lại cứ soi đèn pin vào mặt chị Lê rồi chửi, rồi cười sặc sụa. Có bao nhiêu chiếc giường anh phá hỏng hết. Khoảng đầu tháng 5 vừa qua, anh Hảo trèo tường bị ngã dập xương đùi, phải đi phẫu thuật ở Bệnh viện tỉnh Thái Bình.
Cách đây khoảng một năm, chị Lê đưa chồng đi khám bệnh thì bác sĩ kết luận, anh Hảo bị chứng tâm thần phân liệt. Anh được phát thuốc uống miễn phí và bệnh tình của anh giảm phần nào. Nhưng khi hết thuốc, anh lại khoét nền nhà, lại phá phách và suốt ngày đêm réo tên vợ để chửi. Chị Lê cho biết, suốt 3 năm nay dường như chẳng đêm nào chị được một giấc ngủ trọn vẹn.
Thấy chị Lê khốn khổ trăm bề, anh em họ hàng, làng xóm khuyên chị nên đưa anh đi Bệnh viện tâm thần Thái Bình, nhưng anh Hảo không chịu. Anh Hảo rất hung dữ nên chẳng ai dám lại gần để đưa anh đi. Giờ anh Hảo lại bị gãy chân, có thể đưa anh đi bệnh viện tâm thần được thì chị Lê lại không đành lòng. Bởi vậy, suốt ngày dài qua đêm thâu, chị lại là người phải “giơ đầu chịu báng” nhận lấy mọi khổ đau về mình. Chị Lê gạt nước mắt kể với chúng tôi: “Giờ nhà tôi nằm một chỗ, không phá phách được nữa nhưng suốt ngày réo tên tôi mà chửi. Cực nhục lắm cô ạ!”.
Mẹ con chị Lê tại Trung tâm Phục hồi chức năng xã Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình.
Đỡ đi chút khó khăn
Nỗi tủi cực khi có chồng bị điên, con cái bệnh tật càng tăng lên gấp bội khi hoàn cảnh gia đình nghèo túng. Gia đình chị Lê thuộc diện nghèo, nhưng chỉ có mỗi một lao động là chị. Chị phải quần quật làm việc mới kiếm đủ cái ăn cho gia đình. Ngoài đứa con bệnh tật, người chồng bị điên, chị Lê còn phải nuôi dạy đứa con lớn là cháu Khúc Quang Hào đang học lớp 8 và mẹ chồng trên 70 tuổi bệnh tật ốm đau liên miên.
Như mọi gia đình làm nông nghiệp khác, thu nhập chính của gia đình chị Lê chủ yếu vẫn là từ lúa. Một mình chị vật lộn với 7 sào ruộng. Nhà nghèo nên chị không có điều kiện để thuê những công việc nặng như cày bừa, chuyên chở... Ngày nào không phải ra đồng, chị Lê đi mua nứa về đan lát, mang bán kiếm lời. Thấy chị giữa trưa nắng, vượt hàng chục cây số để chở nứa trên chiếc xe đạp cà tàng, ai cũng xót xa.
Cảm thương trước gia cảnh của chị Lê, vừa qua, anh Nguyễn Văn Nghĩa, trưởng thôn Thái Trung đã đến từng nhà dân trong thôn vận động quyên góp tiền. Những gia đình ở đây cũng đều làm nông, chẳng khá giả gì nhưng tổng số tiền quyên góp cho gia đình chị Lê cũng được hơn 1 triệu đồng. Mới đây, UBMTTQ xã Lê Lợi cũng đến ủng hộ cho Hiệp 100.000 đồng. Trường THCS Lê Lợi, nơi cháu Hào đang học cũng miễn giảm một nửa học phí cho em. Anh Nghĩa cho biết: “Có lẽ thương mẹ nên cháu Hào rất ngoan, năm nào Hào cũng đạt học sinh giỏi. Có lần chị Lê đưa cho cháu 250.000 đồng để đóng tiền học, thừa 60.000 đồng, cháu liền mang về cho mẹ. Chuyện này ai cũng biết. Cháu không la cà quán xá như các bạn đồng trang lứa của mình”.
Chúng tôi gặp mẹ con chị Hiệp khi chị đưa con đến Trung tâm Phục hồi chức năng của xã để khám. Anh Phạm Văn Chiến, anh trai chị Lê đưa mẹ con chị đi khám cho biết: “Có lẽ không ai khổ như em nó. Đã phải làm quần quật để nuôi gia đình còn bị chồng chửi. Đi làm để kiếm tiền thì không có người chăm con. Cháu Hiệp bệnh tật ốm yếu như vậy, nhưng phải đi gửi nhà trẻ. Có bà mẹ chồng thì mang đủ bệnh: Viêm phổi, áp huyết cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim... Bên ngoại chúng tôi đều nghèo, chẳng ai có điều kiện để giúp. Chỉ khi vào vụ, mỗi người chung một tay làm giúp, nhưng cũng chỉ đỡ được một phần thôi. Chúng tôi chỉ mong Hiệp được phẫu thuật tim, được phẫu thuật môi. Nếu cháu khỏe, biết đâu chồng hết bệnh điên thì may ra Lê mới hết cảnh đọa đày”.
Ngọn đèn trước gió
Có thể do bệnh tật cộng thêm cả sự nghèo đói nên cháu Khúc Văn Hiệp không thể lớn lên được. Năm nay Hiệp hơn 4 tuổi nhưng chỉ nặng 11kg, không đi đứng được mà vẫn phải bế ẵm. Thời gian gần đây, cháu bị xỉu liên tục, mặt mũi tím đen lại. Cháu xỉu như vậy khoảng 15 – 20 phút, sau đó mới trở về bình thường.
Chị Lê vay mượn khắp nơi để đưa con đi Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ ở đây kết luận, cháu Hiệp bị tim thông liên thất, tim ba lá, co thắt vạch màng tim và vạch màng phổi. Bệnh tim của cháu quá nặng, nhưng tình trạng sức khỏe quá yếu nên phải uống thuốc trợ phẫu. Ba lần chị đưa con đến Viện Nhi thì cả ba lần bác sĩ đều chỉ định cho uống thuốc. Số tiền thuốc mỗi lần đi khám hơn 1 triệu đồng.
Cháu Hiệp không thể phẫu thuật tim được, một phần do sức khỏe, hơn nữa tiền phẫu thuật tim quá lớn, chị Lê không thể xoay xở được, chỉ còn biết trông chờ vào những ca phẫu thuật từ thiện.
Mặc dù chương trình phẫu thuật tim và phẫu thuật nụ cười do Quỹ Bảo trợ trẻ em phát động đã phủ khắp toàn quốc nhưng hiện chưa đến được với cháu Hiệp. Anh Phạm Minh Tuấn, Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở LĐ,TB&XH Thái Bình) cho biết: Hai lần chương trình phẫu thuật nụ cười về Thái Bình, chúng tôi đều gọi cháu Hiệp lên. Nhưng đến khi khám, các bác sĩ không dám phẫu thuật vì bệnh tim của cháu quá nặng. Vì thế phải phẫu thuật tim xong, cháu mới có thể phẫu thuật môi được.
Chị Lê kể: Chị cũng đã đưa con đi khám sàng lọc để phẫu thuật tim theo chương trình phẫu thuật tim miễn phí của Quỹ Bảo trợ trẻ em. Nhưng cả hai lần đều bị trả về vì cháu Hiệp quá yếu. Bác sĩ bảo phải bồi dưỡng cho cháu, chờ cháu được 12kg thì mới phẫu thuật được.
Từ đó đến nay, chị Lê lại nhịn ăn, nhịn mặc, kể cả đi vay mượn tiền để mua sữa tốt cho con uống. Nghe cô bán hàng bảo sữa nào tốt nhất, mặc dù rất đắt, chị cũng phải bấm mồm bấm miệng mua về cho con uống. “Thuốc cháu cũng uống rồi, cháu cũng đang uống loại sữa tốt nhất nhưng không hiểu sao cháu vẫn yếu lắm, cứ lả đi từng ngày”, chị Lê bật khóc khi nhắc đến bệnh tình của con.
Nhìn người mẹ nhỏ, gầy guộc ngồi ôm đứa con tật nguyền xanh rớt ngồi nép mình một góc trong phòng tập của Trung tâm Phục hồi chức năng ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, Thái Bình), khiến chúng tôi khi rời bước chân ra đi mà chẳng thấy an lòng.
Giadinh.net - “Đau khổ nào cũng có lối thoát”, câu nói này dường như đúng với nhiều người, nhưng với người phụ nữ này thì không. Sinh con chưa đầy năm thì chồng phát điên. Đứa bé vừa bị hở hàm ếch, vừa bị tim bẩm sinh ngày càng kiệt sức. Một mình chị bươn chải kiếm sống, lại phải hứng chịu những cơn điên loạn của chồng, nỗi khổ tâm vì con bệnh tật. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, sự thống khổ của người đàn bà này là không thể tả xiết. 1.000 ngày không nghỉ
Bất hạnh đổ xuống cuộc đời chị Phạm Thị Lê (xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, Thái Bình) cách đây 4 năm, khi chị sinh đứa con trai thứ hai, cháu Khúc Văn Hiệp. Đón đứa con trên tay, chị Lê bàng hoàng. Đứa con đỏ hỏn, nhăn nheo, mắt nhắm nghiền, môi hở hàm ếch tím tái. Ai chẳng buồn khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra bị khuyết tật. Nhưng với người mẹ này, sự sống của con vẫn là trên hết.
Cháu Hiệp bị hở hàm ếch quá sâu, hai rãnh sâu xẻ từ môi lên tận lỗ mũi khiến cho cháu không thể bú được. Chị Lê đẻ mổ, nên bị mất sữa ngay sau đó. Cháu Hiệp phải nuôi hoàn toàn bằng sữa bột và ăn nước cháo. Từ ngày sinh cháu Hiệp, dường như chị Lê chưa có đêm nào được trọn giấc. Mặc dù đêm hôm thao thức bú mớm cho con, nhưng cháu Hiệp vẫn rất yếu. Suốt một tháng sau khi sinh, cháu vẫn không mở được mắt. Không chỉ bị khuyết tật ở môi mà cháu Hiệp còn bị tim bẩm sinh và có triệu chứng của bệnh Down.
Chồng chị Lê, anh Khúc Văn Hảo, có lẽ không chịu đựng nổi nỗi buồn đau vì con bệnh tật đã phát điên khi Hiệp được 6 tháng tuổi. Từ đó, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai chị Hiệp. Còn anh Hảo, kể từ khi phát bệnh, anh ngày thì khoét tường, đào nền nhà và phá phách trong điên loạn. Đêm đến lại cứ soi đèn pin vào mặt chị Lê rồi chửi, rồi cười sặc sụa. Có bao nhiêu chiếc giường anh phá hỏng hết. Khoảng đầu tháng 5 vừa qua, anh Hảo trèo tường bị ngã dập xương đùi, phải đi phẫu thuật ở Bệnh viện tỉnh Thái Bình.
Cách đây khoảng một năm, chị Lê đưa chồng đi khám bệnh thì bác sĩ kết luận, anh Hảo bị chứng tâm thần phân liệt. Anh được phát thuốc uống miễn phí và bệnh tình của anh giảm phần nào. Nhưng khi hết thuốc, anh lại khoét nền nhà, lại phá phách và suốt ngày đêm réo tên vợ để chửi. Chị Lê cho biết, suốt 3 năm nay dường như chẳng đêm nào chị được một giấc ngủ trọn vẹn.
Thấy chị Lê khốn khổ trăm bề, anh em họ hàng, làng xóm khuyên chị nên đưa anh đi Bệnh viện tâm thần Thái Bình, nhưng anh Hảo không chịu. Anh Hảo rất hung dữ nên chẳng ai dám lại gần để đưa anh đi. Giờ anh Hảo lại bị gãy chân, có thể đưa anh đi bệnh viện tâm thần được thì chị Lê lại không đành lòng. Bởi vậy, suốt ngày dài qua đêm thâu, chị lại là người phải “giơ đầu chịu báng” nhận lấy mọi khổ đau về mình. Chị Lê gạt nước mắt kể với chúng tôi: “Giờ nhà tôi nằm một chỗ, không phá phách được nữa nhưng suốt ngày réo tên tôi mà chửi. Cực nhục lắm cô ạ!”.
Mẹ con chị Lê tại Trung tâm Phục hồi chức năng xã Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình.
Đỡ đi chút khó khăn
Nỗi tủi cực khi có chồng bị điên, con cái bệnh tật càng tăng lên gấp bội khi hoàn cảnh gia đình nghèo túng. Gia đình chị Lê thuộc diện nghèo, nhưng chỉ có mỗi một lao động là chị. Chị phải quần quật làm việc mới kiếm đủ cái ăn cho gia đình. Ngoài đứa con bệnh tật, người chồng bị điên, chị Lê còn phải nuôi dạy đứa con lớn là cháu Khúc Quang Hào đang học lớp 8 và mẹ chồng trên 70 tuổi bệnh tật ốm đau liên miên.
Như mọi gia đình làm nông nghiệp khác, thu nhập chính của gia đình chị Lê chủ yếu vẫn là từ lúa. Một mình chị vật lộn với 7 sào ruộng. Nhà nghèo nên chị không có điều kiện để thuê những công việc nặng như cày bừa, chuyên chở... Ngày nào không phải ra đồng, chị Lê đi mua nứa về đan lát, mang bán kiếm lời. Thấy chị giữa trưa nắng, vượt hàng chục cây số để chở nứa trên chiếc xe đạp cà tàng, ai cũng xót xa.
Cảm thương trước gia cảnh của chị Lê, vừa qua, anh Nguyễn Văn Nghĩa, trưởng thôn Thái Trung đã đến từng nhà dân trong thôn vận động quyên góp tiền. Những gia đình ở đây cũng đều làm nông, chẳng khá giả gì nhưng tổng số tiền quyên góp cho gia đình chị Lê cũng được hơn 1 triệu đồng. Mới đây, UBMTTQ xã Lê Lợi cũng đến ủng hộ cho Hiệp 100.000 đồng. Trường THCS Lê Lợi, nơi cháu Hào đang học cũng miễn giảm một nửa học phí cho em. Anh Nghĩa cho biết: “Có lẽ thương mẹ nên cháu Hào rất ngoan, năm nào Hào cũng đạt học sinh giỏi. Có lần chị Lê đưa cho cháu 250.000 đồng để đóng tiền học, thừa 60.000 đồng, cháu liền mang về cho mẹ. Chuyện này ai cũng biết. Cháu không la cà quán xá như các bạn đồng trang lứa của mình”.
Chúng tôi gặp mẹ con chị Hiệp khi chị đưa con đến Trung tâm Phục hồi chức năng của xã để khám. Anh Phạm Văn Chiến, anh trai chị Lê đưa mẹ con chị đi khám cho biết: “Có lẽ không ai khổ như em nó. Đã phải làm quần quật để nuôi gia đình còn bị chồng chửi. Đi làm để kiếm tiền thì không có người chăm con. Cháu Hiệp bệnh tật ốm yếu như vậy, nhưng phải đi gửi nhà trẻ. Có bà mẹ chồng thì mang đủ bệnh: Viêm phổi, áp huyết cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tim... Bên ngoại chúng tôi đều nghèo, chẳng ai có điều kiện để giúp. Chỉ khi vào vụ, mỗi người chung một tay làm giúp, nhưng cũng chỉ đỡ được một phần thôi. Chúng tôi chỉ mong Hiệp được phẫu thuật tim, được phẫu thuật môi. Nếu cháu khỏe, biết đâu chồng hết bệnh điên thì may ra Lê mới hết cảnh đọa đày”.
Ngọn đèn trước gió
Có thể do bệnh tật cộng thêm cả sự nghèo đói nên cháu Khúc Văn Hiệp không thể lớn lên được. Năm nay Hiệp hơn 4 tuổi nhưng chỉ nặng 11kg, không đi đứng được mà vẫn phải bế ẵm. Thời gian gần đây, cháu bị xỉu liên tục, mặt mũi tím đen lại. Cháu xỉu như vậy khoảng 15 – 20 phút, sau đó mới trở về bình thường.
Chị Lê vay mượn khắp nơi để đưa con đi Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ ở đây kết luận, cháu Hiệp bị tim thông liên thất, tim ba lá, co thắt vạch màng tim và vạch màng phổi. Bệnh tim của cháu quá nặng, nhưng tình trạng sức khỏe quá yếu nên phải uống thuốc trợ phẫu. Ba lần chị đưa con đến Viện Nhi thì cả ba lần bác sĩ đều chỉ định cho uống thuốc. Số tiền thuốc mỗi lần đi khám hơn 1 triệu đồng.
Cháu Hiệp không thể phẫu thuật tim được, một phần do sức khỏe, hơn nữa tiền phẫu thuật tim quá lớn, chị Lê không thể xoay xở được, chỉ còn biết trông chờ vào những ca phẫu thuật từ thiện.
Mặc dù chương trình phẫu thuật tim và phẫu thuật nụ cười do Quỹ Bảo trợ trẻ em phát động đã phủ khắp toàn quốc nhưng hiện chưa đến được với cháu Hiệp. Anh Phạm Minh Tuấn, Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở LĐ,TB&XH Thái Bình) cho biết: Hai lần chương trình phẫu thuật nụ cười về Thái Bình, chúng tôi đều gọi cháu Hiệp lên. Nhưng đến khi khám, các bác sĩ không dám phẫu thuật vì bệnh tim của cháu quá nặng. Vì thế phải phẫu thuật tim xong, cháu mới có thể phẫu thuật môi được.
Chị Lê kể: Chị cũng đã đưa con đi khám sàng lọc để phẫu thuật tim theo chương trình phẫu thuật tim miễn phí của Quỹ Bảo trợ trẻ em. Nhưng cả hai lần đều bị trả về vì cháu Hiệp quá yếu. Bác sĩ bảo phải bồi dưỡng cho cháu, chờ cháu được 12kg thì mới phẫu thuật được.
Từ đó đến nay, chị Lê lại nhịn ăn, nhịn mặc, kể cả đi vay mượn tiền để mua sữa tốt cho con uống. Nghe cô bán hàng bảo sữa nào tốt nhất, mặc dù rất đắt, chị cũng phải bấm mồm bấm miệng mua về cho con uống. “Thuốc cháu cũng uống rồi, cháu cũng đang uống loại sữa tốt nhất nhưng không hiểu sao cháu vẫn yếu lắm, cứ lả đi từng ngày”, chị Lê bật khóc khi nhắc đến bệnh tình của con.
Nhìn người mẹ nhỏ, gầy guộc ngồi ôm đứa con tật nguyền xanh rớt ngồi nép mình một góc trong phòng tập của Trung tâm Phục hồi chức năng ở xã Bình Minh (huyện Kiến Xương, Thái Bình), khiến chúng tôi khi rời bước chân ra đi mà chẳng thấy an lòng.
Lâm Vũ