Haidang02
New Member
Chị vừa đọc được trường hợp này trên vietnamnet.
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2009/07/859019/
Suốt 3 năm nay, ở TP. Thái Bình, có một ngôi nhà nhỏ luôn sáng đèn trong đêm, bởi người mẹ trẻ sợ rằng, nếu mình thiếp đi một lần, biết đâu sẽ không kịp đánh thức con dậy trong một giấc ngủ dài mãi mãi.
Ở cái TP. Thái Bình quê lúa thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, người dân thường có thói quen 9h tối là tắt đèn đi ngủ, ít ai còn có nhu cầu ra đường. Nhưng, cũng tại nơi đây, có một ngôi nhà nhỏ luôn sáng đèn suốt đêm trong nhiều năm nay.
Ngôi nhà luôn sáng đèn bởi người mẹ trẻ sợ rằng, lỡ một đêm nào đó mình thiếp đi một giấc thật sâu, thì biết đâu không kịp trở mình để thức con tỉnh dậy.
Đã 3 năm nay, đôi vợ chồng trẻ thay nhau thức để canh cho con ngủ hằng đêm, bởi thường trực trong họ nỗi lo sợ rằng, một ngày mới khi bình minh vừa lên, con mình đã mãi mãi ngủ say và không bao giờ còn dậy nữa.
Hạnh phúc chẳng tày gang
Căn nhà 9m2 tại xóm 3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP. Thái Bình là nơi vợ chồng anh Nguyễn Đăng Tiến lưu trú. Ngôi nhà vui bởi có tiếng bi bô của đứa con gái lên 3 tên Nguyễn Vũ Hoàng Ngân suốt ngày đêm.
Nhưng, đôi vợ chồng trẻ luôn bị ám ảnh bởi một thực tế: một ngày mai tỉnh giấc, không biết trái tim con gái mình còn đập nữa hay không? Nhìn đứa con gái gần 3 tuổi, nước da nhờn nhợt, nặng chỉ 9kg ngằn ngặt khóc, có lúc Tiến nói với vợ: “Có lẽ con nó chẳng ở với vợ chồng mình lâu được nữa”.
Hạnh phúc ngày bé Ngân cất tiếng khóc chào đời vừa đến thì cũng là lúc vợ chồng Tiến biết tin con gái mình mắc bệnh tim bẩm sinh. Gần 3 năm nay, ngôi nhà rộng chỉ 9m2 ấy luôn sáng đèn, bởi người mẹ trẻ sợ rằng: một lúc nào mình ngủ quên, tỉnh giấc sẽ không còn nhìn thấy ánh mắt trong trẻo của con gái nữa. Ảnh: Hoàng Sang
7 giờ tối một ngày giữa tháng 7/2009, căn nhà vợ chồng Tiến vẫn hầm hập nóng. Gió từ chiếc quạt cóc cũ rích vẫn không sao át lại đuợc hơi nóng phả xuống từ trần nhà chưa đầy 9m2.
Tiến lọ mọ xách chiếc chõng tre ra ngoài vườn để hứng tý gió trời. Cháu Ngân dúm dó, thiêm thiếp ngủ trong vòng tay bố. Thi thoảng, trong cơn mê, cháu lại cuời và ú ớ nói một điều gì đó. Tiến nhìn con, mắt ngân ngấn. Anh bảo: "Cũng chẳng biết ngày nào, cháu Ngân sẽ bỏ vợ chồng em mà ra đi nữa. Vợ chồng em đã làm hết những gì có thể. Nhưng, cũng chẳng xoay chuyển được gì".
Rồi Tiến kể về những ngày tháng cả 2 vợ chồng còng lưng, kiếm tiền chữa bệnh tim cho con. Câu chuyện thi thoảng bị cắt đứt bởi những tiếng ho liên tục của cháu Ngân. Trong câu chuyện chắp vá của anh, tôi thấy được nỗi tuyệt vọng của một người bố trước căn bệnh tim bẩm sinh của con gái. Anh nghẹn ngào khi nghĩ đến một ngày không xa, đứa con gái mà anh yêu thương nhất trên đời sẽ vĩnh viễn ra đi trong sự bất lực của chính bản thân mình.
Cưới nhau được một năm thì tháng 10/2006, cháu Nguyễn Vũ Hoàng Ngân ra đời trong niềm hạnh phúc của 2 gia đình nội ngoại. Ngày lại ngày, căn nhà nhỏ của vợ chồng Tiến ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Ngày đó, cứ sau mỗi khi đi làm thuê về, Tiến lại lao nhanh về nhà để bế con và phụ giúp vợ những việc lặt vặt trong gia đình.
Song, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Một buổi chiều, đang ở xưởng mộc thì Tiến nhận được điện thoại của vợ. Giọng chị Xoa gấp gáp: "Anh về nhanh đi, con nó làm sao ấy, từ trưa tới giờ lên cơn co giật và khó thở". Tiến lao nhanh ra đường, chạy bộ một mạch hơn 3km từ xưởng mộc về nhà dưới cơn mưa trắng trời.
Cháu Ngân nằm bất động, thi thoảng lại lên cơn co giật, toàn thân tím tái. Hoảng sợ, 2 vợ chồng thuê xe, đội mưa đưa con đi khám ở Bệnh viện Thái Bình. Tại đây, bác sỹ bảo Ngân bị viêm phổi nặng.
Sinh nhật, Ngân nhìn vào 3 cây nến cháy rực và hát: "Ba là cây vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Rồi bất chợt, Ngân quay sang hỏi: Nếu một ngày, không còn cây nến màu hồng nữa thì sao hả bố? Ảnh: Hoàng Sang.
Thế nhưng, 1 ngày, 2 ngày rồi suốt tuần mà bệnh tình cháu vẫn không dứt. Bé Ngân càng ngày càng gầy rộc, ngằn ngặt khóc, toàn thân tím tái. Không thể chần chừ, anh chạy vạy được một ít tiền rồi đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội để khám.
Tại đây, các bác sỹ đã chẩn đoán cháu Nguyễn Vũ Hoàng Ngân mắc bệnh tim bẩm sinh.
Chỉ kịp thuê cho vợ một cái phòng trọ để tá túc trong thời gian chữa bệnh cho con, anh lại bắt xe về ngay Thái Bình, tiếp tục vay mượn tiền lên Hà Nội. Bán tống, bán tháo đôi nhẫn cưới - tài sản có giá trị duy nhất của 2 vợ chồng và chạy vạy khắp hàng xóm, anh em láng giềng mà anh cũng chỉ gom được gần 3 triệu đồng.
Lên Hà Nội, cái gì cũng đắt đỏ. Số tiền anh mang lên chỉ đủ trang trải thuốc men cho cháu Ngân được mấy ngày. Sẵn có chiếc xe máy mang theo, ban ngày anh ra cổng Bệnh viện Nhi chạy xe ôm, khuya mới vào thăm con.
Cứ như vậy, ròng rã suốt 2 tháng trời, vợ chồng anh bám trụ lại Hà Nội với hy vọng dù rất mong manh: giữ cho trái tim con mình không ngừng đập.
Gần 3 năm nay, cả gia đình anh Tiến gồng mình chạy chữa cho con, với một hy vọng dù rất mong manh: giữ cho trái tim con không ngừng đập. Ảnh: Hoàng Sang
Mãi mà bệnh tình cháu Ngân không thuyên giảm, anh lại đưa con sang Viện Tim mạch Trung ương, hy vọng sẽ có một phép mầu nhiệm nào đó có thể chữa khỏi cho cháu.
Thế nhưng, các bác sỹ đầu ngành ở đây đều thở dài: "Trường hợp bệnh tim của cháu rất nguy hiểm. Muốn cứu sống phải đưa vào TP.HCM để mổ”. Và chi phí cho ca mổ cứu con của hai vợ chồng trẻ ước tính tới… gần 100 triệu đồng.
Đêm đó, 2 vợ chồng ôm con thức trắng. Kiếm đâu ra chừng ấy tiền khi mà cuộc sống 2 vợ chồng chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân may mặc của vợ và nghề làm mộc thuê của anh.
Bán nhà? Mảnh đất cắm dùi mà 2 vợ chồng chui rúc bấy lâu nay chỉ là một cái "lô cốt" 9m2 nằm trong vườn nhà bố mẹ đẻ. Nhưng, ngay cả khu đất đấy cũng chưa có sổ đỏ, muốn bán hoặc cầm cố ngân hàng là không thể. Tài sản trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc quạt cóc bé tin hin và chiếc tủ gỗ đã hở toang hoác.
Hai vợ chồng ôm con vào lòng: "Phải chi con đuợc sinh ra trong một gia đình khá giả? Phải chi, bố có thể cho con trái tim này?".
Vợ chồng Tiến quyết định đưa con về quê Thái Bình chờ… chết. Đó là quãng thời gian năm 2007, vợ chồng Tiến vẫn gọi là "địa ngục ở trần gian".
Nếu một cây nến không còn nữa?
"Sau khi nghe các bác sỹ bảo muốn cứu sống cháu chỉ còn cách đưa cháu vào TP.HCM để mổ, chi phí khoảng gần 100 triệu, vợ chồng em bồng con về quê. Từ đó đến nay, cứ mỗi lúc thời tiết thay đổi, bệnh tim tái phát, cháu lại không thở được. Cứ mỗi lần như vậy, em lại cho con uống thuốc kháng sinh liều cao", chị Nguyễn Thị Xoa (22 tuổi), mẹ cháu Ngân tiếp lời.
Chị Xoa làm thợ may ở gần nhà, anh Tiến thì đi làm thợ mộc ở ngay xã bên. Hai vợ chồng cố chắt chiu lắm thì may ra đủ tiền mua thuốc và sữa cho con. Còn ăn, uống, hôm thì chạy sang nhà ông bà ngoại, khi lại chạy sang nhà nội. Những lúc Ngân lên cơn đau, ông nội lại xúc tạm tạ thóc để lấy tiền mua thuốc cầm cự cho cháu.
Gần 3 năm nay, cả gia đình vẫn gồng mình lên để duy trì sự sống cho cháu Ngân như vậy.
Gần 3 năm từ ngày cháu Ngân đổ bệnh, đêm nào chị Xoa cũng giật mình, đưa tay quờ quạng xem con gái mình còn thở đều nữa hay không. Rồi chị lại ôm con vào lòng mình, sợ sẽ đánh mất một báu vật mà cuộc đời đã ban tặng cho chị. Ảnh: Hoàng Sang
Gần 3 năm làm mẹ, cũng là ngần ấy thời gian chị Xoa sống trong nỗi sợ hãi. Chị sợ rằng một ngày mình tỉnh giấc, sẽ không còn nhìn thấy con nữa. Gần 3 năm từ ngày cháu Ngân đổ bệnh, cũng là ngần ấy đêm chị ngủ không ngon giấc. Đêm nào chị cũng giật mình, đưa tay quờ quạng xem con gái mình còn thở đều nữa hay không. Rồi chị lại nằm xuống, ôm con vào lòng mình, sợ sẽ đánh mất một báu vật mà cuộc đời đã ban tặng cho chị.
Anh Tiến kể rằng, có nhiều hôm tỉnh giấc, chẳng thấy vợ đâu nên chạy ra ngoài đi tìm. Mãi một lúc sau mới thấy vợ đang đứng ở góc vườn, chắp tay lên trời cầu khấn mong có ai cứu giúp cho cháu Ngân khỏi bệnh. Những lúc như thế, tim anh như bị muối xát, tự trách mình không thể kiếm đâu ra chừng ấy tiền để cứu được con.
8h đêm, cháu Ngân trở mình rồi nhớn nhác nhìn quanh. Tiến dỗ con rồi kể: "Từ ngày cháu bị bệnh, chẳng hiểu sao em thích Ngân khóc hơn là ngủ. Còn khóc, tức là Ngân còn chưa bỏ vợ chồng em. Còn khóc, tức là còn hy vọng…".
Anh Tiến bảo: "Từ ngày con bị bệnh, chẳng hiểu sao em thích Ngân khóc hơn là ngủ. Còn khóc, tức là Ngân còn chưa bỏ vợ chồng em. Còn khóc, tức là còn hy vọng". Ảnh: Hoàng Sang
Dứt lời, Tiến chạy vào nhà lấy đồ chơi cho con. Anh lôi ra một loạt những cây nến nhỏ xíu với 3 màu: xanh, vàng, hồng. Bé Ngân lẫm chẫm đứng dậy, đòi bố thắp sáng những cây nến.
Một đợt gió thổi qua, Tiến lấy bật lửa châm lại những cây nến bị tắt.
"Kỉ niệm ngày sinh, ông ngoại tặng cho Ngân một cái bánh sinh nhật. Ngân chờ bố đi làm về rồi mới cho mọi người châm nến. Rồi Ngân hát, giọng mệt nhọc và đứt quãng: "Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng".
Dứt lời, cháu ôm vai tôi và hỏi: "Nếu một cây nến không còn nữa thì sao hả bố mẹ?". Mọi người có mặt ôm chầm lấy nó và khóc", tiếng người bố trẻ bất lực đếm từng ngày con còn được ở lại với mình, rưng rưng.
“Phải mổ kịp thời, nếu không sẽ muộn mất”
TS. Đinh Thị Thu Hương -Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho rằng đây là một ca mổ rất khó và phức tạp, tùy theo diễn tiến của ca mổ mới khẳng định được khả năng thành công là bao nhiêu %. Ảnh: Hoàng Sang
Tiến sỹ Đinh Thị Thu Hương (Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia) cho hay: “Theo biên bản hội chẩn của Viện Tim mạch, bệnh của cháu Ngân là “thân trung động mạch”. Căn bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, phải tiến hành mổ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, sẽ không thể mổ được nữa”.
Cũng theo TS. Hương, hiện ở Việt Nam, Viện Tim mạch TP.HCM là đơn vị tốt nhất có thể tiến hành ca mổ được cho là rất khó và phức tạp này. Kinh phí ca mổ khoảng từ 80-100 triệu đồng. Thông thường, ca mổ kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ. Tùy theo diễn tiến của ca mổ mới khẳng định được khả năng thành công là bao nhiêu %.
Về thủ tục mổ, TS. Hương cho rằng không có gì phức tạp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ca mổ đã được lên lịch sẵn từ mấy tháng trước. Do đó, kể cả khi gia đình cháu Ngân có đủ kinh phí cũng chưa chắc đã tiến hành mổ ngay được.
Bạn đọc muốn giúp đỡ gia đình cháu Nguyễn Vũ Hoàng Ngân, xin chuyển về:
1 - Chuyển khoản:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
2 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
3 - Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với gia đình cháu Ngân:
Bố: Nguyễn Đăng Tiến, mẹ: Nguyễn Thị Xoa
Xóm 3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 0363 743058 (điện thoại gia đình ông ngoại Nguyễn Văn Kiếm)
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2009/07/859019/
Suốt 3 năm nay, ở TP. Thái Bình, có một ngôi nhà nhỏ luôn sáng đèn trong đêm, bởi người mẹ trẻ sợ rằng, nếu mình thiếp đi một lần, biết đâu sẽ không kịp đánh thức con dậy trong một giấc ngủ dài mãi mãi.
Ở cái TP. Thái Bình quê lúa thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, người dân thường có thói quen 9h tối là tắt đèn đi ngủ, ít ai còn có nhu cầu ra đường. Nhưng, cũng tại nơi đây, có một ngôi nhà nhỏ luôn sáng đèn suốt đêm trong nhiều năm nay.
Ngôi nhà luôn sáng đèn bởi người mẹ trẻ sợ rằng, lỡ một đêm nào đó mình thiếp đi một giấc thật sâu, thì biết đâu không kịp trở mình để thức con tỉnh dậy.
Đã 3 năm nay, đôi vợ chồng trẻ thay nhau thức để canh cho con ngủ hằng đêm, bởi thường trực trong họ nỗi lo sợ rằng, một ngày mới khi bình minh vừa lên, con mình đã mãi mãi ngủ say và không bao giờ còn dậy nữa.
Hạnh phúc chẳng tày gang
Căn nhà 9m2 tại xóm 3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP. Thái Bình là nơi vợ chồng anh Nguyễn Đăng Tiến lưu trú. Ngôi nhà vui bởi có tiếng bi bô của đứa con gái lên 3 tên Nguyễn Vũ Hoàng Ngân suốt ngày đêm.
Nhưng, đôi vợ chồng trẻ luôn bị ám ảnh bởi một thực tế: một ngày mai tỉnh giấc, không biết trái tim con gái mình còn đập nữa hay không? Nhìn đứa con gái gần 3 tuổi, nước da nhờn nhợt, nặng chỉ 9kg ngằn ngặt khóc, có lúc Tiến nói với vợ: “Có lẽ con nó chẳng ở với vợ chồng mình lâu được nữa”.
Hạnh phúc ngày bé Ngân cất tiếng khóc chào đời vừa đến thì cũng là lúc vợ chồng Tiến biết tin con gái mình mắc bệnh tim bẩm sinh. Gần 3 năm nay, ngôi nhà rộng chỉ 9m2 ấy luôn sáng đèn, bởi người mẹ trẻ sợ rằng: một lúc nào mình ngủ quên, tỉnh giấc sẽ không còn nhìn thấy ánh mắt trong trẻo của con gái nữa. Ảnh: Hoàng Sang
7 giờ tối một ngày giữa tháng 7/2009, căn nhà vợ chồng Tiến vẫn hầm hập nóng. Gió từ chiếc quạt cóc cũ rích vẫn không sao át lại đuợc hơi nóng phả xuống từ trần nhà chưa đầy 9m2.
Tiến lọ mọ xách chiếc chõng tre ra ngoài vườn để hứng tý gió trời. Cháu Ngân dúm dó, thiêm thiếp ngủ trong vòng tay bố. Thi thoảng, trong cơn mê, cháu lại cuời và ú ớ nói một điều gì đó. Tiến nhìn con, mắt ngân ngấn. Anh bảo: "Cũng chẳng biết ngày nào, cháu Ngân sẽ bỏ vợ chồng em mà ra đi nữa. Vợ chồng em đã làm hết những gì có thể. Nhưng, cũng chẳng xoay chuyển được gì".
Rồi Tiến kể về những ngày tháng cả 2 vợ chồng còng lưng, kiếm tiền chữa bệnh tim cho con. Câu chuyện thi thoảng bị cắt đứt bởi những tiếng ho liên tục của cháu Ngân. Trong câu chuyện chắp vá của anh, tôi thấy được nỗi tuyệt vọng của một người bố trước căn bệnh tim bẩm sinh của con gái. Anh nghẹn ngào khi nghĩ đến một ngày không xa, đứa con gái mà anh yêu thương nhất trên đời sẽ vĩnh viễn ra đi trong sự bất lực của chính bản thân mình.
Cưới nhau được một năm thì tháng 10/2006, cháu Nguyễn Vũ Hoàng Ngân ra đời trong niềm hạnh phúc của 2 gia đình nội ngoại. Ngày lại ngày, căn nhà nhỏ của vợ chồng Tiến ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Ngày đó, cứ sau mỗi khi đi làm thuê về, Tiến lại lao nhanh về nhà để bế con và phụ giúp vợ những việc lặt vặt trong gia đình.
Song, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Một buổi chiều, đang ở xưởng mộc thì Tiến nhận được điện thoại của vợ. Giọng chị Xoa gấp gáp: "Anh về nhanh đi, con nó làm sao ấy, từ trưa tới giờ lên cơn co giật và khó thở". Tiến lao nhanh ra đường, chạy bộ một mạch hơn 3km từ xưởng mộc về nhà dưới cơn mưa trắng trời.
Cháu Ngân nằm bất động, thi thoảng lại lên cơn co giật, toàn thân tím tái. Hoảng sợ, 2 vợ chồng thuê xe, đội mưa đưa con đi khám ở Bệnh viện Thái Bình. Tại đây, bác sỹ bảo Ngân bị viêm phổi nặng.
Sinh nhật, Ngân nhìn vào 3 cây nến cháy rực và hát: "Ba là cây vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Rồi bất chợt, Ngân quay sang hỏi: Nếu một ngày, không còn cây nến màu hồng nữa thì sao hả bố? Ảnh: Hoàng Sang.
Thế nhưng, 1 ngày, 2 ngày rồi suốt tuần mà bệnh tình cháu vẫn không dứt. Bé Ngân càng ngày càng gầy rộc, ngằn ngặt khóc, toàn thân tím tái. Không thể chần chừ, anh chạy vạy được một ít tiền rồi đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội để khám.
Tại đây, các bác sỹ đã chẩn đoán cháu Nguyễn Vũ Hoàng Ngân mắc bệnh tim bẩm sinh.
Chỉ kịp thuê cho vợ một cái phòng trọ để tá túc trong thời gian chữa bệnh cho con, anh lại bắt xe về ngay Thái Bình, tiếp tục vay mượn tiền lên Hà Nội. Bán tống, bán tháo đôi nhẫn cưới - tài sản có giá trị duy nhất của 2 vợ chồng và chạy vạy khắp hàng xóm, anh em láng giềng mà anh cũng chỉ gom được gần 3 triệu đồng.
Lên Hà Nội, cái gì cũng đắt đỏ. Số tiền anh mang lên chỉ đủ trang trải thuốc men cho cháu Ngân được mấy ngày. Sẵn có chiếc xe máy mang theo, ban ngày anh ra cổng Bệnh viện Nhi chạy xe ôm, khuya mới vào thăm con.
Cứ như vậy, ròng rã suốt 2 tháng trời, vợ chồng anh bám trụ lại Hà Nội với hy vọng dù rất mong manh: giữ cho trái tim con mình không ngừng đập.
Gần 3 năm nay, cả gia đình anh Tiến gồng mình chạy chữa cho con, với một hy vọng dù rất mong manh: giữ cho trái tim con không ngừng đập. Ảnh: Hoàng Sang
Mãi mà bệnh tình cháu Ngân không thuyên giảm, anh lại đưa con sang Viện Tim mạch Trung ương, hy vọng sẽ có một phép mầu nhiệm nào đó có thể chữa khỏi cho cháu.
Thế nhưng, các bác sỹ đầu ngành ở đây đều thở dài: "Trường hợp bệnh tim của cháu rất nguy hiểm. Muốn cứu sống phải đưa vào TP.HCM để mổ”. Và chi phí cho ca mổ cứu con của hai vợ chồng trẻ ước tính tới… gần 100 triệu đồng.
Đêm đó, 2 vợ chồng ôm con thức trắng. Kiếm đâu ra chừng ấy tiền khi mà cuộc sống 2 vợ chồng chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân may mặc của vợ và nghề làm mộc thuê của anh.
Bán nhà? Mảnh đất cắm dùi mà 2 vợ chồng chui rúc bấy lâu nay chỉ là một cái "lô cốt" 9m2 nằm trong vườn nhà bố mẹ đẻ. Nhưng, ngay cả khu đất đấy cũng chưa có sổ đỏ, muốn bán hoặc cầm cố ngân hàng là không thể. Tài sản trong nhà cũng chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc quạt cóc bé tin hin và chiếc tủ gỗ đã hở toang hoác.
Hai vợ chồng ôm con vào lòng: "Phải chi con đuợc sinh ra trong một gia đình khá giả? Phải chi, bố có thể cho con trái tim này?".
Vợ chồng Tiến quyết định đưa con về quê Thái Bình chờ… chết. Đó là quãng thời gian năm 2007, vợ chồng Tiến vẫn gọi là "địa ngục ở trần gian".
Nếu một cây nến không còn nữa?
"Sau khi nghe các bác sỹ bảo muốn cứu sống cháu chỉ còn cách đưa cháu vào TP.HCM để mổ, chi phí khoảng gần 100 triệu, vợ chồng em bồng con về quê. Từ đó đến nay, cứ mỗi lúc thời tiết thay đổi, bệnh tim tái phát, cháu lại không thở được. Cứ mỗi lần như vậy, em lại cho con uống thuốc kháng sinh liều cao", chị Nguyễn Thị Xoa (22 tuổi), mẹ cháu Ngân tiếp lời.
Chị Xoa làm thợ may ở gần nhà, anh Tiến thì đi làm thợ mộc ở ngay xã bên. Hai vợ chồng cố chắt chiu lắm thì may ra đủ tiền mua thuốc và sữa cho con. Còn ăn, uống, hôm thì chạy sang nhà ông bà ngoại, khi lại chạy sang nhà nội. Những lúc Ngân lên cơn đau, ông nội lại xúc tạm tạ thóc để lấy tiền mua thuốc cầm cự cho cháu.
Gần 3 năm nay, cả gia đình vẫn gồng mình lên để duy trì sự sống cho cháu Ngân như vậy.
Gần 3 năm từ ngày cháu Ngân đổ bệnh, đêm nào chị Xoa cũng giật mình, đưa tay quờ quạng xem con gái mình còn thở đều nữa hay không. Rồi chị lại ôm con vào lòng mình, sợ sẽ đánh mất một báu vật mà cuộc đời đã ban tặng cho chị. Ảnh: Hoàng Sang
Gần 3 năm làm mẹ, cũng là ngần ấy thời gian chị Xoa sống trong nỗi sợ hãi. Chị sợ rằng một ngày mình tỉnh giấc, sẽ không còn nhìn thấy con nữa. Gần 3 năm từ ngày cháu Ngân đổ bệnh, cũng là ngần ấy đêm chị ngủ không ngon giấc. Đêm nào chị cũng giật mình, đưa tay quờ quạng xem con gái mình còn thở đều nữa hay không. Rồi chị lại nằm xuống, ôm con vào lòng mình, sợ sẽ đánh mất một báu vật mà cuộc đời đã ban tặng cho chị.
Anh Tiến kể rằng, có nhiều hôm tỉnh giấc, chẳng thấy vợ đâu nên chạy ra ngoài đi tìm. Mãi một lúc sau mới thấy vợ đang đứng ở góc vườn, chắp tay lên trời cầu khấn mong có ai cứu giúp cho cháu Ngân khỏi bệnh. Những lúc như thế, tim anh như bị muối xát, tự trách mình không thể kiếm đâu ra chừng ấy tiền để cứu được con.
8h đêm, cháu Ngân trở mình rồi nhớn nhác nhìn quanh. Tiến dỗ con rồi kể: "Từ ngày cháu bị bệnh, chẳng hiểu sao em thích Ngân khóc hơn là ngủ. Còn khóc, tức là Ngân còn chưa bỏ vợ chồng em. Còn khóc, tức là còn hy vọng…".
Anh Tiến bảo: "Từ ngày con bị bệnh, chẳng hiểu sao em thích Ngân khóc hơn là ngủ. Còn khóc, tức là Ngân còn chưa bỏ vợ chồng em. Còn khóc, tức là còn hy vọng". Ảnh: Hoàng Sang
Dứt lời, Tiến chạy vào nhà lấy đồ chơi cho con. Anh lôi ra một loạt những cây nến nhỏ xíu với 3 màu: xanh, vàng, hồng. Bé Ngân lẫm chẫm đứng dậy, đòi bố thắp sáng những cây nến.
Một đợt gió thổi qua, Tiến lấy bật lửa châm lại những cây nến bị tắt.
"Kỉ niệm ngày sinh, ông ngoại tặng cho Ngân một cái bánh sinh nhật. Ngân chờ bố đi làm về rồi mới cho mọi người châm nến. Rồi Ngân hát, giọng mệt nhọc và đứt quãng: "Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng".
Dứt lời, cháu ôm vai tôi và hỏi: "Nếu một cây nến không còn nữa thì sao hả bố mẹ?". Mọi người có mặt ôm chầm lấy nó và khóc", tiếng người bố trẻ bất lực đếm từng ngày con còn được ở lại với mình, rưng rưng.
“Phải mổ kịp thời, nếu không sẽ muộn mất”
TS. Đinh Thị Thu Hương -Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho rằng đây là một ca mổ rất khó và phức tạp, tùy theo diễn tiến của ca mổ mới khẳng định được khả năng thành công là bao nhiêu %. Ảnh: Hoàng Sang
Tiến sỹ Đinh Thị Thu Hương (Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia) cho hay: “Theo biên bản hội chẩn của Viện Tim mạch, bệnh của cháu Ngân là “thân trung động mạch”. Căn bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, phải tiến hành mổ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, sẽ không thể mổ được nữa”.
Cũng theo TS. Hương, hiện ở Việt Nam, Viện Tim mạch TP.HCM là đơn vị tốt nhất có thể tiến hành ca mổ được cho là rất khó và phức tạp này. Kinh phí ca mổ khoảng từ 80-100 triệu đồng. Thông thường, ca mổ kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ. Tùy theo diễn tiến của ca mổ mới khẳng định được khả năng thành công là bao nhiêu %.
Về thủ tục mổ, TS. Hương cho rằng không có gì phức tạp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ca mổ đã được lên lịch sẵn từ mấy tháng trước. Do đó, kể cả khi gia đình cháu Ngân có đủ kinh phí cũng chưa chắc đã tiến hành mổ ngay được.
- Hoàng Sang
Bạn đọc muốn giúp đỡ gia đình cháu Nguyễn Vũ Hoàng Ngân, xin chuyển về:
1 - Chuyển khoản:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
2 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
3 - Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với gia đình cháu Ngân:
Bố: Nguyễn Đăng Tiến, mẹ: Nguyễn Thị Xoa
Xóm 3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 0363 743058 (điện thoại gia đình ông ngoại Nguyễn Văn Kiếm)