6 Bài thuốc chữa say nắng say nóng hiệu quả

98
0
16

hatenanews

Member
Theo y học cổ truyền, say nắng, say nóng được gọi là chứng trúng thử, nguyên nhân là do chính khí hư suy (giảm sức đề kháng), thử nhiệt hoặc thử thấp xâm nhập vào cơ thể, uất lại và nung đốt làm hao tổn âm dịch mà tạo thành bệnh.

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, lợm giọng, buồn nôn, khát nước, da nóng, không có mồ hôi, toàn thân mệt mỏi rã rời hoặc có biểu hiện bồn chồn, vật vã; nặng thì ngoài các triệu chứng trêan còn có thêm sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, chân lạnh, thậm chí xuất hiện hôn mê bất tỉnh, co giật tứ chi. Nếu nặng thì thanh khiếu bị che phủ, kinh khí bế tắc gây nên hôn mê, nếu tân dịch bị hao tổn quá nhiều thì phát sinh chứng hư thoát. Gặp tình trạng này phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sau đây:

- Khẩn trương đưa người bệnh đến chỗ râm mát, thoáng gió, tránh đông người, cởi bỏ bớt và nới rộng quần áo, chườm nước lạnh ở hõm nách, bẹn...

- Trường hợp nặng, người bệnh bất tỉnh nhân sự thì lập tức dùng ngón tay cái lần lượt bấm mạnh huyệt nhân trung (ở điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới của rãnh mũi môi) và huyệt thập tuyên (ở đỉnh cao nhất giữa 10 đầu ngón tay), có tác dụng khai khiếu (làm thức tỉnh) và tiết nhiệt (thải nhiệt, giải nhiệt), giật tóc mai.



Cho uống một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Lá tre, lá sắn dây mỗi thứ một nắm, rửa sạch, vẩy khô, giã vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.
Bài 2:Bí xanh một miếng khoảng 150g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.
Bài 3:Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Bài 4:Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Bài 5:Rau má, lá tre, lá hương nhu, củ sắn dây mỗi thứ 12g sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.
Bài 6: Lá hương nhu 20g, rau má 12g, biển đậu 20g, quả dành dành 12g, hậu phác 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.

Lưu ý: - Dù người bệnh đã tỉnh hẳn vẫn không nên cho trở lại làm việc trong điều kiện nắng nóng, mà phải được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian vài ba ngày để cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm: 7 cách chống say nắng ngày hè

- Tránh đi ngoài trời hoặc làm việc dưới trời nắng nóng. Nếu phải ra ngoài thì phải đội mũ nón, không được để đầu trần.
Bài thuốc phòng chống nắng nóng: lá me, lá hương nhu, củ sắn dây, sâm đại hành, mạch môn, bạch chỉ, thổ phục linh mỗi thứ một nắm, đun sôi kỹ, uống thay nước trong ngày. Nên uống suốt mùa hè.

MẸO CHỮA SAY NẮNG TỪ RAU XANH CỦA CÔ VỢ ĐẢM
Chồng mình vốn thuộc diện có “sức khỏe vô biên” vì cả năm chẳng ốm đau khi nào, ấy thế nhưng lại có một khoản “kém” nhất, đó là rất hay say nắng.

Trước đây mình cứ nghĩ chỉ có trẻ con, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh do cơ thể yếu hơn những người khỏe mạnh khác thì mới dễ bị say nắng.

Trước đây mình cứ nghĩ chỉ có trẻ con, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh do cơ thể yếu hơn những người khỏe mạnh khác thì mới dễ bị say nắng, chứ thanh niên như chồng mình thì làm sao mà say nắng được chứ. Nhưng hóa ra đối tượng dễ say nắng còn nhiều hơn rất nhiều. Ví dụ như:

- Những người mắc bệnh tim mạch: Thần kinh giao cảm của những người này trở nên phấn chấn trong mùa hè nóng nực, tăng thêm gánh nặng cho tim mạch, nhất là chức năng tim bị tổn thương, nên nhiệt độ trong cơ thể của họ không tỏa ra được kịp thời.

- Những người bị bệnh tiểu đường: Trong đó có chồng mình. Cơ thể bệnh nhân tiểu đường vốn không thích ứng nhanh với nhiệt độ và môi trường bên ngoài khi có thay đổi nên nắng nóng làm cho họ dễ bị choáng, dẫn đến say nắng.

- Những người mắc bệnh viêm nhiễm: Do viêm nhiễm vi khuẩn và virus mà khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng và làm cơ thể tiết ra những chất không có lợi cho việc tỏa nhiệt kịp thời dẫn đến choáng.

Lên phòng, thấy chồng nằm thừ ra, thoáng nhìn qua một cái là biết anh đang rất mệt, mắt lờ đờ, cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên tới 41 độ C, nhịp thở yếu, thở hổn hển.

Đưa cốc nước chanh cho anh uống, tôi vội vàng mở cửa phòng cho thoáng mát, cởi đỡ quần áo dài của anh ra rồi lấy khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán anh. Rồi tôi lấy một khăn khác thấm nước mát và lau khắp người anh để thân thể anh hạ nhiệt.

Làm liên tục như vậy trong vòng 15 phút thì tôi thấy anh có vẻ tỉnh táo hơn, tim không đập nhanh nữa và hơi thở đã có vẻ đều đều. Sau đó, mình lấy thêm nước cho anh uống để anh đỡ khát và cũng là để làm mát cơ thể anh hơn nữa.

Đây không phải là lần đầu tiên chồng mình say nắng nên việc “cấp cứu” như thế này mình cũng đã quen rồi. Nhưng chẳng nhẽ cứ để thế này mãi, nhỡ không có mình thì ai giúp anh “giải” cơn say nắng đây.

Ý thức được điều này nên cả mình và anh đều đang rất cố gắng để thực hiện các “mẹo” gọi là có thể chống lại cơn say nắng.
- Hàng ngày, anh uống nhiều nước, nhưng thường là uống nước ấm chứ không dám uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Anh uống ngay cả khi không khát với hi vọng cung cấp đủ nước cho cơ thể và giúp cơ thể giữ ẩm tốt.

Mỗi khi có việc phải ra ngoài trời nắng, anh ấy cũng ý thức đội mũ, che chắn đầy đủ để giảm bớt tốc độ hút hơi nóng của đỉnh đầu và chọn quần áo sáng màu để mặc.

- Mỗi khi có việc phải ra ngoài trời nắng, anh ấy cũng ý thức đội mũ, che chắn đầy đủ để giảm bớt tốc độ hút hơi nóng của đỉnh đầu và chọn quần áo sáng màu để mặc.

- Đặc biệt ngày anh tắm 2 lần sáng, tối để giúp cơ thể mát mẻ hơn.
Thế nhưng mình thấy cách này không hiệu quả lắm, bằng chứng là anh vẫn bị say nắng như hôm qua ấy. Mình tìm hiểu thì phát hiện một điều hết sức quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt của chồng mình, đó là do anh rất lười ăn rau xanh và hoa quả.

Người ta bảo là, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Một số loại rau quả tươi rất có lợi trong mùa hè, chẳng hạn như bí đao có tính chất lợi tiểu, giảm viêm, giải nhiệt và thải độc. Quả mướp có thể giúp cơ thể chống nắng gió, giải nhiệt.

Mướp đắng có tính giải nhiệt...còn chất xơ trong dưa chuột có thể giúp đường ruột thải ra những chất độc hại, hạ thấp lượng cholesterol. Bí đỏ giúp giảm viêm sưng, giảm đau... Một số loại rau quả khác có tính mát như cà chua, cà, xà lách, măng và rau có vị đắng cũng rất tốt cho cơ thể trong mùa hè.

Một số thực phẩm khác như xoài xanh, sữa, nước dừa, mướp đắng, củ hành, nước chanh, dưa hấu, bí ngô, đậu xanh, dưa chuột… là những thực phẩm giàu vitamin C và nhiều các dưỡng chất khác nên dễ dàng làm giảm nhiệt độ cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại ánh nắng mặt trời gay gắt vào mùa hè.

Từ nay mình sẽ “bắt” anh phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả hơn để hi vọng cơ thể anh có thể dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ gay gắt trong mùa hè, và để anh không còn mang tiếng là “đàn ông mà yếu như sên, có thế mà đã say nắng”.
 
Top