Chẳng biết tự khi nào, mỗi lần về quê, xách làn đi chợ là tôi lại nghĩ đến bà lão ăn xin trong khu chợ ấy. Hồi đầu năm, trông bà tuy đã già, tóc bạc nhưng có vẻ vẫn còn nhanh nhẹn. Một thân hình còm cõi, già nua, cầm chiếc nón mê, ngồi ở cổng chợ. Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng này, dù muốn giúp nhiều nhưng đối với nhiều người có lẽ là lực bất tòng tâm. Tôi cũng vây, muốn giúp bà nhiều nhưng còn bao nỗi lo toan trước mắt, dúi tạm vào tay bà cụ vài tờ bạc lẻ, rồi lại nhanh chóng quay về với bộn bề công việc.
Bẵng đi hai tháng, tôi không về quê. Gần đây nhất là một ngày đầu tháng 9, tôi về, đi chợ, cố đưa mắt kiếm tìm mà chẳng thấy cụ đâu. Lân la hỏi chuyện mấy bà bán hàng trong chợ, tôi biết bà lão bị ốm đã hơn tuần rồi. Hai tuần sau, tôi lại gặp cụ, vẫn dáng người mỏng manh, vẫn bộ quần áo cũ kỹ ấy nhưng trông cụ khác quá, già hơn rất nhiều, gầy và tiều tụy hẳn. Một nỗi xót xa chợt ùa đến.
Biết được địa chỉ nhà cụ, 7h sáng hôm sau, tôi lần mò tìm tới nhà cụ khi trời vừa dứt cơn mưa.
Đó là một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ. Bà cụ vắng nhà, mở cổng cho tôi là một người đàn ông nhỏ thó, khắc khổ và hơi lẩn thẩn. Vừa lúc hai con chó chạy ra, ông đứng chắn luôn ngang cửa, không đuổi chó vào mà cũng chẳng mời khách vào nhà. Đến lúc hàng xóm nhắc nhở, ông già mới như chợt nhớ ra.
Đập ngay vào mắt khi tôi vừa bước vào sân là một đống rác nhỏ. Phải gọi là đống rác thì mới đúng, bởi nó chính là tất cả những gì người ta vứt đi bà lão nhặt về để đấy để dùng dần. Từ những cái vỏ chai lọ, túi nilông và cả những đôi dép rách. Đối với mọi người, đó là đồ bỏ đi, còn đối với bà lão, ấy lại là tài sản.
Một bước vào cửa, cảm nhận được ngay cái mùi ẩm mốc và hôi hám của căn nhà lâu ngày không được dọn dẹp, cộng với bức tường ẩm ướt do ngấm nước mưa, khiến cho mùi đặc trưng của căn nhà càng thêm đậm đặc. Căn nhà tình thương mái ngói 3 gian được xã xây cho đã đủ lâu để dột mái, đủ thoáng để đón nước vào nhà mỗi khi mưa tới. Nhà rộng khoảng tầm 15 m2, kê 2 cái giường đôi hai bên, còn lại một lối đi nhỏ ở giữa với chiều rộng chưa đầy 1m.
Bên cạnh là một căn nhà khác, do một người đàn bà tốt bụng trong xóm, thương hoàn cảnh của gia đình bà mà giúp cho. Căn nhà gồm 1 gian bếp bé tẹo teo và 1 phòng ngủ cho anh con trai điên của bà cụ, chỉ vừa đủ để kê một chiếc giường đôi (cũng là quà của người đàn bà tốt bụng).
Trong căn bếp trống trơn, chỉ có vài ba cái xong nồi cũ, một vài cành củi khô chất trên đống rơm rác nho nhỏ bà lão kiếm được sau buổi chợ. Tài sản lớn nhất trong ngôi nhà là chiếc xe đạp cũ nằm dúm dó trong góc nhà để cho đứa cháu trai đi học. Chiếc xe hỏng hàng tuần rồi mà chưa có tiền để sửa.
Tôi đến được khoảng 10 phút thì bà cụ về, quần ống thấp ống cao, trên tay là 2 mớ rau muống. Theo lời tâm sự của bà và những gì mắt thấy tai nghe, tôi xin tổng hợp như sau:
Gia đình bà gồm có 4 người: bà , ông chồng, anh con trai và 1 đứa cháu trai.
Bà tên là Nguyễn Thị Gái (bà Thạch), năm nay 85 tuổi, bệnh tật và tuổi già càng làm cho bà thêm khắc khổ. Cái áo vá chằng vá đụp, màu nâu và cháo lòng lẫn lộn khiến tôi chẳng biết cái màu nguyên thủy của nó là màu gì nữa.
Ông lão, theo lời kể của bà thì năm nay ông 91 tuổi. Ông bắt đầu được hưởng trợ cấp dành cho người già từ đầu năm nay nên tôi đoán ông tầm 86 tuổi. Lúc tôi đến là giữa tháng 9 rồi mà ông vẫn chưa nhận được trợ cấp của tháng 8. Nhà hết sạch cái ăn, ông bà già hay đau ốm. Ông bị đau thần kinh bả vai và đau ở chân, nằm viện gần hai tuần, chưa khỏi nhưng bệnh viện cho về vì không có tiền chạy chữa.
Ông bà có hai người con: Anh con trai đi bộ đội về từ năm 1987. Sau khi xuất ngũ, anh cũng xây dựng nhà cửa cho vợ con đàng hoàng, nhưng nhà xây xong thì cũng là lúc anh bị điên không rõ nguyên nhân, bị quẳng ra đường, đành về bám víu vào hai thân già. Vì điên nên anh có thể trở chứng bất kỳ lúc nào, có thể đập phá bất kỳ thứ gì không vừa ý. Trời phú cho anh sức khỏe, ăn uống cũng khỏe mà không giúp cho anh chút ý thức mà kiếm cái bỏ vào mồm.
Cô con gái thứ 2 vắn số, chết đuối năm 1995 lúc đi mò cua bắt ốc, khi tuổi đời mới có 22, để lại cho ông bà một bé trai không cha vừa lên hai tuổi. Và mười bốn năm nay, một tay ông bà chăm sóc dạy dỗ cháu.
Năm nay cháu đã học lên lớp 11, trường Bán công của huyện. Lúc tôi đến, cháu đang ốm và đói, nằm co quắp trên giường.
Cháu đã bỏ học được tầm nửa tháng. Lý do bỏ học cũng dễ hiểu như bao gia đình nghèo khó khác: Không có tiền đi học. Tôi đã động viên ông bà, trước mắt thì bán 2 con chó mà ông bà đang nuôi để cho cháu đóng tiền học, rồi làm đơn xin nhà trường miễn giảm tiền học cho cháu.
Mọi sinh hoạt, ăn uống chi tiêu cho cái gia đình ấy chỉ trông chờ vào bà lão. Hàng ngày, bà đi ăn xin, hôm nào may mắn gặp người hảo tâm thì được gần hai chục bạc, còn có những hôm hẩm hiu, xin mãi mới được dăm ba ngàn đồng mua gạo. Rồi bà lang thang các xóm, nhặt đồ người ta bỏ đem về nhà tận dụng. Que củi, cái rác thì để đun, cái chai cái lọ, giày dép, quần áo cũ của người ta đem về vá víu để dùng dần.
Ông bà già đã bắt đầu bước sang cái lẩn thẩn của tuổi già, thế mà vẫn phải thường xuyên nhịn đói, nhường cơm cho anh con trai điên loạn và đứa cháu đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới.
Ở cái thị trấn nhỏ ấy, dân cũng nghèo, bà biết thế, nên chẳng dám trách ai, chỉ mong ông trời thương để có sức khỏe để đi làm. Bà lão ơi, tám mươi mấy tuổi đầu, có khỏe thì bà cũng làm sao đi giúp việc cho nhà người ta được. Tôi nén tiếng thở dài khi nghe về ước mơ xa vời của bà cụ.
Trời đã sang thu, mỗi khi ngồi trong nhà nhìn mưa rơi ngoài hiên, tôi lại chạnh lòng nghĩ đến gia đình bà lão ăn mày. Tôi biết “ một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, và hôm nay, tôi viết bài về hoàn cảnh bà lão ăn mày, rất mong gia đình bà lão ấy được nhiều người qua tâm và chia sẻ, để mùa xuân sẽ đến với gia đình bà cụ với manh áo ấm, căn nhà sẽ không còn bị dột và gió thổi vi vu khi đông về nữa.
Địa chỉ của bà cụ: Nguyễn Thị Gái (cụ Thạch)
Xóm 5 – xã Bình Minh – huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình.

Bẵng đi hai tháng, tôi không về quê. Gần đây nhất là một ngày đầu tháng 9, tôi về, đi chợ, cố đưa mắt kiếm tìm mà chẳng thấy cụ đâu. Lân la hỏi chuyện mấy bà bán hàng trong chợ, tôi biết bà lão bị ốm đã hơn tuần rồi. Hai tuần sau, tôi lại gặp cụ, vẫn dáng người mỏng manh, vẫn bộ quần áo cũ kỹ ấy nhưng trông cụ khác quá, già hơn rất nhiều, gầy và tiều tụy hẳn. Một nỗi xót xa chợt ùa đến.
Biết được địa chỉ nhà cụ, 7h sáng hôm sau, tôi lần mò tìm tới nhà cụ khi trời vừa dứt cơn mưa.
Đó là một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ. Bà cụ vắng nhà, mở cổng cho tôi là một người đàn ông nhỏ thó, khắc khổ và hơi lẩn thẩn. Vừa lúc hai con chó chạy ra, ông đứng chắn luôn ngang cửa, không đuổi chó vào mà cũng chẳng mời khách vào nhà. Đến lúc hàng xóm nhắc nhở, ông già mới như chợt nhớ ra.

Đập ngay vào mắt khi tôi vừa bước vào sân là một đống rác nhỏ. Phải gọi là đống rác thì mới đúng, bởi nó chính là tất cả những gì người ta vứt đi bà lão nhặt về để đấy để dùng dần. Từ những cái vỏ chai lọ, túi nilông và cả những đôi dép rách. Đối với mọi người, đó là đồ bỏ đi, còn đối với bà lão, ấy lại là tài sản.
Một bước vào cửa, cảm nhận được ngay cái mùi ẩm mốc và hôi hám của căn nhà lâu ngày không được dọn dẹp, cộng với bức tường ẩm ướt do ngấm nước mưa, khiến cho mùi đặc trưng của căn nhà càng thêm đậm đặc. Căn nhà tình thương mái ngói 3 gian được xã xây cho đã đủ lâu để dột mái, đủ thoáng để đón nước vào nhà mỗi khi mưa tới. Nhà rộng khoảng tầm 15 m2, kê 2 cái giường đôi hai bên, còn lại một lối đi nhỏ ở giữa với chiều rộng chưa đầy 1m.


Bên cạnh là một căn nhà khác, do một người đàn bà tốt bụng trong xóm, thương hoàn cảnh của gia đình bà mà giúp cho. Căn nhà gồm 1 gian bếp bé tẹo teo và 1 phòng ngủ cho anh con trai điên của bà cụ, chỉ vừa đủ để kê một chiếc giường đôi (cũng là quà của người đàn bà tốt bụng).


Trong căn bếp trống trơn, chỉ có vài ba cái xong nồi cũ, một vài cành củi khô chất trên đống rơm rác nho nhỏ bà lão kiếm được sau buổi chợ. Tài sản lớn nhất trong ngôi nhà là chiếc xe đạp cũ nằm dúm dó trong góc nhà để cho đứa cháu trai đi học. Chiếc xe hỏng hàng tuần rồi mà chưa có tiền để sửa.

Tôi đến được khoảng 10 phút thì bà cụ về, quần ống thấp ống cao, trên tay là 2 mớ rau muống. Theo lời tâm sự của bà và những gì mắt thấy tai nghe, tôi xin tổng hợp như sau:
Gia đình bà gồm có 4 người: bà , ông chồng, anh con trai và 1 đứa cháu trai.
Bà tên là Nguyễn Thị Gái (bà Thạch), năm nay 85 tuổi, bệnh tật và tuổi già càng làm cho bà thêm khắc khổ. Cái áo vá chằng vá đụp, màu nâu và cháo lòng lẫn lộn khiến tôi chẳng biết cái màu nguyên thủy của nó là màu gì nữa.
Ông lão, theo lời kể của bà thì năm nay ông 91 tuổi. Ông bắt đầu được hưởng trợ cấp dành cho người già từ đầu năm nay nên tôi đoán ông tầm 86 tuổi. Lúc tôi đến là giữa tháng 9 rồi mà ông vẫn chưa nhận được trợ cấp của tháng 8. Nhà hết sạch cái ăn, ông bà già hay đau ốm. Ông bị đau thần kinh bả vai và đau ở chân, nằm viện gần hai tuần, chưa khỏi nhưng bệnh viện cho về vì không có tiền chạy chữa.
Ông bà có hai người con: Anh con trai đi bộ đội về từ năm 1987. Sau khi xuất ngũ, anh cũng xây dựng nhà cửa cho vợ con đàng hoàng, nhưng nhà xây xong thì cũng là lúc anh bị điên không rõ nguyên nhân, bị quẳng ra đường, đành về bám víu vào hai thân già. Vì điên nên anh có thể trở chứng bất kỳ lúc nào, có thể đập phá bất kỳ thứ gì không vừa ý. Trời phú cho anh sức khỏe, ăn uống cũng khỏe mà không giúp cho anh chút ý thức mà kiếm cái bỏ vào mồm.

Cô con gái thứ 2 vắn số, chết đuối năm 1995 lúc đi mò cua bắt ốc, khi tuổi đời mới có 22, để lại cho ông bà một bé trai không cha vừa lên hai tuổi. Và mười bốn năm nay, một tay ông bà chăm sóc dạy dỗ cháu.
Năm nay cháu đã học lên lớp 11, trường Bán công của huyện. Lúc tôi đến, cháu đang ốm và đói, nằm co quắp trên giường.

Cháu đã bỏ học được tầm nửa tháng. Lý do bỏ học cũng dễ hiểu như bao gia đình nghèo khó khác: Không có tiền đi học. Tôi đã động viên ông bà, trước mắt thì bán 2 con chó mà ông bà đang nuôi để cho cháu đóng tiền học, rồi làm đơn xin nhà trường miễn giảm tiền học cho cháu.
Mọi sinh hoạt, ăn uống chi tiêu cho cái gia đình ấy chỉ trông chờ vào bà lão. Hàng ngày, bà đi ăn xin, hôm nào may mắn gặp người hảo tâm thì được gần hai chục bạc, còn có những hôm hẩm hiu, xin mãi mới được dăm ba ngàn đồng mua gạo. Rồi bà lang thang các xóm, nhặt đồ người ta bỏ đem về nhà tận dụng. Que củi, cái rác thì để đun, cái chai cái lọ, giày dép, quần áo cũ của người ta đem về vá víu để dùng dần.
Ông bà già đã bắt đầu bước sang cái lẩn thẩn của tuổi già, thế mà vẫn phải thường xuyên nhịn đói, nhường cơm cho anh con trai điên loạn và đứa cháu đang tuổi ăn chưa no, lo chưa tới.
Ở cái thị trấn nhỏ ấy, dân cũng nghèo, bà biết thế, nên chẳng dám trách ai, chỉ mong ông trời thương để có sức khỏe để đi làm. Bà lão ơi, tám mươi mấy tuổi đầu, có khỏe thì bà cũng làm sao đi giúp việc cho nhà người ta được. Tôi nén tiếng thở dài khi nghe về ước mơ xa vời của bà cụ.
Trời đã sang thu, mỗi khi ngồi trong nhà nhìn mưa rơi ngoài hiên, tôi lại chạnh lòng nghĩ đến gia đình bà lão ăn mày. Tôi biết “ một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, và hôm nay, tôi viết bài về hoàn cảnh bà lão ăn mày, rất mong gia đình bà lão ấy được nhiều người qua tâm và chia sẻ, để mùa xuân sẽ đến với gia đình bà cụ với manh áo ấm, căn nhà sẽ không còn bị dột và gió thổi vi vu khi đông về nữa.
Địa chỉ của bà cụ: Nguyễn Thị Gái (cụ Thạch)
Xóm 5 – xã Bình Minh – huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình.