Bệnh nhân Động kinh ăn uống như thế nào?

1
0
0

Thanh Hoa91

New Member
I.TẠI SAO BỆNH ĐỘNG KINH CẦN ĂN UỐNG KHOA HỌC
-Động kinh là một bệnh lý động kinh thường gặp.Trong điều trị động kinh, thuốc uống chống động kinh có thể làm giảm một số loại vitamin và khoáng chất như: vitamin D, vitamin K, Ca, Mn, Mg, Na và folat.
-Ở đa số bệnh nhân thì vấn đề này thường nhẹ và không nguy hiểm, nó chỉ thật sự nguy hiểm ở những người dùng thuốc liều cao, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang bầu, người thể trạng suy kiệt hoặc nghiện rượu.
-Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: Chế độ dinh dưỡng giàu chất béo, giảm tinh bột và protein có tác dụng tốt giúp kiểm soát các cơn co giật ở trẻ em động kinh. Theo nghiên cứu ở Anh đối với những trẻ động kinh quá nặng, không thể kiểm soát bằng thuốc thì áp dụng chế độ ăn như trên sẽ cải thiện sức khỏe bệnh nhân một cách đáng kể.
-Chính vì vậy người bệnh động kinh rất cần có chế độ ăn uống hợp lý bổ sung các chất còn thiếu và cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, phòng tránh cơn động kinh tái phát.


II.CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
-Bệnh nhân động kinh cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe, nếu có bệnh lý đi kèm thì lại có chế độ ăn riêng theo chuyên khoa.
-Bệnh nhân động kinh cần ăn thức ăn có nhiều trái cây, sữa, rau, thịt, ngũ cốc để cung cấp đủ loại vitamin.
-Khi mang thai thì các bà mẹ cần bổ sung thêm nhiều vitamin và chất khác vì nhu cầu dinh dưỡng thai nhi.
-Để phòng bệnh động kinh thì cần ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau và hoa quả tươi, không ăn uống các chất kích thích như ớt, dưa, cà phê, rượu, thuốc lá.
-Ăn ít thực phẩm chứa đường, kali, cacbon hydrat và muối. Ăn nhiều thực phẩm chứa magie và kẽm.
-Khi lên cơn động kinh cần ăn thực phẩm bổ sung can xi: lòng đỏ trứng, ốc, tôm, trai, hải sâm, tương vừng…
-Có hai chế độ ăn hay được sử dụng là Ketogenic và ATKINS:
+ Ketogenic: ăn nhiều chất béo, hạn chế tinh bột, đường và thịt.
+ ATKINS: Ăn nhiều thịt, hạn chế tinh bột, đường.


III.NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÊN ĂN VÀ KHÔNG NÊN ĂN
1.Những thực phẩm bệnh nhân nên ăn:
-Thực phẩm chứa nhiều canxi: xương hầm, cá, đậu các loại, lòng đỏ trứng, rau rền, sữa bò, nấm…Vì khi bị phát bệnh dễ dẫn đến chứng hạ canxi huyết.


-Thực phẩm chứa Protein chất lượng: thịt nạc, trứng gà ta, tôm, cá, sữa bò… giúp kích thích thần kinh và hỗ trợ cho việc điều trị động kinh ở trẻ em. Thịt, hải sản là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và protein không cacbon hydrat mà có chứa kẽm để tăng cường miễn dịch.


-Thực phẩm rau quả tươi như rau ngót, rau đay, cà chua, bông cải xanh, cam, bưởi, táo… bổ sung chất chống oxy hóa để tăng cường miễn dịch. Tinh bột như gạo lức, bánh mỳ đen… các thực phẩm này chứa vitamin B, K tốt cho chuyển hóa.
-Thực phẩm giàu vitamin E: các loại hạt nảy mầm, dầu vừng, dầu lạc, tảo biển, giá đỗ, sò… giúp ngăn độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao từ đó có tác dụng phòng ngừa cơn co giật.
-Các nghiên cứu mới đây cho thấy: Câu đằng có thành phần có tác dụng: an thần, chống các cơn co giật nhưng không buồn ngủ.


2.Những thực phẩm bệnh nhân động kinh không nên ăn
-Không nên uống rượu vì rượu làm tăng nguy cơ xuất hiện động kinh, ngăn ngừa tác dụng của thuốc chống động kinh và làm năng thêm tác dụng phụ của bệnh.
-Không nên hút thuốc lá vì hút thuốc không tốt cho sức khỏe và cũng là một yếu tố khởi phát động kinh, khi lên cơn động kinh có thể gây cháy nổ.
-Không ăn nhiều những chất chứa tinh bột và đường. Vì cơ thể chỉ dự trữ glucose trong 24 giờ để dùng, nếu cơ thể không được cung cấp glucose từ thức ăn thì sẽ tiêu thụ mỡ dự trữ và làm sinh ra các thể ceton, làm giảm chứng co giật ở một số bệnh nhân.


IV.CHẾ ĐỘ ĂN KETOGENIC( CHẾ ĐỘ ĂN SINH CETON)
1.Cơ chế
Chế độ ăn sinh ceton là chế độ ăn riêng biệt dành cho bệnh nhân bị động kinh. Với chế độ ăn này thì chất béo là chất được sử dụng chủ yếu, chỉ sử dụng 1 lượng nhỏ tinh bột và protein.
Cung cấp ít glucose được mô phỏng giống như là tình trạng thiếu ăn, cơ thể sẽ dùng mỡ như nguồn năng lượng chính, quá trình phân hủy chất béo sẽ sinh ra các thể ceton.Các thể ceton làm thay đổi acid amin trong não bộ làm tăng chất ức chế thần kinh GABA làm giảm chứng co giật.


2.Chế độ ăn KETOGENIC
-Chế độ ăn Ketogenic: được gọi là chế độ ăn đặc biệt dành cho trẻ em bị động kinh. Một số người sử dụng thuốc động kinh nhưng không có tác dụng cũng có thể sử dụng chế độ ăn này để mang lại hiệu quả.
-Trong thực đơn thì lượng chất béo chiếm đến 90%, còn 10% là đường, tinh bột và thịt.
-Thực phẩm sử dụng được trong chế độ ăn: Kem, nước sốt, thịt xông khói, xúc xích, cá ngừ, tôm, rau và các thực phẩm giàu chất béo ít cacbon hydrat khác.
-Thực phẩm hạn chế: các loại tinh bột bao gồm: cơm, bánh mỳ, mỳ ống và các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
-Kết quả điều trị theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Sau 1 năm sử dụng chế độ ăn thì 10-15% số trẻ không còn cơn, 30% số trẻ gần như hết cơn.


3.Tác dụng phụ của chế độ ăn ketogenic
Tác dụng và biến chứng sớm có thể là: Mất nước, táo bón, đau dạ dày, nhiễm toan ceton, hôn mê, hạ đường huyết.
Tác dụng phụ về lâu dài: Mỡ máu cao, giảm mật độ xương, chậm lớn, sỏi thận do nhiễm acid kéo dài.
 
Top