Ðề: Biểu excel cân đối thu chi trong gia đình nhỏ!
[h=3]Biểu quản lý tài chính và chi tiêu gia đình nhỏ ( mới cập nhật)[/h]
File excel này được mình sử dụng và cải tiến liên tục suốt nhiều năm qua.
Đây là bảng phiên bản mới nhất ( chia sẻ miễn phí cùng các tài liệu khác trong folder Quản lý tài chính gia đình)
http://www.4shared.com/account/dir/NfVcGocO/_online.html#dir=49588141
Link MF
Bảng quản lý file excel
http://www.mediafire.com/?3r4t7gbyqpwkmom
Hướng dẫn file doc
http://www.mediafire.com/?yb21h3vcmcf9bss
Qua thời gian dài dù đã nâng cao tinh thần tiết kiệm và chăm chỉ ghi chép mà chẳng tiết kiệm được bao nhiêu lại không ổn định, tham khảo các file/ phần mềm quản lý tài chính cá nhân , kinh nghiệm mọi người thì mình thấy: chủ yếu là do không phát hiện và khống chế được lãng phí.
Nếu coi lãng phí giống như nước thì việc cân đối thu chi để không bị bội chi bằng cách lập kế hoạch là "chống nước chảy tràn ", còn giám sát thường xuyên để không bội chi dù đã có kế hoạch là "chống rò rỉ ".
Chính vì quan điểm như vậy mà mình đã chỉnh sửa như bảng ngày hôm nay.
Trong bảng này,12 tháng chi tiêu được tích hợp vào một file nên việc quản lý gọn gàng hơn nhiều, tuy nhiên người sử dụng nên lưu bản back up một cách đều đặn để phòng ngừa trường hợp mất dữ liệu.
Qua 5 năm sử dụng, mình rút ra một số kinh nghiệm sau.
1. Vì sao bạn nên sử dụng bản excel?
Với một số ưu điểm sau, excel tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phần mềm đối với những bà nội trợ quản lý tài chính gia đình kiểu...bỉm sữa như mình.
* Dung lượng thấp và không cần cài đặt nên rất gọn nhẹ, kín đáo
* Bảo mật tốt chỉ bằng việc thiết lập password
* Tùy ý chỉnh sửa, cải tiến theo ý mình: thêm bớt nội dung, tính năng, tô màu, chèn ảnh...
* Chỉ cần kiến thức excel cơ bản là có thể sử dụng và cải tiến được
* Tránh được những con mắt tò mò của những người chủ đích muốn tận dụng dữ liệu tài chính nhà bạn.
2. Vì sao bạn cần lên định mức?
Định mức chính là kế hoạch thu nhập, chi tiêu. Đưa ra được kế hoạch thu chi là thành công một nửa. Khi mới bắt đầu thực hiện quản lý chi tiêu thì kế hoạch nên là dạng dễ thở, từ từ thít lại theo mục tiêu đề ra - nhanh hay chậm tùy theo mức độ tiến bộ.
3. Vì sao bạn nhập số liệu đều đặn và quản lý thường xuyên?
Tuy mất thời gian và công sức nhưng đây là việc dứt khoát phải làm nếu bạn muốn quản lý tối ưu đồng tiền vất vả mới tạo ra. Nếu thực hiện tốt, bạn có thể biết được xu hướng chi tiêu của gia đình mình: hoang phí hay hợp lý để từ đó điều chỉnh cho phù hợp để đạt mục tiêu đề ra, quản lý thường xuyên biết được tình hình cân đối giữa định mức và thực tế giúp bạn tránh chi quá tay mà thiếu trước hụt sau. Nhưng bản thân việc nhập số liệu đều đặn và quản lý thường xuyên không giúp bạn đảm bảo thực hiện được kế hoạch thu chi đề ra nếu không có ý chí quyết tâm của chính bạn.
Nếu bạn nhỡ tay tiêu để số tiền còn lại không đủ chi tiêu tiếp thì bạn có mấy lựa chọn sau.
* Dừng tiêu ---> chờ quota tiếp ---> có thời gian cân nhắc xem món đồ định mua có thực đáng mua không
* Lấy khoản khác đập bù sang ---> khoản khác có thể bị thiếu hụt, nếu khoản khác quan trọng hơn thì bạn buộc phải quay lại dòng trên nếu bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh như sau
* Lấy quỹ khẩn cấp ra dùng ---> tức là bỏ một phần tiết kiệm được ra dùng
* Vỡ kế hoạch tiết kiệm ----> chỉ là trường hợp bần cùng bất đắc dĩ thì đành chịu còn lại thì cố gắng đừng đến mức này
Lưu ý là mấu chốt quản lý được là ở chỗ bạn phải luôn giám sát được số tồn, để dựa vào đó đưa ra quyết định chi tiêu chính xác. Nếu không quản lý kiểu này được thì tốt nhất đừng dùng bảng này làm gì, lợi ít mà hại nhiều. Hại ở đây là với lối quản lý chỉ có dòng tiền vào - ra mà không phân theo đầu mục thì chỉ tổ chuốc lấy stress mà thôi.
4. Vì sao cần có quỹ tiết kiệm tiêu dùng ( kiêm quỹ khẩn cấp)?
Quỹ tiết kiệm tiêu dùng chính là Lọ hưởng thụ, được thiết kế với mục đích yêu cầu người sử dụng biết yêu quý bản thân hoặc cho phép bản thân được tự nuông chiều mình ( trong khả năng có thể).
Quỹ này dùng để chi trả cho các hạng mục lớn như mua sắm đồ gia dụng đắt tiền, du lịch ...hoặc các khoản bất ngờ không thể định trước khi lên kế hoạch hàng tháng. Nhờ nó, mà bạn tránh khỏi cảm giác vỡ kế hoạch, tự tin vào bản thân mình.
Quỹ khẩn cấp thì đương nhiên phải có rồi và luôn phải để ở nhà đồng thời những người liên quan phải biết chỗ để. Có ai ra ngoài trời mưa mà lại không có áo mưa chứ?
2 quỹ này gộp với nhau làm một nhằm giảm bớt số tiền nằm chết dí trong nhà.
5. Vì sao bạn cần quản lý qua từng tháng trong năm?
Thu nhập của bạn có thể đều đặn qua từng tháng hoặc không, nhưng việc nhìn tầm dài hạn như 1 năm, vài năm sẽ cho bạn thêm ý chí quyết tâm thực hiện, là thuốc tăng lực giúp bạn vượt qua khó khăn, cám dỗ để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đồng thời điều chỉnh kịp thời khi thời cuộc thay đổi.
6. Gia đình thu nhập không đều đặn có thể sử dụng bảng này được không?
Bảng này vốn dĩ được thiết kế dành cho gia đình người làm công ăn lương thu nhập đều đặn nhưng cải biến chút là có thể sử dụng cho tất cả mọi người.
Nếu thu nhập không ổn định thì có thể tham khảo cách làm sau: lập và vận dụng quỹ gối đầu.
Thường thì chi tiêu là cố định ( muốn nắm bắt được thì nên thực hiện quản lý chi tiêu vài ba tháng). Ví dụ, bạn biết gia đình mình mỗi tháng hết khoảng 12 triệu. Nếu thu nhập trong 1 tháng của gia đình bạn có thể cắt luôn 12 triệu làm thành quỹ gối đầu thì tốt, nếu không thì dành vài tháng để lập quỹ. Quỹ kiểu này giống như ứng trước lương nên cần kỷ luật thép hơn vì dễ lệch chuẩn. Thu nhập lớn hơn 12 triệu thì phần dư dứt khoát phải bỏ ra đủ lượng an toàn để có thể bù cho những lúc không đạt 12 triệu như dự định.
7. Có nguyên lý nào cho việc quản lý tài chính gia đình không?
Có rất nhiều cái gọi là " bí quyết/ tuyệt chiêu tiết kiệm tiền", nhưng mà không biết mình ở đâu, mình muốn đi đến đâu thì áp dụng chiêu này chiêu kia vẫn chỉ là " xây nhà trên cát".
Những quan niệm của các cụ nhà ta như " Đừng bóc ngắn cắn dài", " Được mùa chớ phụ ngô khoai...", " Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện" ( hà tiện ở đây hiểu đúng nghĩa là tiết kiệm)...sẽ mãi mãi không bao giờ lỗi thời, vô dụng.
Thời đại này ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể so với trước đây, vì thế ta cần "gạn đục khơi trong", kết hợp Đông Tây kim cổ để tận dụng triệt để. Nhưng dù làm gì đi chăng nữa, giống như xây nhà, muốn to đẹp vững chãi thì phải làm tốt phần khung, các chiêu tiết kiệm ( dù hiệu quả đến mấy) cũng chỉ là phần đắp thêm vào. Các bạn có thể tham khảo các bài viết mà mình sưu tầm hoặc viết trong mục Cần kiệm này.
Thế nên, nếu làm cho rõ ràng thì cũng có thể vạch ra vài nét như sau.
1. Nắm bắt hiện trạng chi tiêu:
Ghi chép về tình hình chi tiêu một cách khách quan, đầy đủ, chi tiết.
2. Lập kế hoạch chi tiêu và thực hiện cho bằng được để ( lần lượt theo trình tự ưu tiên):
- Khống chế không để số tiền chi tiêu tăng lên
- Trả hết nợ nần hoặc một phần tùy theo "chiến thuật". Chú ý: nợ không hoàn toàn là xấu.
- Lập quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp.
- Mở rộng quỹ kể trên để nó kiêm thêm chức năng Quỹ tiêu dùng
- Trích đều đặn thường xuyên tiền bỏ vào quỹ tiết kiệm tích lũy
- Nâng dần số % tích lũy
- Tiến hành đầu tư số tiền tiết kiệm được vào lĩnh vực mình am hiểu và luôn tìm hiểu học tập nâng cao kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình đầu tư. Tiếp tục học hỏi để mở rộng khả năng đầu tư.
3. Vũ khí tinh thần để giữ cho bản thân luôn vững vàng:
- Không ca thán.
- Xác định mục tiêu và giá trị mình theo đuổi.
- Cải tiến liên tục không ngừng nghỉ
- Muốn giỏi thì phải học, muốn học thì phải sẵn lòng trả học phí