Bình luận về chữ nhân

16
0
0

BuiDang

New Member
http://chiasetinhthuong.org/diendan/images/editor/menupop.gif


"NHÂN RỘNG TẤM LÒNG NHÂN" Đây là một trang web được xây dựng nên bởi những tấm lòng Nhân ái bao dung của toàn thể các chị các mẹ và các bố. BuiDang tôi rất lấy làm ngưỡng mộ những tấm lòng cao cả của các thành viên CSTT.Kính chúc Toàn thể các bố các mẹ các anh các chị luôn có sức khỏe,hạnh phúc,và thành công.
Kính Thư
Bùi Hoàng Đăng.


Bình luận về chữ Nhân:( Võ Sư: -Minh Kha )

Chữ Nhân xuất hiện trong văn hóa Hán Việt từ rất lâu đời . Có lẽ từ cái thưở người Á châu mới bắt đầu nghiệm ra cái đạo làm người từ những nỗi đau và những va chạm trong cuộc sống .

Chữ Nhân mang nhiều ý nghĩa . Nói theo tiếng tượng hình , Nhân có nghĩa là người , và lối viết theo chữ Hán - Việt xưa cũng khác . Nhân còn có nghĩa là lòng từ ái bao dung , độ lượng và thương người . Trong Vovinam ta , chữ Nhân là đức tính đầu tiên trong 12 đức tính mà môn sinh Vovinam chúng ta nên và cần phải có ...

Xét về góc độ làm người , hầu như ai cũng có " Nhân " cả . Theo Mạnh Tử thì : " Nhân chi sơ , tính bổn thiện " . Con người vừa mới sinh ra , ai cũng hiền lương cả . Nhưng cuộc sống và môi trường chính là con thuyền có thể làm cho ta bị đắm chìm và đưa chúng ta về mọi ngã đời .

-" Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng " ...

Có ai bạc phước , rơi vào những gốc tối của cuốc sống thì quên dần đi cái chữ nhân đó . Nhưng giả sử , cùng một đứa bé sơ sinh đó được chào đời trong một gia đình tử tế , được bố mẹ chăm sóc yêu thương , thì hướng đi của người đó sẽ khác . Bởi vậy , nhân là một đức tính có thể được trau dồi và cũng có thể bị thay đổi . Vì vậy chúng ta mới là con người . Theo một số ý kiến cá nhân thì

-" Con người là một tạo vật không toàn vẹn của thượng đế .."

Nên có người này thì cũng có người khác . Người tốt và xấu ở mọi nơi . Ở đâu cũng có người nhân nghĩa và ở đâu cũng có kẻ bất nhân . Người Nhân nghĩa là người có giàu lòng thương người , có tình yêu thương bao la và lòng vị tha đến cao thượng . Người có lòng Nhân không phân biệt tuổi tác , giai cấp giàu nghèo .

*. Có một câu chuyện xuất hiện trên báo chí hiện nay mà ít người để tâm đến ( có lẽ vì cái nhân đối với đa số con người thời đại không còn quan trọng nữa ) . Người ta nói có một cô bé người Hàn Quốc được gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi, cô ấy lớn lên nhưng thân hình rất nhỏ bé , một bửa kia đi học có 3 người bạn mới vào thấy cô ta nhỏ con nên ăn hiếp tìm cách trêu chọc làm bộ té ngã vào người cô ta luôn, cô ta về khóc với mẹ, người mẹ cũng hiền từ, bàn tính phương pháp thâu phục 3 cô bạn kia bẳng cách: Mỗi lần bị trêu chọc, cô ta luôn nói rằng:

- Thật sự tôi muốn làm bạn với các bạn!

Trải qua nhiều ngày bình tỉnh, cố gắng và không bỏ cuộc để nói lên những lời đó với 3 bạn mới, cô bé đã dùng tấm lòng tha thứ, tình yêu thương chân thành để cảm hóa ba trái tim cứng cỏi đó . cuối cùng cô bé đã cảm hoá được 3 cô bạn phá phách và trở thành bạn tốt với nhau.. Đó mới chính là lòng Nhân .

*. Trở về những năm tháng xa xưa , Đại Việt ta vẫn có những người vua nhân từ như Lý Thánh Tông , người nổi tiếng là hoàng đế nhân từ .Thánh Tông là một ông vua có lòng thương dân. Nhân một năm trời rét đậm, Thánh Tông bảo các quan hầu cận rằng:

-"Trẫm ở trong cung ngự sưởi than ấm mặc áo hồ cừu mà còn rét thế này.Huống chi những tù phạm giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc; vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm".

Nói rồi truyền lấy chăn chiếu cho tù nằm, và mỗi ngày cho hai bữa ăn.

Lại có một hôm, Thánh Tông ra ngự ở điện Thiên Khánh xét án, có Động Thiên công chúa đứng hầu bên cạnh. Thánh Tông chỉ vào công chúa mà bảo các quan rằng:

-"Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càng phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi".

*. Ngày nay , trong môn phái chúng ta có Chưởng môn Lê Sáng là người nổi tiếng có lòng thương người . Chưởng Môn là người phụng sự cả cuộc đời cho môn phái , từng đào tạo nhiều học trò tài giỏi về võ thuật cũng như võ đạo . Nhưng đau buồn thay, có nhiều người quên đi cái ơn đó, ngoảnh mặt quay lưng, làm nhiều chuyện xấu đối với thầy, thậm chí còn bất kính, châm biếm, tìm cách hạ nhục thầy, nhưng thầy không hề để ý hay trách móc . Khi những người đó quay về , thầy vẫn tha thứ lỗi lầm xưa và tiếp đón ân cần . Đó là tấm lòng Nhân từ của người Võ Sĩ Đạo. Ôi! tấm lòng bao dung và độ lượng của Chưởng Môn thật là vô bờ bến -bao la như biển cả.

*. Ngược lại với những người nhân từ là những kẻ bất Nhân . Người bất nhân là những người lòng dạ ác độc , làm những chuyện thất đức, lòng lang dạ sói. Trong xã hội từ xưa tới nay, những kẻ đó không thiếu ( nếu không muốn nói là đầy khắp mọi nơi ). Họ nằm trong mọi thành phần, không cần biết có học thức hay không có học thức, không cần biết giàu hay nghèo, giữ cương vị gì . Những tên đâm thuê chém mướn , cướp của giết người , vì đồng tiền mà lấy đi biết bao nhiêu mạng sống . Thật tàn bạo và bất nhân biết bao . Đó là những tên cướp trắng trợn . Họ có lẽ cũng có chút " tự hào " vì dám đễ rõ bộ mặt thật của họ ra ngoài . Có lẽ cũng nên liệt họ vào hàng " anh hùng " so với những người bất nhân đeo bộ mặt nai tơ khác . Ví dụ như những người làm lớn trong guồng máy lãnh đạo và chi huy thường hay bốc lột sức lao động của bao người vô tội . Họ giết dần giết mòn mạng sống của biết bao nhiêu người bằng cách đè ép người dân . dân nghèo tràn khắp đường phố , miếng cơm manh áo thiếu thốn đến bần cùng , vậy mà vẫn có người sưng sướng thảnh thơi vung tiền qua cửa sổ " ngồi mát ăn bát vàng "mặc tình dân chúng lầm than đói khổ?

*. Vovinam chúng ta cũng có rất nhiều người như vậy . Nhiều và nhiều người đọc võ đạo như học thuộc lòng để trả bài thi lên đai mà không hiểu gì? Có nhiều võ sư vẫn đi giảng đạo cho học trò , nhưng chính họ lại không bao giờ làm được điều đó . Đôi khi có người xúi giục học trò đi làm những chuyện không hợp đạo lý của con nhà võ, ví dụ phản bác tất cả những lý thuyết võ đạo do sáng tổ và chưởng môn truyền lại cho thế hệ sau, châm biếm, chê bai những gì trong Vovinam là trừu tượng, sai sự thật… Có người cứ mãi lo tranh giành quyền lợi trong môn phái gây ra bao cảnh đau buồn và khổ sầu cho những con tim chân chính. Có nhiều người làm huấn luyện viên Vovinam lại vì đồng tiền, không làm chuyện tốt, không dạy học trò trở thành người tốt, mãi lo nói xấu hảm hại người khác . Đó là bất nhân .. Họ không những đánh mất bản thân họ mà còn làm vẫn đục biết bao tâm hồn trẻ ngây thơ khác.


Xét toàn diện thì có cái tốt thì bắt buột phải có cái xấu . Chúng ta không thể nào đưa môn phái tới đến mức tuyệt đối . Nhưng điều tối thiểu chúng ta có thể làm là dùng hết khả năng chúng ta để giảm đi cái xấu đó đến mức có thể . Điều đó đòi hỏi sự thấu triệt lý thuyết võ đạo, sự nhiệt tình trong công tác huấn luyện và sư cố gắng vượt khó đi lên của từng môn sinh Vovinam chúng ta . Hãy đem lòng yêu thương trải khắp nơi , hòa mình vào cuộc sống , cảm hóa những trái tim sắt đá để mọi người khắp nơi luôn nhìn chúng ta như đóa sen giữa đầm :

-" Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ... "
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
147
0
0

meoluoi181

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

Còn một dòng tư tưởng nữa về vấn đề này xin chia sẻ cùng các anh chị tham khảo.
Nếu nói về Nhân nếu Mạnh tử cho rằng "Nhân Chi sơ tính bản thiện" tức con người sinh ra vốn đã mang tính thiện nếu do môi trường không tốt làm nó mờ đi thì cái đó là do môi trường sống không thuận lợi, còn ai trải qua cuộc sống mà vấn giữ được tính thiện thì được xem như thiên lương không đổi.
Dòng tư tưởng thứ 2 là dòng tư tưởng của Tuân tử theo trường phải lão giáo, Tuân tử cho rằng "Nhân chi sơ tính bản ác" Có nghĩa con người sanh ra sẵn có tính ác trong người, do giáo dục do xã hội đưa ra những quy tắc kiềm nén cái tính ác, thúc đẩy sự yêu thương mà cái tính ác đó mất dần đi.
VD Trong phần người có phần người và phần con nếu giáo dục không tốt con người cũng đâm chém giết chọc không ghê tay, nhìn sự tàn ác quyen mắt. Tất cả tại tâm cũng có một mầm mông sẵn.
Tuy hay tư tưởng nghe như có vẻ ngược nhau nhưng lại tương hỗ với nhau phản ánh hai mặt của một vấn đề: Tính cách của con người do môi trường sống, điều kiện giáo dục tác động rất lớn, bên cạnh đó con người vẫn có cái thuộc về bản chất, Nên tựu chung giáo dục có vai trò quyết định khá cao trong sự hình thành nhân cách con người.

Qua thời gian tìm hiểu các trường phái tư tưởng và tôn giáo bản thân mèo có một số chia sẻ về sự ảnh hưởng của các luồn tư tưởng đối với con người trong từng góc độ và giai đoạn sống như sau:
Khi còn nhỏ trong gia đình nếu dạy con theo nho giáo sẽ hình thành cho con cái vai trò của mình trong gia đình và trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi nấng dạy dỗ con. Không tôn giáo nào định hình rõ bổn phận của mỗi người như Nho giáo. Từ khi còn là thai nhi thì có Thai Giáo, tới khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt... Nếu trang bị những điều này sẽ hình thành một lớp người sống có trách nhiệm.
Mặt trái: Sự nguyên tắc trong nho giáo ngày xưa có thể quá khắt khe làm người ta thấy ngột ngạt nên định hướng này cần kết hợp với định hướng thứ 2 để cs dược hiệu quả tốt hơn.
Phật giáo: Sự từ tâm của Phật giáo thể hiện qua tình yêu thương chúng sanh nhân loại, trẻ con bắt chước người lớn thấy cha mẹ thể hiện yêu thương chúng cũng sẽ yêu thương, Chỉ bảo cho trẻ ý nghĩa của việc ăn chay (còn trẻ có hướng theo hay không còn tùy )
Nho giáo dạy Lễ, Phật Giáo dạy chứ Tâm sẽ là sự cân bằng cả trong lẫn ngoài.
Bên cạnh Phật Giáo phải nói đến Thiên Chúa Giáo: Thiên chúa giáo có một hệ thống chặt chẽ những lễ nghi từ lúc sinh đến lúc kết thúc cuộc đời và trong suốt qua trình đó bên cạnh sự trao dồi lễ nghi là sự trao dồi về cái Tâm nên mô hình chung đã tổng hợp ưu thế như sự kết hợp của Nho giáo và Phật giáo.
Khi trẻ tuổi nên lấy trọng trách của mình trong gia đình và xã hội làm nặng, nếu so sánh cả 3 nhà Nho - Phật - Kitô giáo thì Nho giáo nổi bật hơn hẳn vì con người tồn tại trong gia đình và xã hội mà không xác định được vị trí vai trò của mình trong xã hội đó là một lổ hổng lớn về tinh thần.
Sau những năm tháng làm việc cho gia đình và xã hội khi về già ta lại tìm được một chốn bình yên cho những ngày cuối cùng, ta nên ngỉ ngơi, nên dành khoảng thời gian đó cho việc truyền đạt kinh nghiệm sống cho lớp con cháu sau này để chúng biết được đâu điều hay điều dở. Sức già không còn được như trước nếu cố tham lam níu kéo thì tự làm khổ mình, thuận theo tự nhiên khi đã nhận thức được những thăng trầm cuộc sống, con người trở về theo đạo Lão.
Đó là những suy nghĩ của Mèo về cuộc sống của con người. Và bới là Con Người nên phần nào đó chúng ta vẫn sai lầm nhiều lắm. Chỉ mong trọn vẹn được chứ Nhân nhưng thật không dễ.
 
16
0
0

BuiDang

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

Cảm ơn chị "meoluoi181"

Nền văn hoá của nhân loại đã hình thành và phát triển mỗi ngày theo chiều hướng hoàn thiện. Văn hoá Tây phương phát triển chậm hơn Đông phương nhưng lại có những bước tiến vĩ đại nhờ vào đầu óc lý luận chặt chẽ và logic. Cả hai nền văn hoá này đều có một điểm chung là khuyến khích lòng nhân ái của mọi người, để giúp nhau sinh tồn và làm cho cuộc sống ngày thêm tốt đẹp.

Riêng ở Đông phương, ngày từ trước Công nguyên rất lâu, đạo lý nhân bản đã được hiền nhân đặt để và phổ biến, dù rằng khi ấy hầu hết cuộc sống vẫn còn ở tình trạng bộ tộc. Để sống còn, người Trung Quốc thời sơ khai phải săn bắn kiếm ăn, chém giết tranh giành nhau miếng ăn chẳng khác gì động vật. Tuy nhiên, cho đến khi Thần Nông xuất hiện, dạy cho dân biết cày cấy, chỉ cách lấy lửa; Nữ Oa dạy cho dâ biết kéo tơ, dệt vải thì văn hoá đã tiến sang một bước ngoặt mới, thành lập cộng đồng xã hội. Xã hội càng ngày càng phát triển, việc tốt xen lẫn việc xấu, con người lúc đó hãy còn chạy theo bản tính tự nhiên, tức có phần thiên về thú tính. Để ngăn cản và giúp con người đừng chạy theo thú tính thấp hèn, giảm bớt những hành động trái với luân lý, cổ nhân đã đặt ra những qui phạm về luân thường, mà trong đó Ngũ thường được xem như rường cột, khuyến khích mọi người rèn tập và noi theo. Điển hình nhất của đạo lý Trung Quốc là những nguyên tắc phong hoá như Tam cương, Ngũ thường... rồi sau đó được hoàn thiện bằng chữ viết như kinh lễ, Gia Lễ... mà đến ngày nay tít nhiều vẫn có giá trị.

Riêng chữ nhân, đức tính đứng đầu của ngũ thường thì lại khá mông lung bởi phạm vi của nó quá rộng rãi. Nếu đi sâu vào ý nghĩa của chữ Nhân, những câu hỏi đại loại như: "Thế nào là nhân, Nhân có cần đi đôi với bốn đức tính còn lại hay không?", "Có phải giết người hay sát sinh là thiếu lòng nhân?", "Người lính trong chiến tranh phải ra tay tàn sát đối phương có lòng nhân hay không", "Cha mẹ yêu thương lo lắng cho con cái là lòng nhân hay chỉ vì tình yêu phụ tử?",... vố số những câu hỏi ấy khiến người ta khó trả lời được thông suốt nếu không hiểu biết thâm sâu về chữ Nhân. Cũng vì vậy, đôi khi chúng ta thấy một người "bố thí" chút tiền bạc cho kẻ nghèo khó đã vênh mặc đắc ý tự cho mình là nhân đức lắm rồi.

Thông thường người ta nói Nhân nghĩa, nhân ái chứ không kết hợp nhân với lễ, hiếu hoặc trí, tín. Vậy thì người nhân không cần đế lễ, trí và tín hay sao? Lòng hiếu thảo với cha mẹ anh em đã đủ thể hiện lòng nhân hay chưa?

Theo nghĩa đen, nhân tức là nhân đạo, là lòng thương yêu đồng loại, con đường mà bất cứ ai cũng nên đi theo. Dĩ nhiên, con người là phải biết thương yêu nhau, nhưng thương yêu như thế nào, thương bằng cách nào và có giới hạn về chữ nhân hay không là điều từ ngàn xưa đến nay vẫn đáng cho chúng ta bàn cãi. Như đức Phật đã nói: "giết một con rắn độc là cứu muôn vạn chúng sinh", mở rộng ý nghĩa ra việc trừ diệt một kẻ gian ác thì công đức cũng tương tự như vậy.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

@meoluoi181: Tuân Tử là nhà Nho, ông chịu nhiều ảnh hưởng của Trang Tử, nhưng ông không theo Lão giáo. Trong Nho giáo, người ta vẫn nói: Khổng Tử trọng Nhân, Mạnh Tử trọng Nghĩa, Tuân Tử trọng Lễ.


Thông thường người ta nói Nhân nghĩa, nhân ái chứ không kết hợp nhân với lễ, hiếu hoặc trí, tín. Vậy thì người nhân không cần đế lễ, trí và tín hay sao? Lòng hiếu thảo với cha mẹ anh em đã đủ thể hiện lòng nhân hay chưa?

Theo nghĩa đen, nhân tức là nhân đạo, là lòng thương yêu đồng loại, con đường mà bất cứ ai cũng nên đi theo. Dĩ nhiên, con người là phải biết thương yêu nhau, nhưng thương yêu như thế nào, thương bằng cách nào và có giới hạn về chữ nhân hay không là điều từ ngàn xưa đến nay vẫn đáng cho chúng ta bàn cãi. Như đức Phật đã nói: "giết một con rắn độc là cứu muôn vạn chúng sinh", mở rộng ý nghĩa ra việc trừ diệt một kẻ gian ác thì công đức cũng tương tự như vậy.
Mình xin đóng góp một bài viết có nói về chữ Nhân của Khổng tử. Theo cách hiểu của bài viết này, chữ Nhân là "yêu người" và cả "ghét người". Đó là đức hoàn thiện của con người, đạo làm người, và chính là một trong những biểu tượng của tư tưởng nhân đạo phương Đông. Tư tưởng của chữ "Nhân" theo nghĩa "yêu người" gần với tư tưởng kiêm ái của Mặc tử và từ bi của đạo Phật. Nhưng có nhiều điểm khác mà bài viết phân tích.

“Nhân” trong Luận Ngữ của Khổng Tử
Lê Ngọc Anh

Tạp chí Triết học
http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Nhan_trong_luan_ngu_cua_Khong_Tu/

Một vài trích đọan.


...

Dù trong Luận ngữ có nhiều sự giải thích khác nhau về "Nhân", song sự giải thích trong thiên "Nhan Uyên" là có tính chất bao quát hơn cả. Có thể nói, ở đây "Nhân" trong quan niệm của Khổng Tử là "yêu người" (Luận ngữ, Nhan Uyên, 21). Nếu nhìn toàn bộ tư tưởng của ông, phải xem nội dung trên là tiêu biểu cho điều "Nhân". "Nhân" là "yêu người", nhưng người nhân cũng còn phải biết "ghét người". Với Khổng Tử thì chỉ có người có đức nhân mới biết "yêu người" và "ghét người". Khổng Tử nói: "Duy có bậc nhân mới thương người và ghét người một cách chính đáng mà thôi" (Luận ngữ, Lý nhân, 3).


...

Trong quan niệm của Khổng Tử, "Nhân" không chỉ là "yêu người", "thương người", mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do vậy, "nhân chính" là đạo làm người - sống với mình vả sống với người, đức nhân là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời - đất là sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con người là "trung thứ" và đạo đức, luân lý con người là "Nhân", người có đạo nhân là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông. Tuy nhiên, trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã có nhiều học thuyết phê phán chữ "Nhân" (yêu người) của Khổng Tử. Có người cho đó là giả dối, có người cho đó là nói suông, có người lại cho đó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa... Thế nhưng không phải vì thế mà tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử không đi vào lòng của nhiều người đương thời, gây cho họ biết bao sự xúc động và làm cơ sở cho hành động nhân đạo của họ. Thực tế cho chúng ta thấy, "từ đời Hán trở đi, suốt trên hai nghìn năm đạo Khổng được độc tôn, Vua Chúa đời nào cũng ráng áp dụng nó, mặc dầu không đúng. Nó thực tế hơn đạo Mặc, đạo Lão, nhân bản hơn thuyết của Pháp gia". Cũng cần phải nói thêm rằng, trong Luận ngữ, tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử còn bao gồm nhiều đức khác, như: Trực (ngay thẳng, không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng, cẩn thận trong công việc), Nghĩa, Lễ...

Để hiểu rõ hơn về tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử cần so sánh nó với tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử, tư tưởng Từ bi của đạo Phật. Nếu tư tưởng Kiêm ái của Mặc Tử coi ai cũng như mình, người thân của người cũng là người thân của mình, không phân biệt riêng tư thì "Nhân" phân biệt mình và người, lấy mình làm khởi điểm để phân biệt từ thân đến sơ, từ gần tới xa, phân biệt người tất, kẻ xấu. Người Nhân trong quan niệm của Khổng Tử coi trọng đạo đức, chú ý phần thiện trong bản tính con người thì người Kiêm ái chỉ chú trọng đến sự cứu giúp vật chất, chú ý đến "giao tương lợi". Tư tưởng "Nhân" của Khổng Tử cũng khác xa tư tưởng Từ bi của đạo Phật. Phật thương người và thương cả vạn vật. Lòng thương của Phật có một nỗi buồn vô hạn, buồn cho sự mê muội của sinh linh, tìm cách giải thoát mọi sinh linh ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Còn đạo Khổng tìm mọi cách giúp cho con người sống một cuộc sống vui vẻ hơn, có nghĩa lý hơn và tìm kiếm hạnh phúc ngay trên cõi trần chứ không phải ở trên cõi niết bàn. Chính vì vậy, ngay cả khi tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo du nhập và có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của con người Đông Á thì nó cũng không thể thay thế được vai trò của đạo Khổng. Có thể nói "Nhân" của Khổng Tử là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu nhất trong lịch sử các nước ở phía đông của Châu Á này.

...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
147
0
0

meoluoi181

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

Một chữ Nhân nhưng thật nhiều nghĩa, làm người kể ra khó lắm các bác nhỉ :D
Nếu dễ chắc sẽ không có chữ "con" đứng trước chữ "người". keke
Cảm ơn bác Zoe về bài viết ý nghĩa nhá :D
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

Nhân loại hay coi thường phần "con", tự cho con người là thông minh hơn các sinh vật khác, và từ sự so sánh này còn mở rộng ra những ý tưởng như, cho rằng nhóm người này hơn nhóm khác. Chữ Nhân không chỉ giới hạn cho con người. Con vật cũng biết thương yêu nhau lắm chứ, và ai chứng minh được là tính "Nhân" của chúng kém hơn nào :). Sao chúng ta lại đổ những cái xấu cho con vật :smiling:.

Đùa chút, thư giãn thôi ... :rose: ...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
147
0
0

meoluoi181

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

Nhìn nhận ở khía cạnh nhân tính thì chữ nhân là về tình yêu thương, nhân cách có lẽ đúng là tất cả mọi người đều đưa ra điển hình cao nhất đó là con người, không phủ nhận với zoe là con vật cũng có tình yêu thương, cũng có những đặc tính gần giống con người thật nhưng khi nhấn mạnh một nửa kia là chữ "con" người ta hiểu đó là những điều trái với nhân đạo, trái tính người (cho là con vật cũng có một phần nhá - nói chung chung cho dễ xử) Cái phần con đó nhiều khi còn thua cả con vật mà đó là đại diện những gì xấu xa tồi tệ nhất của con vật.
Viết được chữ nhân thì khó, ngoạc đại chữ con thì dễ, ở đời cái gì cũng dễ hóa ra... Xưa nay các cụ đưa ra lắm nguyên tắc để thoát khỏi cái chữ "con" đó chỉ để mọi người trong xã hội đều có cái quyền sống ngang nhau, cao hơn là tôn trọng và yêu thương nhau.
"Nhân" đi với "tâm" có lẽ là cần thiết nhất cho một con người...
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bình luận về chữ nhân

Cái phần con đó nhiều khi còn thua cả con vật mà đó là đại diện những gì xấu xa tồi tệ nhất của con vật.
Con người có trí tuệ cao hơn hẳn con vật, thế mà những genocide, những chiến tranh tàn sát khủng khiếp nhất trên trái đất này lại do con người gây ra.

Mình không thích quan niệm phân ra phần con và phần người, vì khi dùng từ "con" thường có ý chê bai, phán xử, và có ý nói về bản chất. Ai cũng là người hết, dù họ có cư xử không hay. Những việc làm không hay bị lên án, nhưng không thể kết luận về "bản chất" được. Họ cũng vẫn có quyền được yêu thương đồng cảm. Có bao người vì bị xã hội phán xét cái phần "con" mà càng bị cô lập hơn.

Một cách nhìn về chữ nhân thôi. :angle:, chắc chắn không phải cách nhìn của các cụ :smiling:.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top