Me Minh "meo"
Active Member
Tôi nghe ai đó kể lại câu chuyện thế này… Chẳng biết câu chuyện này có thật hay không? Nhưng dù thế nào, nó cũng là một tình huống khiến chúng ta phải suy nghĩ về cái Thiện. Nghe câu chuyện này, tôi nhớ tới "Chiếc lá cuối cùng" của O’Henry.
Trong một phòng bệnh ở bệnh viện nọ có hai cái giường. Một cái được đặt sát cửa sổ. Cái giường kia nằm trong góc khuất.
Hai bệnh nhân nằm điều trị trong phòng bệnh đó là hai cụ già. Cụ già nằm góc khuất vào điều trị trước. Cụ già nằm bên cửa sổ mới được đưa vào cấp cứu đêm vừa rồi. Cả hai cụ đều không có con cái nên hàng ngày chỉ có các y tá, điều dưỡng viên chăm sóc. Sức hai cụ đều rất yếu nên cả ngày các cụ chỉ nằm. Mọi sự đều tiến hành ngay trên giường bệnh.
Cụ già nằm ở góc khuất ít nói hơn, còn người bạn cùng phòng có vẻ mau mồm mau miệng. Cụ này hỏi cụ kia về gia cảnh, bệnh tật rồi kể cho cụ kia nghe về mình. Cụ nằm giường trong hay thở dài, rên rỉ. Mỗi lần như vậy, cụ già nằm gần cửa sổ lại an ủi bạn: “Thôi cụ ạ, con người ta có số cả. Già thì ai chẳng có bệnh.
Thôi thì ta cứ cố gắng được đến đâu hay đến đấy. May ra, gặp thầy, gặp thuốc, giời thương ai thì người nấy được. Cụ cứ thở dài, rên rỉ thì cũng chẳng chóng khỏi bệnh hơn đâu mà”.
Rồi cụ lại động viên bạn cùng phòng bằng cách tả cho nghe những gì mình nhìn thấy qua khung cửa sổ. Chắc hồi còn đi học, cụ giỏi văn lắm, nên tả rất hay, rất hấp dẫn về bầu trời xanh, về đám mây trôi qua mang hình dáng con gì, về cành vú sữa trĩu quả là là xuống cửa sổ, về con chim sâu chuyền từ cành này sang cành khác, về những tia nắng lung linh qua kẽ lá…
Cụ già nằm trong cứ tiếc thầm trong bụng. Hôm mới vào, cụ lại đòi nằm giường trong cho kín gió. Mấy cô y tá bảo: cái cửa sổ này đóng suốt ngày, chẳng sợ gió máy gì đâu, nhưng cụ vẫn cẩn thận xin nằm giường trong. Bây giờ nghe cụ kia tả, lại thấy tiếc. Mà sao cái giường này họ lại kê đúng vào vị trí mà cụ chẳng nhìn thấy cả cái cửa sổ để ít ra thì cũng được ngắm ra ngoài đôi chút!?
Mấy hôm sau, nghe chừng cụ già nằm bên cửa sổ có vẻ khá hơn, đã ngồi dậy được. Cụ lại tả cho cụ nằm trong nghe về cái vườn hoa ở bên ngoài, về những bụi hoa hồng, về những giò phong lan với những chùm hoa nở rực rỡ, về đôi chim đuổi nhau trên cây vú sữa…
Cụ nằm trong im lặng lắng nghe rồi rụt rè đề nghị: “Cụ đổi cho tôi sang nằm giường đó vài hôm có được không? Nếu cụ đồng ý thì để tôi bảo mấy cô y tá giúp”.
Cụ kia giãy nảy: “Ấy, không được. Bệnh của tôi là phải nằm ở nơi thoáng khí. Vào đấy là tôi chết ngạt ngay”. Cụ nằm trong bảo: “Thì ai chẳng cần được thoáng. Cụ chỉ biết thoáng mình cụ thôi ư?”.
“Không được là không được! Cụ cứ nằm đấy, tôi nhìn thấy cái gì sẽ kể tường tận cho cụ nghe”. Cụ kia thấy kỳ nèo cũng chẳng được, đành im lặng, nhưng trong bụng thì vẫn ấm ức. Vừa tức vừa tiếc.
Vài hôm sau, lúc đã quá nửa đêm, cụ nằm trong nghe thấy cụ nằm giường gần cửa sổ thở khó nhọc. Cụ gọi, không thấy cụ kia trả lời. Một lát rồi đêm trở lại yên tĩnh. Cứ định bấm chuông gọi y tá, nhưng nghĩ thế nào cụ lại thôi. Rồi cụ ngủ thiếp đi.
Sáng sớm hôm sau, khi mấy cô y tá vào thì đã thấy cụ già nằm gần cửa sổ đi rồi. Cụ bị lên cơn hen và ra đi lặng lẽ trong đêm. Cụ nằm trong cũng bùi ngùi thương bạn, nhưng trong lòng hơi chút mừng vì cái giường gần cửa sổ đã được giải phóng. Cụ bảo cô y tá:
- Cô làm ơn cho tôi chuyển sang cái giường gần cửa sổ.
- Để làm gì hả bác?
- Để tôi được ngắm cảnh bên ngoài.
- Ngắm gì ạ? Cái cửa này suốt ngày đóng vì bên ngoài là một bức tường áp sát.
- Thế sao cái cụ vừa mất ấy lại bảo nhìn được? Cụ ấy còn tả cho tôi nghe nào vườn hoa, nào cây vú sữa, nào chim chóc…
- Cụ ấy mù thì làm sao nhìn thấy gì ạ?
http://bee.net.vn/channel/1982/201104/Cau-chuyen-Chiec-la-cuoi-cung-trong-benh-vien-1795382/
Trong một phòng bệnh ở bệnh viện nọ có hai cái giường. Một cái được đặt sát cửa sổ. Cái giường kia nằm trong góc khuất.
Hai bệnh nhân nằm điều trị trong phòng bệnh đó là hai cụ già. Cụ già nằm góc khuất vào điều trị trước. Cụ già nằm bên cửa sổ mới được đưa vào cấp cứu đêm vừa rồi. Cả hai cụ đều không có con cái nên hàng ngày chỉ có các y tá, điều dưỡng viên chăm sóc. Sức hai cụ đều rất yếu nên cả ngày các cụ chỉ nằm. Mọi sự đều tiến hành ngay trên giường bệnh.
Cụ già nằm ở góc khuất ít nói hơn, còn người bạn cùng phòng có vẻ mau mồm mau miệng. Cụ này hỏi cụ kia về gia cảnh, bệnh tật rồi kể cho cụ kia nghe về mình. Cụ nằm giường trong hay thở dài, rên rỉ. Mỗi lần như vậy, cụ già nằm gần cửa sổ lại an ủi bạn: “Thôi cụ ạ, con người ta có số cả. Già thì ai chẳng có bệnh.
Thôi thì ta cứ cố gắng được đến đâu hay đến đấy. May ra, gặp thầy, gặp thuốc, giời thương ai thì người nấy được. Cụ cứ thở dài, rên rỉ thì cũng chẳng chóng khỏi bệnh hơn đâu mà”.
Rồi cụ lại động viên bạn cùng phòng bằng cách tả cho nghe những gì mình nhìn thấy qua khung cửa sổ. Chắc hồi còn đi học, cụ giỏi văn lắm, nên tả rất hay, rất hấp dẫn về bầu trời xanh, về đám mây trôi qua mang hình dáng con gì, về cành vú sữa trĩu quả là là xuống cửa sổ, về con chim sâu chuyền từ cành này sang cành khác, về những tia nắng lung linh qua kẽ lá…

Cụ già nằm trong cứ tiếc thầm trong bụng. Hôm mới vào, cụ lại đòi nằm giường trong cho kín gió. Mấy cô y tá bảo: cái cửa sổ này đóng suốt ngày, chẳng sợ gió máy gì đâu, nhưng cụ vẫn cẩn thận xin nằm giường trong. Bây giờ nghe cụ kia tả, lại thấy tiếc. Mà sao cái giường này họ lại kê đúng vào vị trí mà cụ chẳng nhìn thấy cả cái cửa sổ để ít ra thì cũng được ngắm ra ngoài đôi chút!?
Mấy hôm sau, nghe chừng cụ già nằm bên cửa sổ có vẻ khá hơn, đã ngồi dậy được. Cụ lại tả cho cụ nằm trong nghe về cái vườn hoa ở bên ngoài, về những bụi hoa hồng, về những giò phong lan với những chùm hoa nở rực rỡ, về đôi chim đuổi nhau trên cây vú sữa…
Cụ nằm trong im lặng lắng nghe rồi rụt rè đề nghị: “Cụ đổi cho tôi sang nằm giường đó vài hôm có được không? Nếu cụ đồng ý thì để tôi bảo mấy cô y tá giúp”.
Cụ kia giãy nảy: “Ấy, không được. Bệnh của tôi là phải nằm ở nơi thoáng khí. Vào đấy là tôi chết ngạt ngay”. Cụ nằm trong bảo: “Thì ai chẳng cần được thoáng. Cụ chỉ biết thoáng mình cụ thôi ư?”.
“Không được là không được! Cụ cứ nằm đấy, tôi nhìn thấy cái gì sẽ kể tường tận cho cụ nghe”. Cụ kia thấy kỳ nèo cũng chẳng được, đành im lặng, nhưng trong bụng thì vẫn ấm ức. Vừa tức vừa tiếc.
Vài hôm sau, lúc đã quá nửa đêm, cụ nằm trong nghe thấy cụ nằm giường gần cửa sổ thở khó nhọc. Cụ gọi, không thấy cụ kia trả lời. Một lát rồi đêm trở lại yên tĩnh. Cứ định bấm chuông gọi y tá, nhưng nghĩ thế nào cụ lại thôi. Rồi cụ ngủ thiếp đi.
Sáng sớm hôm sau, khi mấy cô y tá vào thì đã thấy cụ già nằm gần cửa sổ đi rồi. Cụ bị lên cơn hen và ra đi lặng lẽ trong đêm. Cụ nằm trong cũng bùi ngùi thương bạn, nhưng trong lòng hơi chút mừng vì cái giường gần cửa sổ đã được giải phóng. Cụ bảo cô y tá:
- Cô làm ơn cho tôi chuyển sang cái giường gần cửa sổ.
- Để làm gì hả bác?
- Để tôi được ngắm cảnh bên ngoài.
- Ngắm gì ạ? Cái cửa này suốt ngày đóng vì bên ngoài là một bức tường áp sát.
- Thế sao cái cụ vừa mất ấy lại bảo nhìn được? Cụ ấy còn tả cho tôi nghe nào vườn hoa, nào cây vú sữa, nào chim chóc…
- Cụ ấy mù thì làm sao nhìn thấy gì ạ?
http://bee.net.vn/channel/1982/201104/Cau-chuyen-Chiec-la-cuoi-cung-trong-benh-vien-1795382/