Chất độc trong thực phẩm

294
0
0

mehazim

New Member
Chào cả nhà,
Hiện tại em thấy rằng có rất nhiều các vụ ngộ độc do ăn phải các thực phẩm có độc.
Vậy có nên chăng chúng ta có thể đưa vấn đề này ra bàn luận để có thể tránh ăn phải các thức ăn không tốt có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Cả nhà xem xét và cho em ý kiến nhé!
Chúc cả nhà 1 tuần làm việc zui zẻ!:whileflower02
 
294
0
0

mehazim

New Member
Ðề: Chất độc trong thực phẩm

Em mở hàng bằng một số chất độc trong thực phẩm mà em đã được biết, hy vọng giúp ích được cho cả nhà!
1. Độc tố cá nóc(Độc tố tetrodotoxin)chúng thường có trong gan, buồng trứng cá nóc và tăng lên trong mùa đẻ trứng (tháng 3 đến tháng 7).(Nghĩ lại ngày xưa mình cũng từng ăn cá nóc nhưng không hề hấn gì và thầm cảm ơn bà bán cá đã biết bỏ gan và trứng cá đi nếu không thì chắc mình cũng là một trong các nạn nhân trong vụ ngộ độc cá nóc mất rồi.)
Thông thường loại độc tố này tồn tại trong cá là 1 tiền độc (tetrodomin) không độc nhưng khi cá chết chúng chuyển hóa thành tetrodotoxin thì gây độc.
Là một chất độc thần kinh mạnh, khả năng gây độc cao.
Liều gây độc 1-4 mg, tương đương 8- 10microgam/ kg thể trọng.
Khi ăn phải lượng độc tố gây độc thì chất độc sẽ tác động lên thần kinh làm khóa các đường xung thần kinh dọc theo sợi trục thần kinh gây tê liệt hô hấp và dẫn đến tử vong.

Một số loài khác cũng có chứa chất độc trên như bạch tuộc đốm xanh, cá sao, ếch Costa Rica, rong biển.
2. Độc tố bufotoxin:
Có trong gan và trứng cóc, và được tìm thấy ở cả trên nọc sau 2 mắt và trên da cóc.
Một số triệu trứng khi ăn phải chất độc trên: Sau khoảng 1 giờ thì có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, liệt hô hấp và tử vong. (Cóc nguy hiểm như thế nhưng mình vẫn thấy người ta bán thịt cóc cho trẻ ăn đó thôi, nhưng mình thì sợ lắm nên tốt nhất là không nên ăn vì làm sao biết được là chỗ thịt mình mua có thực sự an toàn hay không, mà khi ăn lại vừa lo lắng thì còn gì là thú vui trong ăn uống nữa, nên cách tốt nhất để hưởng thụ sự xung sướng là tìm các loại khác để ăn.)
3. Độc tố ciguatoxin:
Được tìm thấy trong các loại hải sản, đặc biệt là các sản phẩm nhuyễn thể.
Chúng được tạo ra do các loài hải sản có chứa các vi khuẩn gây độc tố hoặc ăn phải tảo dinoflagellates, và độc tố được tích lũy lại.
1 dến 4 giờ sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc như: đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, gây độc lên hệ thần kinh, tê liệt chân tay.
Hôm nay tạm thời viết về các lại động vật có chứa độc tố đã còn rất nhiều thứ có chứa độc tố mà có thể gây độc cấp tính hoặc tích lũy lại đến khi đủ liều mới phát huy sẽ để dành cho lần sau.
Nhưng để phòng ngộ độc tốt hết nên tránh ăn các loại có chứa độc và không dõ nguồn gốc xuất xứ, thể mới hiểu thế nào là "Bệnh từ miệng vào..."
 
294
0
0

mehazim

New Member
Ðề: Chất độc trong thực phẩm

Em mở hàng bằng một số chất độc trong thực phẩm mà em đã được biết, hy vọng giúp ích được cho cả nhà!
1. Độc tố cá nóc(Độc tố tetrodotoxin)chúng thường có trong gan, buồng trứng cá nóc và tăng lên trong mùa đẻ trứng (tháng 3 đến tháng 7).(Nghĩ lại ngày xưa mình cũng từng ăn cá nóc nhưng không hề hấn gì và thầm cảm ơn bà bán cá đã biết bỏ gan và trứng cá đi nếu không thì chắc mình cũng là một trong các nạn nhân trong vụ ngộ độc cá nóc mất rồi.)
Thông thường loại độc tố này tồn tại trong cá là 1 tiền độc (tetrodomin) không độc nhưng khi cá chết chúng chuyển hóa thành tetrodotoxin thì gây độc.
Là một chất độc thần kinh mạnh, khả năng gây độc cao.
Liều gây độc 1-4 mg, tương đương 8- 10microgam/ kg thể trọng.
Khi ăn phải lượng độc tố gây độc thì chất độc sẽ tác động lên thần kinh làm khóa các đường xung thần kinh dọc theo sợi trục thần kinh gây tê liệt hô hấp và dẫn đến tử vong.

Một số loài khác cũng có chứa chất độc trên như bạch tuộc đốm xanh, cá sao, ếch Costa Rica, rong biển.
2. Độc tố bufotoxin:
Có trong gan và trứng cóc, và được tìm thấy ở cả trên nọc sau 2 mắt và trên da cóc.
Một số triệu trứng khi ăn phải chất độc trên: Sau khoảng 1 giờ thì có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, liệt hô hấp và tử vong. (Cóc nguy hiểm như thế nhưng mình vẫn thấy người ta bán thịt cóc cho trẻ ăn đó thôi, nhưng mình thì sợ lắm nên tốt nhất là không nên ăn vì làm sao biết được là chỗ thịt mình mua có thực sự an toàn hay không, mà khi ăn lại vừa lo lắng thì còn gì là thú vui trong ăn uống nữa, nên cách tốt nhất để hưởng thụ sự xung sướng là tìm các loại khác để ăn.)
3. Độc tố ciguatoxin:
Được tìm thấy trong các loại hải sản, đặc biệt là các sản phẩm nhuyễn thể.
Chúng được tạo ra do các loài hải sản có chứa các vi khuẩn gây độc tố hoặc ăn phải tảo dinoflagellates, và độc tố được tích lũy lại.
1 dến 4 giờ sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc như: đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, gây độc lên hệ thần kinh, tê liệt chân tay.
Hôm nay tạm thời viết về các lại động vật có chứa độc tố đã còn rất nhiều thứ có chứa độc tố mà có thể gây độc cấp tính hoặc tích lũy lại đến khi đủ liều mới phát huy sẽ để dành cho lần sau.
Nhưng để phòng ngộ độc tốt hết nên tránh ăn các loại có chứa độc và không dõ nguồn gốc xuất xứ, thể mới hiểu thế nào là "Bệnh từ miệng vào..."
 
2,651
0
0

Khai Tâm

New Member
Ðề: Chất độc trong thực phẩm

mehazim mở topic trong chăm sóc gia đình đi, topic bổ ích thế này mà chỉ để trong "Aloo Admin xin nghe" thì có mỗi Admin được nghe thôi à? ;)
 
294
0
0

mehazim

New Member
Ðề: Chất độc trong thực phẩm

mehazim mở topic trong chăm sóc gia đình đi, topic bổ ích thế này mà chỉ để trong "Aloo Admin xin nghe" thì có mỗi Admin được nghe thôi à? ;)
Cám ơn chị nhiều ah, em sẽ chuyển lại vào topic chăm sóc gd, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cả nhà!
 
294
0
0

mehazim

New Member
Ðề: Chất độc trong thực phẩm

CẢNH GIÁC VỚI AFLATOXIN

ÐỘC TỐ AFLATOXIN VÀ LẠC MỐC
(Theo trang http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/d_duong/05_0101.htm )

Aflatoxin là một độc tố nấm mốc đáng sợ nhất. Có nhiều chủng nấm mốc tiết ra độc tố này, nhưng Aspergillus flavus là loài nấm mốc cung cấp những lượng aflatoxin lớn nhất, nguy hiểm nhất. Sau này các nhà hóa sinh học đã xác định thêm không phải chỉ có một mà nhiều aflatoxin có công thức hóa học khá gần gũi nhau. Hiện có 4 loại aflatoxin đã được xác định là B1, B2, G1, G2 (Phân biệt ký tự "B" và "G" theo màu huỳnh quang xanh da trời và xanh lá cây khi chiếu tia cực tím lên bản tách các vết sắc ký lớp mỏng aflatoxin).

Nấm mốc độc Aspergillus flavus gặp nhiều ở các lương thực, thực phẩm khác nhau, nhưng các loại hạt có dầu (đặc biệt là lạc) thích hợp nhất cho sự phát triển của nó, và cũng ở lạc độc tố aflatoxin hình thành mạnh nhất. Một tác giả nước ngoài (Hiscocks) đã nghiên cứu hơn 1.000 mẫu lạc thí nghiệm thì thấy lạc hạt có 3,3% số củ là rất độc - 1kg chứa trên 0,25mg aflatoxin B1 (độc tố chủ yếu của Aspergillus flavus) và 21,7% số củ độc vừa, 75% số củ không độc. Còn trên khô lạc: 42% số mẫu là rất độc, 49,3% độc vừa và chỉ có 8,7% là không độc. Như vậy chất độc tích lũy lại trong khô lạc là do sự chế biến, hoặc do Aspergillus flavus phát triển mạnh lên.

Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư. Người ta đã biết aflatoxin là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau. Ở khắp các vùng Nam Phi, nơi người ta ăn nhiều lạc có mốc Aspergillus flavus, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư gan rất cao. Bên cạnh đó những quan sát ở Mô-dăm-bíc và ở U-gan-đa... còn cho kết quả đáng lo ngại hơn.

Ðộc tố aflatoxin rất bền với nhiệt, khi đem lạc mốc rang lên, mặc dù nhiệt độ rất cao, các bào tử của mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Người ta đã nghiên cứu thấy rang lạc ở 1500C trong 30 phút thì tỷ suất aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và aflatoxin B2 giảm 60%. Như vậy lạc mốc dù được rang ở nhiệt độ cao, ăn vào vẫn nguy hiểm.


[21 - Aug - 2009 ::: khucthuydu] (Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam)
Cảnh giác với AflatoxinAflatoxin - Độc tố trong nấm mốc, từng biết đến là sát thủ gây nên bệnh ung thư ở người và vật nuôi.
Theo các tài liệu khoa học, có 4 loại Aflatoxin, trong đó độc nhất là Aflatoxin B1 (AFB1). Sự nguy hiểm của AFB 1 ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1 kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (với lượng chỉ đủ đính trên đầu 1 móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan.

Độc chất này lại bền vững với nhiệt, nếu đem đun sôi 100oC ở nồi bình thường hoặc nhiệt độ cao hơn ở nồi áp suất, hay nhiệt độ từ máy ép đùn viên thức ăn gia súc thì Aflatoxin vẫn không bị phân hủy. Cái nguy hiểm nữa là với điều kiện nóng ẩm như nước ta thì nấm mốc hiện diện gần như khắp nới, trên hạt bắp, hạt lạc, cám gạo, khô dầu… Một điều tra của Trung tâm y tế dự phòng TP HCM thấy hàm lượng Aflatoxin trong lạc cao gấp 263 lần ngưỡng cho phép. Khảo sát của Viện NC Dầu Thực vật cũng cho kết quả cứ 11 mẫu thử thì có 5 mẫu nhiễm Aflatoxin với hàm lượng từ 20 – 112 mg/kg (gấp 2 đến 11 lần ngưỡng cho phép). Mối nguy hiểm khác, khi các nguyên liệu thức ăn giá súc như bắp, khô dầu đậu nành bị nhiễm mốc thì người sử dụng thường vò, sảy và thổi cho bay mốc, cứ tưởng như thế thì sẽ sử dụng được nhưng trên thực tế thì chỉ bay các sợi nấm còn độc tố Afatoxin do nấm tiết ra vẫn còn nguyên trong nguyên liệu đó.

Cũng như người và động vật, cá ăn phải thức ăn nhiễm Aflatoxin cũng sẽ bị tổn thương rối loạn tiêu hóa gan, tụy, dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng, nếu nhẹ thì chậm lớn, còi cọc, nặng hơn thì bị sưng gan, hoại tử gan.

Những loài cá khác nhau có tính nhạy cảm với Aflatoxin khác nhau. Cá tra của VN, cá nheo của Mỹ được xếp vào loại chịu đựng khá với độc tố Aflatoxin nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thí nghiệm của Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ cho thấy với liều lượng nhiễm AFB1 dưới 2,15 mg/kg thức ăn cá vẫn sinh trưởng bình thường và khi nâng hàm lượng nhiễm lên đến 10 mg/kg, cho ăn 45 ngày liên tục thì mức tăng trọng giảm 20%.

Thực nghiệm trên dèo nuôi của Khoa Thủy sản Đại học Nông Lâm TP HCM cũng cho kết quả tương tự, sau 10 tuần, ở dèo cho thức ăn không nhiễm AFB1 cá tăng trọng từ 16,5 g/con lên 50,3 g/con, trong lúc ở dèo cho thức ăn nhiễm AFB1 với hàm lượng 0,12 mg/kg thỉ cá chỉ tăng trọng được từ 16,5 g/con lên 43,9 g/con và thừc ăn bị nhiễm 0,3 mg/kg thì cá chỉ lớn lên được 39,0 g/con. Nếu kéo dài thời gian nuôi lên 22 tuần thì tăng trọng của cá lại càng kém đi, đặc biệt khi ở cuối kỳ thực nghiệm thì gan cá bị sưng to, có màu đen và bước vào giai đoạn hoại tử.

Để giảm thiểu Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi nói chung và thức ăn cho cá tra nói riêng, các nhà khoa học tìm kiếm các chế phẩm theo hướng, giảm hàm lượng nhiễm Aflatoxin bằng cách “giữ” chúng bằng các chất có khả năng hấp phụ cao, hai là giảm độc lực của chúng và người ta đã phát hiện ra có một loại đất sét có tính kết dính tốt với AFB1 và một enzym có khả năng làm biến đổi AFB1. Sự kết hợp giữa chất kết dính với enzym đã làm hạn chế đáng kể khả năng gây hại của AFB 1

Với đặc trưng suất đầu tư lớn nên với người nuôi cá tra lại càng phải cảnh giác với độc tố nấm mốc, bởi chỉ cần đàn cá giảm tăng trọng 10% thì đã có nguy cơ thua lỗ, bởi vậy khi phát hiện ra ao cá chậm lớn thì điều đầu tiên cần nghĩ đến là AFB1, thay vì chỉ nghĩ đến các yếu tố môi trường như trước. Các đợt kiểm tra thức ăn cho cá trên diện rộng thấy thức ăn tự tạo nhiễm AFB1 cao hơn thức ăn công nghiệp, sản phẩm của những nhà sản xuất lớn có tên tuổi ít vi phạm hàm lượng AFB1 cao quá 10 ppb so với các nhà sản xuất nhỏ lẻ không có thương hiệu.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top