“Cháu thích vở”…

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
“Cháu thích vở”…

(VOV) - Chúng tôi thực sự cảm phục tấm lòng vì học trò, sự hy sinh của các thày cô giáo ở vùng núi Quỳ Châu (Nghệ An). Họ đã làm được một điều đáng kể đã cho người dân hiểu được tầm quan trọng của cái chữ
Ngày 16/01/2010, nhóm tình nguyện Chia sẻ tình thương đã thực hiện chuyến đi tập thể, đầu tiên của năm 2010, lên thăm, tặng quà, giao lưu cùng 320 học sinh hai trường: trường tiểu học và trường mẫu giáo Châu Hoàn (xã Châu Hoàn, huyện miền núi Quỳ Châu, Nghệ An). Đây cũng là chuyến đi lần thứ 2 của CSTT đến với học sinh nghèo Quỳ Châu, chuyến đi lần trước diễn ra vào ngày 19/02/2009.

* Chuyến đi nhân rộng tấm lòng nhân
* Mang hơi ấm lên vùng núi Hòa Bình

Một phần kinh phí cho chuyến đi chính là thành quả của chương trình "Mình nuôi lợn đất - Chia sẻ tình thương" của nhóm, phát động từ đầu năm 2009, được các thành viên trên mọi miền đất nước nhiệt tình hưởng ứng, “nuôi” gần 200 chú lợn đất.
Đồng thời với chuyến đi của các thành viên miền Bắc là 2 chuyến đi của các thanh viên ở miền Trung (ngày 16/01/2010, đến thăm và tặng quà cho 534 em học sinh trường Tiểu học Trần Hữu Dực ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong- Quảng Trị, và đến thăm 35 em nhỏ ở Trung tâm mái ấm Tình Hồng (Đông Hà- Quảng Trị), với tổng số tiền tài trợ khoảng gần 40 triệu đồng), và chuyến đi của các thành viên miền Nam (đến thăm các bé đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP Hồ Chí Minh) ngày 22/01/2010 với số tiền tài trợ khoảng 12 triệu đồng).
Thêm một chuyến đi của tình thương
Huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) có 39 trường học các cấp trên địa bàn 12 xã thị trấn trong huyện với số lượng học sinh gần 10.000 em. Trong đó bậc tiểu học có 16 trường, mầm non có 12 trường và THCS có 11 trường. 78% trong tổng số học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Có 27 trường thuộc các địa phương khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn trong diện hỗ trợ theo chương trình 135, 134 của Chính phủ với hệ thống các điểm trường phụ đến tận các bản.
Trường tiểu học Châu Hoàn, xã Châu Hoàn là một trong những trường khó khăn, xa xôi nhất của huyện Quỳ Châu, nằm cách thành phố Vinh 190km, cách thị trấn Quỳ Châu 45km, trong đó hơn 10 km là đường đất, gần như bị cô lập với các vùng lận cận vào mùa mưa lũ. Trường có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ tại các bản: bản xa nhất cách 7km, với tổng số 14 lớp và trên 200 học sinh tất cả đều là người dân tộc Thái.
Khởi hành từ Hà Nội lúc 2h sáng, hơn 30 thành viên Chia sẻ tình thương mang theo một xe tải chở hàng ủng hộ: bao gồm gần 300 cặp sách, 5.500 quyển vở, 2.200 bút, trên 500 bộ hộp bút – thước kẻ - tẩy, 350 mũ len – tất len, 280 đôi dép, 650 bánh xà phòng, cùng rất nhiều bánh kẹo, cháo ăn liền, sữa đặc, sữa bột, phấn viết bảng, sách truyện cũ, đồ chơi, với tổng trị giá khoảng 50 triệu đồng.
Xe phải dừng cách trường hơn 10km, do đường đất lầy lội, sạt lở, dốc, khúc khuỷu. Hơn 30 thành viên của đoàn cùng hàng hóa được chuyển sang ngồi thùng xe Kamaz, loại chuyên dụng chở gỗ, đá, cũng là phương tiện nặng duy nhất có thể đi vào đến trường.


Nếu không phải là xe chuyên dụng thì không thể vượt qua 10 km chặng cuối
Đoàn cũng đồng thời chuẩn bị bữa trưa cho các cháu, bao gồm, bánh mì, giò chả, xúc xích, bánh kem tươi, nước ngọt… những thứ rất bình thường, thông dụng đối với học sinh vùng xuôi nhưng lại rất có thể là lần đầu tiên trong đời được biết đối với các bạn nhỏ miền sơn cước này. Một chương trình văn nghệ để giao lưu, vui chơi cùng toàn thể học sinh và thày cô hai trường cũng đã được các thành viên CSTT chuẩn bị và thể hiện.




Công cha, nghĩa mẹ, ơn thày…

Cái ơn nghĩa tình ấy sâu đậm hơn bao giờ hết ở vùng miền núi cằn cỗi sỏi đá, nghèo đói, khát chữ. Để dành dụm được 300.000 đồng đóng phí hỗ trợ giáo dục cho con 1 năm, thì cha mẹ anh chị em của một gia đình phải chịu bao nhiêu bữa ăn độn sắn khoai. Những đứa trẻ còi cọc, gày gò, da đen sạm, tóc khô cháy vì nắng gió của vùng biên ải sát đất Lào, phải dậy từ 4 giờ sáng để đi bộ 5 km đường rừng, đường đèo, núi đến với lớp học hàng ngày. Mưa phùn gió bấc là thế mà chỉ bận 1 sơ mi rách nhàu, chân trần không tất, dép lê mòn vẹt mất cả đầu và gót; mang theo cặp lồng cơm độn sắn với muối hay muối vừng cho bữa trưa. Mùa giáp hạt thì có khi chỉ độc sắn, khoai mà thôi chứ không có hạt cơm.
Các thày cô giáo thay nhau chăm vườn rau cạnh trường để hàng ngày nấu canh, rồi chung tiền thỉnh thoảng mua thịt, cá cải thiện cho học sinh. Có những gia đình đông con, quá nghèo đói, bố mẹ “mặc cả” khi thày cô đi vận động cho con đi học, là cho cháu cái ăn, thậm chí cho cháu… địu em đến trường, thì mới đồng ý cho con tới lớp. Với lương tâm của người thày, vì tương lai của từng đứa trẻ cũng như mục tiêu phổ cập giáo dục của toàn vùng nói chung, các thày cô luôn sẵn sàng nhận cái khó về mình, chia sẻ, đồng cảm với từng hoàn cảnh. Những phụ huynh có 2-3 con đến tuổi cặp sách, nhà trường cũng chỉ thu 1 suất phí. Những gia cảnh bần hàn, con muốn tới lớp mà không có tiền để nộp, các thày cô tự nguyện trích một phần lương để lo cho các trò. Để tăng chất lượng dạy và học, các thày cô luôn dạy thêm buổi mà không bao giờ thu phí. Tiền bồi dưỡng cho các kỳ kiểm tra, tiền văn phòng phẩm cũng luôn dành để mua thêm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh.
Khi chúng tôi hỏi thích gì nhất trong số những món quà nhận được, rất nhiều học sinh đã nói rằng “Cháu thích vở”- một câu trả lời thật bất ngờ và thú vị. Bởi trong số quà là rất nhiều thứ bắt mắt hơn như cặp sách hình siêu nhân, búp bê, hộp bút, bút hay đôi dép rất đẹp. Đem boăn khoăn đó hỏi thày cô trong trường, và tôi được nghe giải thích thế này: Không có cặp, bọn trẻ có thể cho sách vở túm trong túi ni-lông, trong bao tải nhỏ; không có hộp bút –cũng không sao; không có dép ? – đi chân đất quen rồi… Nhưng không có vở, thì biết viết cái chữ vào đâu?. Chuyện tưởng nhỏ mà thể hiện ý thức lớn của trò, thể hiện cái tài của người thày khi truyền được nhận thức về sự quan trọng của cái chữ như thế, có phải đã phần nào là sự thành công trong cuộc vật lộn giữa cái ăn và cái chữ, giữa mưu sinh và tri thức ở vùng đất tận cùng của xa xôi, nghèo đói này không.
Những chiếc áo sờn rách, những chiếc quần thủng vá chằng cộc đến bắp chân, những đôi chân trần tím tái trong cái gió bấc cắt lạnh miền sơn cước cứ ám ảnh mãi chúng tôi trên chặng đường về. Ước mong sao chúng tôi có thể làm được nhiều hơn thế, ước mong sao có thêm nhiều trái tim thiện nguyện đến để cùng chung sức với chúng tôi, những thành viên Chia sẻ tình thương./.
Theo www.chiasetinhthuong.org

http://vovnews.vn/Home/Chau-thich-vo/20101/132370.vov
 
741
0
16
Ðề: “Cháu thích vở”…

thành viên nào của nhà mình là nhà báo của VOV mà viết bài cảm động thế?
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: “Cháu thích vở”…

Bài viết hay, chân thực và cảm động. Cho mình tặng @};- và :-* người nào viết bài này nhé :p
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
94
0
0

Kinan

New Member
Trả lời: “Cháu thích vở”…

Đọc xong thấy nghèn nghẹn.
 
51
0
0

thanhdat123

New Member
Trả lời: “Cháu thích vở”…

hay quá/ Mình sẽ dành thời gian đọc các bài của bạn ^^
 
Top