Chia sẻ kinh nghiệm du lịch cung đông bắc: Hà nội – lạng sơn – cao bằng – bắc cạn

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
[h=2]CHIA SẺ KINH NGHIỆM DU LỊCH CUNG ĐÔNG BẮC: HÀ NỘI – LẠNG SƠN – CAO BẰNG – BẮC CẠN[/h]
15 Tháng 5 2015 lúc 10:44



Đi và trải nghiệm để thêm yêu Tổ quốc, yêu cảnh đẹp Việt Nam.


Việt Nam ngày càng nhiều ngày nghỉ lễ, các doanh nghiệp sử dụng lao động chắc hẳn buồn lòng vì thời gian nghỉ nhiều quá, nhưng người dân thì chắc chắn vui vẻ. Kỳ nghỉ năm nay với kế hoạch thi cử của cô con gái lớn cũng như công việc riêng của gia đình khá sát ngày nghỉ nên gia đình lựa chọn nơi đi và đến không đơn giản. Nghiên cứu các cung Huế - ĐN thì đông quá và đi cũng khá nhiều rồi, lựa chọn quay về miền Bắc thân yêu với cung Tây Bắc và Đông Bắc được nhiều phượt thủ ca ngợi bằng cả bài viết và hình ảnh tuyệt đẹp. Cung Tây Bắc dường như quá tải với hầu hết KS, nhà nghỉ kín phòng, lịch trình đi của các nhóm up lên dày đặc. Quay sang cung Đông Bắc thì dường như dễ thở hơn, các phòng KS vẫn có thể đặt được, gia đình quyết định lên đường với lịch trình 4 ngày.



1. CUNG ĐƯỜNG: Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Kạn -Hà Nội
Thường thì hiện nay để đi được các điểm trên sẽ có 2 tuyến đi:
1) Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn – Hà Nội

2) Hà Nội – Lạng Sơn – Đông Khê - Cao Bằng – Bắc Cạn – Thái Nguyên – Hà Nội

Sau khi tham khảo các tuyến đường mà các nhóm đã đi, nhà mình quyết định đi theo đường HN – Lạng Sơn để vừa thăm người thân vừa thăm quan vãn cảnh ( Đa đố các đoàn chọn cung đường về LS đều chỉ chạy qua không nghỉ lại). Từ Lạng Sơn theo đường Đông Khê Thất Khê để sang Cao Bằng, hiện nay tuyến đường này chất lượng khá đẹp, cảnh vật từ Lạng Sơn sang Cao Bằng cũng rất đẹp, đồi núi trập trùng. Có thể nói các tuyến đường giao thông tại Cao Bằng đều được làm rất đẹp với chất lượng tốt, cảnh vật thì không có điểm gì để chê, có điều Cung đường này chủ yếu đồi núi tương đối khó đi do cua liên tục và đèo dốc, bắt đầu từ Lạng Sơn – Cao bằng – Bắc Cạn – Thái Nguyên đa số đường đèo, đặc biệt đoạn Cao Bằng – Bắc Cạn liên tiếp đèo dốc 8-10%, tốc độ cho phép chỉ nên đi 20 km/h.Tuyến đường này rất nhiều ngọn núi nhỏ nên đi vòng vèo là chuyện bình thường






2. THỜI GIAN:



Cung Cao Bằng – Bắc Cạn mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Tuy vậy, đa số các điểm đến này đều có nước nên nếu đi được vào mùa nhiều nước thì cảnh vật sẽ đẹp vô cùng, khoảng thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 8 – 9 khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh và vào tháng 11-12 khi hoa Tam Giác Mạch và hoa Dã Quỳ nở khắp núi rừng. Nhưng đi vào thời điểm 30/4 mùng 1/5 có một lợi thế riêng là đường đồi núi không sạt lở do mưa bão, đường đi rất thông thoáng, ánh nắng thì chan hòa lên khắp các cảnh vật, và đặc biệt riêng Cao Bằng vào tháng 4,5 vẫn có hoa Tam giác mạch có màu hoa trắng đặc trưng (khác màu hoa tím hồng tháng 11-12) được trồng xen lẫn các ruộng ngô xanh mướt tạo nên cảnh vật hết sức kỳ thú với Núi trải dài phía sau, phía trước cánh đồng ngô và tam giác mạch trải rộng, các con đường uốn lượn giữa màu xanh của cánh đồng và các rặng núi trông thật thích mắt.




Với Bắc Cạn thăm Hồ Ba Bể thì mùa hè là thời điểm thích hợp nhất trong năm, khi mà bạn thỏa sức khám phá nhiều khung cảnh thiên nhiên hữu tình đồng thời tránh được cái nắng, cái nóng ngột ngạt của thành phố và tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ với dòng nước mát lạnh xanh biếc. Mùa đi thích hợp là tháng 4 đến tháng 10. Ngoài ra, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng không gian mênh mông với đất trời vào xuân thì thời điểm tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, đây là lúc hồ Ba Bể sở hữu núi rừng non nước xanh biếc nhất trong năm.



3. CHUẨN BỊ:

- Thuốc dự phòng: các loại bông băng, cảm, đau bụng, kháng sinh và các loại thuộc chuyên biệt cho bệnh mãn tính (nếu có), kem chống nắng (vì đi mùa hè sẽ rất nắng)
- Đồ ăn dự phòng: mì gói, xúc xích, thịt hộp, bánh mì gối, bếp cồn… đề phòng trường hợp đi đường đồi núi không kịp đến chỗ nghỉ đúng giờ có thể tìm chỗ ăn giữa đường lấy sức đi tiếp hoặc đến muộn quá không còn hang gì để ăn.
- Đèn pin, áo mưa, ô (ô thì hơi vướng nên mang hay không không quan trọng, nhà mình mỗi người một mũ là ok), ai sợ nắng mang theo áo chống nắng.
- Lịch trình chuyến đi với các ghi chép về các điểm đến, ăn ngủ nghỉ…
- Mang các thiết bị hỗ trợ đi đường trường của xe nếu tự lái, chuẩn bị đèn sương mù với giấy vàng để dán (tuy nhiên nhà mình đi mùa hè nên không thấy có sương mù, con trai cứ nhìn thấy khói lại bảo sương mù để được dán đèn, suốt cả chặng không có chỗ nào giúp con được toại nguyện dán đèn J)
- Một số lời khuyên là nên mang theo áo ấm vì trời lạnh, tuy vậy gia đình đi vào tháng 4,5 không có một lúc nào mà thấy trời lạnh cả, toàn 33-34 độ.

- Nên đi dép dễ leo trèo vì đi cung này các điểm đến đều phải leo trèo xa,cao. Tốt nhất nên đi giày thể thao hoặc giày mềm chuyên đi bộ. Riêng các điểm Suối Lê nin, Thác Bản Giốc nên đi dạng dép có thể lội nước nếu thích lội nước. Mình không lội nước thì vẫn đi giày bình thường.

- Giấy tờ cá nhân vì đây là khu vực biên giới nên cần mang theo phòng thân (gia đình đi thì không thấy ai hỏi han gì cả).


4.
KHÁCH SẠN:

Lạng Sơn:

Tại đây có rất nhiều khách sạn cho để lựa chọn, nên chọn khách sạn trong thành phố, đừng quá sát biên giới (ít tiện nghi lại không an toàn).

- Khách sạn Kim Sơn, Vạn Xuân (nằm ở trung tâm thành phố Lạng Sơn khu vực gần chợ đêm Kỳ Lừa) và rất gần các hang ăn uống cho bữa trưa, tối vì đây là phố ăn uống.

- Khách sạn Phú Quý (gần chợ Đông Kinh).

- Khách sạn quân đội: vì lên mạn biên giới nên nhà mình cứ chọn KS quân đội, CA hay UBND để ở cho an toàn J.

Giá phòng khá các KS tại LS hợp lý, chỉ từ 200.000 đến 500.000 đồng tùy vào loại phòng có thể ở tối đa được 4-6 người.

Cao Bằng:



Tại TP Cao Bằng có khá nhiều khách sạn nhà nghỉ, giá hợp lý từ 200-600N



  • Khách sạn Ánh Dương. 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng .Tel: (84-26) 385 8467. Fax: (84-26) 385 8467
  • Khách sạn Bằng Giang. Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng. Tel: (84-26) 385 3431. Fax: (84-26) 385 5984, khách sạn này vào 1/5 giá 1tr7 (không biết có đẹp không mà giá cao thế J )
  • Khách sạn Đức Trung. 85 Bế Văn Đàn, phường Hơp Giang, Tx. Cao Bằng. Tel: (84-26) 385 3424 (KS này dân otofun hay nghỉ), gần trung tâm.
  • Khách sạn Hoàng Anh. 131 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng. Tel: (84-26) 385 8969
  • Khách sạn Hoàng Gia. 26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, Tx. Cao Bằng. Tel: (84-26) 385 8168. Fax: (84-26) 385 8167
  • Khách sạn Giao tế: 0912477049 (Sơn - nhận đặt phòng) là khách sạn ngay trung tâm Cao Bằng trực thuộc UBND Cao Bằng, giá kèm ăn sáng, nhân viên rất nice và có thể đặt qua điện thoại, đến là nhận phòng, giá từ 400-600N/ phòng đôi hoặc 3 (phòng đẹp). Nhà mình ở KS này. (Lý do: cũng giống ở LS: vì lên mạn biên giới nên nhà mình cứ chọn KS quân đội, CA hay UBND để ở cho an toàn J)
Bắc Cạn: nếu đi Ba bể thì không nên nghỉ ở Bắc Cạn vì BC cách hồ Ba Bể 70 km.


1)Tại cửa Vườn quốc gia Ba Bể (đây là khu vực đông khách và gần Vườn Quốc Gia Ba Bể nhất, nên thường hết phòng. Nên đến sớm để nhận phòng.

1. BQL Vườn QG: Trung tâm du lịch (0281) 3894 099 / 0912 267 559

2. Trứ Điện (0281) 3894 468 / 0982 006 103

3. Điện Lực (0281) 2242 668

4. Bưu Điện (0281) 3894 456 / 0912 190 757



2) Khu vực Chợ Mới: gần cửa rừng

Nếu hết phòng có thể chạy ra khu Chợ Mới thuê KS ngay cửa lối bắt đầu rẽ vào đi Vườn Quốc Gia Ba bể. Nhà mình chạy đến đây là 10h30 tối nên chạy vào khu cửa Vườn quốc gia không còn phòng, chạy ra ngoài cách 11 km thì thuê luôn KS ở đó.


3) Khu bản Pác Ngòi: (năm trong Vườn quốc gia Ba Bể)
đường vào đi xe máy thuận tiện hơn vì đường đèo dốc 10% và hẹp, nếu đi buổi tối không nên đi.

Một số nhà nghỉ homestay uy tín

Ông Toàn (0281) 3849 067 / 894 067 (Pác Ngòi)


  • Nhà Mr. Thơ: 02813894133
  • Nhà Ms. Huyên :02813894066
  • Huỳnh Hà Homestay, Chị Quế : 01665889668.
4) Các nhà nghỉ tại Chợ Rã:


1. Hải Yến (0281) 3876 121

2. Thùy Dung (0281) 876 354

3. Hoa Sim (0281) 876 278

4. Trung Kiên (0281) 876 356

5. Phia Biooc (0281) 876 350

6. Báu Hiện (0281) 895 606

7. DL sinh thái Lê Hùng 01639 556 688



5. PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI


1) Ô tô tự lái: Nhà mình di chuyển bằng ô tô tự lái, xe bảy chỗ gầm cao. Tuy nhiên, đi đường cũng thấy nhiều xe nhỏ 4 chỗ kiểu i10, Kia Morning nên các xe này đều có thể đi được (nhưng nên kiểm tra kỹ máy móc trước khi đi vì chủ yếu leo đèo dốc).


2) Ô tô khách:

HN – Lạng Sơn:

HN – Cao Bằng: http://dulichcaobang.vn/vi/news/Du-...t-ve-khu-di-tich-Quoc-gia-dat-biet-Pac-Bo-30/

Tuyến xe đêm chất lượng cao Cao Bằng – Hà Nội – Cao Bằng Cao Bằng - Bến xe Mỹ Đình: Xe Thanh Ly: ĐT: 0263 500 989 Xe Vĩnh Dung: ĐT: 0936 971 688 Xe Khánh Hoàn: ĐT: 0913 010 062 Xe Hưng Thành: ĐT: 0974 888 555 Xe Mai Luy: ĐT: 0915 377 272 Xe Hải Vân: ĐT: 0168 6242 424 Cao Bằng - Bến xe Lương Yên: Xe Hưng Thành: ĐT: 0974 888 555 Xe Khoa Mận: ĐT: 0936 971 688 Xe Bốn Hai: ĐT: 0976 42 42 42 Cao Bằng - Bến xe Giáp Bát: Xe Bốn Hai: ĐT: 0976 42 42 42



Tuyến xe ngày Cao Bằng – Hà Nội – Cao Bằng Từ bến xe TP.Cao Bằng xuất bến đến bến xe Mỹ Đình và ngược lại: Xuất bến từ 5h30 đến 17h00 hàng ngày, buổi sáng cách mỗi giờ một chuyến, buổi chiều cách hai giờ một chuyến. Từ bến xe TP.Cao Bằng đến bến xe Lương Yên và ngược lại: Ngày 2 chuyến: 6h45 và 8h15. Nhà xe 11K - 3968: ĐT: 0915 384 482 Nhà xe 11K - 00012: ĐT: 0912 764 799 Nhà xe 11K - 4069: ĐT: 0913 371 340 Nhà xe 11K - 00064: ĐT: 0975 070 968



Từ bến xe TP.Cao Bằng đến bến xe Giáp Bát và ngược lại : Ngày 1 chuyến: 8h30 Bến xe TP.Cao Bằng: ĐT: 0263 953 657

Cao Bằng – Pác Bó:
Hiện nay Cao bằng đã đầu tư xe bus phục vụ khách du lịch đi các điểm du lịch nên khá tiện lợi cho người tham quan. Cao Bằng vẫn chưa phát triển cho thuê xe máy như các tỉnh thành du lịch khác.
Cao Bằng đến Pác Bó:
Xe buýt: Hàng ngày xuất bến từ Bệnh viện Đa Khoa Cao Bằng đến ngã ba Đôn Chương, huyện Hà Quảng (đi thêm 8km đến Khu di tích Pác Bó) và ngược lại, chạy liên tục từ 5h30 đến 18h00, cách 35 – 40 phút một chuyến, giờ xuất bến tại hai đầu bến như nhau. Nhà xe đưa đón đến Khu di tích Pác Bó nếu có nhu cầu.
Điện thoại liên hệ: 0263 752 752.
Xe khách: xe Cao Bằng – Hà Quảng: Xuất bến bắt đầu từ 5h30 đến 17h30 hàng ngày, cách 1 giờ một chuyến (chú ý: đến ngã ba Đôn Chương xuống xe ô tô, đi bằng xe máy đến Khu di tích Pác Bó, hoặc liên hệ trước với chủ xe nếu có nhu cầu đưa đón đến Pác Bó).
Điện thoại liên hệ: Xe Hiền Hậu Điện thoại: 0984 505 663 Xe Linh Liễu Điện thoại: 0912 866 210 Xe Thọ Chuyên Điện thoại: 01663 001 666 /0985 849 247 Xe Đức Lan Điện thoại: 0919 768 303/0916 589 303

Cao Bằng – Thác Bản Giốc:
CB-Thác Bản Giốc: Có xe bus tới Trùng Khánh, rồi bắt xe ôm vào thác 20km nữa. Hoặc đi xe khách tới Trùng Khánh và thỏa thuận thêm tiền cho họ chở vào thác luôn. Xe Vinh Dung: 026.3755.755/ 0973 755 755 Xe Thành Luân, giá 70k lên đến thác, số đt: 0165 9311 886 (thanh niên tên Cường) hoặc 0988 007 846 (thanh niên tên Thành), nên hỏi trước vì xe nhà này cũng chỉ có 3 xe chạy tuyến CB - Thác. Xe đi mất khoảng 3h cả đón khách dọc đường. (theo chutnhun trên phuot.vn)

Hà Nội – Thái Nguyên – Hồ Ba Bể:
Nhà xe THƯỞNG NGA có một tuyến xe chạy từ bến xe Thái Nguyên về Chợ Đồn lúc 13h15. Nhưng điều đặc biệt hơn tuyến này điểm kết thúc lại là bờ hồ Ba Bể, liên hệ trực tiếp với anh lái xe theo số điện thoại này (0977.510.666) Mr Thảo. => như vậy có thể đi từ HN lên bến xe Thái Nguyên chơi rồi bắt xe này lên Hồ Ba Bể. (theo chutnhun trên phuot.vn)

6. CÁC ĐIỂM THAM QUAN
1) Lạng Sơn:
-Ải Chi Lăng: Chi Lăng nằm trong một lòng chảo phía Nam tỉnh Lạng Sơn, được bao bọc bởi núi đá Kai Kinh và dãy núi Bảo Đài - Thái Hoà. Hai đầu ải là những ngọn núi đá cao chót vót, bên dưới là dòng sông Thương uốn lượn quanh xóm làng trù phú, tạo thành địa thế hiểm trở trên con đường từ Pha Lũy đến Đông Quan. Ải này đến thăm trước khi vào thành phố Lạng Sơn.

-Chùa - Động Tam Thanh: Thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là thắng cảnh nổi tiếng. Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn. Chùa Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích được lưu giữ lại bên trong chùa cho mãi đến ngày nay.
- Thành nhà Mạc: Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh. Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn. Nếu được bảo tồn sớm thì thành nhà Mạc có thể còn giữ được nhiều di tích hơn.
-Núi Tô Thị: nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh và Thành nhà Mạc. Có thể leo lên xem nàng tô thị khi đi thăm thành nhà Mạc.
-Đền Kỳ Cùng: Ở ngay đầu Cầu Kỳ Cùng - phường Vĩnh Trại - Thành phố Lạng Sơn. Theo hồi ức của nhân dân thì Đền có từ rất lâu, sau nhiều lần sửa chữa vẫn chỉ là một ngôi đền nhỏ làm bầng đất lợp ngói. Phía trước đền là bến đá Kỳ Cùng (Kỳ Cùng Thạch Lộ) từng được Ngô Thì Sĩ xếp hạng là một trong 8 cảnh đẹp của Xứ Lạng từ thế kỷ XVIII.



2) Cao Bằng:
- Pác Bó: khu di tích này đặc biệt có phong cảnh đẹp , suối xanh ngắt, sát với các cột mốc biên giới. Nếu trẻ khỏe các bạn nên chịu khó leo đến cột mốc.
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng[1], cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó ( tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v...
Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là "suối Lênin" và ngọn núi có hang này là "núi Các Mác". Trước năm 1979 hang Cốc Pó rộng khoảng 15m³, trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, nguồn của con suối là bên phía Bắc của ngọn núi này và thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch.
Gần Cụm di tích này có khu tưởng niệm Kim Đồng với đường đi giữa hai bên là cánh đồng và suối, dướt chân ngọn núi, chiều đến bóng đổ mát rượi, cảnh vật khá là đẹp. Khu tưởng niệm được xây dựng khá đẹp mắt.
- Thác Bản Giốc: Thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thành phố Cao Bằng gần 90 km. Đường dẫn tới thác quanh co, uốn lượn với khúc cua hẹp, không khí trong lành và phong cảnh đồng quê vùng núi trù phú. Dòng thác trắng xóa từ trên cao đổ xuống ào ào qua mấy tầng bụi mù hơi nước. Những núi đá vôi sừng sững hai bên góp phần làm nổi bật vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của dòng thác. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Sau dòng thác là dòng sông Quây Sơn nước trong xanh. Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Bên kia sông là Trung Quốc. Thác Bản Giốc được vào top các thác nước hùng vĩ nhất thế giới.
Động Ngườm Ngao: Vượt qua 89 km đường núi, qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu là quý khách đã đến với Động Ngườm Ngao. Hầu hết các du khách đến thăm Thác Bản Giốc thường hay kết hợp thăm quan Động vì khoảng cách của hai điểm này chỉ khoảng 3km…Theo tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều Hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là: Ngườm Ngao có nghĩa là: Động Hổ. Tuy nhiên có thuyết cho rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng suối nước chảy trọng động tạo lên nghe giống tiếng gầm của Hổ rữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao..
Động Ngườm Ngao có thể được xếp vào những hang động đẹp nhất nước bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. Tổng chiều dài của động khoảng 2.144m gồm có 03 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Ngườm Bản Thuôn… Theo các nhà nghiêm cứu khoa học thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm cách ngày nay… Nhiệt độ trong động từ 18 đến 25 độ C, mùa hè cho cảm giác mát mẻ, còn mùa đông ấm áp. Ngay cửa vào động có luồng gió mát lạnh thổi ra làm bao nhiêu khách du lịch phải dừng lại để cân bằng nhiệt rồi mới dám vào. Vì đã đi động Thiên Đường ở Quảng Bình nên khi đến đây, gia đình mình có thể nói động Ngườm Ngao đẹp không kém thậm chí có phần đẹp hơn. Nếu Cao Bằng biết cách khai thác giống kiểu của động Thiên Đường thì Động Ngườm Ngao sẽ trở thành thắng cảnh nổi tiếng thế giới. Lối đi đến động hai bên là cánh đồng ngô trải rộng tuyệt đẹp. Sau này CB mở rộng lối vào vẫn nên giữ cánh đồng ngô hai bên thì Động mới tạo được cảm xúc khi đến nơi.

- Hồ Thang Hen: Hồ Thang Hen là một hồ nước ngọt tại xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Nó nằm ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, về phía Bắc thị xã Cao Bằng, cách cây số 34 trên đường từ thị xã Cao Bằng về huyện Trà Lĩnh khoảng 5-7 km. Từ động Ngườm Ngao ra là có thể đi sang hồ Thanh Hen. Tên của hồ theo nghĩa tiếng Tày là "đuôi ong", bởi vì từ trên cao nhìn xuống thì hồ có hình tựa như đuôi con ong. Hồ có chiều rộng chừng 100–300 m, chiều dài 500-1.000 m, tùy theo mực nước. Hồ là một bể nước kín tự nhiên, có các dòng sông suối ngầm đổ về, và cũng có nhiều dòng suối ngầm chảy đi theo một hệ thống sông suối ngầm nằm sâu trong lòng những rặng núi đá. Nước hồ Thang Hen hàng ngày vẫn có 2 đợt thủy triều lên xuống. Độ chênh lệch của mực nước lớn và nhỏ trong hồ - giữa mùa mưa và mùa khô - có thể tới độ 15 hoặc 20 m. Vào mùa lũ lớn, do có cả nước bề mặt đổ về nên nước chảy đi không xuể, làm cho hồ tràn sang các thung lũng liên kết tạo thành một chuỗi có tới 36 hồ nước xanh ngắt. Vào mùa khô hạn lớn thì hồ có thể trơ đáy, chỉ còn ít nước tại hồ chính Thang Hen với mức nước thấp nhất 10 m, và các sông suối ngầm đều chảy ngầm hoàn toàn. Khi hồ cạn, có thể quan sát trên bờ bùn dốc ngược có những hố lớn mà dưới lòng phễu của chúng là những thân cây, củi gỗ xếp xoay như được xoắn hút xuống; đó là những cửa ngầm thoát nước vào mùa nước lên. Hồ Thang Hen đi đẹp nhất vào tháng 8,9 khi nước đầy và cảnh vật sẽ tuyệt đẹp.



Bắc Cạn:
Hồ Ba bể:
Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 10.048 ha, trong đó, khu vực bảo vệ I có diện tích là 952,75ha, được xác định là diện tích mặt nước hồ Ba Bể, các yếu tố cảnh quan sinh thái xung quanh bờ hồ và các điểm danh lam thắng cảnh liên quan nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể; khu vực bảo vệ II có diện tích 9.095,25ha, là vùng bao quanh, tiếp giáp với khu vực bảo vệ I.
Hồ Ba Bể là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên các vùng núi. Hồ được hình thành trên núi karst từ khoảng 10.000 năm trước đây, với lịch sử địa chất lâu dài, phức tạp, có thành phần các loại đất, đá đa dạng và cấu trúc địa chất độc đáo. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo nơi đây đã khiến hồ Ba Bể trở thành khu vực đa dạng sinh học, với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Toàn bộ khu vực danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể có những cảnh quan đặc biệt, như cao nguyên karst, thác Đầu Đẳng, hẻm vực karst sông Năng, hồ Ba Bể, hệ thống các hang động. Hồ Ba Bể còn có nhiều địa điểm liên quan đến các truyền thuyết, di tích khảo cổ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng và cảnh đẹp thiên nhiên khác, như ao tiên, động Tiên, gò An Mã, gò Bà Goá…
Hồ Ba Bể cũng đặc biệt để lại dấu ấn sâu sắc về cảnh quan đối với gia đình,những cảm xúc thán phục và yêu mến quê hương đất nước.





7. LỊCH TRÌNH
Ngày 1: Hà Nội – Lạng Sơn:
Sáng: Hà Nội - Ải Chi Lăng – Lạng Sơn (ai chưa đi có thể đi thăm cửa khẩu Tân Thanh)
Chiều: Động Tam Thanh – Thành nhà Mạc – Chợ Đông Kinh
Ngày 2: Lạng Sơn – Cao Bằng
Sáng: Lạng Sơn (rẽ QL4 qua Thất Khê, Đông Khê tới Cao Bằng) sang Cao Bằng. 9h30 đến Cao Bằng, tiếp tục di chuyển đến Pác Bó (12h30 đến nơi). Đến vào giờ này không phải để xe đi bộ vào mà được đi ô tô đến tận cổng vào thăm quan.
Chiều: tham quan cụm di tích Pác Bó – Khu tưởng niệm Kim Đồng. 6h về nhận phòng KS tại CB
Ngày 3: Cao Bằng – Thác Bản Giốc – Bắc Cạn
Sáng: 7h khởi hành đi thác Bản Giốc, 10h đến nơi và thăm quan
Chiều: Động Ngườm Ngao – Hồ Thang Hen. Chạy sang Bắc Cạn – Hồ Ba Bể. Đường đi từ CB sang Bắc Cạn khá dốc và cua nhiều, cẩn thận tuyến đường này nếu đi vào trời chiều tối. Tuy quãng đường không quá dài nhưng đi mất 4-5 tiếng.
Ngày 4: Hồ Ba Bể - HN
Sáng: Hồ Ba Bể (đi vòng hồ mất 2 tiếng, nếu đi cả thác Đầu Đẳng mất 3-4 tiếng) Cảnh vật rất đẹp, ngồi trên thuyền rất mát dù trời rất nắng (35 độ). Nhà mình ăn trưa trên thuyền, chuẩn bị đồ ăn từ trước đồng thời đi vòng hồ mua thêm tôm,cá nướng ăn cùng.
Chiều: Đi bản Pác Ngòi, thăm một vòng hồ bằng đường trong rừng Vườn quốc gia Ba Bể. Nhìn hồ từ trên cao đẹp vô cùng. Đường đi hai ô tô tránh nhau hơi khó do hẹp và dốc.
Về Hà Nội theo đường cao tốc Thái Nguyên Hà NỘi.
 
Top