Suốt hành trình dài của cuộc đời, ai trong chúng ta cũng có những chuyến đi, những kỷ niệm, những cảm xúc khi đặt chân đến những vùng đất mới. Mình mở topic này để mọi người vào có thể chia sẻ những cảm nhận đó, để cùng suy ngẫm, hoài niệm hay đơn giản chỉ là để gợi lại một chút gì về những nơi ta đã đi qua...
1: Mùa hè, trời nắng như đổ lửa. Ngày nghỉ, rủ nhau đi vào 1 khu nghỉ mát giữa núi rừng để nghỉ ngơi. Con đường quanh co, mới được nâng cấp khá đẹp nhưng vắng vẻ. Những bản làng người dân tộc nằm rải rác hai bên đường, nhà ngói, nhà mái bằng đan xen với những mái nhà sàn còn sót lại - dấu vết của 1 thời đã xa khi những vật liệu để làm nên những ngôi nhà đó còn dễ kiếm.
Trời đang nắng, bỗng tự nhiên tối sầm lại, mây đen kéo đến, mưa xối xả. Cơn mưa rừng làm cho mọi người bất ngờ, ai chưa quen có cảm giác hơi sợ. Tìm đâu chỗ trú mưa giữa quãng đường rừng này bây giờ. Đang chạy nhanh trên đường, chợt nhìn thấy 1 ngôi nhà sàn nhỏ nằm nép bên bụi bương, thấy mừng rơn và tấp xe vào. Chủ nhà là 2 vợ chồng người dân tộc đã luống tuổi. Khách được mời lên nhà sàn ngồi trú mưa cho khỏi ướt. Căn nhà sàn nhỏ, đã cũ, đồ đạc chẳng có gì đáng giá. Con trai và con dâu đi làm trên nương chưa về, 2 ông bà già ở nhà ngồi ôm cháu. Đứa bé 3 tuổi, nhếch nhác đưa anh mắt lạ lẫm, sợ sệt nhìn những người khách lạ... Cuộc sống ở đây đơn giản, nghèo khó như những thời đã xa lắm. Nguồn sống chính vẫn dựa vào rừng. Ngày ngày, con trai, con dâu và cả 2 ông bà già đã hơn 60 tuổi thay nhau lên rừng chặt nứa về bán. Mùa măng thì đi lấy măng giang, măng nứa. Mỗi ngày công được 20-30 ngàn, đủ tiền đong gao, lần hồi sống qua ngày. Ông kể ngày xưa, rừng ở ngay sau nhà, gỗ làm nhà sàn không thiếu. Bây giờ ngay cả củi đun cũng phải đi xa, cây nứa, cây giang phải đi nửa buổi mới lấy được. Gỗ làm nhà thì lại càng không có. Ông chỉ ngôi nhà sàn đang hư hỏng bảo không biết khi nó sập xuống, lấy gì làm nhà đây, chắc lại quay sang làm nhà tranh, vách trát đất thôi... Tôi hỏi sao cứ đi rừng, sống vào rừng theo kiểu khai thác mãi thế? Đất đai rộng sao không nuôi trâu bò, bán giá bây giờ cũng 5,7 triệu 1 con. Ông bảo, mình cũng biết thế nhưng vốn ở đâu chứ, cái khó bó cái khôn, khó lắm... Hỏi ông đã đến Hà Nội chưa, ông bảo chưa, mình đi xa nhất là đến chợ huyện thôi... Những đỉnh núi mờ xa mây phủ, đúng như lời câu hát "Núi cao chi lắm núi ơi, núi che mắt mặt trời, chẳng thấy người thương" thì bây giờ có thể sửa lại "Núi cao chi lắm núi ơi, núi che mặt trời cho người chẳng biết được những nơi xa..."
Cơn mưa tạnh, chúng tôi chào ông bà rồi lên đường, tiếp tục chuyến đi chơi của mình. Hình ảnh hai ông bà già ngồi trong bóng tối của căn nhà sàn cũ, bế đứa cháu gầy guộc trong lòng với đôi mắt sợ sệt vẫn vương vấn ở bên trong mỗi người...
Gần tết năm sau, có dịp đi qua con đường ấy. Trời không mưa nhưng vẫn ghé vào thăm ngôi nhà đã trú mưa dạo trước. Ngôi nhà vẫn thế, 2 ông bà già vẫn thế, có chăng là thấy thêm 1 bếp lửa để sưởi giữa nhà... Còn 1 tuần nữa là tết, tôi hỏi ông bà chuẩn bị tết đến đâu rồi... Bà bảo mế có gì đâu mà chuẩn bị, có gì ăn nấy thôi... Ngôi nhà vẫn hiu quạnh, lạnh giá mặc dù bếp lửa vẫn đỏ rực. Hai con ông bà lên rừng lấy lá dong để bán về xuôi... Ôi, lại sản vật từ rừng....Ông bà đang chờ đợi con đi lấy lá dong rồi bán, lấy tiền về để mua dăm ba cân gạo, rồi dầu, muối rau dưa cho mấy ngày tết.. Sự chờ đợi giản đơn đến nhỏ nhoi, buồn tẻ. Cuộc sống cứ thế, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, như 1 vòng lặp, không thoát ra được. Ngày xưa, ngày tết chỉ ước mong là "Già được bát canh ngon, trẻ được manh áo mới", sao bây giờ vẫn thấy đúng với gia đình này, bản làng này....
Những người dân của bản làng chưa biết đi hết những ngọn núi kia sẽ đi đến đâu. Họ đâu biết nơi phố phường, cuộc sống đã khác xa nhiều lắm, tết bây giờ để chơi, để nghỉ ngơi, cả để là 1 dịp làm ăn, kinh doanh nữa chứ đâu còn phải lo cái ăn như ở đây. Họ đâu biết, có nơi bán hoa địa lan ở Hà Nội (một loại hoa được ví như nữ hoàng của Hoa lan, trồng ở Đà Lạt) mỗi dịp tết bán được vài ngàn chậu hoa với giá vài triệu đồng 1 chậu mà nhiều khi không còn hoa để bán. Còn với họ, tết vẫn vật lộn để lo với mấy cân gạo nếp, vài cân thịt, cái áo mới cho con trẻ mà sao vẫn khó thế. Tết với người nay là sự háo hức,chờ đợi, còn có thể với một số người khác là bươn chải, chạy vạy, ngậm ngùi....
Chia tay ngôi nhà sàn ấy, bếp lửa ấy trong sương chiều bảng lảng, giữa hơi lạnh của núi rừng, cheo leo trên vách đá mấy cành đào núi đã khoe sắc, báo hiệu mùa xuân đang về với núi rừng, với bản làng... Với ai đó là mùa xuân, còn với nơi đây, gọi là gì bây giờ nhỉ...
Mùa xuân năm nay, liệu có gì đổi thay trên bản làng ấy hay không....
...Bản làng lưng chừng núi, lưng chừng đèo
Từng bậc thang lên xuống như cung đàn ngân dài....
1: Mùa hè, trời nắng như đổ lửa. Ngày nghỉ, rủ nhau đi vào 1 khu nghỉ mát giữa núi rừng để nghỉ ngơi. Con đường quanh co, mới được nâng cấp khá đẹp nhưng vắng vẻ. Những bản làng người dân tộc nằm rải rác hai bên đường, nhà ngói, nhà mái bằng đan xen với những mái nhà sàn còn sót lại - dấu vết của 1 thời đã xa khi những vật liệu để làm nên những ngôi nhà đó còn dễ kiếm.
Trời đang nắng, bỗng tự nhiên tối sầm lại, mây đen kéo đến, mưa xối xả. Cơn mưa rừng làm cho mọi người bất ngờ, ai chưa quen có cảm giác hơi sợ. Tìm đâu chỗ trú mưa giữa quãng đường rừng này bây giờ. Đang chạy nhanh trên đường, chợt nhìn thấy 1 ngôi nhà sàn nhỏ nằm nép bên bụi bương, thấy mừng rơn và tấp xe vào. Chủ nhà là 2 vợ chồng người dân tộc đã luống tuổi. Khách được mời lên nhà sàn ngồi trú mưa cho khỏi ướt. Căn nhà sàn nhỏ, đã cũ, đồ đạc chẳng có gì đáng giá. Con trai và con dâu đi làm trên nương chưa về, 2 ông bà già ở nhà ngồi ôm cháu. Đứa bé 3 tuổi, nhếch nhác đưa anh mắt lạ lẫm, sợ sệt nhìn những người khách lạ... Cuộc sống ở đây đơn giản, nghèo khó như những thời đã xa lắm. Nguồn sống chính vẫn dựa vào rừng. Ngày ngày, con trai, con dâu và cả 2 ông bà già đã hơn 60 tuổi thay nhau lên rừng chặt nứa về bán. Mùa măng thì đi lấy măng giang, măng nứa. Mỗi ngày công được 20-30 ngàn, đủ tiền đong gao, lần hồi sống qua ngày. Ông kể ngày xưa, rừng ở ngay sau nhà, gỗ làm nhà sàn không thiếu. Bây giờ ngay cả củi đun cũng phải đi xa, cây nứa, cây giang phải đi nửa buổi mới lấy được. Gỗ làm nhà thì lại càng không có. Ông chỉ ngôi nhà sàn đang hư hỏng bảo không biết khi nó sập xuống, lấy gì làm nhà đây, chắc lại quay sang làm nhà tranh, vách trát đất thôi... Tôi hỏi sao cứ đi rừng, sống vào rừng theo kiểu khai thác mãi thế? Đất đai rộng sao không nuôi trâu bò, bán giá bây giờ cũng 5,7 triệu 1 con. Ông bảo, mình cũng biết thế nhưng vốn ở đâu chứ, cái khó bó cái khôn, khó lắm... Hỏi ông đã đến Hà Nội chưa, ông bảo chưa, mình đi xa nhất là đến chợ huyện thôi... Những đỉnh núi mờ xa mây phủ, đúng như lời câu hát "Núi cao chi lắm núi ơi, núi che mắt mặt trời, chẳng thấy người thương" thì bây giờ có thể sửa lại "Núi cao chi lắm núi ơi, núi che mặt trời cho người chẳng biết được những nơi xa..."
Cơn mưa tạnh, chúng tôi chào ông bà rồi lên đường, tiếp tục chuyến đi chơi của mình. Hình ảnh hai ông bà già ngồi trong bóng tối của căn nhà sàn cũ, bế đứa cháu gầy guộc trong lòng với đôi mắt sợ sệt vẫn vương vấn ở bên trong mỗi người...
Gần tết năm sau, có dịp đi qua con đường ấy. Trời không mưa nhưng vẫn ghé vào thăm ngôi nhà đã trú mưa dạo trước. Ngôi nhà vẫn thế, 2 ông bà già vẫn thế, có chăng là thấy thêm 1 bếp lửa để sưởi giữa nhà... Còn 1 tuần nữa là tết, tôi hỏi ông bà chuẩn bị tết đến đâu rồi... Bà bảo mế có gì đâu mà chuẩn bị, có gì ăn nấy thôi... Ngôi nhà vẫn hiu quạnh, lạnh giá mặc dù bếp lửa vẫn đỏ rực. Hai con ông bà lên rừng lấy lá dong để bán về xuôi... Ôi, lại sản vật từ rừng....Ông bà đang chờ đợi con đi lấy lá dong rồi bán, lấy tiền về để mua dăm ba cân gạo, rồi dầu, muối rau dưa cho mấy ngày tết.. Sự chờ đợi giản đơn đến nhỏ nhoi, buồn tẻ. Cuộc sống cứ thế, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, như 1 vòng lặp, không thoát ra được. Ngày xưa, ngày tết chỉ ước mong là "Già được bát canh ngon, trẻ được manh áo mới", sao bây giờ vẫn thấy đúng với gia đình này, bản làng này....
Những người dân của bản làng chưa biết đi hết những ngọn núi kia sẽ đi đến đâu. Họ đâu biết nơi phố phường, cuộc sống đã khác xa nhiều lắm, tết bây giờ để chơi, để nghỉ ngơi, cả để là 1 dịp làm ăn, kinh doanh nữa chứ đâu còn phải lo cái ăn như ở đây. Họ đâu biết, có nơi bán hoa địa lan ở Hà Nội (một loại hoa được ví như nữ hoàng của Hoa lan, trồng ở Đà Lạt) mỗi dịp tết bán được vài ngàn chậu hoa với giá vài triệu đồng 1 chậu mà nhiều khi không còn hoa để bán. Còn với họ, tết vẫn vật lộn để lo với mấy cân gạo nếp, vài cân thịt, cái áo mới cho con trẻ mà sao vẫn khó thế. Tết với người nay là sự háo hức,chờ đợi, còn có thể với một số người khác là bươn chải, chạy vạy, ngậm ngùi....
Chia tay ngôi nhà sàn ấy, bếp lửa ấy trong sương chiều bảng lảng, giữa hơi lạnh của núi rừng, cheo leo trên vách đá mấy cành đào núi đã khoe sắc, báo hiệu mùa xuân đang về với núi rừng, với bản làng... Với ai đó là mùa xuân, còn với nơi đây, gọi là gì bây giờ nhỉ...
Mùa xuân năm nay, liệu có gì đổi thay trên bản làng ấy hay không....
...Bản làng lưng chừng núi, lưng chừng đèo
Từng bậc thang lên xuống như cung đàn ngân dài....
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: