Dở khóc dở cười khi các cụ hóa … trẻ con!

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
[h=1]Dở khóc dở cười khi các cụ hóa … trẻ con![/h]
- Đến tuổi già các cụ không còn minh mẫn và… lại làm trẻ con lần nữa! Từ đây, đã có rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười ra đời khiến con cháu mệt mỏi. Đối với nhiều gia đình và toàn xã hội, nếu không có một sự chuẩn bị đầy đủ thì người già dễ trở thành gánh nặng, rào cản đối với sự phát triển chung.
“Làm loạn” ở nhà

Đến xin tư vấn cách chăm sóc sức khỏe, tâm lý và ứng phó với cha mẹ già khó tính, dở hơi tại Viện Lão khoa, chị Nguyễn Thị Hòa (46 tuổi, ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) kể câu chuyện về cha mẹ chồng mình khiến nhiều người ái ngại.

Có buổi sáng trước khi ra khỏi nhà, chị hỏi cả bố và mẹ xem hai cụ có thích ăn gà hầm thuốc bắc thì chiều về chị sẽ mua. Cụ ông bảo có ăn còn cụ bà bảo không ăn vì ăn nhiều quá rồi nên chán.

Đến chiều đi làm về, chị Hòa mang về một hộp gà hầm thuốc bắc cho bố chồng, còn mẹ chồng được chị mua một hộp sữa bổ sung canxi. Thấy "ông có bà không", mẹ chồng chị hờn mát kiểu mình vô phúc, con cái không quan tâm khiến chị Hòa ngượng chín mặt.
Nhắc lại chuyện hồi sáng, mẹ chồng nguýt dài nói dỗi: “Tôi có thèm ăn thì cũng phải cố mà nhịn vì sợ tốn tiền của các anh các chị”, làm chị chưng hửng, khó xử.
Nhiều cụ khó tính, cực đoan, suốt ngày chửi con cháu và đập phá khiến con cháu đau đầu (Ảnh minh họa: N.A)

Chưa hết, gia đình chị cứ đến bữa cơm là mẹ chồng chị mặt nặng mày nhẹ. Hễ mang ra món nào, cụ nếm thử xong cũng đều nhăn mặt lắc đầu kêu mặn quá, nhạt quá, ngọt quá, … khiến chị Hòa muốn phát khùng sau nhiều ngày nhẫn nhịn.
Còn bố chồng chị tuy không kêu ca ăn uống ngay trong bữa cơm như mẹ chồng nhưng ai đến nhà cụ cũng kêu con dâu vụng (?!)) làm chị ngượng chín mặt.

Đã nhiều lần chị ấm ức muốn nói với bố mẹ chồng nhưng chồng lại ngăn, bảo thôi nhịn các cụ cao tuổi rồi, không thể tránh khỏi những suy nghĩ “dở hơi”.

Trước đây cụ không vậy đâu, nhưng không hiểu sao già rồi cụ lại đâm ra cực đoan như thế”, chị Hòa chia sẻ.

Hờn dỗi để con cháu thấy mình “quan trọng”

Cụ Thông (năm nay 78 tuổi) ở Tây Hồ, Hà Nội là một ví dụ điển hình. Các con và các cháu cụ Thông đều giàu có nhưng đi cùng với đó là những ngày vắng mặt triền miên vì phải đi công tác.

Mang tiếng ở cùng con cái nhưng cụ buồn thối ruột, ngày ngày làm bạn với cái đài radio và chiếc tivi trong phòng bởi chân cụ yếu, không ra ngoài được. Có những thời điểm con cái thay nhau đi công tác, rảnh lúc nào chạy qua vội vã thăm bố trong chốc lát rồi lại cuống quýt chạy đi.

Nhiều lần lặp lại như thế, cụ Thông cảm giác mình như người thừa và cụ tức giận nghĩ ra đủ trò để các con các cháu không thể “quên” mình một cách dễ dàng như vậy.

Thế là, cụ "ra chiêu" bỏ bữa không ăn uống, cứ nằm bệt một chỗ rên ư ử, con cháu hỏi gì cụ cũng không buồn nói khiến cả nhà nháo nhác. Thấy đám con cháu ùn ùn kéo về, cụ hả dạ lắm. Và cụ lại tiếp tục “diễn” sao cho tình trạng nặng nề thêm.

Đến khi gia đình có ý đưa cụ đi viện thì cụ nhất định không đi, mời bác sỹ về nhà cụ cũng không đồng ý. Cả nhà ngơ ngác không hiểu lý do vì sao, hỏi han thì cụ nhất quyết không "tiết lộ".

Đến trung tâm dưỡng lão cũng “làm loạn”

Tra cứu thông tin về các cụ già tại một trung tâm dưỡng lão ở ngoại thành Hà Nội có thể thấy người già có 1001 chiêu oái oăm khiến con cái và những người xung quanh dẫu có cố nhịn thì nhiều khi cũng phải phát khùng!

Đó là một cụ ông (là GS người Việt) biết tiếng Pháp, vào Trung tâm lại gặp luôn một ông cụ quốc tịch Pháp. Có tiếng nói chung, cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết, nhưng chỉ được thời gian đã phát sinh mâu thuẫn.

Cụ người Pháp thường xuyên thức khuya đọc sách và ngủ ít khiến cụ GS người Việt đâm ra khó chịu! Khi bị “phê bình”, cụ này tắt điện, mang sách vào... toa-lét đọc. Điều này lại cản trở cụ kia mỗi khi có nhu cầu.

Vậy là mâu thuẫn xảy ra, hai cụ không ai chịu nhường ai. Cụ không đọc sách nghĩ ra “quái chiêu”: Đi vào nhà vệ sinh nhưng coi như không thấy và hồn nhiên... tè thẳng lên người cụ đọc sách khiến cả Trung tâm dưỡng lão được phen náo loạn!

Ngay tại cộng đồng dành riêng cho mình (là trung tâm dưỡng lão), nhiều cụ vẫn trái tính trái nết, rất khó hòa đồng (Ảnh: N.A)

Lại có trường hợp có cụ ông vợ đã mất và sống một mình ở Việt Nam (con cái đều ở nước ngoài). Thấy bố mòn mỏi một mình, các con muốn tìm cho bố một người phụ nữ để nương tựa nhau lúc về già, nhưng ông cụ không đồng ý.

Bẵng đi vài năm, ông trở tính đòi cưới cô gái rửa bát thuê cho nhà bán phở ở trước cửa. Ý muốn này tất nhiên vấp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình nhưng không ai thuyết phục nổi ông.

Và để “đáp lại”, ông phản kháng bằng cách “hành hạ” các con (không ăn, không uống thuốc, đập phá đồ đạc, …). Đến khi các con không thể chịu đựng thêm, giải pháp cuối cùng đưa ra là đành chuyển ông vào trại dưỡng lão.
Một trong những câu chuyện “ấn tượng” khác tại trung tâm này là có hai cụ là đồng đội của nhau, từng đi lính với nhau bao năm, nay rủ nhau vào an dưỡng vì con cái quá bận rộn Những ngày đầu hai cụ rất háo hức.

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu một trong hai cụ mắc chứng ngáy to khi ngủ khiến cụ còn lại khó chịu. Góp ý nhiều lần không được, có lần nửa đêm cụ này lấy giấy đút chặt vào mũi cụ ngáy khiến bị ho sặc sụa. Từ đó, cả hai “hục hặc” với nhau và trung tâm phải tách hai cụ sang hai phòng khác nhau để tránh mâu thuẫn!

N.Anh
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Dở khóc dở cười khi các cụ hóa … trẻ con!

[h=1]Giận hờn và vui sướng ở trại dưỡng lão[/h]
-
Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến cụm từ “trại dưỡng lão” là người ta sẽ nghĩ ngay tới những điều ủ dột, não nề, những lời trách móc, giận hờn của các cụ và nghĩ đến sự bất hiếu của những đứa con. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, vì nhiều lý do khác nhau, việc người già sống ở trung tâm dưỡng lão dường như là một xu thế không thể cưỡng lại.


Góc nhìn mới về trung tâm dưỡng lão
Chi phí mỗi tháng ở các trung tâm dưỡng lao (TTDL) do tư nhân lập ra khoảng chục triệu đồng. Ở đây, ngoài nơi ở tốt với khá đầy đủ trang thiết bị dùng trong sinh hoạt, các cụ còn được chăm sóc về dinh dưỡng lẫn theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật.
Chăm sóc sức khỏe cho người già tại Trung tâm dưỡng lão Thiên Đức (Ảnh: N.A)

Mỗi sáng các cụ trong TTDL Thiên Đức đều dậy sớm, đi tập thể dục xong xuôi rồi về tắm rửa, thay đồ, ăn sáng, đọc báo. Sau đó, mỗi cụ lại có một “lịch trình” riêng hoặc tất cả có thể cùng tham gia các họat động tập thể như chơi cờ, câu cá, … Các cụ ốm đau thì phải chăm sóc y tế (tại trung tâm luôn duy trì một đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng đông đảo) Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc trung tâm cho biết: Hiện trung tâm có gần 200 cụ và chia làm 4 nhóm: Nhóm khỏe mạnh - minh mẫn, nhóm rối loạn tâm thần tuổi già (các cụ bị lẫn), nhóm các cụ minh mẫn nhưng không khỏe mạnh (ngồi xe lăn), nhóm người cao tuổi phải chăm sóc 24/24 (nghĩa là các cụ khi đi viện về phải sống thực vật).
Chia như này là theo nhu cầu bệnh tật và gia đình nên giá cả cũng khác nhau. Ví dụ người khỏe mạnh minh mẫn mà ở một mình một phòng thì giá khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nếu cụ bị tai biến phải chăm sóc 24/24 và nằm phòng riêng thì giá sẽ thay đổi, khoảng 10 -12 triệu đồng/người/tháng.
Nếu cụ bị tai biến mà nằm phòng tập thể thì giá sẽ bằng một cụ minh mẫn khỏe mạnh ở một mình. Ngoài ra, các cụ khỏe mạnh minh mẫn ở chung phòng 8 người thì mỗi tháng chi phí là 4 triệu đồng”, ông Ngọc cho hay.
Cũng từ sự phân chia này mà chế độ ăn uống, phục vụ phụ thuộc vào sức khỏe của các cụ. Nếu cụ nào không còn răng phải ăn cơm nghiền, nếu cụ nào ăn xông thì phải xay, nghiền, lọc sang chế độ sữa, nước,... Mỗi chế độ ăn uống phục vụ phức tạp hơn đều có mức giá cao hơn.
Vào trại dưỡng lão hay ở nhà thuê ôsin phục vụ?
Với mức giá như trên, hẳn nhiều người sẽ đưa ra sự so sánh, với số tiền đó có thể thuê đến 2-3 người giúp việc phục vụ, cụ lại ở nhà cùng con cháu, đỡ tón kém hơn,...
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc chia sẻ: “Cha mẹ già lý tưởng nhất vẫn là sống cùng con cháu. Chúng tôi lập ra trung tâm dưỡng lão này cũng không nhằm cổ xúy và khuyến khích con cái đưa hết cha mẹ vào đây.
Ở đây, với mức giá trên 10 triệu nhưng mọi thứ cũng không thể đầy đủ như ở nhà được. Tuy nhiên, nếu ở nhà riêng và có thuê đến 3-4 người phục vụ thì cũng vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, các cụ không được chăm sóc thăm khám sức khỏe tốt bằng ở đây”.

So với việc dùng khoản tiền trên dưới chục triệu đồng để thuê 3-4 người giúp việc phục vụ người già thì việc vào trại dưỡng lão cao cấp có điều dưỡng, y tá chăm sóc liệu có phải là một lựa chọn tốt hơn? (Ảnh: N.A)

Ngoài ra, theo ông Ngọc, so với việc ở gia đình riêng thì việc ở trung tâm dưỡng lão còn mang lại cho các cụ một đời sống tinh thần không nghèo nàn như người ta vẫn tưởng. “Ở đây luôn duy trì các hoạt động xã hội như kỷ niệm ngày 20/11 thì các cụ từng là giáo viên sẽ được tổ chức tặng hoa quà; ngày 27/2 thì các cụ từng là thầy thuốc cũng được tổ chức tương tự.
Ngoài ra, các cụ còn có hoạt động ngoại khóa, tìm được bầu bạn cùng tuổi, cùng tâm trạng. Nhiều cụ rất khó tính vào đây sống một thời gian thì tính cộng đồng cao hơn hẳn, rất hòa nhập và dễ chịu”, ông Ngọc cho hay.
Ông Ngọc khẳng định, mục đích mở ra trung tâm này của mình là để “thay đổi định kiến của nhiều người về trại dưỡng lão”. Ông muốn làm nhiều người không còn nghĩ rằng việc đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là việc làm bất hiếu, bởi khi vào đây, các cụ đã có được sức khỏe và đời sống tinh thần tốt hơn.
Khi được hỏi cụ nghĩ sao nếu dùng khoản tiền trên chục triệu đồng để thuê riêng cho cụ một người giúp việc, ở nhà với cụ 24/24, chuyên chỉ chăm sóc cụ, một cụ trong trung tâm bày tỏ: “Chắc không phải con tôi muốn tôi vào đây cho rảnh nợ đâu. Chúng quá bận rộn. Tôi cũng nhớ nhà nhưng chúng vẫn đến thăm tôi đều đều, Tết nhất vẫn đón về, bất cứ khi nào tôi muốn thì tôi cũng được đón về cả”.
Để so sánh ở nhà và ở TTDL, nhiều cụ cho biết chẳng so sánh được, vì ở đâu thì cũng được cái nọ, mất cái kia và lựa chọn sao cho phù hợp, có lợi nhất cho cả các cụ lẫn công việc làm ăn của con cái.
Rất nhiều cụ cho biết, các cụ tự nhận thấy mình là gánh nặng của gia đình nhưng đây là điều tất yếu vì khi các con còn nhỏ, các cụ cũng đã phải lặn lội, hi sinh rất nhiều. Nay đến tuổi già là lúc các con báo đáp lại cha mẹ.
Theo số liệu dự báo do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2009, tính đến hết năm 2011, số người từ 60 tuổi trở lên ở nước ta đạt 7,6 triệu người, chiếm 8,74% tổng dân số. Tuy nhiên, đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 11,2 triệu người, tăng hơn 45% so với năm 2011 và chiếm tới 11,63% tổng dân số.
Hiện nay, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng nhưng trong quá trình đô thị hóa thì thiếu các khu quy hoạch dành cho người cao tuổi. Đây là vấn đề thiết thân đến từng gia đình và ảnh hưởng tới toàn xã hội.


N.Anh
 
Top