Đừng là "người tiêu dùng tội nghiệp"

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Một tâm lí khá phổ biến của người dung là rất hấp tấp khi mua hàng. Sự hấp tấp này xuất phát từ nhiều nguyên do: không muốn mất thời gian, hỏi rồi mà không thèm mua thì... kì chết!... Và đôi khi sự vội vàng lại mang đến nhiều hệ quả không hay.

Có người bạn hỏi tác giả: Những vấn đề ông nói nếu ai mà sống ở Việt nam thì đều biết cả. Ông nêu lên nhiều vấn đề của người tiêu dùng Việt mình như vậy nhưng ông có cách nào để giải quyết những vấn đề đó hay không? Người tiêu dùng phải làm như thế nào để không còn là "người tiêu dùng tội nghiệp" nữa?

Bất chợt tác giả cũng cảm thấy chạnh lòng. Tại sao ở các nước người tiêu dùng của họ quyền uy là thế, còn ở xứ ta thì lại như vậy? Tác giả lại nhớ có lần nói chuyện với sinh viên về đề tài bảo vệ người tiêu dùng. Một sinh đã phát biểu rất hay mà tác giả còn nhớ đến bây giờ: Người tiêu dùng Việt nam không có nhiều tiền. Nhưng không có nghĩa người tiêu dùng Việt không có quyền được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt và được phục vụ theo đúng cái cách mà với tư cách là người mua họ đáng được hưởng.

Vậy để người tiêu dùng thôi là người tiêu dùng tội nghiệp thì phải làm như thế nào? Để có được một quan hệ mua bán thì ít nhất phải có hai bên là người mua và người bán. Nếu như luật hợp đồng ghi nhìn nhận hợp đồng như là một phương tiện cho các bên mưu cầu hạnh phúc. Nói cách khác, khi tham gia vào hợp đồng bản thân người bán và người đều được hưởng lợi. Cũng vì lẽ đó mà họ (người mua và người bán) mới tự nguyện cùng nhau tạo nên giao dịch mua bán. Do vậy giải pháp cũng nên bắt đầu từ đây để bảo đảm rằng quyền và lợi của các bên cùng được trân trọng.

Người tiêu dùng thông minh

Người bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt nhất chính là.... bản thân người tiêu dùng. Sao lại như vậy? Như trên đã đề cập, muốn có quan hệ mua bán phải có người mua, chính là người tiêu dùng. Người dùng có toàn quyền quyết định trong việc mua hay không mua và mua của người nào.





Trong ma trận quảng cáo người tiêu dùng có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm mình cần mua ngay chính trên bao bì của sản phẩm, thông qua các thông tin trên báo đài, qua người quen đã từng sử dụng sản phẩm. Giới trẻ Tp.HCM có một thói quen khá là tốt trong việc mua laptop. Trên các diễn đàn trên mạng người mua có thể tìm hiểu về các thông tin sản phẩm hướng dẫn cách mua, thậm chí là nhận xét của các thành viên về các cơ sở phân phối. Với sự tìm hiểu kĩ mặt hàng như vậy, người tiêu dùng đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tiền mất tật mang.

Một tâm lí khá phổ biến của người dung là rất hấp tấp khi mua hàng. Sự hấp tấp này xuất phát từ nhiều nguyên do: không muốn mất thời gian, hỏi rồi mà không thèm mua thì...kì chết!.....

Đôi khi sự vội vàng lại mang đến nhiều hệ quả không hay. Đơn nhất là việc kiểm tra hàng. Về nguyên tắc trong quan hệ mua bán, người mua có quyền kiểm tra hàng hóa. Luật cũng nói rằng là người mua thì phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng và người bán phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho người mua thực hiện quyền này. Rõ ràng với việc kiểm tra hàng trước khi ra về cũng là một trong những cách để loại trừ phiền phức trong việc mua phải hàng có tì vết, bị hư hỏng...

Thế giới di động

Thế giới di động là một trong những hệ thống phân phối điện thoại di động và các thiết bị di động hàng đầu tại Tp.HCM hiện nay. Điều gì làm cho thế giới di dộng trở nên lớn mạnh như vậy? Tại sao khách lại lựa chọn mua điện thoại di động ở Thế giới di động? Giá ở đây rẻ chăng? Không hề. Nếu làm một phép so sánh có thể thấy giá ở thế giới di động không phải thuộc vào loại rẻ nhất ở Tp.HCM.

Yếu tố mà khách lựa chọn Thế giới di động chính là chế độ hậu mãi. Thế giới di động đã làm một cam kết với lợi ích của người dùng (Xem thêm kì 2). Đó không chỉ là chế độ bảo hành mà cao hơn nữa đó chính là quyền lợi của người tiêu dùng. Quyền lợi đó không chỉ được bảo đảm bằng "lời hứa" trên tờ giấy bảo hành mà nó còn được bảo đảm bằng 4 chữ thế giới di động. Cụ thể, khách mua điện thoại cũ ở thế giới di động giá rất cao. Hầu như không giảm là bao so với giá của điện thoại mới. Chế độ bảo hành cũng chỉ kéo dài 1 hoặc vài tháng. "Lời hứa" trên giấy không dài (chỉ một hoặc vài tháng) nhưng người dùng vẫn lựa chọn loại sản phẩm này chỉ có thể lí giải bởi chữ tín.

Chữ tín này chính là bảo đảm tốt nhất cho quyền lợi của người tiêu dùng. Để bảo đảm cho quyền lợi của người dùng bản thân người bán phải tốn nhiều chi phí. Cổ nhân có câu "Mua danh ba vạn bán danh ba đồng". Để tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng khó lắm. Ngược lại bản thân người bán cũng có lợi ích rất lớn trong việc bảo đảm cho quyền lợi của người tiêu dùng. Lợi ích của người bán không cần phải nói nhiều. Thế giới di động, điện máy Nguyễn Kim... là những minh chứng.

Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng

Quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những nội dung được luật ghi nhận và bảo vệ. Dưới góc độ quản lí nhà nước thì Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Luật cũng ghi nhận vai trò bảo vệ người tiêu trong phạm vi địa phương. Nhưng phải thấy trong thời gian qua vai trò bảo vệ này của các cơ quan quản lí nhà nước chưa phát huy được hết những gì mà người tiêu dùng mong đợi.

Ngoài cơ quan quản lí nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng còn có những cơ quan phi chính phủ trong đó đáng chú ý nhất là Hội bảo vệ người tiêu dùng ở địa phương. Với vai trò là cầu nối giữa người tiêu dùng và các tổ chức có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Nhưng hoạt động của các cơ quan này hầu như không hiệu quả.

Có thể nói, mảng bảo vệ người tiêu dùng là một vệt màu xám mờ nhạt trong hoạt động của các cơ quan vừa đề cập ở trên. Để người tiêu dùng Việt có được cái quyền sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt và được phục vụ theo đúng cái cách mà với tư cách là người mua họ đáng được hưởng người tiêu dùng đang chờ một sự chuyển biến trong lần ban hành Luật bảo vệ người dùng sắp tới.

Theo Vietnamnet
 
Top