Hãy chia sẻ tình thương cho cháu Phương ở Thừa Thiên Huế !

420
0
0

Sông Cấm

New Member
Các mẹ các bố ơi, báo Tiền Phong số Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009 có đăng bài viết về hoàn cảnh 2 bà cháu Lê Thị Ngọc Phương (Thừa Thiên Huế) khổ quá, mình add bài viết đó cho mọi người cùng đọc nhé.
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Các mẹ các bố ơi, chuyên mục Thanh niên - THời đại báo Tiền Phong số Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009 có đăng bài viết về hoàn cảnh 2 bà cháu Lê Thị Ngọc Phương (Thừa Thiên Huế) khổ quá, mình add bài viết đó cho mọi người cùng đọc nhé.

___

TP - Cha mẹ không chết nhưng em phải sống phận mồ côi. Lọt lòng khoảng một tuần tuổi, em bị mẹ lần lượt đem giao cho ba người đàn ông mà theo bà là cha của em nhưng cả ba đều không chịu thừa nhận.

Nhìn đứa trẻ đỏ hỏn co ro trong tấm vải rách bươm, mệ Nguyễn Thị Chiệc (thôn Đông Lưu, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) - mẹ của người đàn ông thứ ba - nhận em về, sống nhờ bầu sữa của thiên hạ...

Tin mệ Chiệc nhận một đứa trẻ không cha còn đỏ hỏn về nuôi khiến cả làng Đông Lưu xôn xao. Mọi người lũ lượt kéo nhau đến xem mặt mũi đứa bé, rồi đều chép miệng thở dài ái ngại cho bà lão 60 tuổi nuôi thân chưa nổi lấy gì để nuôi thêm đứa trẻ sơ sinh mới tròn tuần tuổi.

Ngày mệ Chiệc nhận em về nhà, người con trai của mệ không chịu nổi những lời dị nghị đã bỏ quê. Mệ Chiệc chưa kịp đặt tên cho đứa trẻ thì người trong làng đã gọi em là Giao để ám chỉ người đàn bà từ chối quyền làm mẹ.

Trước lúc trao con cho mệ, người mẹ tội lỗi chỉ kịp cho đứa bé bú no bụng sữa cuối cùng rồi quệt nước mắt đi thẳng.
“Ôm đứa bé trong tay, tui cứ nghĩ biết đâu đây là giọt máu của con trai mình. Mới sinh ra đã gặp bất hạnh, mình mà bỏ rơi nó thì mang tội” - mệ Chiệc nhớ lại chuyện của 16 năm trước.

Sau mấy tiếng đồng hồ xa mẹ, đứa bé đói sữa khóc ngằn ngặt không dỗ dành được. Mệ Chiệc bồng bé Giao chạy khắp làng tìm những phụ nữ mới sinh để xin cho cháu bú nhờ. Vừa chạy vừa dò hỏi cũng chẳng tìm được ai, đứa bé trên tay đói lả không còn sức để khóc.

May sao gặp được chị Phan Thị Bê - tổ trưởng phụ nữ của thôn, lấy xe đạp chở hai bà cháu ra bệnh viện huyện mới xin được sữa. Đứa bé bú no tươi tỉnh trở lại, mệ Chiệc rưng rưng cảm tạ người phụ nữ tốt bụng rồi lủi thủi bồng cháu ra về.

Một bác sĩ sản khoa dúi vào tay mệ mấy chục bạc bảo về mua thêm sữa bột cho cháu: “Hàng ngày mệ cứ bồng cháu đến đây, tụi con sẽ xin sữa giúp mệ”.
Từ đó, ngày hai bận, mệ Chiệc bồng cháu cuốc bộ gần ba cây số đi về xin sữa cho cháu bú. Những lúc mưa gió phải kiêng cữ, mệ chắt nước cơm hòa thêm đường thay cho sữa mẹ, bé Giao cũng được no bụng.
“Tội nghiệp cho nó, hình như cũng biết phận mình hẩm hiu nên không khóc quấy như mấy đứa trẻ khác”, mệ Chiệc kể.

Mãi đến năm lên sáu tuổi, bé Giao mới được khai sinh tử tế với tên Lê Thị Ngọc Phượng, lấy theo họ con trai mệ Chiệc. Thấy những đứa trẻ trong làng cắp cặp đến trường, Phượng Giao cũng về xin mệ cho đi học.
Em nói: “Mệ cho con đi học, con xin bác Trang gói bánh lọc kiếm tiền mua sách vở”. Mệ Chiệc ôm cháu vào lòng mà nước mắt chảy dài, trách mình không lo cho cháu được đủ đầy.

Lớn hơn chút nữa, em xin phụ việc ở tiệm bánh kem để có tiền nộp học phí, vì mệ Chiệc ngày càng già yếu không làm gì kiếm ra tiền. Hàng ngày, em dậy từ ba giờ sáng đi bộ đến tiệm bánh làm việc.

Khoảng gần bảy giờ xin chủ cho nghỉ để đến lớp, chiều về tranh thủ học bài để tối bán bánh mì dạo kiếm thêm tiền đong gạo. Đến năm 2005, tiệm bánh kem bị giải tỏa, Phượng Giao làm thuê đủ mọi nghề.
Năm 2008, trong một lần giặt quần áo thuê, em bị chủ nhà giở trò đồi bại. “Ông T. gọi em vào phòng ngủ lấy mấy bộ quần áo bẩn đi giặt. Vừa vào phòng, ông khép cửa rồi bế thốc em lên giường bắt em phải làm chuyện đó, em sợ quá vùng dậy đạp cửa chạy ra ngoài”.

Mệ ôm Phượng vào lòng nói: “Mệ có lỗi với con, chừ có đói mấy mệ cũng không cho con đi làm thuê nữa”.

Không còn làm thuê, hai bà cháu trở lại cái nghề bắt ốc, hái rau mà nhờ nó trước đây mệ Chiệc đã nuôi bé Phượng khôn lớn. Ở quê toàn đồng ruộng nên ốc bươu vàng chỗ nào cũng có, nhưng cũng lắm người đi bắt.

Lội ruộng cả buổi, bé Phượng bắt được khoảng 10kg ốc, bán cho người chạy chợ được 15.000 đồng; còn mệ Chiệc đi quanh xóm đào rau má, rau dền đỏ...

Hai bà cháu tằn tiện lắm mới đủ tiền mua gạo hàng ngày. “Còn hơn tháng nữa là thi học kỳ, em cố gắng bắt nhiều ốc dành dụm đủ 72.000 đồng đóng tiền học phí nhà trường mới cho thi” - bé Phượng lo lắng. Phượng đang học lớp 9/8 trường THCS Thị trấn Phú Lộc (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).

Bây giờ, đôi bàn tay của Phượng chai sần, các móng tay xỉn màu vàng vọt. Ngày nào cũng ngâm dưới ruộng bùn nên bị đóng phèn, chẳng phải bệnh tật gì cả. Rồi em nói lo cho mệ vì mệ hay đau lắm, “mới hôm trước mệ lại sốt nhưng không chịu uống thuốc vì sợ tốn tiền”.

Đợi Phượng xuống bếp nấu cơm, mệ Chiệc mới mở chiếc tủ cũ nát lấy ra mấy tấm giấy khen vàng ố, nói nhỏ: “Lúc trước nó học khá lắm, năm mô cũng được nhận giấy khen và sách vở. Bây chừ tui già yếu, mình nó phải tự xoay xở kiếm tiền nên sức học bị giảm sút. Nó nói với tui là cực mấy cũng cố gắng học để sau ni làm cô giáo”. Mệ chép miệng thở dài, lo đoạn đường phía trước còn dài quá.

Chúng tôi hỏi Phượng vì sao lại muốn làm cô giáo, em hồn nhiên: “Để dạy chữ cho học sinh nghèo. Lớp em có mấy bạn nhà nghèo không có tiền phải nghỉ học, tội lắm”.

Tác giả Lê Hải
 
36
0
0

Metrangngoc

New Member
Đọc thấy cảm động và thương bé quá, các mẹ ơi mình cùng chung tay giúp con nhé !
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Thương nhỉ. Mọi người thấy thế nào? Tiền học phí hàng tháng là bao nhiêu nhỉ? Mình có lo được không cả nhà ơi?????
 
1,904
0
36

291179

Active Member
Em nghĩ là, chắc các mẹ đồng lòng giiúp hai bà cháu mà, thương quá nhỉ, chắc chúng ta phải chờ mẹ đầu cầu Huế xác minh xem thế nào đấy ạ.
 
148
0
0

BlueSky

New Member
Thật là khủng khiếp! May là bé chưa sao cả. Chờ tin các mẹ đầu cầu nhé!
 
1,251
0
36

Chíc chíc

Active Member
Em lạc đề một tí, nhưng đúng là còn nhiều người khổ quá, em đọc mấy bài trong seri này của báo Tiền phong mà không cầm được nước mắt. Em gửi cả nhà nhé.

TP - Cha mẹ bỏ ta mà đi. Không gục ngã. Đâu đó, những phận mồ côi vẫn vươn lên mạnh mẽ bằng nghị lực, trong những góc khuất của cuộc đời…

Thời gian rảnh, Nga đi đục, bào gỗ kiếm thêm 15.000 đồng mỗi ngày để nuôi mình và ông bà nội Ảnh: Đ.T

Bài 1: Đừng tuyệt vọng

11 giờ 30 trưa, Nguyễn Thị Nga, học sinh lớp 11A6 trường THPT Ngô Gia Tự, Từ Sơn, Bắc Ninh lủi thủi bước vào nhà, im lặng ngồi một góc. “Sao lạ quá, mọi ngày nó vẫn tươi tỉnh, cười nói cơ mà” - Hai ông bà nội tự hỏi.

Nga có khuôn mặt cương nghị, nghiêm khắc duy chỉ đôi mắt buồn không thể giấu, lặng lẽ mở trang sách học trò. Bên trong là hai bức di ảnh của cha mẹ đang mỉm cười nhìn đứa con tội nghiệp.

Bất ngờ cô bé bật khóc: “Bố mẹ ơi sao con lại mồ côi”.

Mong một giấc mơ

Đứa cháu nội nức nở, hai ông bà nội cũng rân rấn nước mắt dỗ dành: “Đừng khóc nữa con! Gắng lên”. Thì ra, trên đường đi học về, một người ác khẩu làm em tủi thân. Nghe ông bà nội nói, như nhớ ra việc gì, Nga bỗng đứng dậy. Nga chạy xuống bếp, thổi lửa nấu bữa cơm trưa cho ông bà nội. Trong làn khói mù mịt vì củi ướt, Nga nhớ lại những kí ức nhỏ nhoi về cha mẹ của mình...

“Mẹ mất lúc em mới ba tháng tuổi. Chỉ nghe ông bà nội nói mẹ rất giống em”- Nga nói. “Mẹ nó bị bệnh tim. Sau một cơn đau co thắt là đi ngay. Trước khi mất, mẹ nó chỉ kịp nhìn đứa con đỏ hỏn đang oa oa khóc, mắt lạc đi, không nói gì được nữa. Mẹ mất thì bố cũng đang nằm viện, cả nhà phải giấu. Gần một tháng sau, đến lúc xuất viện mới biết vợ bỏ lại mình và đứa con thơ”- ông bà nội của Nga kể. Bố bế con đi khắp xóm làng xin sữa.

“Lúc đó em mới học lớp 1 theo ông bà nội đi sắm Tết. Đi chợ về thấy nhiều người tập trung ở nhà mình thì thấy lạ quá. Bố lại bỏ em đi vĩnh viễn”- Nga nhớ như in đó là ba mươi tháng chạp cách đây vừa tròn mười cái Tết. Thương con trai, con dâu bạc mệnh, thương cháu mồ côi lúc quá nhỏ, bà nội Nga khóc đến lòa cả hai mắt.

“Từ ngày cha mẹ mất, em chỉ mong được gặp cha mẹ một lần dù trong giấc mơ. Đã có lần trong giấc mơ thoáng thấy bố nhưng chỉ giây lát. Những lúc như thế em không sao ngủ được nữa. Chưa bao giờ em có một ước mơ ấy một cách trọn vẹn”- Nga nói.

Nương tựa vào nhau

Ngôi nhà mà Nga và ông bà nội ở không biết có nên gọi là nhà. Nó được làm từ bảy mươi năm trước, ẩm, thấp và tối. Tường có chỗ được ghép bằng gỗ đã mục, có chỗ là gạch xây lở loét. Phía trên nóc nhà nhiều mảnh nilon căng ra chống dột lúc trời mưa.

“Chắc chắn lúc sinh con ra bố mẹ đã hy vọng rất nhiều con sẽ trở thành một đứa con ngoan, một người có ích phải không? Nhưng sao bố mẹ bỏ con đi sớm thế? Chẳng lẽ con sinh ra đã có số phận mồ côi? Không, con không tin vào số phận. Con cũng sẽ không tuyệt vọng. Không còn bố mẹ nữa con càng phải cố gắng để học thành người. Hãy tin ở con bố mẹ nhé” - Nguyễn Thị Nga, lớp 11A6 Trường THPT Ngô Gia Tự (Bắc Ninh).
Trong căn nhà ấy, tròn mười năm nay, từ lúc Nga mất cả cha lẫn mẹ, Nga và ông bà nội nương tựa vào nhau sống qua ngày. Ông nội Nga 83 tuổi, bệnh khớp triền miên bước đi cũng khó. Bà nội Nga 80, sống trong cảnh mù loà nhiều năm nay. “Nó lại trở thành chỗ dựa cho cả hai chúng tôi khi tuổi còn quá nhỏ. Hai thân già sẽ không biết ra sao nếu thiếu nó”- bà nội Nga nói.

Từ việc vặt trong nhà, lo bữa ăn giấc ngủ cho ông bà nội đến việc cấy hái hơn ba sào ruộng - nguồn thu chính của gia đình đều do Nga gánh vác. Nguồn thu ấy quá hạn hẹp, ngay từ năm lớp 5, Nga đã đi học nghề mộc làm thêm sau những giờ học cho xưởng gỗ cạnh nhà.

“Có những lúc bào gỗ, bàn tay tóe máu nhưng không thể không làm” - Nga vừa nói vừa rụt rè đưa bàn tay ngắn, đầy vết chai và vết khứa ngang dọc lòng bàn tay. Mỗi ngày, Nga có thêm 15.000 đồng để nuôi sống mình, ông bà nội và trang trải học hành.

“Đi học về là lao vào làm việc chẳng có lúc nào nguôi tay. Dù khó khăn nhưng chưa bao giờ thấy ngôi nhà có tiếng mắng cháu của ông bà nội hay tiếng cháu cãi ông bà” - Cô Nguyễn Vân Thi, hàng xóm của Nga cho biết.

Góc sáng nhất của ngôi nhà, ngay dưới bàn thờ cha mẹ Nga được ông bà nội dành cho cháu làm góc học tập. Trên chiếc bàn gỗ ọp ẹp mà ông nội Nga tiết kiệm hàng tháng trời mua với giá 22.000 đồng từ năm năm trước được Nga sắp xếp gọn gàng làm bàn học.

Cuốn vở học trò được Nga giữ như báu vật, bọc trong nilon cùng với xấp giấy khen đặt dưới ngăn bàn. Trong cuốn vở là hai di ảnh của cha mẹ Nga. Phía dưới có những dòng chữ nắn nót, tròn trịa chép lại bài hát: Tôi ơi đừng tuyệt vọng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Xứng đáng với lời hứa ấy, liên tục chín năm liền Nga là học sinh xuất sắc của trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tam Sơn. Nga thi vào trường THPT Ngô Gia Tự với 28,5 điểm, một trong những học sinh đầu vào cao nhất. Cũng năm lớp 10 và học kì I lớp 11, Nga đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

“Nhận lớp, tôi chú ý đến Nga vì em có vẻ già trước tuổi và đôi mắt lúc nào cũng buồn, học hết sức nghiêm túc và hầu như rất ít cười. Hỏi mới biết em mồ côi cả cha lẫn mẹ, khó khăn chồng chất mà học vẫn khá mới thấy em nghị lực” - Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, chủ nhiệm lớp của Nga nói.

Một hàng xóm của Nga nói: “Con bé làm quần quật cả ngày mà hôm nào cũng thấy bàn học của nó sáng đèn đến tận khuya”. “Hy vọng em sẽ tiếp tục được học, được làm bác sĩ. Nhưng em đi học ai sẽ lo cho ông bà nội?”- Nga tâm sự.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,251
0
36

Chíc chíc

Active Member
Nương tựa bóng già

TP - Khi tôi đến, bé Mai Phương ở thị trấn Trần Phú (Văn Chấn, Yên Bái) gần ba tuổi cứ áp chặt mảnh giấy nhỏ vào ngực và luôn miệng Của con, của con chứ. Bà nội gỡ tay đứa bé. Trong lòng bàn tay xinh xinh là tấm ảnh thẻ của mẹ bé. Một năm tròn, nó luôn nhìn ra cửa ngóng: Mẹ đi ngủ lâu vậy, sao không về với con và ông bà.

Lá xanh lìa cành...

Ông bà Sam gần 70 tuổi chăm sóc Mai Phương. Ảnh: P.H

“Máu ở đâu mà nhiều thế này? Ái ơi, tỉnh lại đi em” - Người đàn ông trẻ dân tộc Tày Hoàng Hữu Sáu hét lên rồi ôm lấy thi thể vợ lạnh ngắt trên giường bệnh.

Sinh con thứ hai, Dương Kim Ái (sinh năm 1978), dân tộc Dao vẫn chưa hề hay biết mình bị nhiễm HIV cho đến khi chị thấy mình sút cân nhanh, ốm đau liên miên, nhập viện, và đi xét nghiệm.

Hỏi chồng, anh thừa nhận trong những ngày đi làm xa đã quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm. Gia đình cô vội vã đưa hai con gái đi xét nghiệm. Cả gia đình cô duy nhất đứa con gái đầu thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo, đứa con gái nhỏ mười mấy tháng tuổi cũng có HIV.

Người phụ nữ quanh năm lam lũ với ruộng đồng, đồi chè và chăm sóc chồng con chọn cách kết thúc cuộc đời bằng nhát cứa nơi cổ tay khi cô bước sang tuổi 30. Đó là một ngày đầu tháng 3/2008.

Sau ngày vợ mất, Sáu cũng liệt giường với những cơn đau đớn khi ở giai đoạn cuối của bệnh AIDS. Gia đình vừa làm cơm 100 ngày cho Ái, chồng cô cũng trút hơi thở cuối cùng. Mái đầu xanh của hai đứa bé lên bảy và lên hai tuổi tang chồng tang...

Trước khi bố mẹ chúng qua đời, ông bà ngoại của hai bé đều bị tai biến mạch máu não liệt nửa người. Ông bà nội tuổi gần 70 lọ mọ đêm hôm chăm sóc và nuôi dưỡng hai cháu thơ dại và hương khói cho những đứa con.

Giọng trầm buồn, ông Hoàng Hữu Sam, ông nội của bé Phương kể: “Hôm qua giỗ mẹ, con chị thút thút khóc, đứa em thì cứ gọi bác - chị gái của bố nó - bằng mẹ. Nó chỉ mong mẹ về thôi...”.

“Sao cha mẹ không về”

Căn nhà nhỏ nơi vợ chồng ông Sam và hai trẻ mồ côi nằm lưng chừng quả đồi dẫn lên bằng con đường đất đỏ quạch. Trời mưa, đất nhão. Gió ùa vào lạnh buốt. “Con bé muốn đi lớp mẫu giáo lắm nhưng làm gì có lớp riêng cho cháu. Nó quẩn quanh với ông bà và thường đem ảnh mẹ ra ngắm” – ông Sam buồn rầu.

Không như những đứa trẻ bằng tuổi thường khóc đòi mẹ khi đêm xuống, bé Phương thường mở to mắt hỏi bà: “Sao mẹ đi ngủ lâu thế? Mẹ không về với chị Thảo và con nữa à?” rồi nó nằm im nghe ngóng bước chân.

Sau khi vợ chồng Ái qua đời, ông bà Sam được chính quyền thị trấn Trần Phú hướng dẫn làm thủ tục nhận trợ cấp trẻ mồ côi từ tháng 8/2008. Riêng bé Mai Phương được làm thủ tục khám sức khỏe định kỳ và được cấp thuốc miễn phí. Lương hưu giáo viên của ông và cán bộ y tế của bà cũng chỉ đủ để gia đình bốn người hai già, hai trẻ trang trải cho cuộc sống.

Điều an ủi lớn nhất với gia đình ông Sam lúc này là chính quyền địa phương và bà con hàng xóm luôn động viên chia sẻ trước mọi khó khăn.

Bé Hoàng Phương Thảo, con gái đầu của vợ chồng Ái, năm nay học lớp 2. Thương ông bà, bé chăm chỉ học và hai năm liền là học sinh giỏi xuất sắc. Thảo là học sinh duy nhất của Trường Tiểu học Trần Phú B nhận học bổng 200 ngàn đồng/tháng của một doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn trao tặng. Nó chỉ dám khóc thầm khi nhớ bố mẹ.

Đang giở câu chuyện, ông tổ trưởng tổ hưu trí đội 9, thị trấn Trần Phú bước vào bắt tay ông Sam: “Chiều mai mời ông bà đi họp nhé. Nhớ cho cả con bé con đi cùng. Nó ở nhà một mình tội lắm!”. Rồi những người già ngồi hàn huyên bàn nhau cách chăm sóc đứa trẻ.

Ông Sam tâm sự, Sở LĐTB&XH của tỉnh động viên và đề xuất với ông bà đưa đứa bé vào trại trẻ mồ côi hoặc tìm địa chỉ chăm sóc trẻ có HIV để ông bà bớt vất vả. “Làm thế sao được, vợ chồng tôi quyết rồi. Còn sức lực, còn cố gắng chăm chút cho tụi nó. Tôi học hỏi kinh nghiệm và trang bị kiến thức để chăm sóc cháu được an toàn rồi” – Bà nội của bé Phương ôm cháu vào lòng, nước mắt lưng tròng.

Chia tay ông bà Sam, tôi gửi biếu túi quà và một trăm ngàn cho hai đứa nhỏ. Ông bà Sam nhất định không nhận. Bé Phương rón rén đến bên tôi đón túi quà: “Con cám ơn cô”.

Note: Loạt bài này mang chủ đề "Phận mồ côi"
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Thương đến phát khóc, có đi xác minh để giúp 3 trường hợp này được không hả các mẹ?
 
1,904
0
36

291179

Active Member
Trên đời này nhiều hoàn cảnh thương tâm quá, Ôi ước gì........có thể ôm các con vào lòng, ước gì ..................Thương quá!!
 
27
0
0

bigma

New Member
Loan ơi, nhà mình có làm gì giúp được các trường hợp này không?
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Hãy chia sẻ tình thương cho cháu Phương ở Thừa Thiên Huế !

Loan ơi, nhà mình có làm gì giúp được các trường hợp này không?
Chị ơi có cách rồi chị ạ đợi em nhé :love::love::love:
 
177
0
0

metuquan

New Member
Ðề: Hãy chia sẻ tình thương cho cháu Phương ở Thừa Thiên Huế !

Em cũng muốn tham gia
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Hãy chia sẻ tình thương cho cháu Phương ở Thừa Thiên Huế !

Em cũng muốn tham gia này, nhưng mà cách gì đấy???
 
2,080
0
0
Ðề: Hãy chia sẻ tình thương cho cháu Phương ở Thừa Thiên Huế !

Mùa thu ơi, có cách gì rồi ,quả là em xin lỗi lắm cơ, ở Huế mà lại chưa làm gì đc. Kg biết MThu có cách gì rồi, còn kg chắc em phải làm 1 chuýen đi Phú Lộc.
 
Top