Học sinh phải bơi qua sông đến trường

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Sáng sớm, khi sương mù còn giăng khắp bản làng, hàng chục học sinh ở xã miền núi Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) vội cởi quần áo ngoài cho vào túi nylon, mặc quần cộc bơi qua dòng Khe Rào để tới trường học.

Nằm cách trung tâm xã Trọng Hóa chừng 7 km, bản Ông Tú có 20 hộ dân với 106 nhân khẩu, trong đó có 14 em đang học tiểu học. Bản Ka Óoc gần đó cũng có hơn chục em học tại trường THCS Trọng Hóa. Do nằm bên kia sông Khe Rào (thượng nguồn sông Gianh), hai bản trở nên biệt lập với thế giới bên ngoài.

Ngày nào cũng vậy, học sinh bản Ông Tú và Ka Óoc phải thức dậy thật sớm vượt quãng đường đồi dốc xuống sông Khe Rào. Như một thói quen, các em cho cặp sách, quần áo vào vào túi nylon chuẩn bị từ trước rồi cùng bơi qua sông. Nhiều em không mang theo túi nylon thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt.



Gần một năm nay, học sinh bản Ông Tú và Ka Oóc xã Trọng Hóa phải bơi qua sông học chữ. Ảnh: Văn Nguyễn.

"Vào mùa lũ, tụi em phải nghỉ học chừng một tháng vì nước sông Khe Rào chảy xiết, không thể bơi qua được”, em Hồ Danh, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Hưng nói. Danh cho biết, em và các bạn đều sợ bơi qua sông, nhưng vì muốn học cái chữ nên phải cố rướn mình qua những đoạn nước sâu, chảy xiết. "Mùa đông nước cạn bớt nhưng tụi em vẫn phải lội qua những chỗ nước sâu. Vào lớp học chân tay ai cũng run cầm cập", Danh kể.

Việc bơi qua đoạn sông rộng chừng 20 mét với học sinh nam chỉ mất vài phút, nhưng với em nữ là thử thách. Hồ Thị Thoi, học sinh lớp 8 trường THCS Trọng Hóa vẫn nhớ như in ngày tập bơi để đi học.

“Ngày đó mấy đứa bạn dẫn em ra bờ sông nói muốn đi học thì phải biết bơi qua bên kia sông. Em thích đi học nhưng nhìn nước chảy mạnh quá nên cứ bước xuống lại nhảy lên bờ. Mấy bạn vừa bơi vừa kéo em qua, uống mấy hớp nước liền. Sau đó em nhờ bạn dạy bơi để được đi học”, Thoi kể.

Bản Ông Tú có 8 em đang học mẫu giáo ngay tại bản, các cô giáo lại phải tìm cách qua sông để đến lớp. Năm 2009, cô Đinh Thị Thức, giáo viên trường mầm non Trọng Hóa, ngồi thuyền qua sông Khe Rào vào bản Ông Tú dạy học, bất ngờ thuyền lật úp, cô giáo ngã xuống sông. May mắn một người dân phát hiện, kịp thời bơi ra cứu.

Ông Hồ Nhung, 79 tuổi, trưởng bản Ông Tú cho biết tình trạng học sinh đi học phải bơi qua sông diễn ra từ mùa đông năm 2010. Trước đây, xã cấp thuyền cho bản nhưng đến mùa lũ do bảo quản không tốt nên thuyền bị cuốn trôi. Sau đó học sinh ở bản muốn đi học thì phải biết bơi, không kể lớn hay nhỏ.

“Người ở bản chưa ai gặp nạn ở đoạn sông này nhưng hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bà con ai cũng muốn có được một cây cầu để cho tụi nhỏ đi học, người lớn đi làm mà mong hoài chưa được”, ông nói.
Xã mới được cấp một chiếc thuyền để học sinh qua sông. Tuy nhiên, vào mùa lũ, nước sông dâng cao, việc chèo thuyền vẫn rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Nguyễn.

Ngày 17/9, học sinh bản Ông Tú đã được huyện cấp cho một chiếc thuyền và áo phao để qua sông. Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho rằng việc cấp thuyền và áo phao cho học sinh qua sông chỉ là giải pháp tạm thời.

“Xã đã kiến nghị lên cấp trên xây cầu cho dân bản. Nếu có kinh phí, phía xã sẽ mở tuyến đường thông từ bản Ông Tú lên bản Ka Óoc (cách nhau chừng 3 km) để người dân đi lại thuận tiện hơn. Riêng phương án di dân, chúng tôi cũng đã tính đến nhưng không khả thi vì muốn người dân bám bản, giữ rừng”, ông Tiến nói.

Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa cho biết Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã đi khảo sát và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, kinh phí xây cầu ở bản Ông Tú quá cao, trong khi huyện còn nghèo nên giải pháp trước mắt là tăng cường phụ huynh đưa đón con em đi học và cấp áo phao.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/hoc-sinh-phai-boi-qua-song-den-truong/
 
78
0
0

XiaoSinAFC

New Member
Trả lời: Học sinh phải bơi qua sông đến trường

Ko biết có dự định xây cầu ko ?
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Học sinh phải bơi qua sông đến trường

Xem clip này mà thấy đau lòng quá!


[video=youtube;22I70NLOMlc]http://www.youtube.com/watch?v=22I70NLOMlc&feature=player_embedded#![/video]
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Học sinh phải bơi qua sông đến trường

còn biết bao nhiêu trường hợp như thế này, mà chưa được đài báo đăng tin.
Liệu các bác cấp cao có đọc không, mà sao vẫn tiến hành các dự án cực kỳ vô lý tốn hàng tỉ tỉ đồng, ví như đường cao tốc, xây tượng đài mẹ VNAH...
ôi đến bao giờ mới hết nghịch lý
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Học sinh phải bơi qua sông đến trường

Bao nhiêu tỷ cho một chiếc cầu?






Ảnh minh họa từ Internet

1. Ở Quảng Bình, mà chính xác là ở huyện Minh Hóa, học trò nghèo muốn đến trường thì phải… biết bơi. Nhưng không phải biết bơi thường, mà phải bơi cực giỏi. Vừa phải có kĩ thuật để tránh khỏi vật lạ, xuôi đúng dòng để lách qua dòng nước lũ cuồn cuộn. Vừa phải có sức khỏe dẻo dai, ngày hai buổi bơi qua bơi lại, mà trước đó phải cuốc bộ cả 6, 7 cây số.

Nếu Michael Phelps mà thấy các em này biểu diễn, chắc cũng phải ngất xỉu, hoặc ít nhất là ngả mũ bái phục.

2. Cách đó không xa, ở Quảng Nam, một trong những tỉnh thuần nông nghiệp, nhiều người dân sống dưới mức nghèo khổ, Sở VH-TT&DL vừa công bố quyết toán cho công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Theo đó, sau khi tính toán lại “chất lượng nghệ thuật” và “chất lượng nguyên liệu”, kinh phí từ 81 tỉ ban đầu đã lên đến 410 tỉ, hơn gấp 5 lần.

Họ nói rằng, đây là số tiền hoàn toàn không lãng phí. Đối với một công trình mang tầm cỡ quốc gia (có thể tầm cỡ thế giới), phải hoành tráng và phải vĩ mô. Họ còn nói rằng, nếu làm hoàn hảo hơn nữa, đầy đủ hơn nữa, số tiền không chỉ dừng lại ở con số 410 tỉ.

3. Tôi nghĩ rằng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng là một biểu tượng đáng trân trọng. Không chỉ vì truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt, mà đó còn là một nét văn hóa rất đẹp, rất nhân văn. Không nơi nào trên thế giới, người mẹ, người vợ các chiến sĩ cứu nước luôn được xã hội quan tâm, giúp đỡ nhiều đến thế.
Việc tri ân hơn 50 ngàn bà mẹ hiện đang sống ở nhiều tỉnh thành cũng là một việc lớn, mang tầm cỡ quốc gia. Không chỉ giúp các mẹ ổn định cuộc sống, mà còn góp phần giúp các mẹ vơi đi nỗi đau mất con, mất chồng. Đưa hình ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng ra thế giới cũng là một việc cần thiết. Lòng biết ơn là một giá trị mang tính toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam, nó tô điểm cho nét đẹp con người Việt, nét đẹp dân tộc Việt nhân ái, yêu hòa bình, sẵn sàng quên đi quá khứ nhưng cũng sẵn sàng để chữa lành những vết thương quá khứ để lại.
Đó là điều hẳn người con đất Việt nào cũng hiểu.

4. Nhưng không hẳn, ai cũng hiểu dẫn đến ai cũng làm những việc hợp lý. Không bàn đến đúng hay sai, nhưng đó là vấn đề hợp lý hay không? Xây dựng một tượng đài hoành tráng để tri ân những công lao vĩ đại, đó là việc làm tốt và nhiều ý nghĩa. Nhưng trước hết, cần phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kì, và giá trị mà nó mang lại trong thời kì đó.

Cái danh hão là một điều nguy hiểm. “Công trình tượng đài lớn nhất thế giới”, “hoành tráng nhất và đầu tư kinh phí nhất”, “biểu tượng vĩ đại xứng đáng với sự vĩ đại của người mẹ Việt Nam”, tất cả thứ đó để làm gì? Nếu nói về sự vĩ đại thì với sự hi sinh của người mẹ Việt Nam, có xây tượng đài 4.000 tỉ kéo dài khắp các tỉnh miền Trung cũng không đủ. Bởi lẽ, giá trị tinh thần đâu thể so sánh được bằng vật chất, những nỗi đau đâu có đong đếm bằng đá Granit hay đá hoa cương? Ảnh hưởng tâm linh nào được so đo bằng sự hào nhoáng bề ngoài ấy?

Người mẹ Việt Nam vĩ đại vì những điều thầm lặng. Mẹ thầm lặng sinh ra những đứa con để cống hiến cho tổ quốc. Mẹ thầm lặng chịu đựng những buổi chiều nhớ con, chờ con trong vô vọng. Có thấy cảnh mẹ Thứ khi còn sống, nhân vật được chọn để tạc tượng đài, vẫn ngồi chờ 9 đứa con trở về mỗi buổi chiều mưa, mới thấm thía sự vĩ đại của mẹ. Đó là điều không một tượng đài nào lột tả nổi.

5. Các mẹ liệu có vui lòng không khi một công trình to lớn đến thế để dành tặng các mẹ?
Trong khi nước mình còn nghèo, lạm phát tăng cao, lương thấp, nhiều người còn phải méo mặt chạy ăn từng bữa? Trong khi biết bao người già không nơi nương tựa, trẻ em phải ăn xin ngoài đường, gầm cầu, ống cống trở thành nhà, công viên thành khách sạn? Trong khi đường xá nhiều nơi còn lầy lội, gập ghềnh, dẫn đến tai nạn giao thông tăng cao, các miền quê chưa có đường, có điện?

Trong khi 410 tỉ đồng ấy có thể làm được rất nhiều điều thiết thực, giúp đỡ những con người đang sống đây, đang khổ đây. Đây chính là tương lai mà các mẹ đã hi sinh máu mủ để xây dựng, đây chính là hòa bình mà các mẹ nuốt nước mắt tạo nên. Các mẹ có cần một sự tưởng nhớ vĩ đại đến mức đó, hay mong muốn xương máu các con của mẹ góp phần tạo nên một xã hội công bằng, văn minh, người người được ấm no, hạnh phúc?

Nếu các vị có tâm đến mức đó, các vị sẽ hiểu rằng, xây dựng một tượng đài tầm cỡ chắc chắn là việc nên làm. Nhưng không phải là bây giờ, khi các mẹ vẫn sống và vẫn cần sự quan tâm, khi xã hội có thể được hỗ trợ rất nhiều bằng 410 tỉ đó. Và không cần đến một tượng đài, người dân Việt Nam vẫn khắc sâu trong tâm khảm công ơn các mẹ.

6. Michael Phelps nên ngả mũ trước các em học sinh Quảng Bình, nhưng không phải vì tài bơi lội, mà vì ý chí và lòng ham học hỏi của các em. Một dân tộc mà có những đứa trẻ ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, sẵn sàng vượt khúc sông 20 thước hiểm trở để đi học, đó có phải là dân tộc vĩ đại không?
Sự vĩ đại đôi khi không cần đến những thứ hoành tráng hay to lớn. Sự vĩ đại có thể đến từ những việc nhỏ bé hơn rất nhiều, nhưng giá trị hơn rất nhiều. Nếu xây một chiếc cầu cho trẻ em ham học còn không làm được, thì cần gì đến những tượng đài.

Lẽ nào, 410 tỉ không đủ để xây một chiếc cầu?

http://blog.yume.vn/xem-buzz/tu-tuong-dai-me-vnah-410-ti-dong-nghi-den-nhung-cay-cau
 
78
0
0

XiaoSinAFC

New Member
Trả lời: Ðề: Học sinh phải bơi qua sông đến trường

còn biết bao nhiêu trường hợp như thế này, mà chưa được đài báo đăng tin.
Liệu các bác cấp cao có đọc không, mà sao vẫn tiến hành các dự án cực kỳ vô lý tốn hàng tỉ tỉ đồng, ví như đường cao tốc, xây tượng đài mẹ VNAH...
ôi đến bao giờ mới hết nghịch lý
Đây cũng 1 bài viết tương tự như thế này đây, để mình post luôn cho xôm tụ
http://www.5giay.vn/showthread.php?t=3281039&page=3
 
Top