Me Minh "meo"
Active Member
Đầu năm mới share với nhà mình để cùng thưởng thức vang 1 cách sành sỏi hơn 
Cách phân biệt rượu vang thật, giả.
Hiện nay, trên thị trường Viêt Nam có rất nhiều rượu vang mang nhãn hiệu Bordeaux. Để có thể phân biệt được đâu là rượu thật, đâu là rượu giả, ta có thể chú ý tới một số đặc điểm sau:
- Nhãn chai: vì người Việt Nam cho rằng đã là Bordeaux thì càng lâu năm càng quý nên các nhà làm rượu giả đã lợi dụng yếu tố này để in các nhãn chai Bordeaux với năm đóng chai từ 1993 tới 1997. Điều cần phải biết, đây là những chai Bordeaux hết sức bình thường. Ở Pháp, thời hạn sử dụng đối với Bordeaux trắng loại này từ 2-3 năm, rượu đỏ từ 4-5 năm là tối đa trong những điều kiện bảo quản tối ưu (hầm rượu ít ánh sáng, nhiệt độ ổn định thường xuyên từ 13-15 độ C, độ ẩm không khí từ 65-75 độ). Do đó, rượu vang Bordeaux không tên tuổi thuộc những năm sản xuất này, nếu không phải là giả thì cũng đã hỏng, trở thành “dấm chua”.
- Các nhà làm rượu giả do kiến thức có hạn nên nhiều khi nhầm lẫn giữa các giống nho làm rượu. Lỗi thường gặp là trên cả rượu vang đỏ và vang trắng đều ghi các giống nho làm rượu giống nhau: Cabernet Sauvignon, Cabernet Franc và Merlot. Trong thực tế, đây là các giống nho dùng làm rượu vang Bordeaux đỏ, còn rượu Bordeaux trắng làm từ các dòng nho Sauvignon Blanc và Sémillon.
- Một lỗi thường gặp khác là trên một số nhãn chai Bordeaux giả có đề chữ “mise en bouteille par AOC 1993”, có nghĩa là đóng chai bởi AOC năm 1993. Thực ra AOC là chữ viết tắt tiếng Pháp “Appellation d’Origine Controlée” có nghĩa là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ được xác định, thay vì phải viết “mise en bouteille au Chateau ou en Domaine” (có nghĩa là đóng chai tại lâu đài hay lãnh địa – nơi sản xuất rượu vang). Bản thân chữ Bordeaux đã có nghĩa là AOC rồi.
- Kiểu dáng chai: tất cả các chai Bordeaux đỏ và trắng khô đều có màu xanh lá cây phơn phớt ( để hạn chế ánh sáng ) và đáy chai lõm. Các chai rượu ngọt (Sauternes, Loupiac, Sainte-Croix-du-Mont...) có màu trắng và đáy chai lõm.
- Mầu sắc rượu: khi đưa chai ra ánh sáng, đối với rượu vang trắng, nếu là những năm 1993, ít nhất rượu phải có màu vàng sẫm hoặc màu hổ phách. Đối với rượu vang đỏ, rượu sẽ có màu hồng ngọc hoặc màu ngói tươi. Cũng có thể thấy trong một số chai rượu vang đỏ một chút cặn ở đáy chai (nếu rượu thực sự được giữ lâu năm).
- Nút thiếc bảo vệ: nếu là vang Bordeaux thật, bạn có thể xoay nút thiếc dễ dàng vì nút thiếc được đóng bằng máy, trong khi ở các chai vang giả nút thiếc được đóng bằng tay, nhiều khi lại dán thêm cồn nên khó xoay chuyển xung quanh cổ chai.
- Cũng như nút thiếc bảo vệ, nhãn chai vang thật được dán bằng máy và bằng keo dán công nghiệp nên nhãn mịn màng, tương đối dễ bóc nếu ngâm vỏ chai vào nước nóng, trong khi nhãn các chai vang giả được dán bằng keo dán chất lượng tồi nên nhãn chai không được mịn, lại được dán rất chắc, khi bạn lấy nhãn chai khỏi vỏ chai rất hay bị rách.
Lịch sử rượu vang
Rượu vang là một sản phẩm nguyên chất thu được từ sự lên men rượu toàn phần hoặc một phần từ nho tươi ép ra nước, hoặc từ hỗn hợp nước nho và bã nho ép ra nước. Từ điển của Viện Hàn lâm Ẩm thực Pháp hoàn chỉnh định nghĩa rượu vang như sau : « Là một chất lỏng sinh động, rượu vang có thể mang bệnh, có thể già và chết ».
Cây nho có thể được coi là một trong những loài cây lâu đời nhất thế giới. Người ta tìm thấy vết tích của cây nho trong nhiều vùng khác nhau trên thế giới, trước cả khi có những vết tích của người cổ đại. Thời kỳ đó, nho còn là loài cây hoang dã. Phần lớn các nhà nghiên cứu nhất trí cho rằng cây nho có nguồn gốc từ Tiểu Á (bán đảo Crimée hiện nay), nhưng không ai biết được rượu nho đã được người Tiểu Á làm ra như thế nào? Theo truyền thuyết, một ông vua xứ Ba Tư đã vô tình để quên các chùm nho trong một vại sành, trên nắp có đề chữ « Độc dược ». Một bà vợ kế của vua, vì bị ruồng bỏ, đã quyết định tự kết liễu đời mình. Bà tìm ra chiếc vại sành nói trên và lấy nước nho ra uống, lầm tưởng đó là độc dược… Rượu vang đã ra đời như vậy theo truyền thuyết.
Khoảng 2000 năm trước Công nguyên, rượu nho đã có mặt ở Ai Cập. Trong Kinh Thánh, rượu vang được nhắc đến hơn 500 lần. Sau đó, người Ai Cập đã dạy cho người Hy Lạp cách trồng nho. Rồi người Hy Lạp lại truyền nghề cho người La Mã, người La Mã cho người Gaulois. Nhưng theo người Hy Lạp thì không phải người Ai Cập đã truyền nghề cho họ mà là thần Dionysos, chúa tể Hy Lạp của rượu vang.
Đến thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, cây nho xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải thuộc nước Pháp bây giờ. Người Gaulois tỏ ra là những học trò xuất sắc của người La Mã. Chính họ đã nghĩ ra việc nuôi rượu trong thùng gỗ. Diện tích trồng nho ở xứ Gaule phát triển nhanh chóng và rượu vang của người Gaulois rất được người La Mã ưa chuộng.
Tới thời Trung Cổ, nhà thờ giữ một vai trò quan trọng trong việc mở rộng diện tích trồng nho và cách làm rượu vang, lý do là họ sử dụng nhiều rượu vang trong các buổi lễ thánh. Các tu sĩ phát hoang rồi trồng nho xung quanh các nhà thờ và tu viện. Cũng trong thời Trung Cổ, rượu vang của Pháp đã được xuất sang Anh, Bỉ, Hà Lan, Lúc xăm bua và các nuớc Bắc Âu.
Năm 1864 xuất hiện nạn rệp rễ nho (phyloxera) ở miền trung nước Pháp (Languedoc). Sự xuất hiện của lọai rệp này hoàn toàn ngẫu nhiên, khi gnười Pháp đưa vào trồng thử các giống nho mới của Mỹ. Trong vòng 20 năm, lọai rệp này đã tàn phá toàn bộ các vùng trồng nho của Pháp. Nhưng cũng chính các giống nho vitis labrusca của Mỹ đã cứu nền nông nghiệp trồng nho của Pháp bằng cách ghép các mầm nho bệnh của Pháp vào các gốc cây mang từ Mỹ về.
Năm 1935, Viện kiểm chứng quốc gia về sản phẩm rượu vang chất lượng cao (INAO) được thành lập. Cho tới nay, nhiều nước trên thế giới vẫn coi INAO là người đảm bảo cho rượu vang Pháp giữ được phẩm chất cao nhờ các quy định ngặt nghèo.
Cũng từ đầu thế kỷ thứ 20, rượu vang không những chỉ là một đồ uống như những đồ uống khác mà đã trở thành một chủ đề văn hóa như văn chương, âm nhạc hay hội họa. Khắp nơi ở Pháp, ở châu Âu, châu Mỹ hay châu Úc, các buổi tọa đàm về Văn hóa Rượu vang ngày càng thu hút được thính giả.
Cách đây 20 năm, các ấn phẩm về rượu vang hầu như không có trong các hiệu sách ở Việt Nam thì nay đã thấy bán. Vì thế, các chủ tiệm ăn, khách sạn hoặc là các chủ nhà ăn, khách sạn trong tương lai phải đặc biệt chú ý: càng ngày càng có nhiều thực khách muốn mạn đàm với các bạn về văn hóa rượu vang, đừng nên làm cho họ thất vọng. Văn hóa Rượu vang, cũng như văn chương và âm nhạc, đang đi dần vào cuộc sống văn hóa ở Việt Nam. Dù là chủ tiệm ăn hay nhân viên phục vụ bình thường, các bạn phải hiểu rõ sản phẩm mà các bạn trưng bày hay rao bán. Thực khách của các bạn sẽ thất vọng biết chừng nào trong vòng mấy phút đồng hồ, chỉ bởi một chủ tiệm ăn hay nhân viên phục vụ, vì thiếu hiểu biết về văn hóa rượu vang, đã không lý giải được rượu vang khác với những lọai đồ uống khác ở chỗ nào, và vô hình chung đã coi thực khách của mình như những kẻ vô văn hóa.
LÀM RƯỢU VANG
Đây là quá trình chuyển hóa nước nho thành rượu. Cần khoảng từ 1,3 đến 1,5 kg nho tươi để thu được 1 lít rượu vang. Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất rượu là : tách cuống nho khỏi chùm nho, ép nước nho, ủ nho và lên men. Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất rượu, muốn thu được rượu vang đỏ, hồng hay trắng mà các công đọan sản xuất sẽ khác nhau. Giống nho làm rượu cũng ảnh hưởng tới lọai rượu thu được.
Giai đoạn lên men rượu, giai đoạn chủ yếu của quá trình làm rượu, là một quá trình tự nhiên, trong đó đường có ở nho chuyển hóa thành cồn do tác động của vi khuẩn và chất lên men có sẵn trong vỏ nho. Rượu trong quá trình lên men sẽ thải ra khí các bô níc. Chính loại khí này trong các chai rượu champagne sẽ làm bật nút chai và làm rượu champagne sủi bọt trông rất hấp dẫn.
Rượu vang đỏ chỉ có thể làm từ nho đỏ, trong khi đó rượu vang trắng có thể làm từ nho đỏ hay nho trắng. Rượu vang hồng, làm từ nho đỏ, có thể làm từ hai phương thức sau : để cho vỏ nho tiếp xúc với nước nho trong một thời gian ngắn sau khi ép để thu được màu hồng đậm (rosé de saigné) hoặc ép thẳng nho đỏ và tùy theo mức điều chỉnh độ ép mà thu được màu hồng như ý (rosé de presse). Sau khi ép, nước nho được lọc cặn, cho thêm một lượng nhỏ khí sun phua để diệt khuẩn và được nuôi trong thùng inox hoặc thùng bê tông tráng sơn thực phẩm (epoxy) hay thùng gỗ sồi. Thời gian nuôi trong thùng gỗ do nhà sản xuất tính toán tùy theo tính chất của giống nho. Một thời gian sau, vang được rút ra khỏi thùng, lọc và đóng chai trước khi đem ra bán cho người tiêu dùng.
1. Cách làm rượu vang đỏ.
Nho đỏ được hái, đưa về xưởng hoặc nhà máy rồi được ép nhẹ để làm bật hạt nho khỏi quả nho. Sau đó, người ta tăng độ ép để thu được nước nho và bã nho. Nho sau khi được ép sẽ chuyển qua khâu tách cuống nho khỏi chùm nho. Công đoạn này có mục đích tránh cho cuống nho tiếp xúc với nước nho và làm cho rượu có mùi ngai ngái của cỏ ướt. Nước nho và bã nho ngay sau đó được đưa vào các bồn chứa lớn bằng inox hoặc bê tông quét sơn thực phẩm (epoxy). Rượu trong bồn sẽ lên men từ 4-10 ngày.
Trong khoảng thời gian đó, chất màu và chất chát (tanin) sẽ hòa lẫn vào hỗn hợp lỏng gồm nước nho và bã nho. Người ta có thể thu được rượu có màu sắc và độ chát theo ý muốn tùy theo thời gian ủ nho trong thùng chứa. Nói chung là các lọai rượu vang đỏ danh tiếng thường được ủ lâu hơn các lọai rượu khác. Sau khi nho đã được ủ theo thời gian do nhà sản xuất tính toán, rượu sẽ được rút ra khỏi thùng chứa theo nguyên tắc từ tính: chất lỏng (rượu) sẽ tự tách ra khỏi các thành phần nặng khác như: hạt nho, cuống nho, vỏ nho. Nước rút đầu đó được gọi là vang giọt.
Hỗn hợp còn lại của thùng chứa sẽ được đem ra ép lại để có được vang ép rất đậm màu và giàu chất chát. Nói chung, người ta thường trộn lẫn vang giọt và vang ép trước hoặc sau khi đưa vang vào nuôi trong thùng gỗ. Giai đoạn này được đánh dấu bởi một quá trình lên men lần thứ hai, kết quả là chất chua trong vang sẽ giảm đi.
2. Cách làm rượu vang trắng:
Rượu vang trắng khác rượu vang đỏ nhờ công đoạn ép nho, theo đó người ta không để cho nước nho ép tiếp xúc với vỏ nho. Sau khi tách hạt nho khỏi quả nho, người ta sẽ ép nho ngay lập tức nhằm tránh không cho nước nho ép tiếp xúc nhiều với vỏ nho. Tính đặc thù của rượu vang trắng sẽ thể hiện qua sự tươi mát, đôi khi gắt dịu, nhờ vào độ a xít chua tương đối cao. Cũng vì để giữ cho rượu vang trắng có nhiều a xít chua, người ta thường ép nho ở nhiệt độ thấp.
3. Cách làm rượu vang hồng:
Rượu vang hồng được sản xuất như rượu vang đỏ, nhưng thời gian tiếp xúc giữa vỏ nho và nước nho được tính toán sao cho thu được độ màu sẫm (rosé de saigné) hoặc ép mạnh trực tiếp để thu được hỗn hợp phơn phớt hồng (rosé de presse).
4. Cách làm rượu sâm banh:
Nho được lựa kỹ và hái bằng tay trước kỳ thu họach ít ngày để tránh cho nho không bị chín quá, sau đó được ép ngay để tránh cho vỏ tiếp xúc với nước nho. Tiếp đó, nho được ủ ở nhiệt độ thấp để giữ tính chất hoa quả tươi mát. Kết thúc quá trình ủ chua, nho được rút khỏi bình chứa inox, lọc chất cặn bằng cách cho lòng trắng trứng hoặc chất keo cá vào trong rượu, sau đó được pha lẫn nhau tùy theo ý muốn của chuyên gia làm rượu để giữ được vị gia truyền của nhà sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tiếp đó rượu được đưa ra đóng chai, chuyên gia làm rượu cho thêm vào hỗn hợp rượu si rô đường và chất lên men gọi là liqueur de tirage. Chai sâm banh sẽ được đóng nút rồi để lên những kệ gỗ (pupitre) hoặc sắt (giropalette), cổ chai quay xuống dưới và được nuôi một thời gian để tạo bọt. Chuyên gia làm rượu mỗi tuần sẽ quay chai 45 độ cho cặn lắng xuống đáy cổ chai. Khi cặn đã xuống hết, chuyên gia làm rượu sẽ nhúng cổ chai vào một chất lỏng đông lạnh để cặn đóng băng, sau đó nhờ sức ép của khí các bô níc đẩy vọt cặn ra ngòai sau khi mở nút chai.
Rượu thay thế phần rượu và cặn bị mất được gọi là liqueur d’expédition, gồm hỗn hợp rượu lâu đời và si rô đường. Chai sâm banh được đóng nút lại lần thứ hai và nuôi thên trong hầm rượu ít lâu trứơc khi đưa ra dán nhãn và tiêu thụ.
To Viet
(Tô Việt)
Rượu vang và thiên chúa giáo
Khi mô tả rượu vang như một món quà của thượng đế, tôi không hề có ý muốn gán cho nó một ý nghĩa tôn giáo nào cả. Tôi quan niệm Thượng Đế là Đấng Tối Cao đã tạo dựng nên vạn vật trên cõi đời này. Theo ý nghĩa đó thì Thượng Đế có thể là Đức Chúa Trời của Thiên Chúa Giáo, Jehovah của Do Thái Giáo, Allah của Hồi Giáo, hay Tạo Hóa Hóa Công Ngọc Hoàng trong các tôn giáo của Đông Phương. Ai muốn hiểu Thượng Đế như thế nào, tùy ý
Tuy nhiên riêng với Thiên Chúa Giáo rượu vang quả có những liên hệ vô cùng mật thiết. Tại Do Thái, nơi phát sinh ra Thiên Chúa Giáo thì từ thời thượng cổ các vị tổ phụ của dân tộc này đã biết dùng rượu vang để làm đồ tế lễ Đức Chúa Trời. Đến khi Chúa Giêsu ra đời rượu vang là thứ đồ uống vẫn được ngài ưa dùng
Và Trong bữa tiệc chia ly các môn đệ trước khi Ngài chịu nạn, Ngài đã dùng rượu vang và bánh mì để truyền lại phép thánh thể. Kể từ đó rượu vang là thành phần bắt buộc phải có trong tất cả các thánh lễ misa của Thiên Chúa Giáo
Khi Thiên Chúa Giáo được truyền bá qua các nước Châu Âu thì vì nhu cầu phải có rượu vang để làm lễ, việc trồng nho làm rượu cũng đi theo. Các thày dòng là người được trao phó trách vụ làm rượu vang để dùng trong nghi lễ tôn giáo, nhưng đồng thời họ cũng làm luôn cho họ uống và còn dư thì bán ra ngoài để gây quỹ cho nhà thờ. Giáo hội và các nhà dòng đã thiết lập một số những vườn nho về sau được ca ngợi là sản xuất ra rượu vang ngon nhất.
Ở nước Pháp ngày nay, cái di sản làm rượu vang do giáo hội để lại vẫn còn được tìm thấy tại một số những cơ sở lừng danh của vùng Bourgogne như : Gevrey – Chambertin, Combes aux Moines, Beaune, Vigne de l’Enfant Jésus. Rồi cũng theo truyền thuyết kể lại thì chính một ông thày dòng có tên Dom Pérignom, sống vào thế kỷ thứ 17 ở tỉnh Reims, vùng Champagne đã là người đầu tiên sang chế ra cách làm rượu vang sủi nọt và nhờ ông mà bây giờ chúng ta mới có được niềm vui mở những chai Champagne kêu lốp bốp vào những buổi lễ Tết
Hồi thế kỷ thứ 13 vì những lý do phức tạp của lịch sử các vị giáo hoàng đã có một thời gian chuyển sang cư ngụ tại Avignon Pháp. Các ngài cho xây một dinh thự trong tỉnh Avignon để làm nơi thiết triều gọi là Palais des Papes và một lâu đài mới ở cách đó mấy chục cây số để làm chỗ nghỉ mát mùa hè gọi là Châteauneuf du Pape
Lập tức công nghiệp trồng nho làm rượu vùng này khởi sắc hẳn lên và rượu vang Châteauneuf du Pape được nổi tiếng là thơm ngon kể từ hồi đó. Nhưng chỉ sau đó mấy chục năm, các vị Giáo hoàng lại rời đô về La Mã và dinh thự cũng như lâu đài nghỉ mát của các vị Giáo hoàng bị rơi vào tình trạng hoang phế điêu tàn
Ngày nay dinh thự Palais des Papes đã được trùng tu để trở thành di tích lịch sử của nước Pháp. Còn tòa nhà nghỉ mát Châteauneuf của Đức Giáo Hoàng thì trải qua nhiều thế kỷ giãi dầu tuế nguyệt, bây giờ chỉ còn trơ lại mấy bức tường. Nhưng rượu Châteauneuf du Pape thì vẫn tiếp tục được cả thế giới hoan nghênh vì phẩm chất đặc sắc của nó
Trên tất cả những chai Châteauneuf du Pape chúng ta đều thấy có huy hiệu hay dấu ấn gồm một chiếc mũ triều thiên tượng trưng cho uy quyền của vị Giáo hoàng ở chính giữa, hai chiếc chìa khóa lớn gác chéo nhau ngay phía dưới tượng trưng cho người thừa kế thánh Phêrô được giữ chìa khóa thiên đàng
Dấu ấn này được khắc nổi ngay trên chai và cũng có thể được in luôn trên nhãn chai. Theo luật định chỉ những chai được sản xuất bên trong ranh giới vùng Châteauneuf du Pape mới được mang dấu ấn đó thôi
Tại Tây Ban Nha vùng trồng nho danh tiếng nhất hiện giờ là Rioja, vùng này hồi xưa chỉ là một khu đất hoang cằn cỗi, cho đến khi một số các nhà dòng được phép thiết lập tại đây để các tu sĩ có nơi tĩnh tâm thì đất đai chung quanh mới được họ khai phá để trồng nho làm rượu
Rồi đến khoảng thế kỷ thứ 19 nạn dịch Phylloxera tức là những con bọ nhỏ li ti cắn hại rễ cây làm chết hết các vườn nho danh tiếng nhất của vùng Bordeaux, thì các nhà làm rượu với tài khéo chuyên môn của vùng đã phải chuyển sang vùng Rioja để tiếp tục nghề nghiệp của họ. Nhờ vậy mà những trái nho tốt nhất vùng Rioja mới được kết hợp với kỹ thuật làm rượu từ vùng Bordeax đem tới, khiến cho rượu vang Tây Ban Nha bắt đầu được giới sành điệu ở khắp nơi biết đến và ưa chuộng
Tại Đức một trong những vườn nho làm ra rượu Riesling rất đặc sắc là Foster Jesuitengarten đã do các cha dòng Jesuit (dòng tên) sáng lập. Còn ở nước Ý thì kể từ khi đạo Thiên Chúa giáo thiết lập giáo đô ở La Mã, các dấu ấn của đạo này nơi các vườn nho nhiều không kể xiết. Tại châu Mỹ ngành công nghiệp rượu vang chỉ bắt đầu nảy nở khi các nhà truyền giáo gốc Tây Ban Nha đem các giống nho sang trồng ở những vùng đất mới, từ Bắc mỹ xuống đến Nam Mỹ
Những ruộng nho đầu tiên tại California phần lớn là do những sứ bộ truyền giáo của các nhà dòng thiết lập, đã sản xuất ra được Rượu vang ngon ngay từ hồi những năm 1770. Ngày nay cái di sản nổi tiếng đó vẫn còn được thấy rõ qua tên gọi một số nhà làm rượu nổi tiếng trong vùng như St Francis để vinh danh các cha dòng Francisco được Cho là những người đầu tiên đem các giống nho làm rượu từ châu Âu sang trồng ở Bắc Mỹ và qua một số địa danh khác nữa để ghi nhớ các sứ bộ truyền giáo
Như vậy có thể nói rằng tuy rượu vang là món quà của Thượng đế ban cho nhân loại nhưng giáo hội Thiên Chúa Giáo đã góp công nhiều nhất trong việc đưa món quà này đến với tất cả mọi người chúng ta ở khắp nơi trên trái đất
Theo Lê Văn (quyển Rượu vang - món quà của Thượng đế)
Cách phân biệt rượu vang thật, giả.
Hiện nay, trên thị trường Viêt Nam có rất nhiều rượu vang mang nhãn hiệu Bordeaux. Để có thể phân biệt được đâu là rượu thật, đâu là rượu giả, ta có thể chú ý tới một số đặc điểm sau:
- Nhãn chai: vì người Việt Nam cho rằng đã là Bordeaux thì càng lâu năm càng quý nên các nhà làm rượu giả đã lợi dụng yếu tố này để in các nhãn chai Bordeaux với năm đóng chai từ 1993 tới 1997. Điều cần phải biết, đây là những chai Bordeaux hết sức bình thường. Ở Pháp, thời hạn sử dụng đối với Bordeaux trắng loại này từ 2-3 năm, rượu đỏ từ 4-5 năm là tối đa trong những điều kiện bảo quản tối ưu (hầm rượu ít ánh sáng, nhiệt độ ổn định thường xuyên từ 13-15 độ C, độ ẩm không khí từ 65-75 độ). Do đó, rượu vang Bordeaux không tên tuổi thuộc những năm sản xuất này, nếu không phải là giả thì cũng đã hỏng, trở thành “dấm chua”.
- Các nhà làm rượu giả do kiến thức có hạn nên nhiều khi nhầm lẫn giữa các giống nho làm rượu. Lỗi thường gặp là trên cả rượu vang đỏ và vang trắng đều ghi các giống nho làm rượu giống nhau: Cabernet Sauvignon, Cabernet Franc và Merlot. Trong thực tế, đây là các giống nho dùng làm rượu vang Bordeaux đỏ, còn rượu Bordeaux trắng làm từ các dòng nho Sauvignon Blanc và Sémillon.
- Một lỗi thường gặp khác là trên một số nhãn chai Bordeaux giả có đề chữ “mise en bouteille par AOC 1993”, có nghĩa là đóng chai bởi AOC năm 1993. Thực ra AOC là chữ viết tắt tiếng Pháp “Appellation d’Origine Controlée” có nghĩa là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ được xác định, thay vì phải viết “mise en bouteille au Chateau ou en Domaine” (có nghĩa là đóng chai tại lâu đài hay lãnh địa – nơi sản xuất rượu vang). Bản thân chữ Bordeaux đã có nghĩa là AOC rồi.
- Kiểu dáng chai: tất cả các chai Bordeaux đỏ và trắng khô đều có màu xanh lá cây phơn phớt ( để hạn chế ánh sáng ) và đáy chai lõm. Các chai rượu ngọt (Sauternes, Loupiac, Sainte-Croix-du-Mont...) có màu trắng và đáy chai lõm.
- Mầu sắc rượu: khi đưa chai ra ánh sáng, đối với rượu vang trắng, nếu là những năm 1993, ít nhất rượu phải có màu vàng sẫm hoặc màu hổ phách. Đối với rượu vang đỏ, rượu sẽ có màu hồng ngọc hoặc màu ngói tươi. Cũng có thể thấy trong một số chai rượu vang đỏ một chút cặn ở đáy chai (nếu rượu thực sự được giữ lâu năm).
- Nút thiếc bảo vệ: nếu là vang Bordeaux thật, bạn có thể xoay nút thiếc dễ dàng vì nút thiếc được đóng bằng máy, trong khi ở các chai vang giả nút thiếc được đóng bằng tay, nhiều khi lại dán thêm cồn nên khó xoay chuyển xung quanh cổ chai.
- Cũng như nút thiếc bảo vệ, nhãn chai vang thật được dán bằng máy và bằng keo dán công nghiệp nên nhãn mịn màng, tương đối dễ bóc nếu ngâm vỏ chai vào nước nóng, trong khi nhãn các chai vang giả được dán bằng keo dán chất lượng tồi nên nhãn chai không được mịn, lại được dán rất chắc, khi bạn lấy nhãn chai khỏi vỏ chai rất hay bị rách.
Lịch sử rượu vang
Rượu vang là một sản phẩm nguyên chất thu được từ sự lên men rượu toàn phần hoặc một phần từ nho tươi ép ra nước, hoặc từ hỗn hợp nước nho và bã nho ép ra nước. Từ điển của Viện Hàn lâm Ẩm thực Pháp hoàn chỉnh định nghĩa rượu vang như sau : « Là một chất lỏng sinh động, rượu vang có thể mang bệnh, có thể già và chết ».

Cây nho có thể được coi là một trong những loài cây lâu đời nhất thế giới. Người ta tìm thấy vết tích của cây nho trong nhiều vùng khác nhau trên thế giới, trước cả khi có những vết tích của người cổ đại. Thời kỳ đó, nho còn là loài cây hoang dã. Phần lớn các nhà nghiên cứu nhất trí cho rằng cây nho có nguồn gốc từ Tiểu Á (bán đảo Crimée hiện nay), nhưng không ai biết được rượu nho đã được người Tiểu Á làm ra như thế nào? Theo truyền thuyết, một ông vua xứ Ba Tư đã vô tình để quên các chùm nho trong một vại sành, trên nắp có đề chữ « Độc dược ». Một bà vợ kế của vua, vì bị ruồng bỏ, đã quyết định tự kết liễu đời mình. Bà tìm ra chiếc vại sành nói trên và lấy nước nho ra uống, lầm tưởng đó là độc dược… Rượu vang đã ra đời như vậy theo truyền thuyết.
Khoảng 2000 năm trước Công nguyên, rượu nho đã có mặt ở Ai Cập. Trong Kinh Thánh, rượu vang được nhắc đến hơn 500 lần. Sau đó, người Ai Cập đã dạy cho người Hy Lạp cách trồng nho. Rồi người Hy Lạp lại truyền nghề cho người La Mã, người La Mã cho người Gaulois. Nhưng theo người Hy Lạp thì không phải người Ai Cập đã truyền nghề cho họ mà là thần Dionysos, chúa tể Hy Lạp của rượu vang.
Đến thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên, cây nho xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải thuộc nước Pháp bây giờ. Người Gaulois tỏ ra là những học trò xuất sắc của người La Mã. Chính họ đã nghĩ ra việc nuôi rượu trong thùng gỗ. Diện tích trồng nho ở xứ Gaule phát triển nhanh chóng và rượu vang của người Gaulois rất được người La Mã ưa chuộng.
Tới thời Trung Cổ, nhà thờ giữ một vai trò quan trọng trong việc mở rộng diện tích trồng nho và cách làm rượu vang, lý do là họ sử dụng nhiều rượu vang trong các buổi lễ thánh. Các tu sĩ phát hoang rồi trồng nho xung quanh các nhà thờ và tu viện. Cũng trong thời Trung Cổ, rượu vang của Pháp đã được xuất sang Anh, Bỉ, Hà Lan, Lúc xăm bua và các nuớc Bắc Âu.
Năm 1864 xuất hiện nạn rệp rễ nho (phyloxera) ở miền trung nước Pháp (Languedoc). Sự xuất hiện của lọai rệp này hoàn toàn ngẫu nhiên, khi gnười Pháp đưa vào trồng thử các giống nho mới của Mỹ. Trong vòng 20 năm, lọai rệp này đã tàn phá toàn bộ các vùng trồng nho của Pháp. Nhưng cũng chính các giống nho vitis labrusca của Mỹ đã cứu nền nông nghiệp trồng nho của Pháp bằng cách ghép các mầm nho bệnh của Pháp vào các gốc cây mang từ Mỹ về.
Năm 1935, Viện kiểm chứng quốc gia về sản phẩm rượu vang chất lượng cao (INAO) được thành lập. Cho tới nay, nhiều nước trên thế giới vẫn coi INAO là người đảm bảo cho rượu vang Pháp giữ được phẩm chất cao nhờ các quy định ngặt nghèo.
Cũng từ đầu thế kỷ thứ 20, rượu vang không những chỉ là một đồ uống như những đồ uống khác mà đã trở thành một chủ đề văn hóa như văn chương, âm nhạc hay hội họa. Khắp nơi ở Pháp, ở châu Âu, châu Mỹ hay châu Úc, các buổi tọa đàm về Văn hóa Rượu vang ngày càng thu hút được thính giả.
Cách đây 20 năm, các ấn phẩm về rượu vang hầu như không có trong các hiệu sách ở Việt Nam thì nay đã thấy bán. Vì thế, các chủ tiệm ăn, khách sạn hoặc là các chủ nhà ăn, khách sạn trong tương lai phải đặc biệt chú ý: càng ngày càng có nhiều thực khách muốn mạn đàm với các bạn về văn hóa rượu vang, đừng nên làm cho họ thất vọng. Văn hóa Rượu vang, cũng như văn chương và âm nhạc, đang đi dần vào cuộc sống văn hóa ở Việt Nam. Dù là chủ tiệm ăn hay nhân viên phục vụ bình thường, các bạn phải hiểu rõ sản phẩm mà các bạn trưng bày hay rao bán. Thực khách của các bạn sẽ thất vọng biết chừng nào trong vòng mấy phút đồng hồ, chỉ bởi một chủ tiệm ăn hay nhân viên phục vụ, vì thiếu hiểu biết về văn hóa rượu vang, đã không lý giải được rượu vang khác với những lọai đồ uống khác ở chỗ nào, và vô hình chung đã coi thực khách của mình như những kẻ vô văn hóa.
LÀM RƯỢU VANG
Đây là quá trình chuyển hóa nước nho thành rượu. Cần khoảng từ 1,3 đến 1,5 kg nho tươi để thu được 1 lít rượu vang. Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất rượu là : tách cuống nho khỏi chùm nho, ép nước nho, ủ nho và lên men. Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất rượu, muốn thu được rượu vang đỏ, hồng hay trắng mà các công đọan sản xuất sẽ khác nhau. Giống nho làm rượu cũng ảnh hưởng tới lọai rượu thu được.

Giai đoạn lên men rượu, giai đoạn chủ yếu của quá trình làm rượu, là một quá trình tự nhiên, trong đó đường có ở nho chuyển hóa thành cồn do tác động của vi khuẩn và chất lên men có sẵn trong vỏ nho. Rượu trong quá trình lên men sẽ thải ra khí các bô níc. Chính loại khí này trong các chai rượu champagne sẽ làm bật nút chai và làm rượu champagne sủi bọt trông rất hấp dẫn.
Rượu vang đỏ chỉ có thể làm từ nho đỏ, trong khi đó rượu vang trắng có thể làm từ nho đỏ hay nho trắng. Rượu vang hồng, làm từ nho đỏ, có thể làm từ hai phương thức sau : để cho vỏ nho tiếp xúc với nước nho trong một thời gian ngắn sau khi ép để thu được màu hồng đậm (rosé de saigné) hoặc ép thẳng nho đỏ và tùy theo mức điều chỉnh độ ép mà thu được màu hồng như ý (rosé de presse). Sau khi ép, nước nho được lọc cặn, cho thêm một lượng nhỏ khí sun phua để diệt khuẩn và được nuôi trong thùng inox hoặc thùng bê tông tráng sơn thực phẩm (epoxy) hay thùng gỗ sồi. Thời gian nuôi trong thùng gỗ do nhà sản xuất tính toán tùy theo tính chất của giống nho. Một thời gian sau, vang được rút ra khỏi thùng, lọc và đóng chai trước khi đem ra bán cho người tiêu dùng.
1. Cách làm rượu vang đỏ.
Nho đỏ được hái, đưa về xưởng hoặc nhà máy rồi được ép nhẹ để làm bật hạt nho khỏi quả nho. Sau đó, người ta tăng độ ép để thu được nước nho và bã nho. Nho sau khi được ép sẽ chuyển qua khâu tách cuống nho khỏi chùm nho. Công đoạn này có mục đích tránh cho cuống nho tiếp xúc với nước nho và làm cho rượu có mùi ngai ngái của cỏ ướt. Nước nho và bã nho ngay sau đó được đưa vào các bồn chứa lớn bằng inox hoặc bê tông quét sơn thực phẩm (epoxy). Rượu trong bồn sẽ lên men từ 4-10 ngày.

Trong khoảng thời gian đó, chất màu và chất chát (tanin) sẽ hòa lẫn vào hỗn hợp lỏng gồm nước nho và bã nho. Người ta có thể thu được rượu có màu sắc và độ chát theo ý muốn tùy theo thời gian ủ nho trong thùng chứa. Nói chung là các lọai rượu vang đỏ danh tiếng thường được ủ lâu hơn các lọai rượu khác. Sau khi nho đã được ủ theo thời gian do nhà sản xuất tính toán, rượu sẽ được rút ra khỏi thùng chứa theo nguyên tắc từ tính: chất lỏng (rượu) sẽ tự tách ra khỏi các thành phần nặng khác như: hạt nho, cuống nho, vỏ nho. Nước rút đầu đó được gọi là vang giọt.

Hỗn hợp còn lại của thùng chứa sẽ được đem ra ép lại để có được vang ép rất đậm màu và giàu chất chát. Nói chung, người ta thường trộn lẫn vang giọt và vang ép trước hoặc sau khi đưa vang vào nuôi trong thùng gỗ. Giai đoạn này được đánh dấu bởi một quá trình lên men lần thứ hai, kết quả là chất chua trong vang sẽ giảm đi.
2. Cách làm rượu vang trắng:
Rượu vang trắng khác rượu vang đỏ nhờ công đoạn ép nho, theo đó người ta không để cho nước nho ép tiếp xúc với vỏ nho. Sau khi tách hạt nho khỏi quả nho, người ta sẽ ép nho ngay lập tức nhằm tránh không cho nước nho ép tiếp xúc nhiều với vỏ nho. Tính đặc thù của rượu vang trắng sẽ thể hiện qua sự tươi mát, đôi khi gắt dịu, nhờ vào độ a xít chua tương đối cao. Cũng vì để giữ cho rượu vang trắng có nhiều a xít chua, người ta thường ép nho ở nhiệt độ thấp.
3. Cách làm rượu vang hồng:
Rượu vang hồng được sản xuất như rượu vang đỏ, nhưng thời gian tiếp xúc giữa vỏ nho và nước nho được tính toán sao cho thu được độ màu sẫm (rosé de saigné) hoặc ép mạnh trực tiếp để thu được hỗn hợp phơn phớt hồng (rosé de presse).
4. Cách làm rượu sâm banh:
Nho được lựa kỹ và hái bằng tay trước kỳ thu họach ít ngày để tránh cho nho không bị chín quá, sau đó được ép ngay để tránh cho vỏ tiếp xúc với nước nho. Tiếp đó, nho được ủ ở nhiệt độ thấp để giữ tính chất hoa quả tươi mát. Kết thúc quá trình ủ chua, nho được rút khỏi bình chứa inox, lọc chất cặn bằng cách cho lòng trắng trứng hoặc chất keo cá vào trong rượu, sau đó được pha lẫn nhau tùy theo ý muốn của chuyên gia làm rượu để giữ được vị gia truyền của nhà sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tiếp đó rượu được đưa ra đóng chai, chuyên gia làm rượu cho thêm vào hỗn hợp rượu si rô đường và chất lên men gọi là liqueur de tirage. Chai sâm banh sẽ được đóng nút rồi để lên những kệ gỗ (pupitre) hoặc sắt (giropalette), cổ chai quay xuống dưới và được nuôi một thời gian để tạo bọt. Chuyên gia làm rượu mỗi tuần sẽ quay chai 45 độ cho cặn lắng xuống đáy cổ chai. Khi cặn đã xuống hết, chuyên gia làm rượu sẽ nhúng cổ chai vào một chất lỏng đông lạnh để cặn đóng băng, sau đó nhờ sức ép của khí các bô níc đẩy vọt cặn ra ngòai sau khi mở nút chai.

Rượu thay thế phần rượu và cặn bị mất được gọi là liqueur d’expédition, gồm hỗn hợp rượu lâu đời và si rô đường. Chai sâm banh được đóng nút lại lần thứ hai và nuôi thên trong hầm rượu ít lâu trứơc khi đưa ra dán nhãn và tiêu thụ.
To Viet
(Tô Việt)
Rượu vang và thiên chúa giáo
Khi mô tả rượu vang như một món quà của thượng đế, tôi không hề có ý muốn gán cho nó một ý nghĩa tôn giáo nào cả. Tôi quan niệm Thượng Đế là Đấng Tối Cao đã tạo dựng nên vạn vật trên cõi đời này. Theo ý nghĩa đó thì Thượng Đế có thể là Đức Chúa Trời của Thiên Chúa Giáo, Jehovah của Do Thái Giáo, Allah của Hồi Giáo, hay Tạo Hóa Hóa Công Ngọc Hoàng trong các tôn giáo của Đông Phương. Ai muốn hiểu Thượng Đế như thế nào, tùy ý
Tuy nhiên riêng với Thiên Chúa Giáo rượu vang quả có những liên hệ vô cùng mật thiết. Tại Do Thái, nơi phát sinh ra Thiên Chúa Giáo thì từ thời thượng cổ các vị tổ phụ của dân tộc này đã biết dùng rượu vang để làm đồ tế lễ Đức Chúa Trời. Đến khi Chúa Giêsu ra đời rượu vang là thứ đồ uống vẫn được ngài ưa dùng
Và Trong bữa tiệc chia ly các môn đệ trước khi Ngài chịu nạn, Ngài đã dùng rượu vang và bánh mì để truyền lại phép thánh thể. Kể từ đó rượu vang là thành phần bắt buộc phải có trong tất cả các thánh lễ misa của Thiên Chúa Giáo
Khi Thiên Chúa Giáo được truyền bá qua các nước Châu Âu thì vì nhu cầu phải có rượu vang để làm lễ, việc trồng nho làm rượu cũng đi theo. Các thày dòng là người được trao phó trách vụ làm rượu vang để dùng trong nghi lễ tôn giáo, nhưng đồng thời họ cũng làm luôn cho họ uống và còn dư thì bán ra ngoài để gây quỹ cho nhà thờ. Giáo hội và các nhà dòng đã thiết lập một số những vườn nho về sau được ca ngợi là sản xuất ra rượu vang ngon nhất.
Ở nước Pháp ngày nay, cái di sản làm rượu vang do giáo hội để lại vẫn còn được tìm thấy tại một số những cơ sở lừng danh của vùng Bourgogne như : Gevrey – Chambertin, Combes aux Moines, Beaune, Vigne de l’Enfant Jésus. Rồi cũng theo truyền thuyết kể lại thì chính một ông thày dòng có tên Dom Pérignom, sống vào thế kỷ thứ 17 ở tỉnh Reims, vùng Champagne đã là người đầu tiên sang chế ra cách làm rượu vang sủi nọt và nhờ ông mà bây giờ chúng ta mới có được niềm vui mở những chai Champagne kêu lốp bốp vào những buổi lễ Tết
Hồi thế kỷ thứ 13 vì những lý do phức tạp của lịch sử các vị giáo hoàng đã có một thời gian chuyển sang cư ngụ tại Avignon Pháp. Các ngài cho xây một dinh thự trong tỉnh Avignon để làm nơi thiết triều gọi là Palais des Papes và một lâu đài mới ở cách đó mấy chục cây số để làm chỗ nghỉ mát mùa hè gọi là Châteauneuf du Pape
Lập tức công nghiệp trồng nho làm rượu vùng này khởi sắc hẳn lên và rượu vang Châteauneuf du Pape được nổi tiếng là thơm ngon kể từ hồi đó. Nhưng chỉ sau đó mấy chục năm, các vị Giáo hoàng lại rời đô về La Mã và dinh thự cũng như lâu đài nghỉ mát của các vị Giáo hoàng bị rơi vào tình trạng hoang phế điêu tàn
Ngày nay dinh thự Palais des Papes đã được trùng tu để trở thành di tích lịch sử của nước Pháp. Còn tòa nhà nghỉ mát Châteauneuf của Đức Giáo Hoàng thì trải qua nhiều thế kỷ giãi dầu tuế nguyệt, bây giờ chỉ còn trơ lại mấy bức tường. Nhưng rượu Châteauneuf du Pape thì vẫn tiếp tục được cả thế giới hoan nghênh vì phẩm chất đặc sắc của nó
Trên tất cả những chai Châteauneuf du Pape chúng ta đều thấy có huy hiệu hay dấu ấn gồm một chiếc mũ triều thiên tượng trưng cho uy quyền của vị Giáo hoàng ở chính giữa, hai chiếc chìa khóa lớn gác chéo nhau ngay phía dưới tượng trưng cho người thừa kế thánh Phêrô được giữ chìa khóa thiên đàng
Dấu ấn này được khắc nổi ngay trên chai và cũng có thể được in luôn trên nhãn chai. Theo luật định chỉ những chai được sản xuất bên trong ranh giới vùng Châteauneuf du Pape mới được mang dấu ấn đó thôi
Tại Tây Ban Nha vùng trồng nho danh tiếng nhất hiện giờ là Rioja, vùng này hồi xưa chỉ là một khu đất hoang cằn cỗi, cho đến khi một số các nhà dòng được phép thiết lập tại đây để các tu sĩ có nơi tĩnh tâm thì đất đai chung quanh mới được họ khai phá để trồng nho làm rượu
Rồi đến khoảng thế kỷ thứ 19 nạn dịch Phylloxera tức là những con bọ nhỏ li ti cắn hại rễ cây làm chết hết các vườn nho danh tiếng nhất của vùng Bordeaux, thì các nhà làm rượu với tài khéo chuyên môn của vùng đã phải chuyển sang vùng Rioja để tiếp tục nghề nghiệp của họ. Nhờ vậy mà những trái nho tốt nhất vùng Rioja mới được kết hợp với kỹ thuật làm rượu từ vùng Bordeax đem tới, khiến cho rượu vang Tây Ban Nha bắt đầu được giới sành điệu ở khắp nơi biết đến và ưa chuộng
Tại Đức một trong những vườn nho làm ra rượu Riesling rất đặc sắc là Foster Jesuitengarten đã do các cha dòng Jesuit (dòng tên) sáng lập. Còn ở nước Ý thì kể từ khi đạo Thiên Chúa giáo thiết lập giáo đô ở La Mã, các dấu ấn của đạo này nơi các vườn nho nhiều không kể xiết. Tại châu Mỹ ngành công nghiệp rượu vang chỉ bắt đầu nảy nở khi các nhà truyền giáo gốc Tây Ban Nha đem các giống nho sang trồng ở những vùng đất mới, từ Bắc mỹ xuống đến Nam Mỹ
Những ruộng nho đầu tiên tại California phần lớn là do những sứ bộ truyền giáo của các nhà dòng thiết lập, đã sản xuất ra được Rượu vang ngon ngay từ hồi những năm 1770. Ngày nay cái di sản nổi tiếng đó vẫn còn được thấy rõ qua tên gọi một số nhà làm rượu nổi tiếng trong vùng như St Francis để vinh danh các cha dòng Francisco được Cho là những người đầu tiên đem các giống nho làm rượu từ châu Âu sang trồng ở Bắc Mỹ và qua một số địa danh khác nữa để ghi nhớ các sứ bộ truyền giáo
Như vậy có thể nói rằng tuy rượu vang là món quà của Thượng đế ban cho nhân loại nhưng giáo hội Thiên Chúa Giáo đã góp công nhiều nhất trong việc đưa món quà này đến với tất cả mọi người chúng ta ở khắp nơi trên trái đất
Theo Lê Văn (quyển Rượu vang - món quà của Thượng đế)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: