Ký hiệu nên dạy bé trước khi tập nói

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Vốn từ vựng của bé sẽ phong phú hơn nếu sớm được dạy ngôn ngữ ký hiệu.

Sớm tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu có ý nghĩa và tác động rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của bé. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những bé được dạy ngôn ngữ ký hiệu ngay từ khi biết nhận thức, sau này, sẽ có vốn từ vựng phong phú và khả năng biểu cảm đa dạng hơn những bé không được học ngôn ngữ ký hiệu Hơn nữa, dạy bé ngôn ngữ ký hiệu giúp cha mẹ dễ nhận biết nhu cầu ăn, ngủ… hay dấu hiệu mệt mỏi của bé.

Dưới đây là một số ký hiệu cha mẹ nên dạy bé trước khi bé biết nói.

Lưu ý:
Bạn sẽ cần lặp đi lặp lại các ký hiệu kèm lời nói nhiều lần để bé quen dần với giọng điệu và ghi nhớ được hành động. Do đó, khi dạy bé, bạn đừng sốt ruột nhé vì 'dục tốc bất đạt' mà.

1. Gọi mẹ


Bạn mong chờ từng ngày con cất tiếng gọi 'Mẹ'? Để tiếng 'Mẹ' thiêng liêng sớm phát ra từ miệng bé, bạn có thể 'huấn luyện' bé ngay từ thuở lọt lòng theo cách sau. Để dạy bé gọi mẹ, bàn tay phải của bạn duỗi thẳng, mở rộng và đặt gần sát mang tai sao cho ngón tay trỏ gần sát với cằm. Sau đó, gọi tiếng ‘Mẹ’ rõ ràng và dứt khoát.


Dạy bé gọi mẹ, bàn tay phải mở rộng và duỗi thẳng...

2. Gọi ba



Tiếng 'Ba, ba' hay 'Bà, bà'... gần như là tiếng đầu tiên bé bập bẹ khi bắt đầu tập nói. Để sớm dạy bé gọi ba, bàn tay phải hoặc trái của mẹ duỗi thẳng, mở rộng sao cho ngón trỏ đặt gần sát chân mày bên phải/ trái. Sau đó, gọi tiếng ‘Ba’ với giọng điệu vui tươi và rõ ràng...


Mẹ hãy ra hiệu và dạy bé gọi 'Ba' với giọng điệu vui tươi nhé!

3. Mẹ yêu con

Có hai biến thể của cách nói “Mẹ yêu con/Con yêu mẹ/I love you” và bạn có thể sử dụng ký hiệu rút gọn bằng một bàn tay. Ký hiệu rút gọn này (giơ 3 ngón tay cái, trỏ và út trong khi cụp ngón tay giữa và ngón nhẫn xuống. Hướng lòng bàn tay về phia em bé và di chuyển bàn tay từ từ trong khi nói Mẹ yêu con) rất dễ học và khi dùng rất thú vị. Con gái tôi luôn cười rất tươi mỗi lần tôi sử dụng ký hiệu này với bé ở bên ngoài cửa sổ khi tôi thả bé vào trong nhà trẻ.



4. Ăn


Lúc nào bé đói, bé cần ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên mẹ cần biết khi nuôi con. Khi bé chưa nói được, mẹ có thể dạy bé 'đòi ăn' bằng cách ra hiệu như sau: Khum bốn ngón tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út) vào gần sát ngón cái, đặt cách ngang miệng. Sau đó, tiến dần các ngón tay về phía miệng và nói 'Măm măm' hoặc 'Ăn'...

Bé sẽ nhanh chóng bắt chước hành động của mẹ và nói cho mẹ biết khi nào bé đói.


5. Buồn

Trước khi bé có thể giao tiếp bằng lời nói, bé đã có thể nói cho mẹ biết bé bí bách, khó chịu hay buồn chán thế nào. Đây là một ký hiệu đơn giản, bạn có thể dạy bé bằng cách mỗi khi bạn buồn chán hãy làm mặt bí xị, ủ rũ. Sau đó, giơ 2 tay lên gần sát đỉnh đầu và duỗi thẳng các ngón tay rồi dần kéo tay từ đỉnh đầu xuống đến cằm. Đồng thời nói “Mẹ buồn!”. Đôi ba lần như thế, bé sẽ quen với dấu hiệu của mẹ và bắt chước đấy!

Muốn dạy bé nói lên cảm giác bí bách, khó chịu... mẹ hãy làm mặt ủ rủ nhé!


6. Đau

Ban đầu con gái tôi nghĩ ký hiệu này rất buồn cười. Tôi sử dụng nó khi bé kéo tóc tôi bởi vì hành động của bé làm tôi đau. Tuy nhiên, tôi càng sử dụng nhiều ký hiệu này khi bé ngã hoặc đụng đầu vào đâu, ký hiệu này càng có ích cho bé. Trước khi bé có thể giao tiếp bằng lời nói, bé đã có thể nói cho tôi biết bé bị đau ở đâu, như đau chân do móng chân bị gẫy và đau miệng khi bé đang mọc răng. Đây là một ký hiệu đơn giản và bạn có thể làm bằng cách chỉ ngón tay trỏ vào vùng cơ thể bị đau.

Ngôn ngữ ký hiệu: Nắm hờ hai bàn tay, riêng ngón trỏ duỗi thẳng. Hướng hai ngón trỏ vào nhau. Đặt hai bàn tay ở vị trí bị đau. Đôi khi người lớn cũng sử dụng những ký hiệu này với nhau để nói về việc bị đau.

7. Giúp đỡ

Bạn có thể sử dụng ký hiệu này khi bạn cần sự hợp tác của bé hoặc khi bé cần sự giúp đỡ của bạn. Đây là cách rất tuyệt vời để con gái tôi thu hút sự chú ý của tôi và nói cho tôi biết bé đang cần tôi ngay lập tức. Tôi làm ký hiệu này theo cách đơn giản hơn so với phiên bản Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (ASL). Đó là đập lòng bàn tay vào ngực hai lần.

Ngôn ngữ ký hiệu phổ thông: Ngửa lòng một bàn tay, đặt bàn tay còn lại ở phía trên, bàn tay này nắm hờ, riêng ngón cái duỗi ra. Nếu hỏi bé có cần giúp đỡ không thì đập nắm tay xuống lòng bàn tay, gợi ý giúp đỡ bé thì di chuyển cả hai bàn tay từ trong ra ngoài (hướng về phía bé), nhờ bé giúp đỡ thì di chuyển hai bàn tay theo hướng ngược lại

8. Xin làm ơn, xin vui lòng

Không bao giờ là quá sớm để học cách cư xử tốt. “Xin vui lòng” và “cảm ơn” là hai từ có thể sử dụng thường xuyên trong vốn từ vựng hàng ngày của bạn và bé. Giờ đây, con gái tôi đã có thể dễ dàng sử dụng “Xin vui lòng” và “cảm ơn” mà không cần tôi phải nhắc.

Ngôn ngữ ký hiệu cảm ơn: Mở bàn tay, duỗi thẳng các ngón tay. Chạm các ngón tay vào cằm và đưa bàn tay ra phía trước, gần giống kiểu hôn gió nhưng với ký hiệu cảm ơn, bàn tay để thấp hơn.

Ngôn ngữ ký hiệu làm ơn, xin vui lòng: Mở rộng bàn tay, úp lòng bàn tay vào ngực và di chuyển thành một đường vòng, giống như chà xát quanh ngực

9. Đi vệ sinh, đi bô


Ký hiệu này được sử dụng cho cả việc đi ị và đi tiểu của bé. Sử dụng các ký hiệu khi bạn thấy bỉm của bé bị bẩn để bé có thể nhận thức được những gì bé vừa làm. Tôi cũng dùng ký hiệu này khi thay bỉm để liên hệ với việc tại sao bỉm lại ướt.

Ngôn ngữ ký hiệu: Nắm bàn tay, ngón cái để giữa ngón trỏ và ngón giữa, Giơ nắm tay ngang vai và lắc lắc nắm tay giống như bạn đang rung chuông báo hiệu cho bé đã đến lúc đi vệ sinh

(st)
 
Top