Kỹ năng người lớn ảnh hưởng trực tiếp nhân cách trẻ

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Để trẻ tự tin vững bước vào đời, trưởng thành về nhân cách, người lớn phải được trang bị những kỹ năng sống cơ bản.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, kỹ năng sống gồm có 3 nhóm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng đương đầu với xúc cảm và kỹ năng xã hội (kỹ năng tương tác).

1. Kỹ năng nhận thức: Nhất thiết người lớn cần hiểu rõ đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ: các em đang ở giai đoạn nào của sự phát triển, hoạt động nào là chủ đạo (ví dụ, vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non). Từ đó thường xuyên nắm vững diễn biến tâm lý trong đời sống tâm hồn của trẻ, thử xem các em đang có những nhu cầu gì? Tại sao khi được đáp ứng, các em không cảm thấy thoả mãn mà lại đòi hỏi?
Ảnh minh họa

Người lớn phải nắm vững đặc điểm của tri giác, của tư duy để từ đó xác định được khả năng quan sát, mức độ tập trung cũng như khả năng giải quyết các công việc mà người lớn giao cho trẻ. Cần lưu ý rằng với mức độ nhận thức hiện có, không thể giao công việc vượt quá khả năng mà lựa chọn sao cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.

2. Kỹ năng cảm xúc: Dạy cho trẻ thương yêu, quý trọng mọi người… không hề dễ dàng. Người lớn nên chú ý nhiều hơn những diễn biến của cảm xúc, tình cảm để có cách đánh giá thái độ khi giao việc cho trẻ. Hãy hướng các công việc làm sao đem lại niềm vui, sự yêu thích. Để có kỹ năng này, người lớn phải nêu gương sáng. Từ lời nói đến việc làm nhất thiết phải biểu lộ được cảm xúc, tình cảm, thể hiện sự giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của người khác…

Những hình ảnh đó trẻ có thể tập nhiễm nhanh chóng và trở thành thói quen, hành vi khi nảy sinh tình huống tương tự. Hiện tượng một số trẻ vô cảm với hàng xóm cũng xuất phát từ người lớn, đây không phải là lỗi của bản thân trẻ mà là hệ lụy từ những tấm gương xấu. Hiện tượng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo một phần bắt nguồn từ sự thờ ơ với học trò, để lại sự cô đơn trong chính bản thân giáo viên, khiến các em cũng vô cảm với thầy cô.

3. Kỹ năng ứng xử: Sự phản ứng kịch liệt từ con trẻ với cha mẹ, những buổi học mất hứng với giáo viên… phần lớn là do kỹ năng ứng xử của người lớn còn quá kém cỏi. Con hư, cha mẹ dùng hình phạt roi vọt thì hệ quả là những vết hằn tâm lý kéo dài, có khi suốt cuộc đời. Khi có điều kiện, vết hằn đó có thể được bộc lộ, gây ra các vụ bạo lực.

Học sinh không ghi bài, thậm chí tỏ ra chán học nhưng giáo viên không tìm hiểu nguyên nhân mà đánh giá ngay kết quả. Đây là lỗi rất lớn của các nhà sư phạm, họ không hiểu được rằng vì sao các em lại có biểu hiện bất thường đó, biết đâu gia đình em vừa xảy ra một tai họa khủng khiếp? Giáo viên yêu cầu học sinh không hút thuốc, uống rượu, trong khi đó trước mặt các em, thầy lại phì phèo thuốc lá thì làm sao thuyết phục được học sinh?

Người lớn cứ phê bình lớp trẻ thiếu kỹ năng, vậy thử hỏi phụ huynh, giáo viên... đã có những kỹ năng đó chưa hay chỉ mới là lý thuyết? Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho người lớn là việc làm không thừa ở cả nông thôn lẫn thành thị.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top