Ðề: Trả lời: Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả
Chị vào link này không được em post nội dung lên luôn đi. Chị xem cái nào!
"Đơn thuốc" nào cắt cơn bất ổn của USD?
Thứ Năm, ngày 02/12/2010, 08:37
(24h) - Giá USD tự do tăng liên tiếp và lập kỷ lục mới khi lên sát mức 21.600 đồng vào chiều 1/12. Trên thị trường, dường như giá USD chưa có dấu hiệu dừng lại khi nhu cầu mua tăng lên. Lạ là, khi giá USD càng tăng thì người mua càng nhiều và đổ cho yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, tâm lý đó từ đâu và chặn thế nào chưa thấy nói đến.
Bất ổn kích thích găm giữ
Suốt cả tuần này, anh Thanh Minh ở Hà Nội ngày nào cũng phải cập nhật giá USD tự do sáng chiều đề mua vào. Anh cho biết, chiếc ô tô anh mua từ đầu năm theo hình thức trả chậm bằng giá USD vì thời điểm đó giá USD khá ổn định. Tuy nhiên, USD mỗi ngày một tăng nên anh quyết định để dồn hết sức để trả nợ vì nếu không giá USD ngày càng tăng thì anh càng thêm thiệt hại.
Chiều ngày 1/12, anh Thanh Minh vẫn tiếp tục mua USD vào ở mức 21.570 đồng/USD trên thị trường tự do Hà Nội. Anh nói, chỉ trong gần 2 tháng mà giá USD đã tăng 2000 đồng/USD. Từ đầu tuần đến nay, USD đã vượt qua mức kỷ lục 21.500 đồng và đang tiến sát đến 21.600 đồng/USD.
"Lúc đầu khi USD mới tăng tôi cũng có ý chờ USD sẽ sớm hạ về mức ổn định như Ngân hàng Nhà nước nói. Tuy nhiên, USD càng ngày càng tăng mạnh nên tôi không thể đợi thêm nên phải mua để trả nợ sớm. Sợ nhất là USD tiếp tuc lên, còn nếu nó có giảm thì khó mà giảm nhiều mà nên tất toán sớm vẫn có lợi".
Trường hợp của anh Minh chính là một điển hình cho rất nhiều người đang mắc nợ USD với số lượng không lớn, khoảng vài chục đến và trăm ngàn USD cho các kế hoạch làm ăn hay mua sắm tài sản. Tuy nhiên, giá USD tăng quá nhanh khiến khoản nợ của mỗi người đã tăng lên từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Lo ngại USD tiếp tục tăng, cộng với thói quen thanh toán nợ nần cuối năm khiến cho nhu cầu mua USD để trả nợ trong dân cư tăng cao một cầu lớn trên thị trường khiến giá USD tự do tăng.
Không như anh Minh, chị Thanh Phương có mặt ở chợ ngoại tệ tự do Hà Trung vài buổi chiều ngày 1/12 để hoàn tất giao dịch mua gần 200.000 USD đã đặt trước từ ngày hôm qua. Chị Phương khá hoan hỉ khi cho rằng mình đã quyết định đúng khi mua được giá ngày hôm qua thấp hơn gần 100 đồng/USD.
Chị cho biết, đây là khoản tiền bán căn hộ đã đầu tư từ năm ngoái ở Thanh Xuân, nay thấy thị trường nhà đất không khả quan trong khi giá vàng và USD tăng lên quá nhanh nên chị đã quyết định bán để chuyển qua USD. "Giá nhà, giá vàng rồi cũng quy ra USD cả, nay lạm phát tăng cao nên USD càng đắt giá. Chuyển qua USD là một cách lựa chọn an toàn", chị nói.
Trong khi đó, anh Huy Nam ở Định công đang chuẩn bị nguồn tiền khoảng gần 1 tỷ đồng để chuẩn bị xây nhà vào đầu năm 2011 cũng đã quyết định chuyển toàn bộ qua USD để cất giữ. Anh cho biết, lạm phát cao quá khiến tất cả các chi phí cho nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng, nội thất đều tăng cao... đi đâu hỏi giá các chủ bán hàng đều kêu giá tăng do nguyên liệu tăng và USD tăng giá. Còn 3 tháng nữa mới được ngày xây nhà nên anh đã chuyển toàn bộ tiền sang USD với lý do các vật liệu xây dựng... đều ăn theo giá USD nên cất giữ kiểu này thì không lo mất tiền.
Trao đổi với chủ một trong những quầy trao đổi USD ở con phố đô la Hà Trung - Hà Nội, họ cho biết, USD càng tăng thì dân càng đi mua nhiều.
Mấy ngày nay, lượng USD bán ra cao hơn hẳn có thể là do người dân lo ngại USD sẽ tăng tiếp nên ai còn nợ bằng USD phải cố gom trả sớm. Người có tiền tích lũy cũng mong tìm được phương phương án an toàn. Có lẽ nắm được tâm lý đó cho nên khi khách hàng còn phân vân quyết định mua hay không khi giá USD đã lên quá cao đều được "động viên" kiểu như: cầm USD thì lo gì; không mua nếu tăng nữa thì bọn em cũng chả còn mà bán.
Nói về thực tế này, ông Trần Du Lịch - Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến giá USD tăng còn do yếu tố tâm lý của người dân và doanh nghiệp bị dao động khi thấy lạm phát không dừng lại ở một con số như những dự báo trước đó, thành ra găm USD vì lo sợ tỷ giá tăng thêm nữa. Khi tỷ giá ổn định thì không mua. Còn khi tăng thì tâm lý lại càng đua nhau mua khiến nhu cầu tăng cao đẩy giá USD lên.
Lạm phát tăng cao, dù Chính phủ đã lùi hết mốc 8% rồi đến dưới 1 con số nhưng bây giờ thì chính quan chức của Bộ Công Thương thừa nhận để đạt một con số là không còn khả thi. Lạm phát lên cao và phá vỡ tất cả các dự đoán và mục tiêu kìm giữ mang lại cho người dân cảm giác dường như "tuột khỏi tầm kiểm soát", cộng với sự lên giá bất thường trên thị trường của một số mặt hàng thiết yếu đã củng cố một suy luận thông thường: lạm phát cao thì VND mất giá.
Chính điều này đã kích thích người dân găm giữ và tích trữ USD như một biện pháp an toàn tài chính. Như thế, khó mà đổ cho "tâm lý" vì diễn biến tâm lý xuất phát từ bất ổn của kinh tế.
Nói về điều này, một chuyên gia tài chính đã cho rằng, điều hành chính sách tốt nhất là ổn định để tạo được niềm tin để người dân cảm thấy không cần găm giữ USD; còn không, nếu có sự thay đổi và giao động thì phải làm sao không thay đổi trên cả hai chiều để không ai dám đầu cơ và găm giữ. Đó là nghệ thuật của điều hành.
Tuy nhiên, cách làm hiện nay là chúng ta cứ cố giữ, đến khi quá nóng thì lại điều chỉnh tằng. Điều đó tại nên sự lo ngại trong dân chúng và dường như gián tiếp tạo ra kỳ vọng USD sẽ chỉ có tăng giá nên càng kích thích đầu cơ và găm giữ.
"Đơn thuốc" nào cắt cơn bất ổn của USD?, Tài chính - Bất động sản, usd, gia usd, ty gia, vang, gia vang, nhap sieu, sot usd
Cuối năm, nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu cuối năm như xăng dầu, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... của các DN tăng cao khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng lên. (Ảnh minh họa)
Những nhu cầu thực
Một thống kê sơ bộ từ các ngân hàng ở TP.HCM cho thấy, ước cả năm 2010, tổng doanh số mua ngoại tệ là 58,5 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2009, tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 59,92 tỉ USD, giảm nhẹ 4,3%. Bên cạnh đó, huy động bằng tiền đồng ước đạt 570.430 tỷ đồng, tăng 30,8%, bằng ngoại tệ đạt 195.820 tỷ đồng, tăng 17%. Tổng dư nợ tín dụng tăng 25%. Dư nợ bằng tiền đồng tính đến cuối năm ước đạt 501.650 tỷ đồng, tăng 18,5%, bằng ngoại tệ ước đạt 198.160 tỷ đồng, ước đạt 45,2%.
Qua đây một lần nữa cho thấy, tín dụng USD đã quá cao trong năm 2009 và càng đến cuối năm nhu cầu trả nợ tăng cao đã khiến DN mua gom USD nhiều hơn. Điều này là một lý do khiến USD tăng cao. Đó là điều đã được cảnh báo từ rất lâu và càng về cuối năm hệ quả càng bộc lộ khá rõ.
Trong khi đó, thông thường là cuối năm, nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu cuối năm như xăng dầu, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... của các doanh nghiệp tăng cao cũng khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng lên.
Đến tháng 11/2010, doanh số nhập khẩu đã lên đến 1,3 tỷ USD cao nhất trong vòng 9 tháng qua và đưa nhập siêu từ đầu năm đến nay lên 10,7 tỷ USD. Tổng lượng nhập siêu cả năm có thể sẽ khoảng 12 tỷ USD. Đây là con số không tăng so với trước đây nhưng vẫn gây ra thâm hụt đáng kể trên cán cân thanh toán.
Đặc biệt, nhu cầu nhập khẩu hàng thực phẩm và tiêu dùng cho dịp Tết Nguyên đán đa số đều không thể tiếp cận nguồn vốn USD chính thức vì bị hạn chế. Không còn cách nào khác là mua gom trên thị trường tự do khiến giá cả tăng lên.
Nhận biết điều này, trong Chỉ thị mới đây, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, điều hành tốt lượng tiền trong lưu thông. Cơ quan này cũng cần kịp thời áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để bảo đảm kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất, tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh vàng, ngoại tệ trái phép.
Tuy nhiên, trước tình trạng USD tự tăng cao, nhiều chuyên gia lại nhắc lại lời cảnh báo, trong thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước không nên chịu nhiều áp lực của thị trường chợ đen rồi lại chạy theo điều chỉnh hay can thiệp, thay vào đó nên tập trung nguồn ngoại tệ cho những nhu cầu nhập khẩu thiết yếu. Ngân hàng Nhà nước nên công bố rõ những mặt hàng nhập khẩu cần thiết để bảo đảm cho doanh nghiệp yên tâm không phải mua USD ở thị trường chợ đen.
Đặc biệt, cá chuyên gia cũng cho rằng, việc can thiệp bằng cách bơm ngoại tệ ra thị trường là chưa thể hiện nhiều hiệu quả. Trước dự trữ ngoại hối đang bị giảm so với thời kỳ trước đây, việc bơm USD ra thị trường nếu có cũng không thể đủ. Trong khi đó, động thái này nhằm ổn định tâm lý đã không còn tạo được niềm tin, bởi trên thực tế, USD đã được bơm ra nhưng giá USD vẫn tăng.
Vì thế, để USD có sự ổn định thì những bất cập về tín dụng, đô la hóa nền kinh tế, nhập siêu, mất cân đối cán cân thanh toán... cần phải được giải quyết mới tạo ra được sự căn cơ cho tỷ giá ổn đinh. Còn không, tỷ giá lại nóng lạnh thất thường như thời gian qua.