Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả (tầng 1)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
235
0
0

metholau

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nhà tớ cũng đang quan tâm tới việc đi xem tử vi lắm lắm. Sang năm tính làm nhiều việc quá mà, có mẹ nào biết địa chỉ xem okie chỉ cho tớ với nhé. Xin đa tạ ạ!
Tớ PM cho mẹ nó 2 nơi để tham khảo nhé, nhưng nói gì thì nói chỉ đơn giản phục vụ cái khoản tâm lý thui, nên nhớ là cái gì hay thì nhớ lâu còn chưa hay thì thôi nhé, cứ sống như mình đã sống nhá. Rồi đâu sẽ có đó.
 
134
0
0

hoanang1

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Tớ PM cho mẹ nó 2 nơi để tham khảo nhé, nhưng nói gì thì nói chỉ đơn giản phục vụ cái khoản tâm lý thui, nên nhớ là cái gì hay thì nhớ lâu còn chưa hay thì thôi nhé, cứ sống như mình đã sống nhá. Rồi đâu sẽ có đó.
ui cảm ơn mẹ nó nhé, tớ quan niệm rõ rồi mà. Đức năng thì thắng số, sướng khổ tại thân nên tớ xem để phục công việc cho yên tâm thôi chứ ko phải để mà lo lắng suy nghĩ đâu à, hihiihi.
 
243
0
0

me-songhye

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

G lên nhanh thía các mẹ nhỉ, giá mà tuần trước có tiền mua vào 1 ít để dành.
 
20
0
0

hpgiadinh.123

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Chào cả nhà, dạo này em đi tàu ngầm thôi. Vì mọi biến động cũng chả làm gì nổi em, vì em đang vô sản mà. Thỉnh thoảng ngoi lên cho các mẹ khỏi quên em thui. Chúc các mẹ một tuần nhiều may mắn.
 
134
0
0

hoanang1

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

ơ ơ, sao các mẹ cứ vào gửi bài lại xoá vậy ta, hihihiii
 
79
0
0

olalalala

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nghịch lý BĐS: Giá “nóng”, giao dịch “nguội”
Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đang chứng kiến hiện tượng bất thường khi BĐS đua nhau tăng giá vùn vụt, trong khi lượng giao dịch lại rất thấp.

Theo quy luật thông thường, khi thị trường hoạt động tốt, giá BĐS tăng cao thì lượng giao dịch nhiều nhưng vừa qua, giao dịch tại thị trường BĐS Hà Nội dường như trong tình trạng “đóng băng”, trong khi đó giá đất vẫn liên tục tăng. Thoạt nhìn hiện tượng này có vẻ phi lý, nhưng trên thực tế, lại rất có lý.
Thị trường BĐS Hà Nội đang chứng kiến mặt bằng giá “chạm trần” khi giá BĐS đột ngột tăng cao. Giá đỉnh của BĐS Hà Nội vẫn nằm trong khu vực 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Hai Bà Trưng với giá BĐS bình quân là 500 - 700 triệu/m2.
Tuy nhiên, khu vực phía Tây ở Hà Nội hiện “nóng bỏng” nhất khi liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Ở những khu vực “hot” như đường Lê Đức Thọ giá BĐS đã ở mức 350 - 370 triệu đồng/m2, đất khu vực trong ngõ thuộc các làng Phú Đô, Tân Mỹ, Nhân Mỹ, Phú Mỹ, Đình Thôn cũng có giá từ 70 đến 100 triệu đồng/m2.
Ở phía Đông Hà Nội, giá đất nền cũng tăng đột biến, rõ nhất là đất tại khu vực quanh cầu Vĩnh Tuy trong vòng bán kính 1 - 3 km đã tăng từ 30 triệu đồng/m2 trước khi thông cầu, lên 60 - 70 triệu đồng/m2 ở thời điểm hiện tại.
Nguyên nhân khiến giá BĐS ở Hà Nội tăng cao thời gian qua là do tác động của giá vàng, giá USD tăng. Ông Phạm Văn Hà, Giám đốc Trung tâm Giao dịch BĐS Quang Dương nhận định, người Việt Nam thường có thói quen sử dụng vàng để định giá BĐS, nên giá vàng tăng, giá BĐS cũng tăng.
Mặt khác, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng vượt mức 21.000 VND/USD khiến cho giá BĐS cũng tăng theo. Một yếu tố khác là tâm lý “đi tắt, đón đầu” để đầu cơ BĐS. Cho dù Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội chưa được phê duyệt, song giá BĐS tăng đều đặn do việc đầu cơ, kích giá, “làm giá” ảo của giới đầu cơ để kiếm lời.
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, cơn sốt giá BĐS tại Hà Nội bắt nguồn từ việc quy hoạch lại Hà Nội. Quy hoạch này hướng tới một số khu vực được định hướng sẽ phát triển trong tương lai. Vì vậy, dựa theo những ý tưởng này, người dân và các nhà đầu tư đua nhau đổ tiền vào thị trường, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.
Tuy giá BĐS vẫn “leo thang”, song lượng giao dịch lại “giậm chân tại chỗ”. Kết quả khảo sát lượng giao dịch BĐS trên địa bàn các điểm nóng phía Tây Hà Nội cho thấy, do giá BĐS lên quá cao, nên hầu như không có giao dịch.
Thị trường BĐS đang rất “nguội”, phần lớn bởi thủ phạm mang tên “lãi suất”. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay của ngân hàng phổ biến ở mức 18 - 19%/năm. Mức lãi suất cao này đã cản trở quyết tâm vay vốn mua nhà của người có nhu cầu thật.
Ông Bùi Tiến Thắng, Phó tổng giám đốc Sacomreal cho rằng, với mặt bằng lãi suất cho vay 18% - 19%/năm, thị trường BĐS sẽ không còn hấp dẫn nhà đầu tư. Lợi nhuận thu được từ đầu tư BĐS sẽ thấp, ẩn chứa nhiều rủi ro và tính thanh khoản thấp.
Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật về nhà đất như Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở , Thông tư 16/2010/TT-BXD mới đây cũng tác động ít nhiều đến thị trường BĐS.
Những dự án được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng góp vốn sẽ không còn giá trị giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Đối với những dự án chưa hoàn thành còn tồn tại hợp đồng mua bán dở dang thì sẽ không được phép giao dịch.
Theo Hữu Tuấn
Báo Đầu tư
 
103
0
0

thuytt_hut

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Em có 1 thông tin vui cho các mẹ đã gửi và sẽ gửi tiết kiệm vàng theo dạng "chứng chỉ vàng" tại VN Tín Nghĩa thì hiện nay ngân hàng chưa áp dụng 5% thuế thu nhập cá nhân từ lãi. Hì hì mẹ nào có thì nhanh chân gửi đi nhé.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nghịch lý BĐS: Giá “nóng”, giao dịch “nguội”
Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đang chứng kiến hiện tượng bất thường khi BĐS đua nhau tăng giá vùn vụt, trong khi lượng giao dịch lại rất thấp.

Theo quy luật thông thường, khi thị trường hoạt động tốt, giá BĐS tăng cao thì lượng giao dịch nhiều nhưng vừa qua, giao dịch tại thị trường BĐS Hà Nội dường như trong tình trạng “đóng băng”, trong khi đó giá đất vẫn liên tục tăng. Thoạt nhìn hiện tượng này có vẻ phi lý, nhưng trên thực tế, lại rất có lý.
Thị trường BĐS Hà Nội đang chứng kiến mặt bằng giá “chạm trần” khi giá BĐS đột ngột tăng cao. Giá đỉnh của BĐS Hà Nội vẫn nằm trong khu vực 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Hai Bà Trưng với giá BĐS bình quân là 500 - 700 triệu/m2.
Tuy nhiên, khu vực phía Tây ở Hà Nội hiện “nóng bỏng” nhất khi liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Ở những khu vực “hot” như đường Lê Đức Thọ giá BĐS đã ở mức 350 - 370 triệu đồng/m2, đất khu vực trong ngõ thuộc các làng Phú Đô, Tân Mỹ, Nhân Mỹ, Phú Mỹ, Đình Thôn cũng có giá từ 70 đến 100 triệu đồng/m2.
Ở phía Đông Hà Nội, giá đất nền cũng tăng đột biến, rõ nhất là đất tại khu vực quanh cầu Vĩnh Tuy trong vòng bán kính 1 - 3 km đã tăng từ 30 triệu đồng/m2 trước khi thông cầu, lên 60 - 70 triệu đồng/m2 ở thời điểm hiện tại.
Nguyên nhân khiến giá BĐS ở Hà Nội tăng cao thời gian qua là do tác động của giá vàng, giá USD tăng. Ông Phạm Văn Hà, Giám đốc Trung tâm Giao dịch BĐS Quang Dương nhận định, người Việt Nam thường có thói quen sử dụng vàng để định giá BĐS, nên giá vàng tăng, giá BĐS cũng tăng.
Mặt khác, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng vượt mức 21.000 VND/USD khiến cho giá BĐS cũng tăng theo. Một yếu tố khác là tâm lý “đi tắt, đón đầu” để đầu cơ BĐS. Cho dù Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội chưa được phê duyệt, song giá BĐS tăng đều đặn do việc đầu cơ, kích giá, “làm giá” ảo của giới đầu cơ để kiếm lời.
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, cơn sốt giá BĐS tại Hà Nội bắt nguồn từ việc quy hoạch lại Hà Nội. Quy hoạch này hướng tới một số khu vực được định hướng sẽ phát triển trong tương lai. Vì vậy, dựa theo những ý tưởng này, người dân và các nhà đầu tư đua nhau đổ tiền vào thị trường, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong tương lai.
Tuy giá BĐS vẫn “leo thang”, song lượng giao dịch lại “giậm chân tại chỗ”. Kết quả khảo sát lượng giao dịch BĐS trên địa bàn các điểm nóng phía Tây Hà Nội cho thấy, do giá BĐS lên quá cao, nên hầu như không có giao dịch.
Thị trường BĐS đang rất “nguội”, phần lớn bởi thủ phạm mang tên “lãi suất”. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay của ngân hàng phổ biến ở mức 18 - 19%/năm. Mức lãi suất cao này đã cản trở quyết tâm vay vốn mua nhà của người có nhu cầu thật.
Ông Bùi Tiến Thắng, Phó tổng giám đốc Sacomreal cho rằng, với mặt bằng lãi suất cho vay 18% - 19%/năm, thị trường BĐS sẽ không còn hấp dẫn nhà đầu tư. Lợi nhuận thu được từ đầu tư BĐS sẽ thấp, ẩn chứa nhiều rủi ro và tính thanh khoản thấp.
Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật về nhà đất như Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở , Thông tư 16/2010/TT-BXD mới đây cũng tác động ít nhiều đến thị trường BĐS.
Những dự án được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng góp vốn sẽ không còn giá trị giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Đối với những dự án chưa hoàn thành còn tồn tại hợp đồng mua bán dở dang thì sẽ không được phép giao dịch.
Theo Hữu Tuấn
Báo Đầu tư
Thông tin này có ích gì cho em không?
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

ACB áp dụng lãi suất cao nhất 15,5%/năm từ ngày 13/12
Mức lãi suất này áp dụng cho tiền gửi có kỳ hạn truyền thống VND (lĩnh lãi cuối kỳ), kỳ hạn 12 và 13 tháng.

12 ngân hàng cam kết đưa lãi suất huy động về 15%

Ngân hàng Á Châu ACB công bố chương trình “Xuân phát tài” áp dụng từ 11h ngày 13/12/2010. Theo đó, quà tặng hiện kim lên đến 1,3%/năm chỉ với mức gửi từ 10 triệu đồng trở lên.

Theo đó, lãi suất cao nhất 15%/năm áp dụng cho lãi suất thả nổi Floating kỳ hạn 01 tháng, lãi suất này đã bao gồm tỷ lệ quà tặng của chương trình “xuân phát tài”.

Các lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 tuần là 13,7%/năm, 02 tuần là 14,2%/năm, 03 tuần là 14,7%/năm (đã bao gồm quà tặng).

Lãi suất thả nổi kỳ hạn 2 tháng là 14,7%/năm, 03 tháng là 14,5%/năm, 06 tháng là 13,9%/năm, 9 tháng là 13,6%/năm.

Khách hàng tham gia chương trình khuyến mại Xuân phát tài không được rút trước hạn/trước kỳ lĩnh lãi.

Tiền gửi không kỳ hạn cũng được đẩy mạnh, lãi suất bậc thang tiền gửi đầu tư trực tuyến VND từ 01 tỷ trở lên là 6%/năm, lãi suất bậc thang tiền gửi khôg kỳ hạn VND từ 01 tỷ trở lên là 4,42%/năm.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn truyền thống VND (lĩnh lãi cuối kỳ), ACB áp dụng lãi suất 15,5%/năm cho kỳ hạn 12 và 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ, các kỳ hạn khác trên dưới 13%/năm.

Đối với tiền gửi lãi suất thả nổi, tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi Floating 12 tháng cũng được áp dụng mức lãi suất 15,5%/năm.

Trước đó, 12 thành viên Hiệp hội Ngân hàng đã thống nhất áp dụng trần 15%/năm (bao gồm khuyến mại) đối với lãi suất huy động VND. Theo VNBA, trong lần này, cam kết 15% một năm mang tính bắt buộc chứ không phải là thỏa thuận như trước. Ngân hàng nào vi phạm quy định sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt từ cơ quan quản lý.

Phương
 
17
0
0

mevac

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

À cả nhà ơi cho em hỏi cái này với, nhà em có con lợn tích toàn tiền xu. Em chưa bỏ ra đếm nhưng khá là nhiều các mẹ ạ, giờ mua bán em chẳng thấy ai dùng tiền xu hết. Em ko biết làm gì với nó bây giờ đây ạ, hic hic
Hôm nay em mới bỏ tiền lẻ ra đếm. Từ Tết đến giờ cúa có đồng nào dưới 10K lại nhét vào đó. Kết quả được 1.893K. Mang ra hàng tạp hóa gần nhà đổi. Họ mừng húm. Cuối cùng em có 4 tờ polime mệnh giá 500K mang về. Lãi 107K. Hihihi
 
32
0
0

Liendp

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

There are currently 4 users browsing this thread. (2 members and 2 guests)
Liendp HƯƠNGGIANG

Chị HG hôm nay thức muộn thế ah...
 
235
0
0

metholau

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Chị Nhím hình như cả đêm không ngủ hay sao ấy nhỉ? Mời cả nhà ngồi lại làm tách trà nóng với cái kẹo Sìu Châu để lấy đà buôn bán tiếp nào.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Chị Nhím hình như cả đêm không ngủ hay sao ấy nhỉ? Mời cả nhà ngồi lại làm tách trà nóng với cái kẹo Sìu Châu để lấy đà buôn bán tiếp nào.
hihi! Chị để máy nhưng đi ngủ lúc 10.30pm!
Spam tiếp : Miền Bắc sắp có rét cực mạnh, hay không bằng hên ! Mẹ HG mà ra 18/12 là hưởng trọn cái rét này đấy!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Giá vàng thế giới lên 10 USD trong ngày hôm qua, mà sao trong nước vẫn có giá 36-36,1. Khó hiểu thật !
 
235
0
0

metholau

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

hihi! Chị để máy nhưng đi ngủ lúc 10.30pm!
Spam tiếp : Miền Bắc sắp có rét cực mạnh, hay không bằng hên ! Mẹ HG mà ra 18/12 là hưởng trọn cái rét này đấy!
Thời tiết thay đổi nên mẹ con Thỏ thi nhau ốm, hichic...

À thế chị có ra đợt 18/12 nữa không hay vẫn hoãn hả chị?
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Thời tiết thay đổi nên mẹ con Thỏ thi nhau ốm, hichic...

À thế chị có ra đợt 18/12 nữa không hay vẫn hoãn hả chị?
Dời lại qua tháng 01/2011 em ah!
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nợ công: Vay và trả
Rủi ro lớn nhất của chúng ta là tỷ giá hối đoái.
“Quan điểm của tôi, là nếu Chính phủ vay một đồng mà tạo ra tăng trưởng GDP và thu ngân sách lớn hơn một đồng thì càng vay nhiều càng có lợi. Nhưng mấu chốt vấn đề là quản lý rủi ro”, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ nói tại hội thảo về việc tổ chức kiểm toán đối với nợ công, diễn ra ngày 10/12.

Từ loạn số liệu đến rủi ro vay nợ...

Nợ công của Việt Nam, theo số liệu của World Factbook là khoảng 52,3% GDP vào năm 2009, nhưng công bố chính thức từ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) gần đây cho rằng con số thấp hơn. Khẳng định nợ công “vẫn trong ngưỡng an toàn” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.

TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài chính) cho rằng khi không tính đúng, tính đủ nợ công, có thể đưa đến nhìn nhận lạc quan thái quá về ngưỡng an toàn nợ. Hệ quả là nợ có thể tăng nhanh khó kiểm soát. “Tôi mường tượng là khả năng nợ công của Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 50% GDP rất nhanh”, TS. Lê Xuân Nghĩa nói. Và nhiều người tin điều ông nhìn nhận.

Đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng bội chi ngân sách lớn và kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính tài trợ thâm hụt, là nguyên nhân khiến tình hình nợ công ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.

Ông lưu ý: “Thâm hụt ngân sách là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ vô cùng lớn. Quy mô thâm hụt ngày càng tăng, khả năng tài trợ ngày càng trở nên phức tạp cho Chính phủ. Cho nên nhìn vào thực tế, không thể chủ quan với vấn đề nợ công của Việt Nam”.

Nhìn nhận một cách tổng thể, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Đặng Văn Thanh cho rằng có rất nhiều vấn đề hiện nay chúng ta còn đang lúng túng và những yếu tố ấy đặt ra rủi ro tiềm tàng trong chính quy trình vay và trả nợ. Ông liệt kê đến 8 điểm hàm chứa rủi ro, bao gồm quá trình xây dựng chiến lược huy động nguồn vốn, đàm phán vay nợ, ký kết văn bản, phân bổ vốn, chuẩn bị vốn đối ứng, giải ngân, thu hồi vốn vay, tích lũy trả nợ.

Theo ông Thanh, cái khó nhất hiện nay là phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong vấn đề nợ công. “Ở Việt Nam có cái rất đặc biệt, là đôi khi người đi vay không phải người trả nợ, và người trả nợ không phải người đi vay”. Vấn đề mấu chốt, theo ông Thanh là: “Các đầu mối về quản lý nợ công không có, dẫn đến tình trạng trách nhiệm trong quản lý nợ công vẫn chưa rõ”.

Cũng liên quan đến trách nhiệm trước các khoản nợ, TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt hướng sự quan tâm đến một vấn đề khác. Đó là những khoản tiền Chính phủ phải đi vay nhưng không chi được theo kế hoạch, dẫn tới phải chuyển nguồn. Do việc chuyển nguồn dễ dàng nên các địa phương không có động lực để làm kế hoạch một cách chắc chắn.

Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Đặng Văn Thanh nhớ lại, khi ông còn công tác tại Kho bạc Nhà nước, năm 2003 đã huy động trong dân 4 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để kiên cố hóa trường học, nhưng đến năm 2008 lúc phải trả nợ, tiền giải ngân vẫn chưa xong.

“Thế thì không gì chua xót bằng đến khi trả nợ mà giải ngân vẫn chưa xong. Mà lãi vay lúc đó là 13,5%/năm, tức là gần 70% trong 5 năm. Với 4 nghìn tỷ đồng đi vay, phải trả ngót nghét 7 nghìn tỷ đồng”, ông Thanh kể lại.

Nói đến đàm phán, ký kết các khoản vay, TS. Đặng Văn Thanh cho rằng rủi ro là: “Đôi khi chỉ vì lợi ích nhỏ mà đánh mất đi lợi ích lớn”. Chuyện mua con tàu 1.900 tỷ đồng mà về bán sắt vụn khoảng 100 tỷ đồng là gì? Tại sao công trình này, thiết bị kia đội giá 2-3 lần? Tại sao chấp nhận những điều khoản bất lợi cả kinh tế và chính trị?... Hàng loạt câu hỏi được ông Thanh đưa ra.

...và rủi ro trả nợ

Với khối nợ hiện nay có đến 60% là nợ nước ngoài, một rủi ro dễ nhận thấy là vấn đề tỷ giá. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, trong bối cảnh sắp tới Việt Nam có thể triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc…, tỷ lệ nợ nước ngoài sẽ tăng nhanh với rủi ro tỷ giá đi kèm.

“Chúng ta đã từng vay những khoản vay với tỷ giá lúc đó chỉ có 11 nghìn đồng ăn 1 USD, thì nay tỷ giá quy đổi đã lên tới trên dưới 20 nghìn đồng ăn 1 USD. Như vậy, rủi ro lớn nhất của chúng ta là tỷ giá hối đoái”, ông nói.

Thiệt thòi đó, tuy thế, vẫn chưa là gì. TS. Lê Kim Sa (Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương) nêu một lưu ý khác, tỷ lệ thất thoát của các công trình đầu tư nhà nước được thừa nhận chính thức đến không chính thức là từ 15% đến 45%. Với số nợ nước ngoài thống kê chính thức là 29 tỷ USD, có thể thấy phần thất thoát tài sản nhà nước là không nhỏ, từ 4 tỷ USD đến khoảng 10 tỷ USD.

Liên quan đến việc hình thành quỹ tích lũy và khả năng trả nợ, ông Lê Kim Sa đặt con tính, theo báo cáo 6 tháng đầu năm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lãi 6,6% trong khi cùng thời gian, lãi suất huy động trên thị trường là 11%. “Chẳng phải làm gì, chỉ cần gửi tiền vào ngân hàng cũng có lời thêm 4% và đó là vấn đề. Nếu chúng ta không tạo ra được giá trị thực thì nền kinh tế rất rủi ro”, ông lưu ý.=> Buồn thay !

Có một câu chuyện hư cấu vui được TS. Lê Xuân Nghĩa kể lại ở hội thảo, về một ông “Ta” hỏi ông “Tây” về quan điểm với nợ công.

Ông “Ta” hỏi: Thâm hụt ngân sách tốt hay xấu?

Ông “Tây” trả lời: Thâm hụt ngân sách nói chung không tốt, không xấu. Vấn đề là tài trợ thâm hụt đó từ nguồn nào. Nếu tài trợ bằng vay nợ nước ngoài thì gánh chịu rủi ro hối đoái rất lớn, đặc biệt đất nước lạm phát lớn như Việt Nam thì rủi ro đó là khủng khiếp. Còn nếu tài trợ bằng in tiền thì rủi ro kép, tức là rủi ro thứ nhất sẽ cộng với rủi ro thứ hai là lạm phát, làm rối loạn nền kinh tế. Nếu tài trợ bằng vay của dân chúng thì tốt hơn cả và khá hơn cả.

Hỏi: Nhưng mà chúng tôi toàn vay dài hạn?

Trả lời: Xin thưa với ông, khi ông đã mất uy tín thì ngay lập tức, các khoản nợ dài hạn trở thành ngắn hạn. Ví dụ, người ta cho ông vay 1 tỷ USD với thời hạn 40 năm, nhưng khi ông mất uy tín, họ bảo không lấy 1 tỷ USD mà chỉ lấy 100 triệu USD thôi và phải trả ngay bây giờ.

(Theo VnEconomy)
 
235
0
0

metholau

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nợ công: Vay và trả
Hỏi: Nhưng mà chúng tôi toàn vay dài hạn?

Trả lời: Xin thưa với ông, khi ông đã mất uy tín thì ngay lập tức, các khoản nợ dài hạn trở thành ngắn hạn. Ví dụ, người ta cho ông vay 1 tỷ USD với thời hạn 40 năm, nhưng khi ông mất uy tín, họ bảo không lấy 1 tỷ USD mà chỉ lấy 100 triệu USD thôi và phải trả ngay bây giờ.

(Theo VnEconomy)
Và thế là lại cần huy động đô từ các nguồn rồi giá trị tiền đồng đi xuống thảm hại đúng không chị?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top