Lên thăm chùa Đồng từ phía Tây Yên Tử

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Lên thăm chùa Đồng từ phía Tây Yên Tử

Thứ sáu, 10 Tháng 12 2010 09:01 |
Trần Văn Lạng
Yên Tử là một dãy núi lớn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Dãy núi này chạy từ Quảng Ninh kéo về phía Hải Dương, Bắc Giang và dừng lại ở vùng sông Lục Đầu. Ngọn cao nhất của dãy này là ngọn núi chùa Đồng với đỉnh cao 1068m so với mực nước biển. Dọc theo dãy có các mạch núi nhỏ hơn, như: núi Phật Sơn, Hồ Bắc, Yên Mã, Huyền Đinh, Am Vãi, Chung Sơn, Liên Sơn, Thù SƠn… đã được sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận. Nửa phần phía đông của dãy Yên Tử là địa phận tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương, Nửa phần sườn phía tây của dãy Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Nới tới vùng phía Tây Yên Tử là nói tới phần rừng núi Yên Tử thuộc đất Bắc Giang.
Trong lịch sử, dãy Yên Tử đã được người xưa xem xét và coi đó là phúc địa thứ tư của đất Giao Châu. Trong núi này, dọc theo các ngọn núi cao thuộc đỉnh phân ranh của dãy đều có các di tích là những ngôi chùa cổ do người xưa xây dựng lên. Đó là các khu chùa, như: chùa Đồng (Yên Tử), khu chùa Hồ Thiên, Am Ngọc Vân, khu chùa Thanh Mai, khu chùa Hồ Bấc, khu chùa Bình Long, khu chùa Mã Yên, khu chùa Am Vãi… trong dó, khu chùa Đồng (Yên Tử) được ví như kinh đô Phật giáo của nước ta. Gắn với khu di tích này là quá trình hình thành ra đời và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Giác Hoàng Điều ngự Trần Nhân Tông sáng lập ra từ thế kỷ XIII. Thiền phái Trúc Lâm này là dòng thiền riêng mang bản sắc Việt Nam. Trần Nhân Tông rồi sau là Thiền sư Pháp loa, thiền sư Huyền Quang đã kế nhau thống nhất các chi, phái phật giáo trong một tổ chức giáo hội của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa Vĩnh Ngiêm (Yên Dũng - Bắc Giang) trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở thời Trần (thế kỷ XIII – XIV). Ba vị tổ sư là của thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đã được thờ ở chùa này. Vì thế chùa Vĩnh Nghiêm được coi là một chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Hàng năm vào đầu xuân, khách thập phương từ các nơi đổ về hành hương ở chùa Yên Tử cứ cuồn cuộn theo trục đường phía đông Yên Tử. Dòng người nối nhau qua suối giải oan và leo lên tới đỉnh chùa Dồng ở đỉnh non thiêng Yên Tử. Ai nấy đều mãn nguyện khi đã tự mình lên tới đỉnh non thiêng này. Cái cảm giác người trẻ khỏe ra, già trẻ lại đã ứng vào tâm từng người.
Cũng vào dịp đầu xuân, ở phía Tây Yên Tử khách thập phương cũng hành hương về chùa Đồng Yên Tử mỗi ngày một tăng thêm. Con đường hành hương ở phía Tây Yên Tử không giống như ở phía Đông bởi vì nó có những nét riêng đặc thù của nó. Vào dịp hành hương ấy, bà con các dân tộc trong địa phương kéo về xã Thanh Sơn, Tuấn Mậu rồi Khu bảo tồn sinh thái Tây Yên tử Đồng Thông để cùng nhau leo lên đỉnh chùa Đồng.
Muốn vào tới khu Đồng Thông, phải đi theo 3 hướng. Một hướng từ thị trấn Lục Nam qua Mai Sưu, Đèo Bụt rồi vào Đồng Thông. Một hướng đi theo trục đường Long Sơn, Dương Hưu, Thanh Luận để vào Đồng Thông. Ngã nào cũng có thể đi bằng phương tiện ô tô, xe máy.
Đồng Thông thuộc xã Tuấn Mậu huyện Sơn Động. Tại khu vực này là một thung lũng lòng chảo hẹp. Cư dân ở đây có các bản người Dao. Con gái người Dao bản Mậu nổi tiếng xinh đẹp, nết na. Tục truyền ở đây có một giếng tiên, con gái, đàn bà dùng nước ấy nên rất đẹp, các đời vua xưa đều ngưỡng mộ con gái ở vùng này.
Rừng ở Đồng Thông lên chùa Đồng (Yên Tử) là cánh rừng già nhưng thưa, đều và phủ nhiều trúc xanh nên thơ. Trong rừng có nhiều cây thuốc quý vì thế nhà nước đã có cả một hku bảo tồn cây thuốc nam của rừng Yên Tử ở Đồng Thông.
Tại Đồng Thông lên chùa Đồng phải leo bộ theo đường mòn chừng 3km. Đứng ở Đồng Thông đã nhìn thấy đỉnh chùa Đồng trước mặt, rất hấp dẫn. Không chỉ có khách địa phương leo núi mà còn có cả khách nước ngoài cũng leo núi từ hướng này.
Muốn lên chùa Đồng, khách thập phương phải trải qua suối Đồng Thông từ đỉnh chùa Đồng chảy xuống. Suối này có tên như vậy vì người địa phương cho hay, ai đã cảm được đất này thì cầu sẽ thông. Nước suối quanh năm trong veo, tiếng suối quanh năm rì rào rất hữu tình. Mùa hè thanh niên nam nữ hay vào đây vui tắm cho nước da thêm đẹp.
Từ suối đi lên chùa Đồng còn qua khu núi Hòn Tròn là nơi vốn có bãi đỗ dừng chân rộng rãi thoáng mát. Sau đó lên khu Hang Dơi, khu am chùa Con Rùa. Từ khu am chùa Con Rùa này đi một đoạn là đến tháp cáp treo bên đất Quảng Ninh. Nếu không đi lối ấy thì theo sườn phía tây một đoạn không xa sẽ tới chùa Đồng.
Ngày hội kéo dài gần suốt mùa xuân, người dân Tây Yên Tử ngày nào cũng leo núi lên chùa cúng Phật, hái lâm thổ sản đem bán, quý nhất là thuốc nam. Thời gian người dan địa phương leo từ Đồng Thông lên chùa Đồng khoảng 1 giờ rưỡi đồng hồ. Khách thập phương leo chậm mất độ hai tiếng. Nhiều người cho rằng đi thăm chùa Đồng theo sườn Tây có cái khoái riêng của nó vì cảnh quan phía này ít bị con người can thiệp.
Hiện nay, trong xu thế chung nếu có điều kiện mở ra được tuyến du lịch Tây Yên Tử với các khu chùa nêu trên thì có thể nói rằng hệ thống di tích chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như được hồi sinh sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo rất tích cực./.


http://www.vanhoabacgiang.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1077:len-thm-chua-ng-t-phia-tay-yen-t&catid=70:ch--tin-ni-bt-chy
 
4
0
0

demsaoroi88

New Member
Trả lời: Lên thăm chùa Đồng từ phía Tây Yên Tử

Nghe tiếng đã lâu nhưng vẫn chưa có dịp lên đó thăm, hy vọng một ngày không xa mình sẽ được thỏa mong ước

------------------------
Doc bao
Tin Giao duc
Tin tuc
 
Top