ALnML
Super Moderator
Chắc hẳn mọi người vẫn nhớ đến cái tên Nà Lốc, Văn Quan, Lạng Sơn, nơi lần đầu tiên CSTT dám “gồng mình” kêu gọi xây một ngôi trường cho các trò nghèo vùng cao cách đây hai năm. Rồi cũng vẫn chính mảnh đất Văn Quan nghèo khó ấy, đầu năm nay CSTT nhận được cuộc đt từ một thày giáo trường Tiểu học xã Tràng Sơn, “trò trường em rất cần sự chia sẻ, động viên của các anh chị …, dù chỉ là những món quà nhỏ bé, những giờ phút giao lưu đầm ấm, …”
*** Đây là những thông tin chính về ngôi trường này:
Trường Tiểu Học xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn – Trường có 106 học sinh cấp Tiểu học (chia làm 8 lớp – 1 lớp khối 1, 2 lớp khối 2, 1 lớp khối 3, 2 lớp khối 4, 1 lớp khối 5 và 1 lớp ghép khối 3 và khối 5), 91 học sinh Mầm Non (chia làm 6 lớp). Toàn bộ trường chính và các phân trường có tất cả có 8 phòng học. Cấp Mầm Non do không có đủ phòng học nên phải học chung cùng với cấp Tiểu Học. Trường chính có 5 lớp tiểu học từ khối 1 đến khối 5 và 3 lớp Mầm Non.
Phân trường Bản Thí : (3 phòng học) Phòng học tiểu học tại phân trường này chính là khu ở cũ của bộ đội ngày xưa. Lớp học này là lớp ghép của khối 3 và khối 5. 2 lớp mầm non tại phân trường này phải thuê 1 nhà dân bé xíu, ngăn đôi ra làm 2 lớp học trong 1 phòng.
Phân trường Tân Tiến: có 1 lớp Mầm Non. (ĐT cô HT: 0979622435)
*** Ngày 11.4 nhóm Tiền trạm đầu tiên của CSTT lên đường. Và đây là những thông tin phản hồi lại của nhóm.
Nhận nhiệm vụ khảo sát Tràng Sơn, nhóm chúng tôi lại lên đường về Văn Quan. Con đường quốc lộ 1 vào tới thị trấn Văn Quan khá xuôn xẻ nhưng quãng đường 9km từ Văn Quan vào tới Tràng Sơn không hề đơn giản. Chiếc xe ô tô gầm cao của chúng tôi len lỏi theo con đường đất đỏ, lúc lên dốc lúc xuống dốc, lúc lại trèo lên những tảng đá hộc. Con đường này vào mùa khô đi lại đã khó, mùa mưa, con đường đất đỏ đặc quánh lại, giao thông gần như bị tê liệt, muốn vào trường chỉ còn cách đi bộ. Sau hơn 40 phút chúng tôi cũng vào được tới trường. Không khó để nhận ra những dẫy lớp học đã cũ và xuống cấp của trường tiểu học và mầm non Tràng Sơn. Nhưng điều mà chúng tôi không ngờ tới lại nằm ở bên trong mỗi phòng học. Khối mầm non và tiểu học Tràng Sơn có hơn 100 học sinh phân bố tại hai điểm trường là Tràng Sơn và điểm trường lẻ Bản Thí.
Tại Tràng Sơn có 2 dãy phòng học, mỗi dãy có 2 lớp học. Nhìn bề ngoài, nó đơn giản chỉ là dẫy nhà cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng khi nhìn vào bên trong mới thấy nó thực sự như một “cái bẫy chuột khổng lồ”. Toàn bộ hệ thống các thanh dầm gỗ nâng mái phòng học đã bị hỏng. Các thầy cô giáo và phụ huynh phải gia cố bằng cách đóng thêm vào các nẹp gỗ và làm cột chống. Mỗi khi có bão hoặc mưa lớn, cô hiệu trưởng lại mất ngủ vì lo các thanh chống này có thể sập bất cứ lúc nào và đổ ụp xuống lớp học. Nỗi lo không còn phòng học cho bọn trẻ cũng không lớn bằng nỗi lo đến sự an nguy của cô và trò học trong lớp
Những chiếc sập tre chắc chỉ dùng trong thời kỳ nguyên thủy được dùng làm chỗ ngủ trưa cho các con:
Phân trường Bản Thí cách điểm trường chính 3km. Điểm trường này chúng tôi phải di chuyển bằng xe máy. Nơi đây có 3 phòng học của cấp học tiểu học và hai lớp học mầm non. Một kho đạn cũ được dùng để làm phòng học cho 3 lớp tiểu học. Còn 2 lớp mầm non thì phải thuê một nhà dân gần đó với giá 200n đồng/tháng.
Kho đạn cũ được xây từ năm 1979, lo sợ học sinh bỏ học vì giao thông cách trở, các thầy cô giáo nhà trường đã xin sử dụng để làm phòng học cho các con. Do là kho đạn nên các thanh giằng đều được làm bằng sắt vì thế sự nguy hiểm phần nào được giảm xuống nhưng tường học thì chằng chịt những vết nứt, cửa sổ cũng không còn cái nào nguyên vẹn. Mỗi phòng học ở đây được ngăn bằng một bức tường lửng. Điện chiếu sáng không có, các thầy cô lại phải đục mái nhà để lấy sáng tự nhiên. Nhìn phòng học chằng chịt những vết nứt, cửa sổ siêu vẹo, mái nhà thủng lỗ chỗ, chúng tôi không khỏi chạnh lòng thương các con.
Điều kiện học tập là thế, điều kiện sinh hoạt cũng không khá hơn. Nhà vệ sinh ở đây vô cùng “giản dị”. Thầy cô giáo phải dùng những miếng bạt rách quây lại cho các con đi vệ sinh. Những cơn gió lạnh mùa đông đã không còn giữ cho những tấm bạt rách này còn được nguyên vẹn
Nhưng điều khiến chúng tôi thương xót hơn cả phải kể đến hai phòng học của lớp học mầm non. Tôi cũng không biết nói sao về mức giá 200n đồng/tháng mà các thầy cô phải trả cho cái phòng học này!!!. Nó không thể sơ sài và xập xệ hơn được nữa, chưa kể còn được xây sát cạnh một cái cống thoát nước vì thế bên cạnh nhà và khoảnh sân nhỏ phía trước lúc nào cũng sũng sĩnh nước. Ngôi nhà rộng khoảng chừng 15m vuông được ngăn làm 2 phòng nhỏ bằng một cái miếng bạt để dành cho hai lớp học. Hàng ngày lũ trẻ ăn, ngủ và chơi trên cái nền đất vừa bẩn, vừa lạnh, bên cạnh là cống nước với vô vàn ruồi, muỗi và những hiểm họa bệnh tật. Theo lời cô hiệu trưởng thì cũng đã có hộ dân trong xã đồng ý hiến tặng đất để xây dựng phòng học cho các con nhưng có đất rồi cũng chả biết lấy tiền đâu ra mà xây, nhìn lũ trẻ phải học thế này cũng không đành lòng, đau xót lắm.
Hình ảnh về cái bẫy chuột khổng lồ, về cái phòng học chả khác gì cái túp lều, về những chiếc sạp tre, về những mảng tường chằng chịt vết nứt, về những lỗ thủng trên trần nhà cứ đeo bám chúng tôi khiến cho quãng đường về như dài hơn, xa hơn.
Vậy là những cái đầu lại chụm lại, nhất định phải làm gì đó cho những đứa trẻ nơi đây chứ, chúng đang cần lắm những nụ cười và niềm hạnh phúc, như CSTT đã từng làm cho Nà Lốc.
Dự toán nhanh chóng được trường và nhóm lập lên, ở điểm lẻ xây mới 4 phòng học 220tr., nhà vệ sinh 60tr., thư viện ở điểm chính 73tr., tổng cộng gần 400tr. Một con số lớn hơn tổng quỹ hiện tại của CSTT rất nhiều.
Duyên gặp duyên, thiện tâm luôn tìm đến với nhau! Từ những thông tin sơ bộ của nhóm tiền trạm, một Công ty .... đã bày tỏ thiện ý muốn phối hợp với CSTT để biến giấc mơ của thày trò Tràng Sơn thành hiện thực.
*** Ngày 24.7.2015 nhóm Tiền trạm lần hai, cùng với đại diện ....lên đường để khảo sát và làm việc cụ thể với nhà trường.
Vẫn những con đường đất đỏ gặp mưa đặc quánh thử thách tấm lòng thiện nguyện.
http://
Vẫn những phòng học sơ sài ở phân trường Bản Thí với các dãy bàn cũ nằm ngổn ngang, mái thủng lỗ chỗ để lấy ánh sáng cho các con học do ở đây chưa có điện, tường và sàn nhà nứt chằng chịt, các cánh cửa xô lệch xiêu vẹo. Cảm giác bất an bao trùm, nhất là mùa mưa bão đã cận kề.
Trong buổi làm việc hôm đó, ngoài đại diện CSTT , nhà tài trợ, và trường, còn có đại diện UBND xã và các trưởng thôn, tất cả đều đồng lòng, và tìm phương án huy động dân hỗ trợ việc vận chuyển vật liệu từ ngoài đường vào điểm lẻ Bản Thí.
Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, CSTT và nhà tài trợ trở về với quyết tâm cố gắng xây phòng học mới cho các con càng sớm càng tốt. CSTT và nhà tài trợ nhanh chóng làm việc về tổng kinh phí và kế hoạch xây trường. Nhà tài trợ đã đồng ý tài trợ toàn bộ kinh phí xây 4 phòng học và nhà vệ sinh tại điểm lẻ Bản Thí, đồng thời xây thêm 1 phòng thư viện và trang bị bàn ghế, tủ sách cho các con tại điểm trường chính Tràng Sơn. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 400 triệu đồng.
Hiện nay, nhóm thiện nguyện Chia sẻ tình thương đang trực tiếp đứng ra làm việc với nhà trường và địa phương để thực hiện dự án cũng như giám sát tiến độ xây, đảm bảo theo đúng tiêu chí của nhóm đề ra là giúp đúng người, đúng việc và sử dụng kinh phí tiết kiệm, đúng mục đích.
Để xây được một ngôi trường ở các xã xa Thủ đô thế này ko phải việc đơn giản, nào là chủ trương, rồi trách nhiệm, rồi giải trình, vận động đến từng thôn để người dân ủng hộ, phối hợp. Cũng có lúc có sự bất đồng quan điểm giữa nhóm và nhà trường đến mức thành viên của nhóm cảm thấy nản tưởng chừng như muốn bỏ cuộc, nhưng cuối cùng, vẫn vì mục tiêu lớn nhất là có thể giúp được các con có ngôi trường mới khang trang, an toàn; và thật may khi nhóm vẫn nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ nhiệt tình của mấy anh em trưởng thôn nên Chia sẻ tình thương đã kiên trì theo đuổi kế hoạch đặt ra.
Đến nay, Chia sẻ tình thương đã thống nhất được phương án thực hiện và sẽ khẩn trương bắt tay vào việc xây dựng trong tháng này. Hy vọng chỉ trong vòng 1 tháng nữa, Chia sẻ tình thương cùng đại diện nhà tài trợ sẽ được quay trở lại trường Tràng Sơn để cùng chung niềm vui với các con khánh thành ngôi trường mới.
http://
Những tấm lòng thiện nguyện, những nỗ lực không mệt mỏi, gỡ từng nút thắt, từng trở ngại tưởng chừng ko thể vượt qua, cuối cùng đã có thể biến giấc mơ trở thành hiện thực!
*** Đây là những thông tin chính về ngôi trường này:
Trường Tiểu Học xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn – Trường có 106 học sinh cấp Tiểu học (chia làm 8 lớp – 1 lớp khối 1, 2 lớp khối 2, 1 lớp khối 3, 2 lớp khối 4, 1 lớp khối 5 và 1 lớp ghép khối 3 và khối 5), 91 học sinh Mầm Non (chia làm 6 lớp). Toàn bộ trường chính và các phân trường có tất cả có 8 phòng học. Cấp Mầm Non do không có đủ phòng học nên phải học chung cùng với cấp Tiểu Học. Trường chính có 5 lớp tiểu học từ khối 1 đến khối 5 và 3 lớp Mầm Non.
Phân trường Bản Thí : (3 phòng học) Phòng học tiểu học tại phân trường này chính là khu ở cũ của bộ đội ngày xưa. Lớp học này là lớp ghép của khối 3 và khối 5. 2 lớp mầm non tại phân trường này phải thuê 1 nhà dân bé xíu, ngăn đôi ra làm 2 lớp học trong 1 phòng.
Phân trường Tân Tiến: có 1 lớp Mầm Non. (ĐT cô HT: 0979622435)
*** Ngày 11.4 nhóm Tiền trạm đầu tiên của CSTT lên đường. Và đây là những thông tin phản hồi lại của nhóm.
Nhận nhiệm vụ khảo sát Tràng Sơn, nhóm chúng tôi lại lên đường về Văn Quan. Con đường quốc lộ 1 vào tới thị trấn Văn Quan khá xuôn xẻ nhưng quãng đường 9km từ Văn Quan vào tới Tràng Sơn không hề đơn giản. Chiếc xe ô tô gầm cao của chúng tôi len lỏi theo con đường đất đỏ, lúc lên dốc lúc xuống dốc, lúc lại trèo lên những tảng đá hộc. Con đường này vào mùa khô đi lại đã khó, mùa mưa, con đường đất đỏ đặc quánh lại, giao thông gần như bị tê liệt, muốn vào trường chỉ còn cách đi bộ. Sau hơn 40 phút chúng tôi cũng vào được tới trường. Không khó để nhận ra những dẫy lớp học đã cũ và xuống cấp của trường tiểu học và mầm non Tràng Sơn. Nhưng điều mà chúng tôi không ngờ tới lại nằm ở bên trong mỗi phòng học. Khối mầm non và tiểu học Tràng Sơn có hơn 100 học sinh phân bố tại hai điểm trường là Tràng Sơn và điểm trường lẻ Bản Thí.
Tại Tràng Sơn có 2 dãy phòng học, mỗi dãy có 2 lớp học. Nhìn bề ngoài, nó đơn giản chỉ là dẫy nhà cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng khi nhìn vào bên trong mới thấy nó thực sự như một “cái bẫy chuột khổng lồ”. Toàn bộ hệ thống các thanh dầm gỗ nâng mái phòng học đã bị hỏng. Các thầy cô giáo và phụ huynh phải gia cố bằng cách đóng thêm vào các nẹp gỗ và làm cột chống. Mỗi khi có bão hoặc mưa lớn, cô hiệu trưởng lại mất ngủ vì lo các thanh chống này có thể sập bất cứ lúc nào và đổ ụp xuống lớp học. Nỗi lo không còn phòng học cho bọn trẻ cũng không lớn bằng nỗi lo đến sự an nguy của cô và trò học trong lớp
Những chiếc sập tre chắc chỉ dùng trong thời kỳ nguyên thủy được dùng làm chỗ ngủ trưa cho các con:
Phân trường Bản Thí cách điểm trường chính 3km. Điểm trường này chúng tôi phải di chuyển bằng xe máy. Nơi đây có 3 phòng học của cấp học tiểu học và hai lớp học mầm non. Một kho đạn cũ được dùng để làm phòng học cho 3 lớp tiểu học. Còn 2 lớp mầm non thì phải thuê một nhà dân gần đó với giá 200n đồng/tháng.
Kho đạn cũ được xây từ năm 1979, lo sợ học sinh bỏ học vì giao thông cách trở, các thầy cô giáo nhà trường đã xin sử dụng để làm phòng học cho các con. Do là kho đạn nên các thanh giằng đều được làm bằng sắt vì thế sự nguy hiểm phần nào được giảm xuống nhưng tường học thì chằng chịt những vết nứt, cửa sổ cũng không còn cái nào nguyên vẹn. Mỗi phòng học ở đây được ngăn bằng một bức tường lửng. Điện chiếu sáng không có, các thầy cô lại phải đục mái nhà để lấy sáng tự nhiên. Nhìn phòng học chằng chịt những vết nứt, cửa sổ siêu vẹo, mái nhà thủng lỗ chỗ, chúng tôi không khỏi chạnh lòng thương các con.
Điều kiện học tập là thế, điều kiện sinh hoạt cũng không khá hơn. Nhà vệ sinh ở đây vô cùng “giản dị”. Thầy cô giáo phải dùng những miếng bạt rách quây lại cho các con đi vệ sinh. Những cơn gió lạnh mùa đông đã không còn giữ cho những tấm bạt rách này còn được nguyên vẹn
Nhưng điều khiến chúng tôi thương xót hơn cả phải kể đến hai phòng học của lớp học mầm non. Tôi cũng không biết nói sao về mức giá 200n đồng/tháng mà các thầy cô phải trả cho cái phòng học này!!!. Nó không thể sơ sài và xập xệ hơn được nữa, chưa kể còn được xây sát cạnh một cái cống thoát nước vì thế bên cạnh nhà và khoảnh sân nhỏ phía trước lúc nào cũng sũng sĩnh nước. Ngôi nhà rộng khoảng chừng 15m vuông được ngăn làm 2 phòng nhỏ bằng một cái miếng bạt để dành cho hai lớp học. Hàng ngày lũ trẻ ăn, ngủ và chơi trên cái nền đất vừa bẩn, vừa lạnh, bên cạnh là cống nước với vô vàn ruồi, muỗi và những hiểm họa bệnh tật. Theo lời cô hiệu trưởng thì cũng đã có hộ dân trong xã đồng ý hiến tặng đất để xây dựng phòng học cho các con nhưng có đất rồi cũng chả biết lấy tiền đâu ra mà xây, nhìn lũ trẻ phải học thế này cũng không đành lòng, đau xót lắm.
Hình ảnh về cái bẫy chuột khổng lồ, về cái phòng học chả khác gì cái túp lều, về những chiếc sạp tre, về những mảng tường chằng chịt vết nứt, về những lỗ thủng trên trần nhà cứ đeo bám chúng tôi khiến cho quãng đường về như dài hơn, xa hơn.
Vậy là những cái đầu lại chụm lại, nhất định phải làm gì đó cho những đứa trẻ nơi đây chứ, chúng đang cần lắm những nụ cười và niềm hạnh phúc, như CSTT đã từng làm cho Nà Lốc.
Dự toán nhanh chóng được trường và nhóm lập lên, ở điểm lẻ xây mới 4 phòng học 220tr., nhà vệ sinh 60tr., thư viện ở điểm chính 73tr., tổng cộng gần 400tr. Một con số lớn hơn tổng quỹ hiện tại của CSTT rất nhiều.
Duyên gặp duyên, thiện tâm luôn tìm đến với nhau! Từ những thông tin sơ bộ của nhóm tiền trạm, một Công ty .... đã bày tỏ thiện ý muốn phối hợp với CSTT để biến giấc mơ của thày trò Tràng Sơn thành hiện thực.
*** Ngày 24.7.2015 nhóm Tiền trạm lần hai, cùng với đại diện ....lên đường để khảo sát và làm việc cụ thể với nhà trường.
Vẫn những con đường đất đỏ gặp mưa đặc quánh thử thách tấm lòng thiện nguyện.
http://
Vẫn những phòng học sơ sài ở phân trường Bản Thí với các dãy bàn cũ nằm ngổn ngang, mái thủng lỗ chỗ để lấy ánh sáng cho các con học do ở đây chưa có điện, tường và sàn nhà nứt chằng chịt, các cánh cửa xô lệch xiêu vẹo. Cảm giác bất an bao trùm, nhất là mùa mưa bão đã cận kề.
Trong buổi làm việc hôm đó, ngoài đại diện CSTT , nhà tài trợ, và trường, còn có đại diện UBND xã và các trưởng thôn, tất cả đều đồng lòng, và tìm phương án huy động dân hỗ trợ việc vận chuyển vật liệu từ ngoài đường vào điểm lẻ Bản Thí.
Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, CSTT và nhà tài trợ trở về với quyết tâm cố gắng xây phòng học mới cho các con càng sớm càng tốt. CSTT và nhà tài trợ nhanh chóng làm việc về tổng kinh phí và kế hoạch xây trường. Nhà tài trợ đã đồng ý tài trợ toàn bộ kinh phí xây 4 phòng học và nhà vệ sinh tại điểm lẻ Bản Thí, đồng thời xây thêm 1 phòng thư viện và trang bị bàn ghế, tủ sách cho các con tại điểm trường chính Tràng Sơn. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 400 triệu đồng.
Hiện nay, nhóm thiện nguyện Chia sẻ tình thương đang trực tiếp đứng ra làm việc với nhà trường và địa phương để thực hiện dự án cũng như giám sát tiến độ xây, đảm bảo theo đúng tiêu chí của nhóm đề ra là giúp đúng người, đúng việc và sử dụng kinh phí tiết kiệm, đúng mục đích.
Để xây được một ngôi trường ở các xã xa Thủ đô thế này ko phải việc đơn giản, nào là chủ trương, rồi trách nhiệm, rồi giải trình, vận động đến từng thôn để người dân ủng hộ, phối hợp. Cũng có lúc có sự bất đồng quan điểm giữa nhóm và nhà trường đến mức thành viên của nhóm cảm thấy nản tưởng chừng như muốn bỏ cuộc, nhưng cuối cùng, vẫn vì mục tiêu lớn nhất là có thể giúp được các con có ngôi trường mới khang trang, an toàn; và thật may khi nhóm vẫn nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ nhiệt tình của mấy anh em trưởng thôn nên Chia sẻ tình thương đã kiên trì theo đuổi kế hoạch đặt ra.
Đến nay, Chia sẻ tình thương đã thống nhất được phương án thực hiện và sẽ khẩn trương bắt tay vào việc xây dựng trong tháng này. Hy vọng chỉ trong vòng 1 tháng nữa, Chia sẻ tình thương cùng đại diện nhà tài trợ sẽ được quay trở lại trường Tràng Sơn để cùng chung niềm vui với các con khánh thành ngôi trường mới.
http://
Những tấm lòng thiện nguyện, những nỗ lực không mệt mỏi, gỡ từng nút thắt, từng trở ngại tưởng chừng ko thể vượt qua, cuối cùng đã có thể biến giấc mơ trở thành hiện thực!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: