Những chiêu kiếm tiền từ 'mác' cảnh sát hình sự

841
0
0

Mẹ Tiếu Tiếu

New Member
http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/05/3BA0DBC8/


PHÁP LUẬTThứ năm, 14/5/2009, 08:56 GMT+7
E-mail Bản In
Những chiêu kiếm tiền từ 'mác' cảnh sát hình sự

Mang sắc phục cảnh sát, trang bị súng, dùi cui... nhiều thanh niên tổ chức truy bắt đua xe, những người vượt đèn đỏ nhằm kiếm tiền. Tình trạng giả cảnh sát gần đây đã xảy ra liên tiếp tại TP HCM và một số địa phương.
> Giả cảnh sát hình sự tống tiền băng nhóm đua xe/ Lại giả cảnh sát hình sự đi lừa

Sử dụng dùi cui, thẻ đỏ giả ngành công an, Nguyễn Hữu Nghị (22 tuổi) là thợ sửa máy lạnh cùng dân quân tự vệ Trần Đức Anh (20 tuổi), Trần Quốc Bảo (20 tuổi) sinh viên cao đẳng và Nguyễn Thanh Hải (21 tuổi), mạo danh là cảnh sát hình sự để trấn lột các "tổ lái" đua xe về đêm.

Nắm bắt tâm lý các nhóm thanh niên tham gia đua xe lạng lách đêm tại các quận như Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh... nhưng khi thấy bóng dáng lực lượng này, các "tay đua" sẽ như ong vỡ tổ, chạy trốn. Từ đó, Nghị tìm cách bắt xe đua của các "quái xế", rút thẻ đỏ ra, tống tiền rồi cho thả xe đi. Nếu nạn nhân phản ứng thì Nghị và đồng bọn dùng dùi cui đánh đập, còn không chịu "nộp tiền", chúng sẽ "cưỡng chế" đưa xe về trụ sở công an phường gần nhất để "bàn giao" như thật.

Lực lượng cảnh sát đã nhiều lần gặp Nghị và đồng bọn trên đường tham gia vào những tốp đua kéo thành đoàn, khi bị chặn lại thì Nghị xưng là cảnh sát hình sự đang trà trộn vào nhóm đua xe trái phép để làm nhiệm vụ. Đồng thời, với bề ngoài được trang bị mũ bảo hiểm dành cho cán bộ chiến sĩ trong ngành, mang theo cả dùi cui là công cụ hỗ trợ... nên trong các lần đó Nghị thoát được.


Tang vật do nhóm cảnh sát hình sự dỏm dùng để "hù" người dân bị công an thu giữ. Ảnh: An Nhơn.
Một nhóm thanh niên khác lại chọn cách "làm ăn" tại các ngã ba, ngã tư vắng người khi đêm đã khuya. Nạn nhân thường đi một mình, khi thấy đường vắng, vượt đèn đỏ, ngay lập tức chúng xuất hiện, nhấn ga đuổi theo và ép nạn nhân vào lề đường. Nhanh chóng rút chiếc thẻ giả, cùng với một số trang bị cho ngành công an, làm nạn nhân hoảng sợ, chúng dùng chiêu bài "đưa xe về đồn" giải quyết rồi gợi ý chung chi. Hoặc chúng sẽ tìm cách "tách" nạn nhân ra khỏi xe rồi cướp xe tẩu thoát.

Như ngày 22/3, Bùi Tiến Hà Tuân (22 tuổi) và Nguyễn Văn Huỳnh (26 tuổi) giở thủ đoạn giả danh cảnh sát hình sự để hù dọa một nạn nhân nhằm cướp xe tại địa bàn phường 2, quận Tân Bình. Người phụ nữ này đi xe gắn máy vượt đèn đỏ qua ngã tư, liền bị 2 thanh niên trên ép xe, vờ kiểm tra giấy tờ rồi đòi đưa xe về công an quận Tân Phú giải quyết. Trong lúc bị hại lo sợ, mất cảnh giác, chúng nhanh chóng cướp xe để tẩu thoát. Tuy nhiên, khi vừa nổ máy thì hai tên cướp bị lực lượng công an quận Tân Bình bắt giữ. Theo lời khai tại cơ quan điều tra, với thủ đoạn như trên, từ đầu năm 2009 đến nay, Tuân và Huỳnh đã cướp trót lọt được 10 xe máy.

Cũng tự xưng là cảnh sát hình sự, Hồ Văn Tiếc (43 tuổi) vốn là thợ xây lại rêu rao về khả năng điều tra hung thủ giết người. Khi tới uống cà phê tại quán Cát Tiên, làm quen với chị Lan là nhân viên tại quán và được chị này tâm sự về chuyện người bạn trai của chị tử vong nhưng chưa rõ nguyên nhân. Tiếc tự xưng là cảnh sát hình sự quận Bình Tân, có khả năng điều tra để tìm ra kẻ gây nên cái chết cho bạn trai của chị nhằm yêu cầu họ bồi thường.

Sau đó, người đàn ông trên nhận 1 triệu đồng, giả vờ nộp án phí. Tiếp đó, Tiếc đến nhà trọ của chị Lan lấy thêm 2 triệu đồng nữa. Như để củng cố lòng tin cho chị Lan, Tiếc còn vờ quên khẩu súng K54 nhựa đồ chơi tại nhà chị để chuẩn bị vòi thêm tiền.

Gần đây nhất, ngày 14/4, một nhóm 10 thanh niên mang theo gậy gộc, xông vào quán cà phê xưng là cảnh sát hình sự, bắt trói một chuyên viên tư vấn bất động sản của công ty địa ốc, đưa ra xe ôtô 16 chỗ chở đi. Họ đưa nạn nhân tới một bãi xe trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1 và tiếp tục hành hung nạn nhân rồi buộc anh này ký giấy vay nợ với số tiền lên đến 160.000 USD.

Thượng úy Nguyễn Hải Nam, công an huyện Bình Chánh đưa ra một số lời khuyên nhằm tránh để tránh bọn cướp lợi dụng. Theo đó, lực lượng cảnh sát hình sự các quận, huyện thường được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn mình phụ trách. Không thể có chuyện bắt người vi phạm ở quận A yêu cầu đưa về quận B giải quyết, trừ trường hợp người vi phạm phạm tội bị truy đuổi, hoặc có nhiều biểu hiện nghi vấn, sau khi kiểm tra tìm thấy các chứng cứ phạm tội. Ngoài ra, cảnh sát hình sự thường không can thiệp vào những vi phạm về trật tự giao thông.

Còn theo công an TP HCM, trừ những trường hợp đặc biệt cần tiếp xúc với người dân ngoài cơ quan và có cảnh sát khu vực làm chứng (thông thường phục vụ công tác điều tra và có quyết định của thủ trưởng cơ quan công an cấp quận trở lên), lực lượng công an chỉ được tiếp dân trong trụ sở. Do đó, không có cơ sở để cảnh sát hẹn dân tới quán cà phê, địa điểm vắng... để bàn công việc.

“Người dân cần hết sức cảnh giác với cảnh sát hình sự “dỏm” và ghi nhớ cảnh sát hình sự thật chỉ kiểm tra, theo dõi đối tượng có nghi vấn; khi làm việc thì luôn phải trình thẻ, giới thiệu lý do, sau đó mời ngay đối tượng về trụ sở công an phường gần nhất”, thượng tá Lê Anh Tuấn, Chánh văn phòng cơ quan công an TP HCM lưu ý tới người dân.

Đức Quang
 
Top