Me Minh "meo"
Active Member
Tại Hà Nội, có lẽ không đồ uống nào phổ thông và rẻ hơn trà đá, nhân trần. Tuy nhiên, loại nước được nhiều người ưa chuộng này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đối với con người, từ chất lượng nguyên liệu cho đến chuyện an toàn vệ sinh cũng là điều rất đáng bàn.
Có nhiều điểm bán trà đá được liệt vào loại nguy hiểm nhất Hà Thành, đó chính là trước cổng Bệnh viện (BV) Lao và Phổi Trung ương.
Tại đây, ngoài những đặc điểm chung của tất cả các quán trà đá khác như: trà không rõ nguồn gốc, nước không biết được đun sôi hay không, đá không biết lấy làm từ loại nước bẩn cỡ nào… thì những chi tiết khác cũng rất đáng để bất kỳ người uống nào cũng phải lưu tâm.
Theo quan sát của phóng viên, phía ngoài tường bao của BV Lao và Phổi TƯ có khoảng 10 quầy bán trà đá ngồi sát nhau. Tất cả đồ dùng của những quán nước này đều rất sơ sài, chỉ với vài cái cốc, một ấn trà, 1 xô nước, 2 chiếc phích và một thùng đá là đã có thể “kinh doanh” được.
Còn các can được gọi là nước sôi để “chế” cho khách uống thì đều đã được tích sẵn vào các can 5 lít. Khi có khách vào uống trà đá, bà chủ sẽ rót ít nước đặc rồi pha với nước sôi để nguội, mà cũng có thể đó là nước lã như tiết lộ của bàTrần Thị H. một người thâm niên bán hàng nước hơn 10 năm .
Tuy nhiên, do có được vị trí đẹp (trước cổng bệnh viện) nên lượng khách đến các quán rất đông. Thành phần khách uống nước ở đây đa số là người nhà đưa bệnh nhân đi khám bệnh, ở các tỉnh lân cận Hà Nội, nên thường không để ý đến chất lượng.
Anh Nguyễn Trường Thọ (45 tuổi, Hà Nam), đang chăm sóc người nhà tại BV Lao và Phổi TƯ chia sẻ: “Tôi ngày nào cũng ra cổng uống nước 3 đến 4 lần, ở trong viện chăm người nhà cả ngày, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít, bức bách, khó chịu lắm, nên khi người nhà ngủ phải tranh thủ ra ngoài một lát cho dễ chịu.
Vẫn biết là uống nước trước cổng bệnh viện chẳng sạch sẽ gì, nhưng có phải uống cả tháng, cả năm đâu mà sợ”.
“Với lại chúng tôi ở quê ra, chắc chỉ có nước ở đây là rẻ nhất (4000 đồng/ cốc), chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền mà café với lại sinh tố”, anh Thọ chia sẻ.
![]() |
Quán trà đá ngay trước cổng bệnh viện Lao và Phổi TW. |
Có nhiều điểm bán trà đá được liệt vào loại nguy hiểm nhất Hà Thành, đó chính là trước cổng Bệnh viện (BV) Lao và Phổi Trung ương.
Tại đây, ngoài những đặc điểm chung của tất cả các quán trà đá khác như: trà không rõ nguồn gốc, nước không biết được đun sôi hay không, đá không biết lấy làm từ loại nước bẩn cỡ nào… thì những chi tiết khác cũng rất đáng để bất kỳ người uống nào cũng phải lưu tâm.
Theo quan sát của phóng viên, phía ngoài tường bao của BV Lao và Phổi TƯ có khoảng 10 quầy bán trà đá ngồi sát nhau. Tất cả đồ dùng của những quán nước này đều rất sơ sài, chỉ với vài cái cốc, một ấn trà, 1 xô nước, 2 chiếc phích và một thùng đá là đã có thể “kinh doanh” được.
Còn các can được gọi là nước sôi để “chế” cho khách uống thì đều đã được tích sẵn vào các can 5 lít. Khi có khách vào uống trà đá, bà chủ sẽ rót ít nước đặc rồi pha với nước sôi để nguội, mà cũng có thể đó là nước lã như tiết lộ của bàTrần Thị H. một người thâm niên bán hàng nước hơn 10 năm .
![]() |
Bà bán nước này uống nước trong một chai riêng. |
Tuy nhiên, do có được vị trí đẹp (trước cổng bệnh viện) nên lượng khách đến các quán rất đông. Thành phần khách uống nước ở đây đa số là người nhà đưa bệnh nhân đi khám bệnh, ở các tỉnh lân cận Hà Nội, nên thường không để ý đến chất lượng.
Anh Nguyễn Trường Thọ (45 tuổi, Hà Nam), đang chăm sóc người nhà tại BV Lao và Phổi TƯ chia sẻ: “Tôi ngày nào cũng ra cổng uống nước 3 đến 4 lần, ở trong viện chăm người nhà cả ngày, lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mít, bức bách, khó chịu lắm, nên khi người nhà ngủ phải tranh thủ ra ngoài một lát cho dễ chịu.
Vẫn biết là uống nước trước cổng bệnh viện chẳng sạch sẽ gì, nhưng có phải uống cả tháng, cả năm đâu mà sợ”.
“Với lại chúng tôi ở quê ra, chắc chỉ có nước ở đây là rẻ nhất (4000 đồng/ cốc), chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền mà café với lại sinh tố”, anh Thọ chia sẻ.