Nỗi buồn vùng lũ...

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Hà Tĩnh: Tang thương cô giáo vượt lũ dữ cứu trường
(Dân trí) - Quyết tâm cứu đồ dùng học tập cho học sinh, cô Trần Thị Hoa đã bị nước lũ cuốn trôi. Sau ba ngày mất tích, thi thể cô đã được tìm thấy. Đám tang của cô được tiến đưa trong ngày lũ, để lại bao nổi đau, tiếc thương cho gia đình và người thân.

Vượt lũ dữ cứu trường
Trưa ngày 6/10, PV Dân trí đã theo canô cứu trợ của Ban chỉ huy quân sự huyện Hương Khê tìm đến nhà cô giáo Trần Thị Hoa bị mất tích trong lũ đã tìm thấy thi thể ngày hôm qua ở xóm 6, xã Hương Thuỷ. Tiếng trống chiêng xen lẫn với những tiếng khóc thương thảm thiết vang vọng ra từ ngôi nhà như ốc đảo đang bị bao bọc bởi nước lũ trắng xoá mênh mông nghe mà não ruột, não gan.


Di ảnh cô giáo Trần Thị Hoa đã dũng cảm vượt lũ cứu trường
Anh Lê Trọng Thống người đã cùng vợ chồng cô Hoa vượt lũ cứu trường vô cùng đau xót kể lại: “7h sáng ngày 3/10, khi biết nước lũ dâng cao, trường Mần non Hương Thuỷ sắp bị ngập trong lũ cô Hoa đã nhờ tôi và chồng là anh Trung ra để cứu trường. Ra đến đường sắt thấy nước lũ quá to, tôi và anh Trung bảo cô Hoa đưa chìa khoá phòng đây để bọn anh ra cứu trường còn em về lo dọn dẹp nhà cửa mà chạy lũ. Cô Hoa không chịu cứ một hai để em đi cùng các anh chứ việc nhà để sau giờ lo việc tập thể đã. Trường có hai người giữ chìa khóa tầng một, em cầm một cái còn cô kia thì ở xa không thể đến được, trường lại sắp ngập, nên đây là trách nhiệm của em. Em phải ra dọn trường đưa toàn bộ sách vở, dụng cụ học tập lên tầng hai chứ giao cho các anh em không yên tâm chút nào”.​

Anh Trung và hai con gào thét thảm thương bên quan tài của vợ
Anh Thống chưa hết kinh hoàng kể tiếp: “Anh Trung chiều vợ nên để cho vợ đi cùng. Anh Trung đi trước, Cô Hoa đi giữa và tôi đi sau cùng. Tôi bảo với cô, em đi bên chỗ cạn còn chỗ nào sâu để anh đi. Lúc vượt cầu Hối Hối thì nước lũ đã dâng đến ngang ngực. Vừa vượt qua được chỗ sâu nhất sắp lên phía bờ bên kia thì bất ngờ nước lũ đổ về quá mạnh cuốn trôi cả ba người. Tôi tìm cách vẫy vùng bám vào bụi cây rồi gắng sức bơi lên bờ. Sau khi quan sát thấy anh Trung đang hấp hối cố bơi vào bờ tôi đã lao ra cứu. Còn cô Hoa mất tăm mất tích. Anh Trung gào thét định lao ra tìm vợ nhưng tôi đã ngăn cán lại. Nếu giờ anh ra đó sẽ chết, biết tìm vợ đâu giữa biển nước thế này, hai người phải có một người sống để nuôi con”.
Nhìn vợ chết đuối trước sức mạnh kinh hoàng của cơn lũ dữ mà lòng người chồng quặn xé, ngất lên ngất xuống nhiều ngày liền: “Anh ấy cứ đòi chết, cứ than vãn là vì mình đã không giúp vợ hoàn thành nhiệm vụ cứu trường, không xứng đáng là người đàn ông” - anh Thống cho biết thêm.

Ba bố con anh Trung quỳ lạy trước giờ di quan của vợ
Chính quyền địa phương và bà con lối xóm đã huy động thuyền và thay nhau túc trực tìm thi thể cô Hoa. Cả đoạn đường ray xe lửa nơi cô hoa mất tích dài chừng vài cây số đông nghịt người và khi đêm đến người ta thấy cả đoạn đường này rực đỏ đèn, đuốc và luôn vang vọng tiếng kêu gọi í ới của đội cứu hộ.
Nhưng việc tìm kiếm đành bất lực trước nước lũ ngày một hung dữ: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức chèo thuyền ra đó để tìm kiếm nhưng mưa to và gió thổi quá mạnh, nước ngày một dâng cao và chảy xiết nên không thể điều khiến được tay chèo. Ra được tìm được vài vòng là ai cũng liệt sức đành quay vào bờ. Nếu không cẩn thận dễ lật thuyền như chơi và bị lũ cuốn đi bất cứ lúc nào” - anh Phi một người trong đội cứu hộ cho hay.
Sang ngày thứ ba, khuôn mặt đội cứu hộ ai cũng thẫn thờ, không còn hy vọng tìm thấy thi thể của cô Hoa vì cứ nghĩ đã bị lũ cuốn trôi đi quá xa mất rồi và không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu. Họ chỉ còn chờ vào phép nhiệm màu.

15h ngày 5/10, thi thể của người cô giáo quên mình vì trường, lớp đã nổi cách địa điểm bị lũ cuốn khoảng chừng một cây số. Ai cũng rơi nước mắt khi nhìn thấy thi thể cô tím bầm và bụng phình chướng lên to. Người chồng gào thét khóc thương vợ như vỡ trời, vỡ đất. Bầu trời Hương Khê vẫn xám xịt, mưa tuôn tầm tả và nước lũ trắng xóa cả cánh đồng cho những ngày tang thương.
Đẫm nước mắt tang thương ngày lũ
Dù đang gồng mình chống lũ, nhiều người đã tìm mọi cách vượt lũ đến nhà thăm viếng cô Hoa. Trên bàn thờ của cô khói hương nghi ngút và khuôn mặt tiếc thương của những người dự đám tang đã không ngừng rơi lệ trước cảm cảnh anh Trung bồng cháu Nga (4 tuổi) và ôm Thúy Hằng (9 tuổi) gào thét bên quan tài của mẹ. Thúy Nga còn dại không hiểu chuyện gì thấy bố và chị khóc, mọi người khóc, cứ khóc theo.

Để đưa tang cô giáo Trần Thị Hoa mọi người phải dùng thuyền nhỏ vượt lũ
Đến giờ di quan, chiếc quan tài được đưa lên thuyền và vượt qua biển lũ mênh mong để chôn cất thi hài cô giáo ở trên đồi cao.

“Em ơi! em không yêu anh ạ!. Mười mấy năm lấy nhau không một lời nặng, tiếng to. Em vào nghề dạy hợp đồng từ năm 1992 lương còn thấp, anh ở nhà vẫn ráng hết sức thu xếp công việc cho em yên tâm công tác, vợ chồng nghèo rau cháu có nhau. Nay em mới được biên chế hơn một năm chưa được hưởng sung túc đã bỏ anh và hai con ra đi. Bố anh còn ốm nặng điều trị ngoài Hà Nội không kịp về để nhìn mặt con dâu lần cuối. Em ơi! hãy về với anh”- Tiếng vợ trên chiếc thuyền chở quan tài của anh Trung trong những ngày lũ như xé thêm nỗi lòng của mọi người.​

Cháu Nga 4 tuổi đã phải chịu cảnh mồ côi mẹ
Còn tiếng khóc mẹ của Thúy Hằng càng réo rắt tận tâm can: “Con chẳng còn mẹ nữa mẹ ơi! Sao mẹ chết thảm quá, ra đi không nhắn nhủ một lời cho bố con. Từ nay nhà của mẹ ở trên đồi cao xa lắm. Từ mẹ sẽ làm bạn với sương gió, cỏ cây hoa lá. Con đã không còn mẹ nữa thật rồi mẹ ơi! Em con lớn lên không còn mẹ nữa mẹ ơi!”.
Bá Hải - Văn Dũng - Đặng Tài
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Thương quá, Mong Mẹ siêu thoát, luôn phụ trợ cho các con. @};-
 
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Không biết nói gì , cầu mong chị được siêu thoát .
 
1,416
0
36

MomMi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Mình không thể đọc nổi đoạn cuối nữa. hu hu
Cầu mong linh hồn cô giáo siêu thoát, phù hộ cho 3 bố con
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Miền Trung hỏi Hà Nội có mưa không?
Cập nhật lúc 11:57, Thứ Năm, 07/10/2010 (GMT+7)

Hôm qua, đứa bạn ở Hà Nội gọi vào: "Bão lụt nhà có sao không"? Mình trả lời xong hỏi lại: "Hà Nội có mưa không?". Nó cười: "Hà Nội đúng nghĩa mùa thu, nắng vàng, lá vàng, gió heo may...".

Chiều qua, trước phòng dựng phim, Sỹ Hùng- Phó phòng Thời sự (Đài PTTH Quảng Bình) quần ống xắn, ống xả, mặt tái nhợt, vừa nhai lương khô, vừa run. Hùng vừa ở vùng rốn lũ trở về, ăn lương khô cho đỡ đói để vào dựng tin cho kịp giờ lên sóng. Thấy mình, Hùng cười như mếu: "Nước lũ lên nhanh lắm, may mà về kịp".

Giá miền Trung đừng bão lụt triền miên thì dân mình ở một số vùng quê đâu đến nỗi không tự mình thoát khỏi đói nghèo...
Chiều tối, Duy Toàn gọi về: "Em đi theo trực thăng cứu hộ, không biết vùng nào, trắng xóa cả. Bà con mình ở vùng bị nước lũ cô lập có vớt được mỳ tôm mà ăn không chị hè?".

Sáng nay ra chợ, cá rẻ như cho. Lũ vào, dân trở tay không kịp, cá nuôi ở các ao hồ trôi hết. Buông lưới ra đường phố ngập nước cũng kéo được cá. Chị bán cá kể: Em họ chị ở Cự Nẫm (huyện Bố Trạch), sinh đúng ngày lụt lớn. Không có gì để ăn nên cũng không có sữa cho con bú. Người anh trai thương em và cháu, dầm mình cả ngày trong nước bạc, chiều tối mới xin được một tô cơm nguội. Về tới nơi thì em và cháu đã đói lả. May mà còn kịp...

Về tới nhà, em họ mình gọi điện, giọng nó ngập ngừng, rầu rĩ: "Chị có tiền... cho em mượn... 1 triệu đồng em gửi vào trường cho cháu. Em định cân con heo, lấy tiền gửi cho cháu đóng học phí tháng này nhưng heo, gà nhà em trôi hết cả rồi".

Trưa xem ti vi, đồng nghiệp mình quay cảnh một chị nông dân ở Quảng Tiên (Quảng Trạch) vừa vốc từng nắm thóc giống bị ẩm mốc vì ngâm lâu ngày trong nước lũ vừa buồn rầu nói: Mùa tới không biết lấy gì để gieo.

Chiều, nhận được tin nhắn của bạn: "Xin được chia buồn với em, với đồng bào quê em đang phải sống cùng cực trong lũ lụt". Tự dưng nước mắt mình trào ra. Không thương quê làm sao được, lũ lụt cứ triền miên, dân chưa kịp no đủ đã lại mất nhà, mất của, mất cả người thân.

Sau 3 ngày lũ lụt, Quảng Bình có 28 người chết, 17 người bị thương, hàng trăm gia đình bị mất nhà cửa, trâu bò, tài sản...Tài sản có thể làm lại được nhưng nỗi đau mất người thân thì nhức nhối tâm can.

Cách trận lũ lớn này mấy hôm, làm phim về phong trào thi đua yêu nước ở Quảng Bình, bọn mình đi đến mọi ngóc ngách. Vui mừng vì thấy đời sống của đồng bào mình đã khấm khá lên. Những gương mặt người dân từ miền xuôi đến miền ngược đều rạng ngời vì được cả mùa lúa, mùa biển, mùa nuôi trồng thủy sản.

Mình viết những lời bình "có cánh": "Quảng Bình đã đi lên bằng chính nội lực của mình...". Nhưng, chưa kịp mừng thì bão tới. Bão lụt như đã định cư ở miền Trung, lâu lâu chỉ dạo chơi đâu đó rồi lại quay về.

Vẫn biết miền Trung là "khúc ruột"... Miền Trung đau thì cả nước đau. Cũng như ngày xưa miền Trung vì miền Nam ruột thịt mà "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "xe chưa qua, nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương". Dân tộc mình là thế, nhân dân mình là thế "Rằng qua lận đận mới hiểu tận lòng nhau"!

Nhưng sao mỗi lần nhận hàng cứu trợ người dân quê mình lại thấy chạnh lòng (mình đã từng phỏng vấn nhiều người, họ nói như thế). Chợt nghĩ: Giá miền Trung đừng bão lụt triền miên thì dân mình ở một số vùng quê đâu đến nỗi không tự mình thoát khỏi đói nghèo mà vươn lên cho bằng chị bằng em.

Sau lũ lụt là bao nhọc nhằn vất vả để ổn định cuộc sống, là bao nhiêu nỗi lo cánh cánh bên lòng: sách vở cho con đến trường, giống má cho vụ mùa tới, thuốc men để phòng dịch bệnh...

Lại nhớ những ca từ trong ca khúc "Về miền Trung" của nhạc sĩ An Thuyên: "Đường về miền Trung giông bão lắt lay, ngọn đèn xóm vắng vẫn thức thâu đêm, mẹ ngồi khâu áo mai con đến trường, mẹ ngồi khâu áo bụi bay giọt sương....".

Có lẽ chỉ có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung mới thẫm đẫm trong nỗi nhớ những hình ảnh ấy.

Hôm qua, đứa bạn ở Hà Nội gọi vào: "Bão lụt nhà có sao không"? Mình trả lời xong hỏi lại: "Hà Nội có mưa không?". Nó cười: "Hà Nội đúng nghĩa mùa thu, nắng vàng, lá vàng, gió heo may...".

Người Hà Nội mong mùa thu về để ngắm nắng vàng, bâng khuâng cùng gió heo may. Miền Trung quê mình, mùa thu về thì lo bão lũ. Nhưng cũng mừng, rứa (thế) là Hà Nội không sao. Hà Nội vẫn tổ chức được đại lễ. Phải rứa chứ, nghìn năm có một mà!

Thầy mình, một nhà sử học có tiếng ở miền Trung kể: Lần đầu tiên nhìn thấy di tích Hoàng thành Thăng Long, thầy và các giáo sư bàng hoàng xúc động. Nhiều người đã khóc. Ông cha đã để lại cho chúng ta và con cháu chúng ta một di sản văn hóa huy hoàng được cả thế giới ngưỡng mộ.

Hà Nội ơi, mưa sẽ thuật, gió sẽ hòa để Hà Nội tổ chức thành công đại lễ như một sự tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần cả dân tộc. Miền Trung bão lũ quen rồi, giờ sống chung với nó. Mà nếu có giống như ai đó nói đùa: Miền Trung gánh bão cho Hà Nội đẹp trời mừng đại lễ thì người miền Trung sẽ không chần chừ, vì Hà Nội là "trái tim của cả nước", là niềm tự hào của cả dân tộc.

Quảng Bình cũng đã kịp gửi những người con ưu tú nhất, đó là những người anh hùng, mẹ Việt Nam anh hùng ra Thủ đô dự Đại lễ. Nếu có nhắn gửi gì thì là thủ đô hãy vì cả nước, làm cho thế giới biết văn hóa Việt, tâm hồn Việt không chỉ là trầm tích. Và đừng lãng phí vì miền Trung còn bão lũ, dân mình nhiều nơi còn thiếu đói.

Làm sao để tránh thiệt hại cho dân khi bão lũ bất ngờ? Bài toán ấy lâu rồi vẫn chưa có lời giải?!...Khuya lắm rồi, ngoài trời mưa vẫn không ngừng rơi.... miền Trung ơi, sống chung với bão lũ lâu rồi cũng thành quen, không thấy khổ nữa, nhưng sao vẫn thấy thương quê mình!

Theo Trần Hồng Hiếu/Bee.net.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Mùa thu ơi, đọc bài chị post, em thấy hay nhưng thật buồn. :(
Em cũng là người con rốn lũ. Dân Quảng quê mình quanh năm vẫn thế. Mưa thì lớn nhất, nắng thì nhiều nhất, Bão thì to nhất... rồi thì nghèo nhất...
Hai hôm nay, có tin 4 người thiệt mạng vì tai nạn pháo hoa :(.... rồi lại tiếp tục đi mua pháo hoa...
em lại liên tưởng rồi lại buồn đã bật khóc khi thấy tivi chiếu cảnh lãnh đạo xã tặng bà con thùng mì tôm .. dân mình thì nhai mì tôm sống, có khi còn không được vì nước to quá không vượt được để lấy hàng cứu trợ...
Sao nghịch lý thế chị @};-
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Biết bao h mới hết những bi kịch như thế này :( .
 
455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Miền Trung khúc giữa, quanh năm thiên tai lũ lụt, gánh cho 2 đầu :(
 
1,416
0
36

MomMi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

không chỉ người miền Trung mới thấy buồn đâu, miền Bắc cũng buồn lắm khi thấy tình cảnh của Miền Trung thế này. Nghe tin, đọc báo thấy lòng bộn lên nhiều điều mà không nói ra được, chỉ có nước mắt tự nhiên rơi thôi.
 
2,651
0
0

Khai Tâm

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Chẳng nơi đâu nghịch lý như đất nước mình.
Người ta tự hào gọi nhau bằng hai tiếng tiếng "đồng bào", rồi thì tự bảo nhau "dân tộc mình tương thân tương ái". Nhưng...

Lũ lụt miền Trung tính đến nay bảy mươi bảy người chết.
Hà Nội vẫn bày trận địa pháo hoa đốt mừng, tưng bừng hai mươi chín điểm. Chẳng thấy niềm tự hào đâu cả, chỉ thấy nặng một nỗi đau.

Nhớ năm nào có vài người tử nạn chết đuối trên sông, chính quyền tỉnh đó quyết định dừng ngay bắn pháo hoa dịp Tết.

Ở nhiều nước, chục người dân chết trong cháy rừng hay động đất cũng thành ngày quốc tang. Ừ thôi thì không quốc tang, nhưng sao không thể bớt vài chục tỷ pháo hoa để đổi thành chén cơm, tấm áo cho bà con bớt khổ?
 
1,904
0
36

291179

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Thương miền Trung quá, kể mà HN bớt một chút" rườm rà " đi thôi nhi... Miền Trung đang thế mà.....
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Phơi sách chờ ngày đến lớp

TT - “Trường lớp còn đây nhưng đổ nát, sách vở học sinh, giáo án, tài liệu của giáo viên đều trôi hết. Làm sao cho học sinh trở lại trường bây giờ...” - cô Đinh Thị Phương Nhạn, hiệu phó Trường tiểu học Quảng Văn (Quảng Trạch, Quảng Bình), thảng thốt vào chiều 7-10, khi chúng tôi có mặt chứng kiến quang cảnh hoang tàn ở trường học này lúc con nước vừa rút.


Hai chị em Mai Lan Anh (lớp 5A) và Mai Văn Đức (lớp 4A Trường tiểu học Quảng Hòa 1, Quảng Trạch, Quảng Bình) phơi tập vở trên bờ rào - Ảnh: THÁI LỘC

Đi qua vùng lũ những ngày này, chúng tôi thấy rất nhiều phụ huynh đau đáu lo cho sự học của con em nhưng đều bất lực bởi lũ đã cuốn trôi tất cả. Tiền ăn còn chẳng có, biết lấy gì để sắm sửa lại cho con em...


Em Mai Thị Kim Dung, lớp 4A Trường tiểu học Quảng Văn (Quảng Trạch, Quảng Bình), khóc nức nở khi sách vở bị ngấm nước lẫn bùn và toàn bộ dụng cụ học tập đã bị cuốn trôi - Ảnh: THÁI LỘC


Học sinh huyện Quảng Trạch rửa tập sách để phơi - Ảnh: THÁI LỘC




Học sinh trường tiểu học Quảng Văn đang dọn rửa bàn ghế, phòng học - Ảnh: THÁI LỘC


Xót xa quá, miền Trung ơi!!!
 
1,904
0
36

291179

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Nhà mình ơi, mở Topic ủng hộ miền Trung đi, chúng mình lại cùng chia sẻ với miền trung nhé
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Nhìn ảnh metyruoi post thấy thương các em học sinh quá, nhớ chuyến đi năm ngoái đến Quy Nhơn.
 
1,961
0
0

anatomysu

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Nhà mình mở topic đi, thương miền trung quá :(
 
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Gây quỹ ủng hộ miền Trung nào
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Những thùng mì tôm, những đồ dùng thiết yếu chỉ giúp bà con phần nào bớt đc khó khăn trước mắt.. Giải pháp căn cơ là quy hoạch được dân cư theo hướng thích ứng với thiên tai, lũ lụt. Cái này làm rất khó vì nguời dân ở phân tán, địa hình chia cắt do đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ không đơn giản. Sáng xem thời sự, tại 1 xã ở Quảng Bình, nước nhiều nơi đã rút nhưng còn 3 bản vẫn bị chia cắt, hơn 1 tuần nay không liên lạc được. Xã không có thuyền máy hay xuồng cao tốc để vào với dân, đang xin huyện tỉnh, chi viện, hic hic! Lại nhớ đến công tác cứu hộ của nhiều nước, có một người bị lạc rừng hay đi leo núi trượt tuyết bị mất tích thôi mà mấy máy bay quần thảo, mấy đội cứu hộ đi tìm kiếm. Còn ở ta, lũ lên to quá mới điều được 2 máy bay trực thăng vào Quảng Bình đi cứu hộ. Nhưng có máy bay cũng không phải dễ vì mãi mới đỗ được vào sân bay Đồng Hới... Phải chăng, tiết kiệm bớt những chi tiêu chưa thực sự cần thiết để tập trung mua sắm, trang bị các phương tiện phòng chống, ứng phó thiên tai, tham gia cứu nạn như xuồng cao tốc, xe lội nước ở các huyện, trực thăng cho 1 cụm tỉnh thì hay biết mấy. Phương châm 4 tại chỗ ai cũng nói nhưng mà tại chỗ ở 1 xã, 1 bản trong tay chả có phương tiện gì ngoài sức người và mấy thùng mì tôm dự trữ thì cũng chỉ như phó mặc cho ông trời thôi...
Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương đều giảm hàng năm theo báo cáo. Tuy nhiên, cái sự giảm ấy nó không bền vững, bấp bênh phụ thuộc vào thiên tai, thời tiết, dịch bệnh vật nuôi cây trồng. Nguy cơ tái nghèo rất cao. Nông dân, những người nghèo đô thị, bà con dân tộc vùng cao là những người dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh nhất của thiên tai, dịch bệnh. Có lẽ phải còn vài chục năm nữa, khi mà đất nước phát triển, nội lực mạnh lên thì cái sự bấp bênh, không bền vững này mới cơ bản được giải quyết tận gốc. Còn trước mắt, hình ảnh quen thuộc của mỗi mùa bão lũ vẫn sẽ là:
Thiên tai xảy ra - Thiệt hại to lớn - Xuất kho dự trữ, phát mỳ tôm - Quyên góp ủng hộ - Nước rút, bão qua bắt đầu khắc phục hậu quả - Đợi thiên tai mới....:(
Cơ quan em hôm qua cũng phát động ủng hộ bà con miền Trung rồi. Hy vọng cùng với sự trợ giúp của cả nước, bà con miền Trung sẽ vượt qua những khó khăn, mất mát này...
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Hà Nội dừng bắn pháo hoa tại 28 điểm đêm 10/10
(Dân trí) - Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa có thông báo về việc không tổ chức bắn pháo hoa tại các quận, huyện (28 điểm) trên địa bàn thành phố trong đêm 10/10. Toàn bộ kinh phí từ việc dừng bắn pháo hoa này sẽ được dùng để ủng hộ đồng bào miền Trung.
>> Công bố 29 điểm bắn pháo hoa đêm 10/10
>> Bổ sung pháo hoa Việt Nam sau sự cố nổ 2 container
>> Hai container pháo hoa phát nổ ở Mỹ Đình, 4 người tử vong

Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Đào Đức Toàn vừa xác nhận những thông tin này với phóng viên Dân trí.

Theo đó, những ngày qua đồng bào miền Trung đã và đang chịu những hậu quả nặng nề của đợt mưa lũ lớn nhất trong nhiều năm qua. Để ủng hộ đồng bào miền Trung, những ngày qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TP đã phát động nhân dân thủ đô quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung và đã được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng.

Các thiệt hại của đồng bào miền Trung vẫn đang trong quá trình khắc phục và nhằm tiếp tục chia sẻ với đồng bào miền Trung, Thành phố Hà Nội quyết định dừng bắn pháo hoa ở 28 điểm trên địa bàn thành phố trong dịp Đại lễ như kế hoạch ban đầu. Toàn bộ kinh phí từ việc không tổ chức bắn pháo hoa sẽ được gửi tặng đồng bào miền Trung.

Đang tổ chức Đại lễ, Hà Nội đã quyết định dừng bắn pháo hoa để ủng hộ đồng bào miền Trung (Ảnh: Hồng Kỹ)
Cùng với việc tiếp tục kêu gọi quyên góp, ủng hộ miền Trung, Thành phố sẽ cử các đoàn vào thăm hỏi, động viên và tặng quà các tỉnh miền Trung.

Với quyết định mới của Hà Nội, sẽ không còn 28 màn bắn pháo hoa tại các quận, huyện, thị xã vào đêm 10/10, duy chỉ có màn bắn pháo hoa nghệ thuật tại SVĐ Mỹ Đình vẫn được tiến hành như kế hoạch. Màn bắn bắn pháo hoa tại Mỹ Đình bắt đầu vào thời điểm kết thúc Đêm hội văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Kim Tân
 
Top