Nỗi buồn vùng lũ...

13
0
0

hieumai1505

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Thương wa, :(( :(( . Bao giờ nhà mình đi Quảng Bình ạ :(
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Dỡ ngói cứu người

TT - Từ tờ mờ sáng 17-10, chúng tôi tìm đến những tâm điểm lũ đợt này ở Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh). Hàng nghìn người dân vẫn còn vật lộn trong biển nước bao la.

100.000 nhà dân chìm trong lũ, 19 người chết, 4 người mất tích

Trẻ em ngồi trên nóc nhà với quần áo ướt đẫm vẫy tay, các cụ già thì lẩy bẩy dưới những mái nhà kêu cứu. Các đội cứu hộ phải dỡ từng mái ngói để đưa người dân đến vùng cao hơn. Rất nhiều người dân khi nghe tiếng cạy ngói đã òa khóc...


Người phụ nữ ở huyện Vũ Quang này bật khóc khi nhóm cứu hộ đến dỡ ngói cứu chị - Ảnh: Văn Định


Hai người đàn ông ở Vũ Quang nỗ lực cứu con heo đang chìm dưới dòng nước lũ - Ảnh: Văn Định


Hàng chục chiếc tivi của bà con gửi anh Nguyễn Văn Nhiếc (thôn Tân Hội, xã Liên Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) sửa chữa trong cơn lũ trước, nay lớp bị trôi sông, lớp thì vỡ theo lực đẩy của lũ cuốn chiều 17-10 - Ảnh: Thái Lộc


Toàn bộ nhà cửa của người dân xã Gia Phố (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) bị ngập chìm trong lũ - Ảnh: Vũ Toàn


Hai cụ già ở xóm Hương Đại, xã Đức Hương, Vũ Quang, Hà Tĩnh nhoài người ra khỏi lỗ thông gió trên tầng 2 để nhận hàng cứu trợ. Ở xã Đức Hương, đàn ông và thanh niên đi làm xa nhiều nên còn lại chủ yếu là người già và phụ nữ chống chọi với lũ - Ảnh: Thuận Thắng


Chị Lê Thanh Hoài và hai con nhỏ ở xã Đức Hương, Vũ Quang phải chịu cảnh đói hai ngày liền, sống nhờ sự chia sẻ của hàng xóm khi đồ đạc trong nhà bị lũ cuốn trôi hết - Ảnh: Thuận Thắng


Để giải cứu bà mẹ liệt sĩ 93 tuổi ở xã Đức Hương (Vũ Quang), một chiến sĩ công an phải cõng chiến sĩ còn lại để chiến sĩ này ôm bà cụ - Ảnh: Văn Định
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Phía sau những ngày đẹp trời

TTCT - Tôi có thói quen giữ lấy những tin tức báo chí, những hình ảnh, sự kiện xảy ra vào đúng ngày các con tôi chào đời, tôi nghĩ khi các con tôi lớn lên chúng sẽ hình dung được cuộc sống này ra sao ngày chúng được sinh ra.

Tôi không dạy các con tôi ngoái lại quá khứ, tôi chỉ tặng chúng một món quà với hi vọng chúng không thờ ơ với cuộc đời này. Chúng sẽ nhìn cuộc sống như một dòng chảy không ngừng nghỉ mà có hôm qua mới có ngày hôm nay, xâu chuỗi những sự kiện và những con người để hiểu vì sao con người gắn bó với cộng đồng đến thế bởi bao mối dây liên kết.

Những cánh tay trổ mái nhà kêu cứu ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khi canô cứu nạn đi qua (ảnh đăng trên Tuổi Trẻ ngày 7-10) - Ảnh: Hữu Khá


Thật buồn, hai đứa con trai của tôi, một đứa chào đời giữa cơn lụt lịch sử của Hà Nội năm 2008, phố biến thành sông, vó câu giăng dọc vỉa hè, người ngồi chậu nhựa bơi đi chợ bằng đôi dép tổ ong.

File mang tên con trong máy tính chứa đựng vô số câu hỏi về một thành phố người sống ở đây đã ngót nghìn năm mà vẫn còn long đong. Một đứa được sinh ra với những tin lũ lụt miền Trung 2010 và bức ảnh lưu niệm là hai cánh tay trẻ em đội ngói giơ lên cầu cứu đăng trên báo Tuổi Trẻ. File mang tên con chắc cũng gần giống một phóng sự thiên tai...

Hẳn chúng sẽ hỏi tôi: mẹ ơi, sao mẹ toàn sinh chúng con vào giữa những đận thiên tai?
Tôi đã nghĩ câu trả lời từ bây giờ, tôi sẽ nói không phải, chỉ là vào sau những ngày đẹp trời mà thôi. Có những cái giá phải trả cho ngày đẹp trời chứ, cuộc đời này điều gì mà không phải trả giá?

Nhưng tôi muốn nói để các con trai của tôi hiểu rằng không phải lúc nào cũng như trong mọi báo cáo thiệt hại người ta thường kết tội trời. Em bé đâu phải đói và sợ dưới mái ngói nếu lũ không lên quá nhanh tới mức kinh hoàng chỉ bởi công trình thủy điện nào đó chậm xả lũ tràn, chỉ bởi những kẻ nào đó vác cưa máy sang tận Lào để tận diệt rừng đầu nguồn chở về bán gỗ lậu?

Người đàn ông đâu phải chết đuối giữa đường nhựa cho dù trời mưa to nước tràn kín mặt đường, nếu nắp cống ga không mất? Người mẹ đèo con gái đâu phải chết cho dù đi giữa cơn bão, nếu nắp cống hộp không cao so với mặt đường trơn đã lật bánh xe? Hay cô nữ sinh đâu phải mất thi thể nếu ngành giáo dục có thông báo kịp thời cho các trường nghỉ học bởi thiên tai?

Và bao giờ mới có bản tin thiên tai cập nhật rằng mưa bao nhiêu milimet thì công chức không nên tới công sở để đảm bảo an toàn, ngập bao nhiêu centimet thì radio và tivi thông báo hướng dẫn người đi đường tránh hướng đi nguy hiểm như ở các nước khác đang làm?

Rõ ràng ông trời không giết họ, nắp cống, nước ngập, dây điện đứt cũng không thể giết họ, nếu...

Trong một xã hội rộng lớn, không có điều gì là ngẫu nhiên, kể cả trúng độc đắc. Bởi nếu không mua vé số thì có may mắn đến mấy cũng chẳng có sự ngẫu nhiên tiền tỉ rơi xuống đầu theo cách trúng độc đắc.

Một thời lẽ nhân - quả chỉ được nói đến như một niềm mê tín tâm linh, chứ chưa bao giờ nó hiển hiện sững sờ như thời thiên tai được mùa. Thậm chí nó sòng phẳng một cách tàn nhẫn. Anh không đốn rừng nhưng vì anh không trồng cây, anh vẫn phải gặt lũ lụt. Anh không ác nhưng bởi anh không bảo vệ những điều thiện, anh sẽ vẫn phải trả giá.

Hẳn cách một người mẹ như tôi nghĩ về thiên tai sẽ có đôi phần lo xa, sống bây giờ sao cho sau con mình khỏi bão.

TRANG HẠ
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

3.000 người bỏ nhà vào hang đá

Thứ Hai, 18.10.2010 | 07:55 (GMT + 7)

(LĐ) - Câu chuyện lũ lụt ở miền Trung năm 2010 này, có nhiều con số và chi tiết mang tính lịch sử.

Mấy mươi năm qua mới có một trận lụt to đến như vậy, thiệt hại ban đầu, riêng tỉnh Quảng Bình có khoảng 50 người chết, số tài sản trị giá ít nhất là 1.900 tỉ đồng (bằng 2 năm tổng thu ngân sách của tỉnh) bị vùi trong nước bạc. Song, riêng chuyện hơn ba nghìn người dân xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá bị nhấn chìm toàn bộ nhà cửa và những... ngọn cây cau, cột điện cao thế trong gần 10m hoặc có chỗ hơn 10m nước sâu để vào trong hang đá lánh nạn - như tổ tiên mình "thời tiền sử" - thì đúng là chưa từng có.

Khi tôi viết những dòng này, thì hay tin, xã Tân Hoá nơi tôi vừa chia tay lại chìm trong biển nước, cả người dân và lãnh đạo địa phương đều chăm chăm một kế hoạch trở về hang đá nếu nước tiếp tục dâng. Nhiều người đã tính dựng lều, xây hũ gạo trong hang đá để thường trực đối phó với thảm họa. Đằng sau sự luẩn quẩn xóm làng - nhà cửa - hang đá thời tiền sử này, là một câu chuyện rất lớn khác về cái cách chúng ta ứng xử với thiên nhiên, đối phó với thảm họa.

6 ngày và nhiều nghìn năm “tiền sử”!

Cách TP.Đồng Hới (tỉnh lỵ Quảng Bình) chừng 130km, xã miền núi Tân Hoá hoang tàn, với những ngôi nhà nằm chỏng gọng sau cơn lũ ác. Mấy chục mạng người bị lũ cuốn trong tỉnh, xã Tân Hoá may mắn không mất một ai; thậm chí, hy hữu thay, trong thời gian sống trên nóc nhà (khi lụt, chỉ có trạm xá và trường học cao tầng của xã là còn nhô lên mặt nước, 100% nhà dân biến mất trong biển nước) và trong hang đá, có 3 đứa trẻ đã được ra đời. Ông Bùi Anh Tuấn - Chánh văn phòng UBND huyện - xác tín điều đó với tôi, rồi kể: “Có người trở dạ, được cán bộ trạm y tế đỡ đẻ, cắt rốn ngay trên mái của nhà trường, xung quanh căng nylon ngăn cơn mưa như trút nước. Người Tân Hoá sống sót, bởi họ túc trực kê bên vách một cái thuyền nan hoặc thuyền tôn. Thế nên, khi nước dâng cao, họ leo cả lên thuyền bỏ chạy”. Cả xã, hơn 3.100 người, không một ai mang được cái gì theo người.


Người già, trẻ em, tại khu vực "hang đá tiền sử" - cả xã Tân Hóa có khoảng 3.000 người phải rời nhà cửa bỏ vào hang sống. Ảnh: Hà Bình

Không có thức ăn, không củi lửa, cũng không có quần áo để thay. Sống sót là may rồi. Từ trong các lèn đá, hang hốc của núi đá vôi, bà con nhìn xuống các xóm của xã mình. Nước lưng nhà, rồi lút nóc nhà, rồi chỉ còn cái ngọn cây cau và nóc trường học nhô lên. Tất cả biến mất như một cơn mơ ác. Mưa mỗi lúc một lớn, mái đá tiền sử không phải là hang sâu, nên không có khả năng che mưa gió. Quần áo ướt suốt đêm ngày, không có quần áo mà thay. Họ nằm run nhong nhóc. Cái đói xâm chiếm dần.

Suốt 2 ngày không có gì ăn, nước dâng đến chân lèn đá, nhưng đó là nước lũ, xác súc vật nổi lềnh bềnh, không uống được. Có người tình cờ đem theo điện thoại di động, gọi kêu cứu, lát sau thì trạm tiếp sóng, trạm truyền thanh đều bị nước lũ làm cho tê liệt. Bà con chỉ biết nằm “chắp tay chờ số phận”. Sau 2 ngày đói khát, thì họ bắt đầu nhìn thấy sự sống, với những chiếc canô của lực lượng cứu trợ rẽ nước tìm vào. “Cán bộ mải miết đi tìm dân, nước trắng trời, dân thì bặt vô âm tín. Dân chúng tôi như là trở về thời nguyên thuỷ rồi, không còn cái gì sót lại ở nơi này cả!” - ông Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá nói với nhà báo trong lúc nước sôi lửa bỏng nhất.

Một vài thứ còn nhìn thấy được trong đại hồng thuỷ, ấy là các mỏm núi trọc, các hang đá tiền sử và những người dân tội nghiệp lay lắt, tím tái. Mì tôm và nước sạch được chuyển lên dè dặt giúp bà con “gặm” mì tôm mà cầm cự. Có người già kiệt sức, lả đi, thế là chính các canô cứu trợ sau khi thả hàng vào cửa hang thì “khênh” luôn người ốm ra tuyến ngoài điều trị. Trẻ em và người già nằm la liệt, nhiều người bị tiêu chảy xanh rớt, thều thào. Cây củi biến thành cọc lều bạt, nylon căng tạm, bạt thủng lỗ chỗ, trong lều cũng như ngoài trời; bệnh đau mắt đỏ, sốt dịch, tiêu chảy bắt đầu hoành hành, bà con không được tắm giặt, thay quần áo suốt gần 1 tuần, họ phóng uế ở ngay gần khu trú thân. Canô cứu trợ đi đến đâu cũng thấy tiếng gào khản giọng, những bàn tay vẫy lên kêu cứu; xác lợn chết, trâu, bò chết nổi lềnh bềnh nhiều trăm con.

Ông Sơn - một người dân Tân Hoá ở trong lèn đá - bảo, có lẽ suốt đời ông bị ám ảnh bởi cảnh ông và bà con đói quá, vớt một con trâu chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước lũ về rồi xẻ thịt, nướng ăn trong lèn đá. Họ cầm cái chân trâu chết, hơ vào lửa lom dom lá lẩu, chờ nó chín “tai tái” rồi chia nhau ăn. Bởi, suốt những ngày đói rét, sợ hãi, tuyệt vọng, nếu không ăn thì “cách gì mà sống làm người được”. 2 ngày sau, huyện mới tìm thấy dân để “ném” mì tôm vào cửa lèn đá, bấy giờ nhiều cháu bé mệt lả, đói đến mức phải cạy miệng cháu ra, bơm sữa vào để cứu.

Những đứa trẻ sinh ra trên mái nhà!

Một ông bố trẻ bảo, anh đang tính sẽ đặt tên đứa trẻ được sinh ra trên mái nhà, vào thời điểm cuối năm 2010 này là “Lũ Lụt” để làm kỷ niệm, giống như thời gian khó ta từng có quá nhiều người được sinh ra, rồi đặt tên là Ruộng, Đồi, Chiến Thắng... (vì được sinh ra khi người phụ nữ đang đi làm ở ngoài đồi, ruộng, trong khi tất cả chung sức đánh thắng kẻ thù...). Ông Chất - Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá - vừa triết lý về đứa trẻ đẻ trên mái nhà, vừa lo lắng về việc nước rút rồi, vài tháng sau bà con không biết lấy gì sinh sống, ngoài việc ngồi chờ tiền, hàng cứu trợ, bởi ngô lúa giống, tư liệu sản xuất, trâu bò, lợn gà, tiền bạc của nả... trôi theo lũ hết sạch.

Đứng trong lèn, tôi vẫn trông thấy cái cột điện cao thế thò một đầu mẩu lên giời mà. Anh Huy sống ở thôn 2, xã Tân Hoá, với 65 hộ dân. “Nước lên nhanh đến mức chúng tôi chỉ kịp chạy thoát thân. Chui vào hang đá, rồi cứ leo mãi lên đỉnh dốc, nước ở sau chân. Suốt 6 ngày, khổ nhất là cháu bé con anh Trương Quốc Anh, nó mới được 1-2 ngày tuổi, chưa kịp đặt tên, chưa khô cuống rốn, đã phải vào hang. Mẹ cháu (chị Tuyết) ướt suốt ngày đêm, nằm khóc ủ con trong bụng, bà con thương lắm, cũng chẳng biết làm sao - anh Huy nói. “Điều anh lo nhất lúc này là gì?”; mân mê những mẹt ngô giống bốc mùi thum thủm chỉ có thể nghiền ra cho gia súc ăn, xách túi gạo “cứu tế” bé xíu, ngồi bên ngôi nhà gỗ rách bươm tơi tả, anh Huy thẳng thắn: “Tôi sợ nước sẽ dâng lên, lại phải vào hang đá một lần nữa, lại đói khát và lại nghĩ rằng mình sẽ chết vì đói”.


Một lán căng nylon của người Tân Hóa ở trong lèn núi, khi mà 100% các ngôi nhà của họ "biến mất" trong biển nước. Ảnh: Hà Bình

Nỗi ám ảnh “trở về thời nguyên thuỷ”

Mưa lớn tiếp tục đổ nước, nước dâng cao, bà con sống trong thung lũng rộng, cửa thoát nước chui qua một lèn đá bị ứ lại, nếu trời còn mưa to hơn, có khi chính các hang đá tiền sử như ốc đảo cứu nhiều nghìn “dân đen” kia cũng bị ngập nốt. Vì sao có sự dồn ứ lớn đến vậy ở khu vực thung lũng mà từ nhiều đời nay bà con vẫn sinh sống khá an toàn như thế? Phá rừng, việc con người ứng xử với môi trường mang tính tiêu cực làm thay đổi dòng chảy của sông suối? Các lèn đá cửa hang bị bồi lấp do xói mòn, thay đổi địa hình địa mạo? Chúng ta phải làm gì, để khi rừng không còn giữ được nước mưa như thế, sông suối không thoát được như thế, mà bà con vẫn sống, thay vì vào hang đá tiền sử với những “trải nghiệm” kinh hoàng? Di dân hay làm nhà vượt lũ? Hay làm nhà trong lèn, hang đá để “xây dựng cơ sở vật chất” cho việc thường niên vào hang chạy “giặc nước”?

Khi Chánh văn phòng Bùi Anh Tuấn kể về 3 đứa trẻ được sinh ra trên nóc nhà, rồi việc bà con mấy nghìn người trở về trong hoang tàn, thậm chí giấy tờ tùy thân, sổ đỏ nhà đất cũng không còn, tôi chợt thấm thía hơn về những sang chấn tinh thần sau thảm họa “bồng bế nhau lên họ ở hang” tại Tân Hoá. Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người ngơ ngác, hoảng loạn, ám ảnh vì cảm giác cuộc sống quá bất an, trong phút chốc thiên nhiên tàn độc đẩy con người vào đói khát tận cùng, màn trời chiếu đất theo đúng nghĩa đen, giữa sự gào thét của lũ, sự ô nhiễm và tật bệnh không tưởng tượng nổi. Hoá ra, những mất mát, tổn thương từ câu chuyện kỳ dị của thế kỷ 21 (hơn 3.000 người bỏ nhà vào hang đá) kia lớn và đáng xót xa chẳng kém những thiệt hại vật chất có thể trông thấy bằng mắt thường!

Chị Trương Thị Dung - 28 tuổi, nhà ở thôn 1, xã Tân Hoá kể: “Nước lên nhanh, chồng em đi vắng xa, em và 2 đứa con - thằng Thành 4 tuổi, thằng Thắng 2 tuổi - được bà con cho đi nhờ thuyền chạy khỏi... nóc nhà. Mẹ con em, mỗi người chỉ có duy nhất bộ quần áo đang mặc trên người, tùy theo mưa gió, cứ ướt lại khô, khô lại ướt suốt 6 ngày đêm ở trên núi đá. Đêm ngày em chỉ nằm ôm con, con khóc em cũng khóc, mấy ngày bị đói, em không thấy đói vì thương con. Bây giờ trở về nhà, không còn cái gì, kể cả mấy đồng tiền tích cóp trong hòm giữa nhà cũng bị trôi sạch. Sống bằng gạo và mì tôm cứu trợ, mẹ con em cứ nấu cơm, lấy mì tôm “luộc” lên, thả gia vị vào làm canh, sống qua ngày”.

(Đỗ Doãn Hoàng)
 
83
0
0

mẹ K.O.M

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Đọc mấy bài viết của Metyruoi và Mường Tè mà thấy thương miền Trung quá. Bây giờ nước ngập sâu hơn 10m, bao giờ cho nước rút hết đây?????????? :( Nước rút rồi thì sống thế nào đây khi trong nhà "vương không nhà trống", rồi lại bệnh dịch hoành hành nữa chứ.:(:(:(
Thật không dám nghĩ tiếp nữa vì quá buồn :(
Mong sao ông trời đừng mưa nữa, mong cho nhanh đến cuối tuần :cstt08:
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

07:43 | 19/10/2010


Kinh nghiệm chống lũ phá sản

>> 54 người chết và mất tích vì mưa lũ
>> Dân vùng lũ bám nóc nhà kêu cứu

TP - Xã rốn lũ Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) vừa phải chống chọi 2 cơn lũ lịch sử. Trước đây, chính quyền địa phương đề xuất phương án hỗ trợ di dân, mua thuyền cứu hộ, cứu nạn... nhưng chưa nhận được hồi âm.


Lực lượng cứu hộ giúp dân đưa trẻ sơ sinh thoát khỏi vùng lũ dữ ở Hương Khê, Hà Tĩnh . Ảnh: TTXVN


Ông Cao Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy xã, thiểu não: “Chúng tôi giờ trở lại năm 1945 rồi”. Hầu hết tài sản của người dân mất trắng, 95 ngôi nhà bị sập, gần 700 con trâu bò và hàng ngàn con lợn chết, lúa gạo không còn lấy một hạt để ăn…

Phó Chủ tịch huyện Minh Hóa, ông Đinh Hồng Hộ, tỏ ra nuối tiếc: “Tân Hoá là hình mẫu trong xóa đói giảm nghèo, làm ăn kinh tế của huyện Minh Hóa, là xã đầu tiên trong huyện xin rút khỏi chương trình 135 của Chính phủ. Năng suất trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của xã luôn dẫn đầu huyện, chỉ còn lại 4% hộ nghèo. Sau 2 trận lũ lụt, nay Tân Hoá trở lại thời kỳ năm 45, 100% hộ đói”. Theo ông Hộ, cái đói ở Tân Hóa sẽ kéo dài gần 1 năm, còn để xã trở lại bình thường, phải mất 5 năm.

Hằng năm, phải gánh chịu từ 2 đến 3 trận lũ lụt nên người dân Tân Hóa được xem là “có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống”. Tuy nhiên, trong trận lũ lụt vừa rồi, mọi kinh nghiệm, không thể áp dụng.

Bà Cao Thị Hiên (65 tuổi) ở thôn 3 ngao ngán: “Kinh nghiệm của người dân chúng tôi cũng chỉ đến mức là cất trữ nước uống, lương thực, di chuyển tài sản và người lên tra (gác xép của nhà cấp 4) để tránh lũ. Nhưng năm nay ai ngờ nước lút nóc, ngâm cả tuần, may mà người còn chạy được vào hang đá”.

Ông Bình và ông Hộ đều đưa ra 2 phương án chống lũ: nâng trụ sở ủy ban, trạm xá, trường học lên thành nhà 5 tầng, hoặc di dời toàn bộ dân của 4 thôn ngập sâu nhất đi nơi khác.

Theo ông Bình, phương án xây nhà cao tầng chỉ có thể cứu được dân, người dân sẽ mất tài sản, chịu cảnh đói kém sau lũ. Còn phương án di dân thì quá tốn kém (khoảng 100 tỷđồng), ngân sách của huyện, tỉnh không thể đáp ứng.

“Nếu có vốn, chúng tôi sẽ di dời khoảng 300 hộ dân lên vùng gò đồi, dân địa phương gọi là gò Sy và Phay Rỏ. Đây là một vùng đồi đang trồng bạch đàn, cách trung tâm xã chừng 3km, ở đây chưa bao giờ ngập lụt. Nhà nước nên có phương án hỗ trợ di dân, chứ mỗi trận lũ như thế này, Nhà nước và nhân dân cũng mất cả trăm tỷ đồng”, ông Bình nói.

Theo báo cáo nhanh của Ban PCLB Quảng Bình, đến 16 giờ, ngày 18-10, trong trận lũ thứ 2, toàn tỉnh có 7 người chết, 3 người bị thương, gần 54.000 ngôi nhà bị ngập. Còn 25 xã vẫn bị ngập trong lũ. Ước tính thiệt hại là 402 tỷ đồng.
Khác với Tân Hóa, lãnh đạo và người dân vùng cồn bãi xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch lại mong muốn được Nhà nước hỗ trợ phương tiện đi lại trong lũ. Phương án 4 tại chỗ trong trận lũ vừa rồi không thể phát huy vì không có phương tiện. Xã có đến 4 thôn cồn nổi mà lãnh đạo xã không có một chiếc thuyền công để đi lại trong mưa lũ.

“Mỗi lúc nước lũ về, chúng tôi muốn sang cứu dân ở vùng cồn bãi mà không thể, vì không có phương tiện, xã đã nhiều lần đề xuất nhưng chưa thấy”, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Minh Hoàng Ngọc Thắng nói.

Theo ông Thắng, hữu hiệu nhất là cấp cho mỗi thôn khoảng mươi chiếc thuyền loại nhỏ để người dân chủ động cứu nhau trong lũ. Như Cồn Nâm là thôn làm nông nghiệp, dân không có thuyền, muốn cứu nhau là phải trầm mình, bơi trong nước lũ.

“Dân chúng tôi mà được mươi chiếc thuyền loại nhỏ, chèo tay, mỗi khi nước lên lãnh đạo các cấp có thể kê cao gối ngủ”, ông Nguyễn Phúc Hành ở thôn Cồn Nâm nói.
(Theo Hoàng Nam - Tienphong online)
Lại một bài học về 4 tại chỗ... Hiệu quả phòng chống lũ sẽ cao hơn khi người dân được cấp cái họ cần..:(:(:(
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...


Nước ngập gần hết cột điện - ảnh Hà Khoa

....(vnexpress) Ông Hoàng Công Lý, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, đợt lũ này Hương Khê có 2 người chết, 20 người bị thương. 9 xã gồm Phương Mỹ, Hà Linh, Phương Điền, Hòa Hải, Hương Đô,… đang bị cô lập. Toàn bộ hàng cứu trợ của đợt lũ thứ nhất cũ bị nước cuốn trôi khiến người dân thiếu trầm trọng lương thực, thực phẩm, nước uống và thuốc chữa bệnh.

“Người dân đang suy kiệt vì phải chống chọi với lũ liên tiếp”, ông Lý thở dài.

Ôi trời ơi, tối qua xem chương trình thời sự xong không ăn nổi cơm nữa. Nước lũ ngập mái nhà, hàng trăm nghìn người bị lũ bủa vây, không đồ ăn, thức uống, không quần áo khô để mặc mà có vài cái cano, xuồng máy ì ạch chạy đi cứu hộ=((. Lại nhớ đến 33 thợ mỏ ở Chi Lê...
 
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Miền Trung ngập trắng

QĐND Online – Miền Trung đang phải đối mặt với trận mưa lũ lịch sử. Tại các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An và đặc biệt là Hà Tĩnh nhiều xã, huyện đã bị cô lập do đường giao thông bị mưa lũ nhấn chìm, làm hư hỏng. Chiều 18-10, mực nước ở nhiều địa bàn trên tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình đã rút bớt. Tuy nhiên, những trận mưa lớn kéo dài suốt chiều, đêm ngày 18 và sáng ngày 19 đã làm cho nhiều điểm tái ngập.

Giao thông bị chia cắt, phương án vận chuyển, thả hàng cứu trợ bằng trực thăng đã được lập và tiến hành. Tuy nhiên, do mưa to, địa điểm tập kết hàng bị ngập nên phải đến trưa ngày 19-10, máy bay trực thăng VN-4816 của Công ty Trực thăng miền Bắc (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam) mới cất cánh đem hàng đi cứu trợ đồng thời đưa Trung tướng Nguyễn Hữu Cường, Tư lệnh Quân khu 4 và Chủ tịch UNND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã đi thị sát tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Online xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về chuyến đi và tình hình ngập lụt tại Nghệ An và Hà Tĩnh.


Cô lập hoàn toàn trong nước lũ

Các tuyến đường liên xã, huyện đều bị ngập

Vận chuyển hàng cứu trợ lên máy bay

Trung tướng Nguyễn Hữu Cường cùng tổ bay bàn phương án bay và cứu trợ

Nhiều khu nước vẫn ngấp nghé mái nhà

Sáng 19-10, một số nơi nước lên trở lại

Một đoạn đường sắt bị mưa lũ cuốn trôi (trên địa bàn Hà Tĩnh)

Nhiều khu vực của thành phố Vinh vẫn bị ngập

Một số xã của Nghệ An vẫn bị cô lập trong nước

Thả hàng cứu trợ xuống cho người dân bị lũ

Xuân Dũng (thực hiện)
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Mấy bức ảnh này là của các bạn chụp trong chuyến đi cứu trợ miền Trung tối thứ 6 tuần trước (lịch đi cũ của nhà mình). Các bạn ấy bị kẹt ở Hà Tĩnh, đi thuyền vào vùng rốn lũ bị lật thuyền, may quá toàn con trai, biết bơi nhưng cũng bị ngâm nước 2 tiếng đồng hồ mới có xuồng đến cứu. Tối thứ Hai mới ra đến Hà Nội.


Di chuyển bằng xe tải


Thành phố tắt đèn tối om


Bơi thuyền tự chế trong thành phố


Bè chuối để chở đồ đạc


Hàng cứu trợ chủ yếu là mỳ tôm


Ông cụ bị ốm, được đội cứu hộ cõng ra cano đi lánh nạn


Một chiếc xe tang từ Nam ra Bắc bị kẹt lại
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Hương Sơn: Chưa hết lũ, lại sạt núi!

Trong khi cả tỉnh đang gồng mình chống lũ thì rạng sáng 19/10, một dải đất từ núi Nầm đã sạt xuống, đe doạ tính mạng của nhiều hộ dân xóm 1 xã Sơn Thủy (Hương Sơn - Hà Tĩnh).
Tại hiện trường, toàn bộ phía tây núi Nầm đã tạo thành một số vết nứt kéo dài. Nhiều vị trí vết nứt tạo thành dòng thác tuôn hàng trăm khối đất đá đổ vào nhà dân gây thiệt hại lớn.
Các lực lượng cứu hộ giúp dân nạo vét bùn đất...Ông Phan Đình Long, một hộ dân bị đất ùn cả vào nhà, kể: “Trong khi chúng tôi đang ngủ thì nghe những âm thanh rầm rầm đổ phía sau nhà. Hàng ngàn khối đất đá bất ngờ đổ sập lấp đầy vườn, khiến nhiều người dân bỏ chạy tán loạn trong đêm”.
Khoảng 50 chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) thuộc Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc Bộ (Cục CSCĐ – Bộ Công an) phối hợp với các chiến sỹ công an huyện Hương Sơn cùng với chính quyền địa phương đã kịp thời có mặt tại hiện trường, vây chặn những vùng nguy hiểm và sơ tán dân.
... và đóng cọc kè khống chế đất sạt lởCác hộ dân ở đây cho biết, từ năm 1978 đến giờ chưa hề xảy ra hiện tượng này. Hiện nay, một phần đất đá trên ngọn núi này đã mềm mục, rất dễ trôi trượt. Chỉ cần một lượng mưa tương đối tác động vào thì có thể hàng vạn khối đất đá này sẽ sập lấp hàng chục nhà dân. Nhiều người dân đang nơm nớp lo sợ hiện tượng bất thường này!
Chính Thu
http://baohatinh.vn/home/xa-hoi/huong-son-chua-het-lu-lai-sat-nui/1k53215.aspx
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Cẩm Xuyên chìm trong biển lũ lịch sử

Mưa lớn kéo dài liên tục, cộng với việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác đã khiến Cẩm Xuyên bị nhấn chìm trong biến lũ mấy ngày nay. Trên 11.500 hộ dân với 42.000 nhân khẩu ở 156 thôn của 23/27 xã, thị trấn bị ngập lụt, trong đó có 6 xã bị chia cắt hoàn toàn...
Nước Kẻ Gỗ vẫn xả đều đặn 430m3/giây nên lũ ở Cẩm Xuyên có chiều hướng tiếp tục tăng. Chiều 19/10, ở Cẩm Vĩnh, Cẩm Duệ, Cẩm Mỹ, Cẩm Thành... hàng ngàn ngôi nhà ngập chìm đến mái; dân tình đang nháo nhác sơ tán lũ...
Người dân Tân Cần (Cẩm Thành) sơ tán lợn khỏi vùng lũMột trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhât của trận lũ này là xã Cẩm Thành. Đến chiều 19/10, nước lũ vẫn ngập sâu hàng mét; nhiều xóm ngập chìm trong bao la biển nước. Thôn Vĩnh Cần, Tân Cần, Tây Thành... bị chia cắt hoàn toàn; người dân đang tiếp tục chạy lũ. Ca nô, thuyền đang tiếp tục chở mì tôm, nước uống vào tiếp viện cho hàng trăm người đang mắc kẹt giữa bao la biển nước.
Ông Nguyễn Minh Tiến, 73 tuổi ở thôn Vĩnh cần vừa từ thuyền bước xuống, trên vai vác một bao rơm đi cứu đói cho trâu, hổn hển: “Trôi hết rồi chú ơi. Trâu bò, gà lợn, lúa gạo, đồ đạc trôi sạch rồi. Mấy năm trước đều xả lũ nhưng có ngập sâu và ngâm lâu thế này đâu. Cứ nghĩ chỉ lũ nhỏ như các đợt trước nên chúng tôi chủ quan, sau đó thì trở tay không kịp. Hàng trăm con lợn, hàng ngàn con gia cầm xóm này trôi hết sạch”. Anh Thành, một công dân Vĩnh Cần cho biết: “Nhiều nhà trong xóm có những con trâu mộng có giá từ 17-20 triệu đồng cũng không cách gì cứu nổi, đành thả cho trâu bơi đi, may ra nó thoát...”.
Xã Cẩm Mỹ chìm trong lũChiều 19/10, tại tuyến đường nhựa nối từ thôn Tân Cần, Vĩnh Cần, Tây Thành ra quốc lộ 1A, người dân vẫn đang nhốn nháo chạy lũ. Một người phụ nữ trạc 50 tuổi khóc đứng khóc ngồi khi biết bà chị gái bị kẹt trên nóc nhà từ lúc tối đến nay vẫn chưa ra được. Bà nóng ruột chạy đến khi mỗi chiếc thuyền từ vùng lũ cập bến nhưng đều thất vọng vì không thấy chị. Tại thôn Tây Thành, một bà cụ xấu số chết đã 3 ngày rồi nhưng không có cách gì để táng.
Không chỉ Cẩm Thành, nước lũ cũng nhấn chìm trên 1.000 hộ dân ở Cẩm Duệ từ mấy ngày nay. Nhiều xóm ngập sâu đến gần 2 mét. Trụ sở UBND xã Cẩm Duệ cũng ngập đến trên 1,5 mét. Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ, ông Hà Huy Triền cho biết: “Nhân dân cũng chủ quan, không nghĩ sẽ có cơn lũ lớn như thế này, vì vậy nên khi lũ lên, nhiều nhà trở tay không kịp. Thóc gạo, lương thực bị ướt khá nhiều. Hiện rất nhiều hộ cần cứu trợ mì tôm bởi mất điện, không có bếp gas nên nếu có gạo cũng không biết lấy gì mà nấu trên biển nước này. Hiện chúng tôi đang được lực lượng bộ đội và dân quân xã Cẩm Nhượng dùng thuyền ứng cứu; chuyển phát mì tôm đến tận từng nhà để cứu nhân dân trong những ngày khốn khó này”.
Nhà bà Võ Thị Tịnh ở xóm 10 Cẩm Duệ bị sập, chìm trong nướcSát với Cẩm Duệ là xã Cẩm Mỹ, cũng đang chìm sâu trong nước. Xã Cẩm Mỹ bị cô lập hoàn toàn; muốn tiếp cận, chỉ có cách duy nhất là đi bằng xuồng hoặc thuyền. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục vượt lũ để đưa mì tôm, nước uống cứu trợ nhân dân. Em Nguyễn Thị Mỹ đang đi làm thuê cho một quán ăn ở thành phố, nghe tin lũ đã chạy về nhưng không thẻ về được, mếu máo: “Nhà em làm hơn một mẫu đất, vụ vừa rồi được hơn 1 tấn cả đậu cả lạc nhưng mẹ em chưa bán định trữ đến tết bán cho được giá, ai ngờ, lúc tối mẹ gọi điện bảo, nước lên nhanh quá, không trở kịp, chỉ chuyển vội được vài tạ đi gửi, còn lại bị ướt sạch trơn. Thật khổ!”
Một số ngôi nhà ở xóm 4 Cẩm Vĩnh gần như ngập hoàn toànXã Cẩm Vĩnh đến chiều tối 19/10 vẫn ngập chìm trong biển nước. Các thôn 1,2,3,4 là những thôn ngập sâu nhất. Ngay bên đường tránh cũng có những ngôi nhà ngập sâu chỉ còn mấy lớp ngói. Anh Nguyễn Tâm Trình, cán bộ tư pháp xã Cẩm Nhượng lên tăng cường hỗ trợ nhân dân Cẩm Vĩnh cho biết:’ Chúng tôi đưa lên đây 6 thuyền, 14 người để giúp Cẩm Vĩnh từ 3 ngày rồi. Hiện tại ở xóm 1, xóm 2 đang có nhiều người trú trên nóc nhà để bảo vệ tài sản. Có những nhà ở những vùng rất khó tiếp cận nhưng nhờ thuyền nhỏ và với kinh nghiệm sông nước của dân biển, dân quân chúng tôi vẫn tiếp tế được cho họ, không để trường hợp nào thiếu đói...”.
Trường Tiểu học Cẩm Duệ bị ngập sâuTheo Bí thư huyện ủy Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Huyên: Cơn lũ lịch sử kéo dài mấy ngày liền này đã gây thiệt hại cho Cẩm Xuyên ít nhất trên 85 tỷ đồng. Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết và cuốn trôi; hàng chục tấn lương thực bị hư hỏng; hệ thống điện – đường - trường - trạm bị thiệt hại nặng nề...
Với lực lượng 12 chiếc xuồng máy, hàng chục chiếc thuyền nhỏ, 50 ô tô các loại và tren 150 cán bộ, chiến sỹ công an, bộ đội, biên phòng Quảng Bình... mấy ngày nay, chúng tôi đã ứng cứu kịp thời; đưa các hộ trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; tiếp tế trên 15 tấn mì tôm, 6.000 lí nước uống cho người dân”.
Lực lượng cứu trợ chuyển mì tôm cho nhân dân Cẩm VĩnhCẩm Xuyên vẫn đang ngập chìm trong biển nước. Hàng ngàn con người vẫn đang phải chống chọi với lũ; công tác ứng phó với lũ vẫn đang được tiến hành khẩn trương...
Chính Thu - Nguyễn Oanh
http://baohatinh.vn/home/xa-hoi/cam-xuyen-chim-trong-bien-lu-lich-su/1k53212.aspx
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

"Nắm cơm ấm lòng! "...

Sau nhiều ngày chống chọi với thủy tặc, người dân vùng lũ đang phải đối mặt với đói rét, thiếu ăn và uống! Hơn lúc nào hết, người dân vùng lũ đang cần lắm những "nắm cơm ấm lòng"...
Tập trung cứu trợ
Ở xã Đức Hương (Vũ Quang - Hà Tĩnh), tình hình cứu trợ đang được tiến hành khẩn trương nhờ sự trợ giúp của lực lượng quân đội, cảnh sát đường thủy. Thay vì đưa hàng vào xã, hôm qua UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng đưa hàng cứu trợ về thôn để xóm trưởng phát trực tiếp cho người dân.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thế Đàm trao hàng cứu trợ cho nhân dân xã Hòa Hải (Hương Khê)Sau bốn ngày ngâm lũ, tinh thần của người dân Vũ Quang gần như suy sụp. Thậm chí, nhiều người không muốn ngồi dậy nhận mì tôm khi cán bộ thôn đưa mì cứu trợ vào tận nhà. Tại thôn Liên Hòa, hơn 200 người dân đến tránh lũ ở cung đường sắt thanh niên Duyệt Hòa ngồi nép mình trong căn phòng chật ở tầng 2. Mấy ngày qua lương thực cứu trợ chưa đến được, họ được Cục đường sắt cho vay 5 yến gạo an tạm.
Giám đốc Trung tâm y tế huyện Vũ Quang Lã Đức Bông cho biết: “Sau nhiều ngày ngâm nước, dịch bệnh tuy chưa xuất hiện, nhưng sức khỏe người dân đang bị đe dọa. Trong cộng đồng nhiều người đã bị mắc bệnh nước ăn chân và các chứng viêm nhiễm ngoài da”.
Đến chiều tối qua, nước lũ lại có dấu hiệu hạ xuống nhưng không đáng kể. Tình trạng úng ngập đang xảy ra ở hơn 80% địa bàn dân cư. Phó Bí thư Huyện ủy Vũ Quang Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: “Đến thời điểm này đã cứu trợ cho dân hơn 7000 thùng mì tôm, nước uống. Hiện, huyện vẫn đang trực chiến, sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu nhân dân bởi nước lụt vẫn chưa rút hết. Riêng trong đêm nay chúng tôi có thể tiến hành di dời dân để tránh báo số 6.”
Nhân dân vùng lũ đang cần lắm những "nắm cơm ấm lòng"Tương tự, 22/22 xã, thị trấn của huyện miền núi Hương Khê đến tối qua vẫn còn bị ngập chìm trong nước. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, Hương Khê phải hứng chịu lũ kép. Trận lũ sau cao hơn mức lũ lịch sử năm 2007 và năm 1960 khoảng 0,5 mét.
Thiếu tướng, Phó Tư lệnh QK 4 Nguyễn Văn Học cho biết: “Trước tình hình lũ lụt xẩy ra, Quân khu 4 đã quyết định đặt Sở chỉ huy tiền phương chỉ đạo công tác khắc phục lụt bão cho tỉnh Hà Tĩnh ở huyện Vũ Quang. Trong bốn ngày qua đã huy động gần 5.000 cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang (kể cả tại chỗ) cùng gần 100 phương tiện cứu hộ (riêng huyện Hương Khê huy động 1.465 người, 14 xuồng cứu hộ) để tập trung cứu trợ cho miền Tây Hà Tĩnh. Ngày 19/10, lực lượng cứu hộ QK 4 tiếp tục đưa thêm một số xuồng VS 1.500 đến Hương Khê để phục vụ công tác cứu trợ. Các lực lượng cứu trợ đã tiếp nhận và đưa xuống các vùng lũ lụt huyện Hương Khê gần 20 tấn mì tôm, cùng nước uống.
"Nắm cơm ấm lòng"
Với phương châm “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, đồng bào ở những nơi cao ráo thuận lợi đã cưu mang những gia đình ngập lụt. Đến Hòa Hải, chúng tôi cảm động nhìn những bữa cơm muối vừng tập thể đầy vui vẻ của “đại gia đình” hàng trăm người sơ tán với gia đình các chị Phan Thị Thi, Nguyễn Thìn ở xóm 9. Những ngôi nhà gỗ đơn sơ, rộng hơn 100 m2 nhưng chứa hơn 100 người sơ tán và đồ đạc, chủ nhà còn san sẻ đồ ăn, chổ ở thuận lợi cho những người ốm đau, già cả. Chị Trần Thị Văn ở xóm 8, với đứa con ba ngày tuổi sơ tán lên nhà bác Hùng (xóm 9), được gia đình nhường hẳn chiếc giường ở trong buồng cho hai mẹ con...
Tuy nhiên, khi đến một số địa phương bị ngập sâu của huyện Hương Khê vẫn thấy lượng mì tôm cứu trợ cho người dân là quá ít so với yêu cầu cứu đói, nhất là các vùng bị ngập lụt lâu ngày như Phương Mỹ, Hà Linh, Hòa Hải, Phương Điền, Phúc Đồng, Gia Phố, Hương Giang, Hương Đô, Lộc Yên... Nếu chỉ tính mỗi nhà ngập lụt cấp một thùng mì tôm, thì 20 nghìn hộ bị ngập lụt trong toàn huyện cần đến 60 tấn mì tôm. Nhưng trong bốn ngày qua mới đưa xuống được 20 tấn. Không chỉ cái ăn, nguy cơ thiếu cái mặc cũng đang xẩy ra ở nhiều vùng ngập sâu. Quần áo, chăn màn hoặc bị ướt hoặc bị lũ cuốn trôi.
Phương Mỹ và Hà Linh là hai xã được mệnh danh là “rốn lũ” của Hương Khê đã mấy ngày nay những vẫn bị cô lập hoàn toàn. Nước lũ lên gần sát cầu đường sắt, cầu đường bộ nên việc cứu trợ còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho biết: “Hiện muốn đưa hàng hóa vào các xã này đều vận chuyển bằng đường thủy và phải “tăng bo” qua nhiều đoạn và nhiều phương tiện. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ thiếu đói và thiếu quần áo mặc sẽ tiếp tục diễn ra.”
Tự cứu mình, trước khi trời cứu, lúc này Hương Khê cần sớm phát động phong trào “Nắm cơm ấm lòng” trong đại bộ phận nhân dân. Theo ông Trần Lê Sáng, huyện sẽ phát động phong trào huy động các đoàn thể, mặt trận ở các vùng không ngập lụt, ngập lụt ít nấu cơm nắm cùng muối vừng, góp quần áo gửi xuống những vùng bi ngập sâu và cô lập dài ngày. Và hơn lúc nào hết, phong trào “Nắm cơm ấm lòng” cần được phát động trong phạm vi cả nước để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.
Quang Linh
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Sao dân vẫn phải bám trụ nóc nhà?

TP - Cảnh bà con các tỉnh Bắc Trung bộ chới với trên nóc nhà, ngọn cây, rồi bì bõm lội tay không giữa nước đục cuồn cuộn, cho thấy việc phòng chống lũ nơi đây đang có vấn đề.


Rất nhiều thuyền cứu lụt gác trên mái chợ xã Quế Ninh (huyện Quế Sơn, Quảng Nam). Ảnh: Trần Tuấn



4 tại chỗ ở đâu ?

Ở Quảng Nam và nhiều tỉnh Trung Trung bộ, trừ một số điểm thấp lụt sát sông gần suối, và khi lũ quét bục về quá nhanh, mới bắt gặp đây đó cảnh dân leo lên nóc nhà kêu cứu. Còn lại đa số người dân vừa di chuyển tài sản, sơ tán người, vừa cứu vớt nhau bằng thuyền rất hiệu quả, trước khi những chiếc canô cứu hộ, cứu trợ có thể can thiệp.
Về các địa phương, có thể thấy nhà nào cũng gác trên mái một hoặc vài chiếc thuyền nan. Nhiều khu chợ, và trường học trên mái cũng có cả chục chiếc thuyền làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khi cần. Bởi vậy hầu hết tai nạn chết người xảy ra trong các đợt lũ phần lớn do chủ quan, bất chấp nguy hiểm để vớt tài sản, vật nuôi, vớt gỗ củi; trẻ em bất cẩn khi đi học và những người đào đãi vàng trên núi… chứ không phải đột nhiên bị lũ cuốn.
Bởi vậy thật lạ lùng, và đau xót, khi nghe từ lãnh đạo tới người dân vùng thấp lụt gần sông Quảng Minh (Quảng Trạch, Quảng Bình) than thở, rằng giá như xã “có được mươi chiếc thuyền loại nhỏ, chèo tay, mỗi khi nước lên lãnh đạo các cấp có thể kê cao gối ngủ” (Bài Kinh nghiệm chống lũ phá sản – báo Tiền Phong ra ngày 19-10).

Ở Đà Nẵng, Quảng Nam và gần đây là Thừa Thiên – Huế, sau trận đại hồng thủy năm 1999-2000, một loạt nhà tránh lũ đa năng đã được xây dựng ở những vùng thấp lụt nhất. Như nhà tránh lũ được xây dựng ở thôn An Lưu (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn), nơi trận lũ cách đây 10 năm từng nhấn chìm cả những ngôi nhà cao nhất làng. Sau thiệt hại nặng nề đó, nhà tránh lũ sức chứa 300 người có tích đủ lương thực, nhu yếu phẩm trong vòng 1 tuần và đã phát huy hiệu quả.


Nhà tránh lụt cho 300 người dân ở thôn An Lưu (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) .



Không chỉ tìm cách sống sót trong lũ dữ, người dân Quảng Nam và các tỉnh lân cận đúc rút từ xương máu bài học giữ tài sản bằng cách thay đổi kết cấu nhà cửa. Một ngôi nhà rẻ tiền ngang nhà cấp 4, chỉ cần làm bộ khung bê tông thật cao và thật vững, trên cùng làm gác xép cất tài sản lương thực…

Phần nhà dưới làm nơi ăn ở sinh hoạt, với những bức tường “tạm bợ” bằng ván hoặc thưng kín bằng vật liệu nhẹ, đơn giản. Lũ ập về là dỡ ván, nước băng qua không có vật cản nên không thể công phá làm đổ hoặc xiêu nhà.

Nhìn lại nhà dân ở vùng lũ Hà Tĩnh, Quảng Bình…, rõ ràng là không có được những kinh nghiệm trên. Người dân không ý thức được điều đó, mà chính quyền, các đoàn thể nhiều nơi cũng thiếu sự quan tâm học hỏi các nơi để giảm mất mát, thiệt hại cho dân.

Với nhiều tỉnh Trung Trung bộ liên miên đối mặt bão lũ, công cuộc di dân khỏi những vùng sạt lở, sông suối, biển hồ xung yếu năm nào cũng được thực hiện với con số khổng lồ, lên tới hàng triệu hộ dân. Báo chí liên tục phản ánh. Nhưng nhìn lại, công cuộc di dời dân đến nơi an toàn của các tỉnh Bắc miền Trung hầu như vẫn im hơi lặng tiếng?

Mất mát đau xót vì lũ lụt những ngày qua đang chứng tỏ bài học 4 tại chỗ cũng chỉ là “giẫm chân tại chỗ”.

CSGT ở đâu?


Phải có CSGT chỉ đường.


Vụ chiếc xe khách lao xuống lũ xoáy giữa lúc tờ mờ sáng ở Hà Tĩnh khiến dư luận đặt câu hỏi: Lúc ấy CSGT và các lực lượng chức năng đang ở đâu ? Hoặc nếu có mặt, có sự cảnh báo từ trước, thì đã làm hết nhiệm vụ chưa?

Chưa từng xảy ra sự kiện đau lòng đến thế trên dọc dài quốc lộ suốt bao mùa mưa lũ đã qua. Cảnh xe tải, xe khách xếp hàng dài cả chục cây số trên QL1 khi đang ngập lụt là điều thường gặp. Thậm chí không chỉ là nhiệm vụ của CSGT, mà nhiều đoạn huyện lộ, tỉnh lộ, chính quyền địa phương, thôn xóm và trực tiếp người dân gần bên tự lập barie ngăn đoạn ngập nước không cho xe máy, người đi bộ qua lại.

Người viết bài này cùng nhiều đồng nghiệp khi tác nghiệp giữa mưa lũ thường xuyên bị “ngăn trở” rất chính đáng như vậy. Nay thì sự liều lĩnh của nhà xe, cộng với sự thiếu quản chế chặt chẽ của ngành chức năng ngay chính trên tuyến đường quốc lộ đã gây ra thảm nạn trên.

Rõ ràng sự thiếu đồng bộ, lúng túng, đôi khi có cả tắc trách trong công tác phòng chống lũ lụt đã góp phần cùng với thiên tai gây ra bao cái chết vô tội cho dân nghèo.
 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Sơn Trạch - Quảng Bình thứ Sáu tuần trước. Ảnh do banhchungran chụp, anh lekima gửi:


- Nước ngập mang rơm rác vắt lên cây...







Một vụ tai nạn:

 
5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

Tìm thấy hai thi thể nạn nhân của xe khách bị cuốn trôi

TTO tường thuật từ hiện trường: Lúc 8g10 và 8g23 sáng nay 21-10, hai thi thể nạn nhân trong vụ xe khách bị lũ cuốn trôi tại Hà Tĩnh đã được trục vớt. Một trong hai người chính là tài xế xe khách Đinh Văn Lương.

9g10: Hai thợ lặn Nguyễn Văn Bằng và Nguyễn Văn Sơn đã lao xuống dòng nước đục ngầu chảy xiết giữa dòng sông Lam, mang theo 2 sợi cáp lớn để gắn vào những bánh xe.

9g05: Thi thể 2 nạn nhân đã được người nhà ký biên bản nhận bàn giao. Hai áo quan đã được đưa tới để tiến hành khâm liệm tại chỗ. Sau khi khâm liệm, các nạn nhân xấu số sẽ được đưa về quê an táng.

9g:Hai xà lan lớn đã thả những sợi dây cáp xuống chuẩn bị trục vớt chiếc xe. Các thợ lặn đã sắn sàng, công tác triển khai giữa sông rất khẩn trương. Hiện thời tiết tại khu vực này rất nắng nóng.

8g55: Công tác trục vớt chiếc xe chính thức bắt đầu

8g50: Thợ lặn Nguyễn Văn Thảnh cho biết 2 xà lan chuyên dụng của doanh nghiệp và 4 thợ lặn sẽ lặn xuống cùng với dây xích chuyên dụng để gắn 4 điểm cố định của chiếc xe. Hệ thống ròng rọc sẽ kéo xe lên. Để đảm bảo không sót thi thể nào bị trôi ra xa, lực lượng chức năng cùng nhiều ca nô cao tốc đã tiến hành quần thảo các khu vực xung quanh.

8g40: đã đưa lên thi thể nạn nhân thứ hai khỏi mặt nước, về khu tập trung. Thân nhân nhận diện là anh Đinh Xuân Trường, quê ở Nam Định.

Lực lượng chức năng cho biết sau khi làm vệ sinh, lực lượng chức năng sẽ bàn giao ngay thi thể cho gia đình nạn nhân để đưa về quê an tang.

Hiện giờ, khoảng 4000 – 5000 người dân kéo ra ngay hiện trường để theo dõi quá trình trục vớt.

8g23: Lực lượng tìm kiếm đã phát hiện thêm một thi thể nam nữa. Lực lượng chức năng đang kéo thi thể này từ dưới cầu Bến Thủy lên.

8g10: thi thể đầu tiên là một nạn nhân nam đã được hai vợ chồng người lái đò vớt. Thân nhân (bố vợ) nhân diện đó chính là anh Lương - tài xế xe. Theo các hành khách, anh Lương biết bơi song do quay lại cứu hành khách mà anh đã bị nước cuốn. Rất đông người dân từ triền núi kéo xuống để chứng kiến thi thể. Đội ngũ y bác sĩ quân khu 4 đang tiến hành khám nghiệm thi thể.


8g10 đưa thi thể nạn nhân nam Đinh Văn Lương vào nơi tập kết - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



8g10 kéo thi thể nạn nhân nam Đinh Văn Lương vào nơi tập kết - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG


7g45: Đã phát hiện thêm 1 thi thể trôi từ phía cầu Bến Thủy xuống, các lực lượng chức năng đang tiến hàng trục vớt thi thể

7g40: Một chiếc may bay trực thăng của quân khu 4 cất cánh từ sân bay Vinh đã bay dọc sông Lam để định hướng và phát hiện những thông tin về thi thể nạn nhân và báo cho lực lượng cứu hộ.

Một trạm y tế dã chiến cũng được dựng lên ngay sông Lam. Trạm y tế dã chiến này do tập thể y bác sĩ của các bệnh viện Việt Nam – Ba Lan, Đa khoa Nghệ An, QK4 và Nghi Xuân thiết lập để có thể làm vệ sinh và xử lý nhanh nhất khi được vớt lên.

Sáng nay có thêm 1 thông tin sống sót của nạn nhân chưa được kiếm chứng báo về từ Nam Định. Thông tin cho biết anh Hoàng, hành khách trên xe bị nạn đã tự bơi lên bờ và bắt xe về Nam Định, anh đã cứu được 1 cháu nhỏ mà nhiều khả năng là cháu Mai Duy Gôn. Hiện tại lực lượng chức năng đang liên hệ với địa phương để kiểm chức thông tin trên.

7g35: Một tàu kéo 600 mã lực của 7 doanh nghiệp thành phố Vinh vừa tiến ra hiện trường để giúp các lực lượng cứu hộ trục vớt chiếc xe. Chiếc tàu này có nhiệm vụ định vị tọa độ cố định giữa dòng sông Lam. Một xe cẩu cát và máy hơi cũng vừa được tăng cường đến hiện trường. Hiện nước sông Lam đang chảy rất mạnh khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

7g30: Ông Nguyễn Nhật, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết việc cứu hộ đang bị chậm lại vì phải tìm dòng chảy thích hợp để thợ lặn có thể lặn xuống.

Hàng nghìn mét dây cáp đã được công binh chuẩn bị để trục vớt chiếc xe. 3 xuồng cứu hộ với khoảng 30 nhân viên cứu hộ đã xuôi về khu vực xã Xuân Hải, hạ lưu sông Lam để chặn những thi thể có thể trôi từ phía cầu Bến Thủy xuống

Hiện tại dù đường bị cấm nhưng hàng nghìn người dân vẫn đi tắt từ phía sau núi Hồng Lĩnh, ngồi kín khu vực những triền núi hướng ra mặt sông để theo dõi quá trình trục vớt.
Lục lượng công binh đang chuẩn bị bắc 1 cầu phao từ quốc lộ 1A ra giữa dòng sông - nơi xà lan đang tiến hành trục vớt để xe cẩu có thể ra tới vị trí xa bị nạn để cẩu chiếc xe.

7g20: Công tác chuẩn bị đã được tiến hành. Thợ lặn Trần Bình Trọng cho biết hiện tại chiếc xe cách mặt nước khoảng 20 mét, dòng chảy vẫn đang rất mạnh. Một chiếc cần cẩu chuyên dụng được đưa tới để cẩu chiếc xe vào bờ.

Khoảng 5-7 xe cấp cứu đang chờ sẵn để đưa thi thể các nạn nhân về bệnh viện. Cách khu vực trục vớt xe khoảng 10km, lực lượng cảnh sát cơ động Hà Tĩnh đã phong tỏa, cấm phương tiện và người không có trách nhiệm vào khu vực này. Phóng viên TTO đang có mặt tại giữa dòng sông để tường thuật chi tiết mọi diễn biến trong quá trình trục vớt.

7g: Một túp lều dã chiến đã được dựng lên tại hiện trường ngay bên dòng sông Lam để phục vụ tập hợp thi thể của các nạn nhân.

Ước tính sẽ có khoảng 300 người tham gia vào lực lượng cứu hộ gồm bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, công binh Quân khu 4 cùng nhiều lực lượng khác với nhiều phương tiện như 32 xuồng cao tốc, 2 tàu rà phá bom mìn, 2 xe lội nước, Quân khu 4 cũng dự định điều trực thăng để hướng dẫn định vị cứu nạn trên không.

Đoạn đường 5km từ ngã ba Gia Lách đến cầu Rong tiếp tục được phong tỏa để phục vụ việc cứu nạn. Hiện tại khoảng 40 người là thân nhân của 21 hành khách mất tích đều đã tập trung tại khách sạn Lam Kiều từ rất sớm để theo dõi vụ việc, tâm trạng mọi người đều vô cùng hồi hộp, ngóng trông. Có một điều PV TTO ghi nhận từ đầu cho đến giờ là tất cả các thân nhân đều cố gắng kìm nén nỗi đau trong lòng, họ hầu như không khóc - để hướng về công việc tìm kiếm người thân.

6g30: Ông Nguyễn Nhật - phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: 6g30 sáng nay 21-10-2010 tiếp tục việc trục vớt xe khách bị lũ cuốn trôi. Các PV TTO Viễn Sự, Phước Tuần, Trần Tiến Dũng đang có mặt để tường trình sự việc đến bạn đọc.


Lai dắt đưa thi thể anh Đinh Văn Lương vào bờ. Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Lúc 8g5 kéo được một xác nạn nhân nam - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Lúc 8g5 kéo được một xác nạn nhân nam - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Đưa thi thể vào nơi tập kết. Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Hàng ngàn người dân tập trung - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Người nhà của thân nhân đã tập trung trước khách sạn Lam Kiều (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) từ rất sớm để ngóng chờ tin tức của lực lượng tìm kiếm. Ảnh chụp lúc 6g sáng 21-10 - PHƯỚC TUẦN



Lực lượng công binh bộ đội quân khu 4 đang chuẩn bị phương tiện để đến hiện trường- PHƯỚC TUẦN



Lực lượng người nhái chuẩn bị phối hợp - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Đơn vị công binh của Quân khu 4 chuẩn bị cáp treo - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Người dân tập trung bên phía núi đối diện để theo dõi - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Ảnh từ giữa sông - Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Trực thăng bay ngang khu vực cứu hộ lúc 7g30 - Ảnh: TRẦN TIẾN DŨNG



Từ giữa sông nhìn về lều dã chiến chuẩn bị tập trung thi thể các nạn nhân- Ảnh: PHƯỚC TUẦN
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Nỗi buồn vùng lũ...

"Tui đã tìm được áo quan của mẹ đang mắc kẹt ở lùm cây. Mừng quá. Phúc quá. Không ân hận chết”.

Ngày 20 và 21/10, Hà Tĩnh ngớt mưa, nước rút và nắng đẹp. Ngay khi nước bắt đầu rút, người dân bắt đầu khắc phục hậu quả lũ lụt.

Chúng tôi có mặt ở nơi “rốn lũ” Phương Điền, Phương Mỹ. Nước lũ mới chỉ rút 2,5m. Làng xóm vẫn ngập trong nước bạc và xơ xác tiêu điều.

Nhà ngập, mang quần áo ra phơi ở cầu phao
“Gần một tháng rồi, lăn mình với nước bạc, cuộc sống thất thường. Chưa được bữa cơm nên hồn, chưa có giấc ngủ bình yên. Người đã nhão ra, xanh xao, nhưng không thể nhụt chí, dừng tay”, ông Trần Đăng Khoa - xóm trưởng xóm Mỹ Hạ nói.

“Nhà ngập, quần áo, chăn màn, sách vở, lúa gạo, cái ăn, cái mặc ngâm trong nước, vùi trong bùn non. Đã gần một tuần đói, lạnh, không có quần áo để thay, ướt rồi lại khô, trầm mình trong lũ. Hôm nay mưa ngớt, phải lôi ra để phơi. Cần nhất là áo quần. Tội cụ già và con nít. Đói. Lạnh. Rét!”, anh Nguyễn Đình Thanh - xóm trưởng xóm Mỹ Trung cho biết.

Còn ông Nguyễn Đình Hùng (50 tuổi) thì vừa bùi ngùi vừa mừng rỡ chia sẻ với chúng tôi: “Tui lo lùa trâu, bò sang rú, chuyển được mẹ già, vợ và 7 đứa con đi tránh lũ mệt đứt hơi. Nhà ngập lũ. Tôi nỏ biết chi mất, chi còn. Có cái áo quan mãi mới sắm được cho mẹ, sáng nay, tui tìm được áo quan của mẹ tui (97 tuổi) đang mắc kẹt ở lùm cây, được ai đó cột lại. Mừng quá. Tui lau chùi và mang về. Phúc quá. Không thì tui ân hận chết”.
 
Top