Phụ huynh vật vã với toán tiểu học, Hà Nội lên tiếng

10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
[h=1]Phụ huynh vật vã với toán tiểu học, Hà Nội lên tiếng[/h]
- “Cho trẻ đi học sớm chương trình dạy toán tính nhẩm “siêu tốc” bằng bàn tính khi chưa học nhận biết con số có thể khiến trẻ mất gốc, ảnh hưởng tới quá trình học sau này. Phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian chia sẻ kinh nghiệm sống với con” – Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nêu ý kiến.



Vì có nhiều dạng toán nâng cao nên trẻ tiểu học phải đi học thêm rất phổ biến (Ảnh: VietNamNet).

Trưởng phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến giải đápphản ánh của phụ huynh bày tỏ băn khoăn về chương trình dạy toán tính nhẩm “siêu tốc” bằng bàn tính cũng như bức xúc khi con đến trường cô cho nhiều bài toán nâng cao.
“Siêu tốc” không khéo mất gốc
Xin ông cho biết quan điểm đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội về chương trình dạy toán tính nhẩm siêu tốc bằng bàn tính?
Trên thế giới và ở VN, phương pháp này đã có và không phải mới, được nhiều phụ huynh quan tâm. Thực tế cho thấy khi trẻ phát triển tốt về sức khỏe và trí tuệ tham gia học bàn tính nhẩm sẽ giúp các em phát triển tư duy, phát triển một phần não bộ mà một con người phát triển bình thường không sử dụng đến .
Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh có thể học và tiếp thu được phương pháp này. Trẻ cần phải biết con số và các phép tính trước khi học bàn tính. Phụ huynh cần phải tìm hiểu rõ khả năng của con cái cũng như việc tham gia học các khóa để phù hợp với các con. Đừng vì các nội dung liên quan đến quảng cáo, không nên quá tham vọng mà tạo áp lực cho con khi tham gia chương trình như thế này.
Có ý kiến cho rằng với trẻ ở bậc học mầm non, các bậc phụ huynh hãy dạy chúng những bước đi cơ bản thay vì bắt chúng phải bước quá nhanh. Việc học toán “siêu tốc” quá sớm tuy giúp các em ra được đáp án rất nhanh nhưng lại không có phương pháp tư duy logic của toán học, có thể khiến các em “mất gốc”, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình học tập sau này. Ông có đồng tình với ý kiến này?
Tôi đồng ý rằng trẻ mầm non không nên trẻ ngồi hàng giờ học nhẩm tính điều đó không có lợi cho trẻ. Phụ huynh có thể cho các cháu chơi xếp hình, đếm hình khó hơn là xếp hình theo mẫu cũng được. Các nội dung nên nhẹ nhàng để trẻ vừa học vừa chơi.
Một số ý kiến cũng cho rằng chương trình tiểu học hiện nay đã nặng, trẻ chỉ cần học hết nội dung cơ bản, không cần đi học toán “ siêu tốc” nữa, thưa ông?
Việc cần hay không cần thiết là khó nói. Cuối tuần phụ huynh thích cho các con đi học, các con cũng thích vì học phát triển tư duy logic là điều tốt. Nhưng nếu việc học căng quá, nhiều bài tập quá và ở cấp độ cao thì hoàn toàn không nên.
Không được ra bài đánh đố
Liên quan đến việc học toán, nhiều phụ huynh phản ánh bản thân họ cũng đau đầu, vật vã trước bài toán cô giao cho con. Quan điểm của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc này như thế nào, thưa ông?
Quan điểm chỉ đạo của ngành yêu cầu giáo viên trong quá trình giảng dạy phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh. Đối với học sinh học 2 buổi/ngày giáo viên tuyệt đối không được giao bài tập về nhà.
Còn với việc học tại trường, với học sinh khá giỏi, sau khi hoàn thành chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên có thể tăng cường cho các con thêm 1,2 bài tập để phát huy khả năng tư duy của học sinh, không để cho học sinh phải “giậm chân” tại chỗ, điều đó còn tạo ra sự hứng thú trong quá trình học tập. Bài tập này phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ, không quá khó đặc biệt là không “đánh đố” học sinh. Với những bài đó, học sinh có thể suy luận logic từ kiến thức đã học để giải quyết vấn đề chứ không phải sử dụng kiến thức ở lớp trên cũng như không sử dụng các suy luận máy móc hay phải logic nhiều kiến thức mới giải được.Việc này chỉ được thực hiện trong các tiết hướng dẫn học ở buổi thứ 2.
Phụ huynh, giáo viên cũng cần nên xem lại
Ảnh minh họa. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Nhưng thực tế nhiều học sinh vẫn phải nhận nhiều bài tập dạng đánh đố. Đây có phải là việc giáo viên tạo áp lực để buộc các con phải đi học thêm, thưa ông?
Số giáo viên như trên chỉ là số ít. Nếu phát hiện trường hợp giáo viên gây sức ép, buộc trẻ phải tới lớp học thêm phụ huynh có thể phản ánh lên Phòng Giáo dục hoặc Sở Giáo dục để xử lí.
Tuy nhiên, đọc một số đề bài trên mạng tôi thấy đề đánh đố có phần từ việc cẩu thả của giáo viên khi ra đề mập mờ, không đảm bảo tính chính xác của ngôn ngữ cũng như kiến thức toán học.
Cũng cần nói thêm, với các cháu học sinh giỏi, nếu không bổ sung thêm bài tập thì các cháu “giậm chân” tại chỗ, dẫn đến chủ quan, coi thường việc học và đặc biệt là mất đi sự hứng thú thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo mà đó là đặc điểm tâm lý của trẻ.
Về phía giáo viên, các thầy cô cần phải hiểu tâm lí và khả năng của học sinh để giúp phát huy khả năng tư duy và hứng thú cho học tập cho các em. Đừng nghĩ bài tập khó, dích dắc mới làm học sinh giỏi. Vấn đề là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách học, cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề từ những kiến thức đã học. Các cô cũng không nên nghĩ các cô ra bài tập khó mới thể hiện mình giỏi. Và đừng làm khổ học sinh của mình.
Với phụ huynh, trên thị trường nhiều loại sách tham khảo. Phụ huynh muốn bổ sung kiến thức cho con nên lựa chọn những cuốn sách phù hợp với khả năng của con. Hơn nữa, phụ huynh không nên đề nghị cô giáo ra bài tập về nhà cho học sinh. Nhiều cô giáo vì cả nể nên ra bài tập cho học sinh, đôi khi không cẩn thận dẫn đến bài toán kiểu đánh đố như báo chí phản ánh. Để giúp con học ở nhà phụ huynh cần tìm hiểu nội dung chương trình đang học của con không chỉ ở môn toán mà cả ở các môn học khác để tăng cường kiến thức cũng như kỹ năng sống. VD môn Toán phải giải cho con bằng số học chứ không phải cách giải đại số thì con mới chấp nhận.
Phụ huynh dành nhiều thời gian bên con, chia sẻ kinh nghiệm sống, hướng dẫn kĩ năng sống và hướng dẫn con làm các việc mà chúng có thể làm được để chúng yêu lao động và cũng là giúp đỡ cha mẹ.
Xin cảm ơn ông!
Văn Chung (thực hiện)
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Phụ huynh vật vã với toán tiểu học, Hà Nội lên tiếng

[h=1]Phụ huynh vật vã giải toán tiểu học[/h]
- Vào năm học, phụ huynh không chỉ phải lo lắng xoay xở với việc đưa đón con, tiền trường lớp, mà còn nỗi lo kéo dài là cùng con làm bài tập.
Những bài toán gây rối trí
Mới đây, cậu con trai của chị Thanh Vân (Đống Đa, Hà Nội) đang học lớp 5 vác về bài toán “Tính nhanh 9/1x4+9/4x7+9/7x10....+9/97x100”.
Vì có nhiều dạng toán nâng cao nên trẻ tiểu học phải đi học thêm rất phổ biến
Chị kể, “ông” con đầu hàng, ông chồng hỳ hụi tính toán một hồi thì cũng ra. Nhưng kiểu tính của ông chồng thì ông con nhất định không hiểu, mà đọc SGK cũng chưa học đến thật. Hai vợ chồng chụm đầu tìm cách dạy con. Đến hơn 10h vẫn chưa ra được lời giải đành cho nó đi ngủ, còn 2 vợ chồng tiếp tục “nghiên cứu” đến hơn 12h, mà vẫn chịu”.
Anh Phạm Thanh (Ba Đình, Hà Nội) thì kể về một đề toán lớp 2 làm cả nhà “ung thủ”: Em hãy cho biết 2 số tự nhiên liền nhau mà tổng của hai số đó = 8".
“Chẳng biết giải kiểu gì. Ngồi liệt kê ra từng số như 8 = 0 + 8 = 1 + 7 = 2 + 6 = 3+ 5 = 4 + 4 thì rốt cuộc không ra hai số nào như yêu cầu của đề bài. Mà không ra đáp án lại lo là mình sai, chứ không phải đề sai” – anh Thanh than thở.
Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng nhận được phiếu bài tập với đề bài: “Cho dãy số 1,2,4,7....hỏi số hạng thứ 46 là số nào?”
Điều đau đầu của đa số phụ huynh có con đang học tiểu học là có thể tính nhẩm được kết quả bài toán, nhưng cách giải quy củ theo chương trình học của con thì chịu.
Xuất hiện những topic "cầu cứu"
Đã có những topic trên các diễn đàn được mở ra với mục đích… giải hộ nhau toán tiểu học. Những bài toán hóc búa được đưa lên nhờ vả ở đủ mọi dạng. Từ toán lớp 3 có đề bài với yêu cầu không đặt ẩn: “Cô giáo có một số kẹo, nếu chia cho mỗi bạn 2 cái thì còn dư 17 cái, nhưng nếu cô chia cho mỗi bạn 5 cái thì còn thiếu 4 cái. Hỏi cô giáo có bao nhiêu cái kẹo?”, đến toán lớp 4 “Tủ sách thư viện trường em có hai ngăn: Ngăn thứ nhất có số sách bằng 2/3 số sách thứ hai. Nếu xếp thêm vào ngăn thứ nhất 80 cuốn và ngăn thứ hai 40 cuốn thì số sách ngăn thứ nhất bằng 3/4 số sách ngăn thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi ngăn tủ có bao nhiêu cuốn sách?
Được trưng cầu ý kiến nhiều nhất là toán lớp 5.
Có bài như “Giảm 20% thì được một số A. Hỏi phải tăng số A bao nhiêu % để được số ban đầu”. Khó nữa thì “Có 6 bạn thi giải toán, mỗi người phải làm 5 bài. Mỗi bài đúng được 3 điểm, mỗi bài sai hoặc không làm được đều bị trừ 1 điểm. Nếu số điểm bị trừ nhiều hơn số điểm đạt được thì bài đó bị coi là 0 điểm. Có thể chắc chắn ít nhất 2 bạn có số điểm bằng nhau được không? Tại sao?”…
Bố mẹ có nên làm thay?
Các chuyên gia giáo dục đưa lời khuyên "bố mẹ không nên làm bài tập hộ con."
Tuy nhiên anh Thanh phân trần: “Tôi nào có muốn làm bài hộ con đâu, nhưng vẫn có những bài bố mẹ còn “bó tay” thì không nỡ để con xoay xở một mình. Toán trong SGK không khó lắm, nhưng các cô hay cho bài nâng cao, nếu để tự làm thì chưa chắc con đã làm được.”
“Nhiều lúc cũng nản lắm, định mặc kệ không làm hộ con nữa, nhưng suy đi nghĩ lại thì thấy không làm được bài toán trẻ con cũng… bực mình, lại lo con hôm sau đến lớp bị cô giáo khiển trách” – chị Thanh Vân tâm sự.
Theo kinh nghiệm của chị Vân: “khi bố mẹ làm hộ con - cô giáo sẽ giao bài "nâng cao" hơn nên thành ra cái vòng luẩn quẩn."
Chị mong đến một lúc nào đó các phụ huynh khác cũng đủ can đảm mặc kệ con với đống bài tập, để giáo viên xác định được đúng năng lực của học sinh mà giao bài”.
Bạn có đồng quan điểm với chị Vân - hay có cách làm khác hoặc giúp con là việc cha mẹ nên làm?
  • Chi Mai
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Phụ huynh vật vã với toán tiểu học, Hà Nội lên tiếng

Phát sốt vì… học toán

Từ đầu năm học tới nay, không khí trong gia đình chị Lê Hải Thu (ở phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) lúc nào cũng căng như dây đàn. Hết đưa đón cô con gái 5 tuổi đi học toán “siêu tốc”, vợ chồng chị Thu lại phải thay nhau cùng cậu con trai học lớp 2 giải… toán nâng cao, khiến cả nhà lúc nào cũng quay cuồng với việc học.


Chương trình dạy toán tính nhẩm “siêu tốc” bằng bàn tính được áp dụng cho trẻ từ 4 đến 12 tuổi và các bậc phụ huynh muốn thấy được rõ lợi ích của việc học tập này cần phải cho con theo học từ 2 - 3 năm! Mỗi khóa học giải toán “siêu tốc”, thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng với mức học phí trên 1 triệu đồng, tùy theo từng cấp độ. Đối với lứa tuổi mầm non, khi tham gia khóa học, các bé sẽ học nhận biết các số trên ngón tay và thực hiện được các phép tính cộng trừ trong phạm vi từ 0 đến 99 chỉ với hai bàn tay.

Thay vì ép trẻ đi học thêm, làm bài tập nâng cao, phụ huynh nên tăng cường
cho con tham gia các hoạt động ngoài trời


Chị Thu chia sẻ, trong khoảng 3 buổi học đầu, cô con gái của chị rất hứng thú khi đi học, về nhà hăng hái làm bài tập, dù chưa biết… viết số, phải nhờ bố, mẹ viết hộ kết quả vào phiếu. Nhưng những buổi sau đó cháu tỏ ra chán nản, hết kêu đau lưng, mỏi tay rồi khóc lóc, ăn vạ, kiên quyết không đến lớp với lý do “toàn bị điểm kém do chưa thuộc mặt các chữ số”. Trước tình trạng này, chị Thu đành cho con nghỉ học dù đã đóng tiền toàn bộ khóa học.
Về vấn đề trên, PGS.Văn Như Cương cho rằng, trẻ đang ở độ tuổi mẫu giáo chỉ nên học các trò chơi xếp hình, học nhận mặt chữ. Việc bắt một đứa trẻ mẫu giáo phải ngồi hàng giờ để giải toán “siêu tốc” là không cần thiết vì ở lứa tuổi này, quy luật nhận thức là thông qua việc chơi, qua tiếp xúc với sự vật trực quan, kết hợp học mà chơi, chơi mà học, chứ không phải ngồi vào bàn làm bài tập. Với trẻ ở bậc học mầm non, các bậc phụ huynh hãy dạy chúng những bước đi cơ bản thay vì bắt chúng phải bước quá nhanh. Ngoài ra, việc học toán “siêu tốc” quá sớm tuy giúp các em ra được đáp án rất nhanh nhưng lại không có phương pháp tư duy logic của toán học, có thể khiến các em “mất gốc”, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình học tập sau này.
Học sinh tiểu học “vật vã” với toán nâng cao
Anh Phạm Hải Nam, ở phường Xuân La, quận Tây Hồ tâm sự, cuối học kỳ 1, cậu con trai đang học lớp một của anh đã mang về một đề toán, gồm nhiều phép tính, trong đó các phép tính có dạng: Hãy điền vào chỗ “…”: 45 + 2…= 68. Khi giảng cho con, để tìm số còn lại, anh Nam đã lấy 68-45=23 nên số phải điền vào chỗ “…” là số 3. Tuy vậy, sau khi mang bài tập đến lớp để cô giáo kiểm tra, con trai anh Nam đã mếu máo bắt đền bố vì bị cô cho điểm kém do cách giải bài tập không đúng với cách giải của cô, bởi trong chương trình học của con chưa học đến phép trừ số có hai chữ số.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, không ít lần chị Nguyễn Lan Phương (ở khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân) đã phải giúp cô con gái lớp 2 giải toán vì số lượng bài tập quá nhiều lại khá khó. Tuy mới học lớp 2, nhưng riêng đối với môn Toán, ngoài cuốn bài tập Toán, con gái chị Phương phải hoàn thành lượng bài tập ở 5 cuốn sách khác. Không chỉ khối lượng bài tập nhiều mà một số đề Toán trong những cuốn sách này khá khó hiểu, thậm chí… buồn cười. Như trong cuốn “Toán nâng cao lớp 2”, đề của một bài tập là: “Lớp 2A có 25 bạn nữ và 21 bạn trai. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn vừa gái vừa trai”. Khi đọc đề bài này, cô con gái chị Phương đã hỏi mẹ: “Bạn vừa gái vừa trai là bạn gì ạ?”.
Để hỗ trợ nhau… giải toán cho con, nhiều diễn đàn trên mạng đã được lập ra thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Trên các diễn đàn này, các bài toán khó của học sinh bậc tiểu học đã được đưa ra để trao đổi, tìm ra cách giải phù hợp nhất. Nhiều phụ huynh đã thừa nhận, có nhiều bài toán trong chương trình tiểu học rất khó, đặc biệt là bài tập nâng cao. Cha mẹ học sinh có thể tìm ra được đáp án nhưng để giải đúng cách là điều không đơn giản.
Các chuyên gia tâm lý khẳng định, từ 3 đến 11 tuổi là khoảng thời gian phát triển vượt trội của bé, trong đó toán học có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tư duy. Khi trẻ 3 tuổi, việc cho trẻ tiếp xúc với môn Toán là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc dạy trẻ học Toán ở độ tuổi mầm non không chỉ đơn thuần là cung cấp các con số, các phép toán thông thường, mà phải có phương pháp giáo dục khoa học, hợp lý, trong đó phương pháp trực quan là vô cùng quan trọng. Còn với trẻ ở độ tuổi Tiểu học, việc hoàn thành chương trình cơ bản trên lớp đã là một điều khá vất vả. Do vậy, các bậc cha mẹ không nên ép con mình đi học thêm, giải quá nhiều bài tập nâng cao khiến trẻ dần mất đi hứng thú với việc học. Bên cạnh đó, các trường cũng cần tăng cường kiểm tra, siết chặt việc quản lý dạy thêm, học thêm.

(Theo An ninh Thủ đô)






 
Top