Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

5,624
9
38

metyruoi

Active Member

Trẻ con thường có những sáng tạo 'quái gở (minh họa)

(Lam me) - Để hiểu thêm về những nhóc tì đang độ tuổi bi bô, bạn không nên bỏ qua cuốn sách này.

Trẻ ở tuổi chập chững là từ 1 đến trước 4 tuổi với những biểu hiện hành vi rất thú vị. Trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 2,5 tuổi thì thừa thãi lực cơ bắp và chẳng có chút ý thức nào nhưng trẻ từ 2,5 tuổi đến trước 4 tuổi thì phản kháng lại những ông bố bà mẹ không cứng rắn một cách có ý thức hơn nhiều.

Dù cho bạn nghĩ về con mình như là “một kho báu”, “một cái đuôi phiền toái”, “một đứa bé kinh khủng” hoặc là gì đi nữa thì tất cả trẻ ở tuổi chập chững đều có chung một điều, đó là một bộ sưu tập những dấu hiệu hành vi được xem là nhãn hiệu của chúng.

Phần 1. Tâm lý tuổi chập chững

Nhiều sức lực

Trẻ chập chững có sức lực dài hơi hơn người lớn. Nếu không có được điều chúng muốn thì trẻ phản kháng bằng cách nổi trận lôi đình. Tuổi đi chập chững có thể là lứa tuổi đang học cách tự kiểm soát nhưng cũng không ngăn chúng tỏ ra kiểm soát những người xung quanh.

Không phải sức lực của trẻ là vấn đề mà là việc sử dụng sức lực đó. Trẻ chập chững thường bướng bỉnh, kém ý thức và hoàn toàn không tôn trọng quyền hạn của người khác. Nếu nặng tay với chúng, chúng sẽ giậm chân, hét lên, còn phụ huynh thì phải nhảy lên vì chúng.

Trẻ tuổi chập chững ưa hoạt động và rất nhiều sức lực (Ảnh minh họa).


Kém ý thức

Nếu bạn muốn liệt kê hết tất cả những đặc tính của trẻ con tuổi chập chững, thì bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến điều này. Tôi tin rằng từ một đến hai tuổi thì trẻ chẳng biết tí gì gọi là ý thức. Từ hai đến hai tuổi rưỡi thì nếu sử dụng một công cụ đặc biệt có thể phát hiện được khả năng đọc của bé, nhưng phụ huynh không thể nhình thấy bằng mắt thường. Thế nhưng từ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu phát triển khả năng nhận thức và đến sinh nhật thứ tư thì có thể công nhận điểm này.

Khi người khác nói đến "hung thần tuổi lên 2" tôi cho rằng đó là những đứa trẻ ở độ tuổi 1,5 tuổi đến 2,5 tuổi. Giai đoạn ngắn này là thời kỳ kém ý thức nhưng tính hiếu chiến và nghịch ngợm lại có tần suất biểu hiện cao nhất. Không cần phải là nhà tâm lý học Sigmund mới biết rằng hai tính chất này thường có những tác động tâm lý nặng nhất đến những bậc cha mẹ.

Đây là giai đoạn của những hành vi thiếu suy nghĩ (chẳng hạn đập đầu xuống sàn nhà) và hoàn toàn không sợ nguy hiểm. Trẻ con tuổi chập chững có thể cãi lộn, đánh nhau và dấn sâu vào những tình huống bất phân thắng bại mà không biết lúc nào nên dừng lại. Phụ huynh cần biết lúc nào cần phải xuống nước thì mới có thể phát huy hiệu quả của kỷ luật. Không may là nhiều bố mẹ lại không dừng lại được vì họ còn kém ý thức hơn cả con mình.

Muốn được chú ý 25 giờ một ngày
Trẻ con tuổi chập chững lúc nào cũng muốn trở thành trung tâm sân khấu. Chúng ghét bất kỳ ai dành lấy chút sự chú ý của mẹ, dù cho đó là một người bạn ghé thăm, một cuộc nói chuyện điện thoại hoặc sự quan tâm mẹ phải dành cho bố mới từ chỗ làm về.

Trẻ đi chập chững muốn bạn quan tâm đến nó 24 giờ một ngày, nếu được thì 25 giờ. Quan tâm đến trẻ, chơi đùa với nó, trả lời những câu hỏi liên miên, la rầy và thỏa mãn cái con người bé xíu hiếu kỳ và đầy trí tưởng tượng đó, các bà mẹ thường mệt xỉu vào cuối ngày. Không phải mệt về tâm lý nhưng cái mệt thể chất làm đầu óc bạn tê dại. Rồi các ông bố lượn lờ rên rỉ “Chúa ơi hôm nay con làm việc mệt quá!”. Anh ta đâu biết vợ mình dù ở nhà cũng đang ở trong tình trạng giông như não đã bị đóng băng rồi.

Tự trở thành trung tâm

Hầu hết trẻ ở tuổi đi chập chững có những tầm nhìn hẹp như ống khói, chỉ nhìn thấy nhu cầu và niềm vui của chính nó. Chúng không biết người khác cũng có những mong muốn. Khi chúng chơi và đòi một thứ đồ chơi nào đó thì không phải lúc nào chúng cũng hỏi xin lịch sự vì chúng cho rằng cứ “chộp và giành lấy’ thì dễ được hơn.

Ý tưởng chờ đến lượt mình, nghĩ đến quan điểm của người khác và chia sẻ với họ hoàn toàn xa lạ với trẻ. Mặc dầu trẻ ở tuổi chập chững thích chơi đùa với trẻ em khác, chúng chỉ chơi bên cạnh bạn chứ không chơi với bạn. Lối cư xử lấy mình làm trung tâm này là bình thường ở tất cả các trẻ chập chững, mà có khi còn kéo dài cho đến khi chúng đã thành người lớn.

Khung thời gian mười phút

Trẻ mẫu giáo chỉ quan tâm đến khoảng thời gian trước và sau hiện tại mười phút. Chính vì thế phải khen ngợi và thưởng cho trẻ ngay. Tương tự, áp dụng kỷ luật phải kịp thời, hoặc là không áp dụng. Cũng giống như vậy, thật vô ích khi phạt trẻ sau khi chúng đã phạm lỗi một tiếng đồng hồ. Nếu nói với trẻ ở tuổi này rằng nếu hôm nay chúng ngoan, tuần sau chúng sẽ được dẫn đi sở thú thì chúng sẽ cho đây là điều vô nghĩa.

Tính tiêu cực

Trẻ con học cách nói “Không” trước khi học nói “Vâng/Dạ” và khi được 3 tuổi trẻ có thể phát âm rõ ràng nhất cái từ đơn giản này, sau hai năm tập nói không ngớt. Nhiều chuyên gia nói rằng trẻ con bắt chước bố mẹ nó vì họ luôn nói “Không, không, không!” từ khi trẻ còn rất bé. Lời giải thích này thật thú vị, nhưng tôi cho rằng nguồn gốc của biểu hiện này là bẩm sinh. Cứ xem những đứa con của những đứa con của những bậc phụ huynh tích cực nhất thì biết.
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 2: Nguyên nhân khiến trẻ không ngoan

“Ôi sao lại là tôi?”, bạn rên rỉ và tay ôm đầu vì con thình lình làm quấy trong siêu thị đông người. “Mình thương yêu nó, mình lo cho nó từng miếng ăn giấc ngủ vậy mà nó vẫn cứ hành hạ mình vì những cái trò đáng ghét của nó!”.

Khi cái đầu mệt nhọc của bạn mệt hơn, bạn rất dễ tin rằng con bạn là kẻ thù của bạn, sẵn sàng trừng phạt bạn bằng những hành động xuẩn ngốc. Nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn là không phải như thế. Đó chỉ là một cậu hoặc cô bé đang ở tuổi chập chững có những hành vi điển hình và kém ý thức của tuổi này.

Sự ganh tị và cạnh tranh: Trẻ nhỏ không hiểu nhiều về giá trị của sự chia sẻ và quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Chúng muốn mình là ngôi sao, bất kỳ khi nào và vì sao không được giữ vai trò này, trẻ sẽ rất bực tức. Trẻ con cư xử rất khác nhau. Một số em hiểu được và có thái độ khả ái nhưng đa số ích kỷ và ghét người chiếm chỗ của chúng. Sự ganh tị và cạnh tranh có thể gây nhiều phiền toái cho bố mẹ và gây nên những tình huống không thể nào lường trước được.

Không hòa hợp với em bé mới sinh: Em bé mới sinh thường gây tâm trạng bối rối cho trẻ tuổi đi chập chững. Ngược lại, trẻ cũng thích có em bé để chơi đùa nhưng thay đổi đột ngột làm cho trẻ cảm thấy ít được quan tâm và dễ làm cho trẻ trở nên ganh tị và hiếu chiến. Bé mới sinh và anh/chị mình thường dễ dàng hòa hợp nhưng nếu bố mẹ không nhạy cảm và quá quan tâm đến em bé thì sẽ gây ra vấn đề.

Một nguy cơ khác là trẻ phát hiện ra rằng nếu nó chọc em thì mẹ sẽ nổi giận. Vì vậy, trẻ véo, kéo hoặc đụng vào em để được mẹ chú ý đến, dù mẹ có giận dữ. Hành động này có thể là vũ khí nguy hiểm của trẻ ở tuổi đi chập chững. Cũng có khi trẻ bị căng thẳng vì bạn bè đến thăm em bé mới sinh và vô tình không để ý gì đến đứa trẻ lớn là nó. Hoặc bà mẹ cứ mải lo cho em bé yêu mới chào đời, thay tã, cho bé bú, ôm ấp nựng nịu mà quên rằng có một đứa con nho nhỏ khác cũng đang cần mẹ nó quan tâm đến.

Sự ganh đua giữa chị/anh em:
Những người mới có một đứa con không biết cuộc sống sẽ thay đổi thế nào nếu có hai đứa con. Hai đứa con bạn sẽ làm bạn tốt nhất của nhau nhưng cũng là địch thủ dữ dội nhất của nhau. Khi ở một mình mỗi đứa sẽ rất ngoan nhưng khi giành nhau cái gì thì cả hai sẽ cư xử rất tệ.

Đứa nhỏ ghét nhất không được làm những điều đứa lớn được làm. Chúng cảm thấy chúng bị tước đi những đặc quyền nào đó. Chúng giành nhau để được bố mẹ quan tâm nhiều hơn và phản đổi khi cho rằng mình nhận được ít sự chăm sóc của bố mẹ dù dưới hình thức là sự âu yếm hoặc là phần bánh được chia. Đứa lớn chế giễu đứa nhỏ và đứa nhỏ quật lại. Đây là cái mà chúng ta gọi là sự ganh đua giữa chị/anh em và những cái này chẳng thấm gì so với những hành vi tệ hơn của trẻ. Tình trạng này rất phổ biển ở tuổi đi chập chững và có thể còn kéo dài đến khi chúng lập gia đình và ra sống riêng.

Những người lớn xen vào giữa chừng: Khi bạn đi mua sắm với trẻ con thì chúng ghét nhất khi thấy bạn dừng lại tán gẫu với bạn bè. Chúng văn vẹo, bỏ chạy hoặc bảo bạn rằng đã đến lúc phải chơi tiếp với chúng.

Còn khi đang dông dài trên điện thoại thì đừng trách con bạn làm những việc ngu ngốc. Không cần hành động trước mặt bạn, nhưng phải gây những tiếng động sao cho cứ hai phút bạn phải đến xem chuyện gì đang xảy ra.

Khi bố đi làm về, hai người không thể nói chuyện công việc hoặc trao đổi những thông tin quan trọng. Mọi cái phải dành lại cho đến lúc trẻ đã đi ngủ. Ngay cả việc ôm hôn nhau cũng khó vì đứa trẻ sẽ nhảy vào giữa dành phần của nó.

Một người bạn đến chơi và muốn có một buổi nói chuyện sâu sắc và có ý nghĩa có thể phải ra về trong sự thất vọng. Trẻ con sẽ xem việc này không công bằng và sẽ nhảy lên nhảy xuống giữa hai người, đòi dẫn đi tiêu, đi tiểu hoặc leo trèo khắp nơi nhằm đảm bảo rằng câu chuyện của các bạn không thể liền mạch được.

Giải pháp là nên nhạy cảm, sắp xếp cho hợp lý và nói chuyện ngắn gọn với những người lớn khác khi có trẻ con tuổi này bên cạnh.

Ganh tỵ với trẻ con khác: Trẻ con tuổi chập chững thường thích chơi với những đứa trẻ khác nhỏ tuổi hơn mình nhưng không chịu chia sẻ đồ chơi và không cho bố mẹ mình nựng em.

Chẳng hạn một đứa trẻ được mẹ nó đưa đến chơi và làm quấy, đứa trẻ con bạn sẽ lập tức chọc ghẹo con mèo, thật kỳ diệu trẻ được mẹ mình quan tâm đến ngay. Những người mẹ làm nghề trông trẻ còn phát hiện ra rằng con họ ghen tỵ đến nỗi họ không thể chăm sóc được con của những người khác.

Chỉ có thời gian chữa lành căn bệnh này. Sáu tháng sau biết đâu con bạn sẽ khác hẳn. Nhiều đứa trẻ đi chập chững không bao giờ cho đứa trẻ khác chạm vào đồ chơi của chúng. Đây là phản ứng bình thường vào tuổi này chứ đừng vội kết luận là bạn đã sinh ra một đứa trẻ để sau này sẽ trở thành một con người nhỏ mọn và ích kỷ.
Nên khuyến khích trẻ con chia sẻ nhưng đừng có làm lớn chuyện về việc này. Một năm sau việc này có thể sẽ thành dĩ vãng.

Sự bực bội: Trẻ đi chập chững thường thắc mắc về khả năng của chúng và khi mọi việc không theo ý mình, trẻ có thể hết sức bực bội.

Đứa trẻ 15 tháng xúc đầy muỗng thức ăn như phải đưa muỗng đi loanh quanh chứ không đút ngay vào miệng được. Một đứa trẻ 2 tuổi rưỡi vừa ghép xong hình toà nhà thì có đổ ùm xuống. Và một em rất hiếu chiến bị mắc hai chân vào một ống quần không làm sao lấy ra được. Làm đứa trẻ tuổi này cũng khổ lắm chứ!.

Làm bố mẹ chúng ta nên hiểu một số thái độ giận dữ hoặc cáu gắt là do trẻ cảm thấy khó chịu chứ không phải trẻ có hành vi xấu. Nếu đứa trẻ đi chập chững con bạn muốn khẳng định khả năng của mình thì lúc đó bạn nên khuyến khích và âu yếm trẻ chứ không phải la rầy nó.

Sợ xa cách: Trẻ đi chập chững luôn muốn ở gần bố mẹ và rất khó chịu khi phải xa cha mẹ. Đây là giai đoạn phát triển bình thường chứ không phải là dấu hiệu bệnh hoạn gì. Bắt đầu từ lúc 7 tháng tuổi là trẻ đã có cmả giác lo sợ bố mẹ không ở bên cạnh trẻ em và trẻ thường lo sợ nhiều nhất sau khi được một tuổi và cho đến khi gần được 3 tuổi thì giảm dần. Điều này giải thích tại sao nhiều trẻ không chịu được người giữ trẻ hoặc đi nhà trẻ. Không phải chúng hư hỏng khi muốn lúc nào cũng có bạn bên cạnh chúng chỉ muốn cho bạn thấy bạn là quan trọng nhất đối với chúng và chúng thích ở bên cạnh bạn nhất.

Có thể khắc phục từng bước bằng cách tỏ ra dịu dàng với trẻ, đừng la rầy và phạt trẻ. Nhiều người cho rằng trẻ con thường thức giấc vào nửa đêm là vì chúng có cảm giác lo sợ bị bỏ rơi. Quan điểm của trẻ rất đơn giản là chúng yêu bố mẹ và không cần biết lúc đó đang là ngày hay đêm, chúng sẽ muốn kiểm tra xem bố mẹ có ở bên cạnh chúng không và nếu có thì phải nựng chúng một cái. Điều này rất dễ thương và lành mạnh trừ khi chúng nổi hứng muốn bạn chơi đùa với chúng khi bạn đang ăn dở bữa cơm.
Lo sợ phải xa bố mẹ là một khái niệm lý thuyết thú vị nhưng trong cuộc sống thì một mối quan hệ tốt đẹp vẫn quan trọng hơn.

Bệnh và cảm thấy khó chịu: Khi trẻ con bệnh, mọc răng hoặc sốt, không nên buộc con phải cư xử tốt. Chúng cảm thấy khó chịu bực bội nên chúng thường làm ầm ĩ và dễ hờn khi có những điều bất như ý nho nhỏ. Vào những thơì gian không thể tránh khỏi đó chúng ra nên chấp nhận và buông lỏng nề nếp một chút rồi sẽ lập lại kỷ cương khi lành bệnh. Ngay cả những khi gia đình có xáo trộn, sinh hoạt bị đảo lộn thì cũng dễ gây ra những hành vi không tốt nơi trẻ. Bố mẹ bắt đầu khi làm lại, chuyển nhà, sinh em bé, gia đình có người bệnh hoặc có tang, có người đến thăm, thức khuya, đi du lịch và có xung đột.

Tất cả những biến cố này đều có thể gây nên sự khó chịu nơi trẻ. Nếu có những thay đổi và biến cố bất thường trên, nên chấp nhận nếu trẻ có quấy phá một chút và xử lý những nguyên nhân gây ra việc này hơn là cứ áp đặt kỷ luật lên trẻ.

http://www.eva.vn/day-con/sach-day-con-101-ly-do-be-uong-buong-c14a106707.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 3: Kỹ nghệ làm cha mẹ

Mặc dầu phần lớn bố mẹ biết những tình huống nào sẽ tạo điều kiện cho con mình bộc lộ tính xấu ra ngoài, vậy mà nhiều khi họ vẫn thường rơi vào những tình huống đó một cách vô lý. Trẻ con tuổi chập chững không phải là giáo sư về tâm lý nhưng chúng hiểu được chúng ta. Chúng đặt sẵn những kíp nổ sẵn sàng làm nổ tung bố mẹ nhưng nếu chúng ta đi trước một bước, khôn ngoan và bình tĩnh, những kíp nổ sẽ xìu đi như bị ẩm nước mưa.

Có rất nhiều cách để phụ huynh nhàn hạ hơn nhiều khi nuôi dạy trẻ chập chững!

Đừng bới lông tìm vết Một số người lớn cứ muốn vạch lỗi con mình. Khi dẫn con đi khám bác sĩ, nhiều ông bố bà mẹ lúc nào cũng nhắc con. “Con phải nhìn vào bác sĩ khi nói chuyện với ông ấy!”. “Con phải nói xin vui lòng!”. “Con khoanh tay lại nào!”. “Không được sờ vào đồ chơi đó!”. “Ngồi thẳng lên!”... Chẳng có gì thân thiện trong một không khí như vậy vì mỗi cử động nhỏ của trẻ đều làm cho tình huống căng thẳng. Kỷ luật quá kiểu như thế này là phản tác dụng. Chỉ cần chú ý đến những điều chính yếu, quan trọng nhất, còn những cái khác thì lờ đi.


Không khó để dạy trẻ mẫu chập chững biết nghe lời (Ảnh minh họa).

Tránh leo thang Nhiều phụ huynh cứ bám mãi vào những hành vi nhỏ và nhai đi nhai lại cho đến khi nó trở thành những sự kiến nhớ đời. Họ ngồi ở nhà và đứa con chỉ làm rơi một mẩu bánh trên thảm. Thế là họ gào lên: “Nhặt lên nhanh! "; "Nhặt ngay bỏ vào thùng rác!"... Làm sao mà một mẩu bánh lại làm bạn phải nổi trận lôi đình? Nếu bạn lờ đi thì mọi chuyện vụn vặt thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng biết mấy.

Khi đã xong chuyện thì quên đi Trẻ con quên rất nhanh nhưng bố mẹ thì không. Nếu trẻ làm chuyện đáng bị phạt thì phạt ngay lúc đó rồi tha thứ và vui vẻ với chúng. Làm bố mẹ mà khó quên đi những sự việc nào đó thì sẽ giảm thọ nhanh hơn vì phải thường xuyên chịu đựng những cuộc chiến tranh tâm lý. Sự căng thẳng càng cao, trẻ con cang hư đốn và gia đình càng mất hạnh phúc. Oán giận chỉ làm bố mẹ dễ bị tăng huyết áp hay bị ung thư và cũng chẳng giúp trẻ phát triển ổn định và tốt đẹp.

Hạ bớt giọng xuống Người ta nói nghe nhạc ồn có thể làm cho thiếu nhi muốn khiêu vũ và nếu một dàn kèn trumpet được thổi lên thì sẽ làm cho hàng ngàn binh sĩ đi đều và chiến đấu. Tương tự, trẻ sống trong môi trường quá ồn ào sẽ bị xáo động. Trong một gia đình mà người lớn chửi nhau, trẻ con đánh lộn và truyền hình được mở lớn hết cỡ thì khó mà áp dụng kỷ luật đối với một đứa trẻ. Sự bình an và yên lặng tốt cho trẻ hơn. Trẻ cư xử và suy nghĩ tốt nhất khi không có tiếng ồn và sự xáo trộn ở môi trường xung quanh.

Đừng ham hoạt động quá Hoạt động có tính lây lan và sẽ tác động đến những người xung quanh. Khi trẻ con trong một nhóm kéo nhau vui chơi thì đứa con nhỏ nhất của bạn cũng muốn tham gia. Trẻ con tuổi chập chững rất thích chơi đùa và thích thú được chạy và cười đùa với bố hoặc mẹ. Nếu bạn dành thời gian chọc ghẹo và vui chơi với chúng thì phải cho chúng thời gian để dịu xuống. Nếu trẻ đang hăng chơi lại bị bắt ngồi vào bàn ăn thì trẻ không thể cư xử đúng đắn ngay được. Trước giờ trẻ đi ngủ không nên cho trẻ tham gia vào trò chơi hoặc hoạt động gì quá sôi nổi và vui nhộn.

Chấp nhận cái không thể tránh khỏi
Có thể giảm thiểu sự căng thẳng bằng cách nhìn cuộc đời với triết lý chấp nhận. Có những điều xảy ra với chúng ta và con trẻ mà không thể nào tránh được. Nếu bạn có tự giận hoặc hết sức lo lắng thì chúng vẫn cứ xảy đến. Vì thế hãy thư giãn và tiếp cận quan điểm triết học của đạo Phật.

Khi con bạn bị bệnh, trẻ sẽ thức dậy thường xuyên vào nửa đêm dù bạn có chấp nhận hay không. Khôn ngoan nhất là tranh thủ và biết ơn những khoảng thời gian bạn ngủ được, nếu cứ oán trách hoàn cảnh thì khi có thời gian bạn lại không thể ngủ được.

Trong việc nuôi dạy con, rất khó nhìn đời bằng con mắt triết học nhưng nếu cứ đâm đầu vào tường thì càng vô ích. Ý tôi không phải là bạn cứ khoanh tay ngồi nhìn, niệm Phật hoặc nhai kẹo cao su. Chúng ta cần mở to mắt ra mà nhìn, không phải hành động ào ào mà phải sử dụng cái đầu của mình.

Quy tắc bất di bất dịch: Trong nhà này có những quy định thống nhất Trẻ con không thể sống hạnh phúc nếu phụ huynh và ông bà cứ chỉ bảo cho chúng mỗi người một kiểu. Nếu một ngày trẻ phạm tội hoặc tự hành xác, trẻ vẫn bối rối không biết điều chúng làm có phải là tội lỗi hay không. Nếu ông bố nói: “Con hãy làm thế này!” còn bà mẹ thì nói: “Không được, con phải làm cách khác” thì kỷ luật sẽ chẳng có tác dụng gì. Cũng sẽ không có gia đình nào mà bố mẹ lại hoàn toàn thống nhất nhau về việc nuôi dạy con. Dù có những quan điểm khác nhau nhưng chúng ta vẫn cần phải hợp tác với nhau, biểu hiện và áp dụng một cách thống nhất kỷ luật đối với con trẻ trong gia đình.

Nếu hôm nay cảnh sát cho phép bạn lái xe bên phía tay phải lề đường mà ngày mai họ bắt giam bạn khi bạn không lái xe bên trái, điều này sẽ làm cho bạn bối rối, bất an và giận dữ.

Tương tự như vậy khi trẻ con sống trong một môi trường mà các quy định không nhất quán và liên tục thay đổi. Trẻ sẽ trở nên giận dữ và cáu gắt, khó bảo. Một số cặp vợ chồng cứng đầu và không tôn trọng nhau chút nào vì thế cứ mỗi lần áp dụng kỷ luật với trẻ là họ cãi lộn nhau. Đứa trẻ sớm nhận ra sự mâu thuẫn và sẽ đứng về phía một người nhằm làm cho sự bất đồng của họ lên đến mức không thể dung hoà được. Khi có sự khác biệt lớn giữa ý kiến của bố và mẹ, bạn sẽ không chỉ bảo gì được cho trẻ cho đến khi các bạn đi đến sự thoả thuận.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-ky-nghe-lam-cha-me-c10a107235.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 4: Dinh dưỡng cho trẻ chập chững

Thức ăn chính là thứ sản sinh ra năng lượng trẻ con cần. Chúng ta có thể chọn một chế độ ăn uống lành mạnh nhất, sắp lên đĩa đẹp mắt nhưng trẻ không chịu ăn, hành động này của trẻ giống như chúng ta bị chiếu tướng: trò chơi kết thúc.

Những con thú cho con chúng ăn rất dễ dàng mà tại sao con người, với sự hỗ trợ của tất cả các chuyên gia dinh dưỡng, lại cảm thấy việc cho con ăn vô cùng khó khăn?

Chúng ta nên bớt gay gắt một chút, hãy bám vào các mục tiêu thực tế và đừng bao giờ biến bữa ăn thành một trận chiến. Chúng ta nên làm gương. Thời điểm bắt đầu tập ăn cho trẻ tốt nhất là sau khi trẻ được một tuổi. Lúc đó chúng ta hoàn toàn kiểm soát được chế độ ăn của trẻ. Dù thế nào thì chúng ta là người chọn món ăn cho trẻ.

Thế nào là một chế độ ăn cân bằng?

Người lớn và trẻ em đều cần 6 loại dinh dưỡng để tồn tại và phát triển khỏe mạnh là: prôtêin, hyđrat cacbon, mỡ, vitamin, khoáng chất và nước.

- Prôtêin là chất có trong thịt, trứng, phomát; prôtêin rau quả chất lượng thấp hơn có thể tìm thấy trong đậu Hà Lan và các loại hạt. Ở những nước phát triển thì người ta ăn nhiều prôtêin hơn mức cần thiết.

- Hyđrat cacbon có hình thức đơn giản gọi là glucô và đường mía hoặc phức tạp hơn là chất tinh bột trong ngũ côc, bánh mì, bánh bột, rau qua, trái cây ... Những nhóm đường đơn giản thường dễ ăn và dễ hấp thu nên người ta ăn nhiều. Không chỉ là đường mía trắng mà chúng còn có trong mật, những trái cây đã chín hoặc những thức ăn tự nhiên khác.

- Mỡ có trong thịt, dầu, bơ, phomat, các loại đậu ... Có hai loại mỡ: loại bão hòa chỉ có trong thịt động vật và loại không bão hòa thường có trong rau quả.

Mỡ là nguồn năng lượng quan trọng, cung cấp gấp đôi năng lượng so với số lượng đường tương đương và tạo ra trọng lượng gấp đôi nếu chúng ta không cẩn thận. Kể cả người lớn lẫn người già cần thiết phải giảm lượng chất béo trong chế độ ăn nhưng trẻ con thì tiêu thụ năng lượng rất nhanh vì chúng cần năng lượng cho hoạt động và tăng trưởng nên đừng ngại cho trẻ con ăn lượng chất béo nhất định.

- Vitamin là chất cần thiết với số lượng nhỏ giúp chúng ta có sức đề kháng. Một khi đã cung cấp đủ năng lượng cần thiết thì có tăng gấp đôi, gấp ba cũng không làm chúng ta khỏe mạnh hơn. Có nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin C có trong trái cây và nước trái cây, vitamin D có trong trứng, bơ và được tạo ra nhờ ánh sáng mặt trời chiếu lên da.

- Khoáng chất cũng cần một số lượng nhỏ. Sắt và canxi là hai nguyên tố chúng ta thường nghĩ đến nhất. Sắt có trong thịt, ngũ cốc đặc, bánh mì và một vài loại rau. Trẻ tuổi chập chững không ăn những thức ăn này sẽ bị thiếu sắt. Canxi có trong thực phẩm chế biến từ sữa và nếu trẻ con không ăn tí nào những thức ăn này sẽ bị thiếu canxi.

- Nước luôn giữa vai trò quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Vài vấn đề khi ăn uống của trẻ

Nó không chịu ăn gì cả

Tôi thường nghe các ông bố bà mẹ nói: “Con tôi hầu như chẳng ăn miếng nào.” Tôi nhìn lên và thấy trước mắt mình là một bé mập ... cỡ Kinh công. Không thể chỉ hít không khí mà nó nở nang đến như vậy. Chắc chắn đứa bé phải hấp thụ một lượng lớn năng lượng.

Đa số trẻ con ăn đủ và khỏe mạnh nhưng chúng ta không nhận ra và luôn cho rằng chúng ăn quá ít. Nếu nghi ngờ thì nên ghi tất cả những thứ con bạn ăn như: đồ ăn vặt, sữa, trái cây và những bữa chính mà chúng ăn không hết (mặc dù ít nhất thường được một nửa). Cộng tất cả số này thì bạn có thể ngạc nhiên với số lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ mỗi ngày.

Nếu con bạn phát triển tốt và khỏe mạnh thì không có gì bất ổn với việc ăn uống của chúng. Trẻ con tuổi chập chững được xem là khỏe mạnh khi chúng thừa năng lượng và nhiệt tình với cuộc sống. Một đứa trẻ khỏe mạnh ở tuổi chập chững thường có đôi mắt sáng và tinh nghịch, đôi mắt dường như muốn nói: “Giờ thì mình sẽ đến và quậy phá phòng ngủ của mẹ.”

Trẻ không chịu ăn rau

Rau là nguồn chất xơ rất quý và có chứa hyđrat cacbon hỗn hợp và nhiều loại vitamin. Nhiều người cho rằng trẻ phải ăn nhiều rau quả có mầu xanh hoặc mầu cam, mầu đỏ... tuy nhiên tất cả đều là rau mà trẻ ăn được một vài loại là tốt rồi.

Nên đơn giản hóa câu chuyện về rau mà trẻ con phải ăn. Hay cho trẻ thử các loại rau, đậu với nhiều mùi và hương vị lúc trẻ vừa biết ăn. Nếu chúng thích thì tốt, nếu không thích thì đừng ép chúng. Còn nếu trẻ không chịu ăn rau thì cho trẻ ăn trái cây. Nếu trẻ từ chối nữa thì chúng vẫn có thể sống nếu ăn bánh mì, ngũ cốc và uống nước quả.

Trẻ không chịu ăn thịt

Nhiều người bảo tôi: “Con tôi không chịu ăn thịt, nó chỉ ăn thịt gà, bánh mì nhân thịt và xúc xích.” Nên nhớ không phải là một miếng thịt thì mới là thịt. Có nhiều loại thịt và nhiều cách chế biến khác nhau mà trẻ có thể thích ăn.

Trẻ cần ăn thịt vì thịt có chứa nhiều sắt và prôtêin. Nếu trẻ không ăn tí thịt nào mà không thích cả pho mát, sữa, phô mai, ya-ua thì sẽ nguy hiểm. Trứng cũng là thức ăn nhiều prôtêin nhất.

Đậu và các loại hạt cũng có thể tăng cường sức khỏe cho trẻ. Các bạn có thấy những người ăn chay nhưng vẫn mạnh khỏe cường tráng không?

Trẻ không chịu uống sữa

Những sản phẩm từ sữa là nguồn canxi quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều trẻ con không thích uống sữa nhưng nhờ trời, chúng hiếm khi chê thực phẩm chế biến từ sữa. Nếu trẻ không chịu uống sữa mà chịu ăn pho mát thì cũng rất tốt.

Chế độ ăn lành mạnh - một tấm gương tốt

Sẽ không thực tế khi con bạn có lối sống lành mạnh hơn những người lớn xung quanh nó. Nếu bố mẹ hút thuốc liên tục, tăng cân và không tập thể dục, không có kỷ luật thì thế hệ con cái họ cũng sẽ như vậy.

Ăn kiêng và sống lành mạnh là việc của cả gia đình và bố mẹ phải bắt đầu trước, con cái sẽ làm theo.

Cách tốt nhất giúp cho trẻ bắt đầu đi theo đường thẳng và đúng hướng là giới thiệu càng nhiều loại thực phẩm càng tốt nhằm mở rộng phạm vi khẩu vị và sở thích của trẻ. Phải theo cách này nhưng nên biết trước là một số đứa trẻ không thích thay đổi khẩu vị.

Một mục tiêu quan trọng khác là tránh cho trẻ nếm những món quá mặn hoặc quá ngọt. Thỉnh thoảng cho trẻ ăn khoai tây chiên hặc sôcôla cũng không sao nhưng nếu cho ăn thường quá thì trẻ sẽ thích ăn hoài.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-dinh-duong-chuan-cho-tre-c10a107358.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 5: Thức ăn bổ dưỡng chưa hẳn là bổ dưỡng

Tôi phải xác nhận rằng tôi cũng dị ứng một thứ. Đó là những công ty quảng cáo thổi phồng những sản phẩm dinh dưỡng. Bẻ cong sự thật với những câu đại loại như “không có đường”, “cafe đã loại trừ chất cafein tự nhiên”, “sữa dinh dưỡng không béo”, “vitamin trị cảm lạnh và giảm căng thẳng”, .... làm cho tôi muốn phát bệnh và muốn nói 'cà' lắm.

Đừng hiểu lầm tôi, tôi không phản đối thức ăn dinh dưỡng, thực ra gia đình tôi thường ăn gạo đỏ, khoai tây, rau, bánh mì, trái cây, đậu xào và uống nước. Rồi còn gì nữa, khi ốm cần bổ xung glucô, tôi ăn thức ăn nêm bằng đường Queenslan tự nhiên.

Tôi không phản đối những chế độ dinh dưỡng cần thiết. Nhưng chỉ vì lợi nhuận mà bóp méo sự thật hoặc nói khoác nhằm đánh lừa người khác là điều không nên làm.

Uống nhiều nước cam quá: Nhiều bà mẹ khệ nệ khiêng hàng giỏ trái cây từ siêu thị về nhà, không biết có cần thiết đến mức độ đó không. Họ quýnh lên với công việc pha chế nước cam cho con.

Thật kinh khủng nếu mỗi ngày cứ bắt trẻ uống 5 ly cam tươi, mà mỗi ly có khi được vắt từ ba trái. Như vậy trẻ phải tiêu thụ mười lăm trái cam mỗi ngày. Uống quá nhiều nước cam, rất có thể trẻ sẽ bị tiêu chảy. Thế nên, dù có tốt cũng phải uống có giới hạn.

Bột ngũ cốc ăn sáng hoàn hảo: Dĩ nhiên là nên ăn ngũ cốc chứa ít chất béo, muối và đường nếu con bạn chỉ sống nhờ thức ăn này. Nhưng đối với chúng thì đây chỉ là một phần của chế độ ăn cân bằng. Nếu hết cách rồi thì trộn thêm sữa nguyên kem và rắc đường vào.

Nước trái cây không có đường: Quảng cáo thường bảo “Nước trái cây này không có đường.” Đúng ra phải nói: “Không cần thêm đường vào nữa vì đã có đường tự nhiên trong nó rồi.” Có nhiều cách cho đường tiếp xúc với răng chứ không phải chỉ là đường từ mía.

Nhiều khi nước trái cây không được thêm đường nhưng không phải điều này có nghĩa chất làm ngọt hoặc hóa chất khác không được thêm vào.

Gluco, mật và sức khỏe: Glucô là một chất đường tinh luyện cao gần giống như sucrôza (đường mía). Việc hấp thu chất này trong máu có thể nhanh hơn nhưng không bổ dưỡng hơn các loại rẻ hơn.

Mật là sản phẩm thiên nhiêm được cho là có những đặc tính bí ẩn. Thật ra nó là sự pha trộn các loại đường đơn giản được tinh chế bởi những cơ quan nội tạng phức tạp của con ong. Dù có vị hấp dẫn, dạng đường này không tinh khiết bằng glucô hoặc đường mía.

Gluco và mật không có những đặc tính bổ dưỡng đặc biệt. Là những chất làm ngọt, chúng không có ưu điểm gì hơn so với đường mía và khi pha chế thức uống thì nó cũng làm hỏng răng không kém gì nước chanh.

Những thanh kẹo tăng lực. Kẹo này ngày càng phổ biến hơn và thường ngọt, béo hoặc chứa vị trái cây. Vì sản phẩm chứa đường từ trái cây, mật và glucô thay vì đường mía nên chúng không có lợi cho sức khỏe lắm. Dĩ nhiên có một số loại thật sự có lợi nhưng trẻ con có biết chọn lựa đâu.

Sữa thiên nhiên: Tôi thấy khó mà bị thuyết phục bởi sữa thiên nhiên, vì đầu óc cũ kỹ của tôi tin rằng sữa thường do những động vật có vú sản xuất ra và sữa bò tốt cho bò con và cho cả trẻ con. Sữa đậu nành hoặc sữa khác có thể tốt cho những đứa trẻ dị ứng sữa bò, còn những trẻ bình thường khác thì chẳng có ích gì.

Thức uống có bổ sung vitamin: Nước rau dại, siro được quảng cáo là bổ sung vitamin C. Không gì tốt hơn một viên vitamin giá rẻ mua ngoài hiệu thuốc. Nhiều loại siroo còn chứa quá nhiều đường nên dùng nhiều sẽ không tốt.

Trái cây và hạt chiên: Nho, nho không hạt phơi khô và chà là những thức ăn trẻ con rất thích nhưng quá ngọt và dễ mắc răng nên sẽ có tác hại cho răng giống như sôcôla và các loại kẹo khác. Đậu hạt có thể rất bổ dưỡng nhưng trẻ dễ bị ngạt nếu nuốt nguyên hạt.

Một công nghiệp khổng lồ tồn tại nhờ việc sản xuất các loại thức ăn và thức uống nói trên nhưng phải giám sát kỹ những sản phẩm này.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-nuoc-hoa-qua-cha-tot-dau-c10a107361.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 6: Cao tay trị thói xấu của trẻ

Trong những ngày giữ con ở độ tuổi chập chững, tôi cược là bạn đã từng đọc và nhận ra hình ảnh con mình trong chương này. Giờ thì bạn đã nhận ra rằng chính những đứa trẻ dễ thương nhất cũng có một số thói quen khó ưa nhất của trẻ con.

Cắn

Cắn chỉ là một thói quen ở những đứa trẻ từ 1 đến 1 tuổi rưỡi khi chúng chơi với nhóm. Nó không chỉ là hành động ác độc hoặc có tính toán mà chỉ là một triệu chứng của lứa tuổi chưa có ý thức này. Con bạn không dậy sớm, ngồi đó bày mưu tính kế, núp sau cửa mà mai phục chờ có người đi qua thì nhào ra cắn phập vào họ như cá mập. Chỉ là vì người nào đó thình lình xuất hiện và thiên thần của bạn cảm thấy phấn khích và không nghĩ gì hết.

Nhiều đứa trẻ một tuổi thường cắn bất kỳ ai bế chúng và không biết cắn sẽ làm cho người ta đau. Mặc dù đứa trẻ không chủ tâm làm vậy, cần phải giải thích với trẻ rằng cách cư xử vậy là không tốt. Thay vì hét lên, hoặc giận dữ và đánh trẻ, bạn nên đặt trẻ xuống ngay lập tức. Không cần phải mất nhiều thời gian trẻ sẽ hiểu ra điều bạn muốn nói: Nếu nó muốn được bạn ôm thì không được làm cái việc đáng đánh đòn đó.

Đập đầu

Đập đầu là thói quen phổ biến vì một trong hai lý do. Thường thì đây là một phần của tiết mục nổi giận ở trẻ con ở độ tuổi 1 đến 2 tuổi vốn chưa có ý thức và mặc dầu đây có thể là một hình thức giải trí vô tội ở trẻ lớn tuổi hơn.

Bố mẹ sợ rằng nếu trẻ đập đầu thì sẽ hại đến sọ não, nhưng hãy nhìn những vận động viên bóng đá và quyền anh, bạn sẽ nhận ra rằng ngay cả hành động của những đứa trẻ lì lợm nhất cũng chẳng thấm tháp gì. Những phụ huynh khác có thể tin rằng đây là một dấu hiệu
chậm phát triển hoặc quấy rối tinh thần nhưng nếu đứa trẻ cư xử bình thường thì đây không phải là một dấu hiệu đáng lo lắm.

Khi những cô cậu bé này không vừa ý với điều gì thì chúng có thể bổ nhào xuống sàn nhà và đập đầu. Hiếm khi chúng làm chính mình bị thương và nếu có thì không phải do cố ý.

Chúng thường cẩn thận tìm một bề mặt để hạ cánh sao cho nhiều người nghe thấy nhất nhưng lại ít có khả năng làm bị thương nhất.

Thói quen giận dữ mà đập đầu nơi trẻ con thường không kéo lâu vì trẻ sẽ phát triển nhanh ý thức để nhận ra rằng tự làm mình bị thương không phải là cách tốt nhằm trừng phạt người khác. Như thế chẳng khác gì một tên cướp nhà băng bước vào ngân hàng và nói "Đưa tiền cho tôi nếu không thì tôi sẽ dùng cái cây này chọc vào mắt mình”.

Tất cả những việc cha mẹ có thể làm là đánh lạc hướng trẻ. Nếu không làm được thì cứ để cho trẻ làm điều chúng muốn. Trẻ con có thể kém ý thức nhưng chúng không ngốc. Dù sao thì thói quen này sẽ biến mất khi trẻ được hai tuổi.

Một số đứa trẻ đập đầu khi chúng cảm thấy chán hoặc mệt mỏi. Đâu là hành vi của trẻ con thích nhảy và gõ nhẹ đầu vào thành cũi. Chúng làm vậy vì như thế sẽ dễ ngủ hơn giống như đếm cừu vậy. Mặc dầu làm vậy dễ chịu với trẻ con nhưng không dễ chịu cho bố mẹ tí nào. Điều duy nhất bạn có thể làm là lót cũi hoặc chèn gối ở các góc cúi để trẻ không đau. Đập đầu kiểu này không có gì đáng ngại vì chỉ là hình thức giải thích vô tư giống như mút ngón tay cái hoặc cắn móng tay.

Nín thở

Đây là hành vi đáng ngại nhất ở trẻ con tuổi chập chững. Một số em có thể làm vậy mười lần một ngày, những em khác một tháng một lần. May mắn là đa số trẻ không bao giờ duy trì thói quen xấu này trong suốt cuộc đời.

Nín thở có hai hình thức, hình thức tím mặt (phổ biến hơn) và hình thức bất tỉnh. Với dạng đầu thì đứa trẻ sẽ nín cho đến khi thở ra lại được; đây là dạng nổi giận siêu hạng dùng để uy hiếp những người không cho trẻ làm theo ý nó. Hình thức thứ hai thường làm cho người khác hoảng sợ. Chẳng hạn nếu làm tổn thương trẻ một chút, nó sẽ nín thở giống như ngất đi.

Nín thở đến tím mặt

Hành vi này phổ biến ở trẻ con từ 18 tháng đến 4 tuổi, dù có thể có trước khi trẻ được một tuổi ở những đứa trẻ khó chịu nhất. Kiểu giận giữ này không xa lạ gì với những đứa trẻ sôi nổi. Hippôcrat từng miêu tả hành vi tương tự ở những đứa trẻ kinh khủng của Hy lạp cổ.

Trình tự thông thường diễn ra thế này: trẻ con thường bị cắt ngang khi chúng đang làm cái việc mà chúng cho là quan trọng, nhớ lại phản ứng của mình, chúng quyết định rằng nín thở sẽ hiệu quả hơn những cách nổi giận khác. Nó khóc ba hơi dài và hơi cuối cùng kéo dài cho đến khi phổi của nó hết không khí. Người nghe chờ đợi hơi thở tiếp theo nhưng chỉ nghe thấy một sự im lặng đáng sợ. Trong vòng 15 giây, việc nín thở làm cho mặt trẻ tím đi và nó chết lặng. Khi bất tỉnh, đứa trẻ không kiểm soát được hơi thở; thân thể của nó lập tức chuyển sang “chế độ tự động” và hơi thở quay lại, và đứa trẻ cũng tỉnh lại mười lăm giây sau đó. Có khi sau đó đứa trẻ co giật làm cho bố mẹ càng lo sợ hơn.

Nín thở làm cho bố mẹ khiếp hãi nhưng không làm hại đứa trẻ. Mặc dù không khó cho bác sĩ khi kê toa chữa trị tật này nhưng tôi nhận thấy phụ huynh khó xử lý. Nếu phải ngăn điều này ở trẻ con thì phải xem hành vi này như một cơn giận hoặc giống như những hành động thách thức của trẻ con. Đơn giản là phải lờ đi vì nếu làm ầm ĩ thì trẻ lặp lại hành vi này.

Trước hết phụ huynh phải chắc chắn rằng nín thở không phải là một dấu hiệu bệnh tật. Sau đó, cứ lờ đi hoặc đánh lạc hướng. Đánh lạc hướng khó thực hiện vì thế sau khi đứa trẻ muốn nín thở thì nên để cho trẻ nín thở. Có thể rất khó nhưng phụ huynh nên quan sát kỹ lưỡng trong khi nó bất tỉnh nhưng nếu trẻ tỉnh lại thì bỏ đi ngay. Trẻ mở mắt ra và không thấy người nào làm khán giả và tán thưởng hành vi của mình, trẻ sẽ hiểu ra làm như vậy chỉ mất thời gian của chính nó.

Một số chuyên gia đề nghị dội nước lạnh vào mặt trẻ khi nó bắt đầu nín thở. Có thể được nhưng chỉ nên làm vậy trong mười lăm giây đầu tiên khi trẻ vừa nín thở, sau đó sẽ vô ích hoặc nguy hiểm một khi trẻ đã bất tỉnh.

Tôi không cho rằng xử lý kiểu này dễ dàng nhưng tôi biết rằng cứng rắn và lờ trẻ đi là cách duy nhất chữa tật này dù không phải dễ làm. Trẻ sau bốn tuổi hiếm khi có hành vi này.

Nín thở đến bất tỉnh

Cái này không phải là giận dữ kèm theo nín thở nhằm gây sự chú ý mà là một tình trạng bất tỉnh. Trẻ con bị triệu chứng thường là trẻ nhạy cảm với sự đau đớn hoặc sợ hãi. (Nhiều người cho rằng những đứa trẻ đó sẽ trở thành những người lớn cứ thấy máu hoặc kim chích là ngất xỉu).

Một đứa trẻ con hai tuổi có thể chui dưới gầm bàn và gõ đầu boong boong vào bàn. Khi bất tỉnh, trẻ không la khóc hoặc nín thở mà chỉ đơn giản rũ người và té xuống.

Nhịp tim của trẻ giảm đột ngột và người trẻ xanh tái đi. Trẻ bất tỉnh giống như người
lớn và thường tỉnh lại rất nhanh.

Về cách xử lý, nếu trẻ nằm trên bàn thì không cần làm gì cả, tự nhiên tình trạng đó sẽ qua đi, còn nếu đây là biểu hiện đứa trẻ thật sự nhạy cảm thì phải ôm ấp và quan tâm khi trẻ tỉnh lại. Mặc dầu nghe lôgic vậy nhưng hầu hết các chuyên gia về vấn để này dường như nghi ngờ về khả năng nó có một chút yếu tố muốn được chú ý đến trong hành vi này và đề nghị rằng bố mẹ không nên làm cho sự việc quá quan trọng trước mặt đứa trẻ.

Chơi đùa với những bộ phận kín

Đa số trẻ con đều có lúc đùa với bộ phận sinh dục của chúng. Chúng có thể sờ, gãi, vọc hoặc đung đưa vì làm thế chúng thấy rất thích. Đây là hành động bình thường và không có ý nghĩa tình dục.

Trước đây, nhiều người thổi phồng việc trẻ con thủ dâm đến nỗi những phụ huynh phóng khoáng nhất cũng lo lắng khi thấy con họ làm như vậy. Những câu chuyện cho rằng làm vậy sẽ làm cho bạn hóa điên, bị điếc hoặc cả hai vẫn văng vẳng bên tai họ. Thậm chí vào thời đại Nữ hoàng Victoria, có người cho rằng ai làm vậy sẽ bị mù.Thật vớ vẩn nhưng nếu có đúng vậy thì trẻ con cứ làm vậy dù phải mang kính mù.

Ngày nay, phụ huynh được khuyên là nên lờ việc này đi và không bị ám ảnh bởi những quan niệm sai trái. Cả con trai và con gái đều chơi đùa với bộ phận kín của chúng. Việc này bắt đầu từ năm thứ hai sau khi khám phá ra phần được tã trùm kín giải phóng và một khám phá mới đã bắt đầu. Tốt nhất nên lờ đi hoàn toàn thói quen hết sức ngây thơ này.

Nói lờ đi thì rất dễ nhưng bạn sẽ làm gì nếu con bạn đứng trong nhà thờ mà tay bỏ trong quần? Rồi khi ma sơ đến thăm trẻ? Thật ra nên nhẹ nhàng đánh lạc hướng trẻ và làm cho trẻ quan tâm đến cái gì đó hay ho hơn. Tôi nhấn mạnh rằng trẻ ở tuổi chập chững không có ý thức về tình dục và thói quen này chỉ xảy ra khi trẻ mệt mỏi, căng thẳng hoặc chán chường. Lờ đi, đánh lạc hướng và giúp trẻ tham gia nhiều hoạt động là cách duy nhất – không được phạt hoặc nhục mạ trẻ.

Vào trước tuổi đến trường trẻ có thể phát hiện ra trai và gái có bộ phận sinh dục không giống nhau. Điều này sẽ dẫn đến một mối quan tâm rất vô tư và đó là sự phát triển tự nhiên và bình thường. Cần phải xem xét việc này với đầu óc khoáng đạt và đôi mắt tương đối lơ đễnh.

Khóc nhè

Khóc nhè là hành vi làm bố mẹ khổ sở nhất mà đứa trẻ nào cũng có thể làm. Rõ ràng chúng ta chỉ chấp nhận cho trẻ khóc khi chúng bệnh hoặc mọc răng nhưng có khối đứa trẻ khỏe mạnh, vui vẻ vẫn làm cho bố mẹ phát ngấy vì thói khóc nhè.

Mỗi đứa trẻ có khả năng khóc nhè khác nhau. Một số không bao giờ khóc, một số khóc cả ngày mà không biết chán. Vấn đề là nếu không biết cách xử lý, chúng ta sẽ vô tình làm cho trẻ lặp lại hành động này mãi. Giả sử một cậu bé 4 tuổi đòi ra sân chơi khi trời đang mưa và mẹ cậu không cho phép. Cậu bắt đầu lải nhải và khóc nhè. Sau mười phút thì đến mức bà mẹ không chịu nổi vì thế bà mẹ bỏ cuộc để được yên thân. Vậy là bà mẹ đã thua.

Một bà mẹ khéo hơn sẽ biết cách đánh lạc hướng cậu bé bằng cách làm cho trẻ chú ý đến cái khác trong nhà hoặc giới thiệu một hoạt động thú vị khác cho nó. Cách này rất có ích cho những đứa trẻ không khóc dai.

Nếu không đánh lạc hướng được thì lờ cậu bé đi. Làm mẹ thì không dễ lờ đi đứa con đang khóc nhưng giả vi lờ đi là điều tốt nhất cần phải làm. Việc này cũng làm cho đứa trẻ hiểu được điều bạn muốn nói. Nếu không chịu được nữa và đã đến lúc một trong hai bên mất kiểm soát vì tức giận thì bạn nên sử dụng kỹ thuật cách ly. Như thế sẽ an toàn hơn cho cả bạn và con.

Và khi tất cả kỹ thuật trên không có tác dụng thì điều cuối cùng nên làm là mang con ra khỏi nhà. Một khi thoát ra khỏi bốn bức tường thì trẻ và bạn sẽ bớt giận vì tiếng khóc của trẻ không át được tiếng chim hót hoặc tiếng xe chạy trên đường.

Bỏ chạy

Đứa trẻ nào cũng có tật này và ai đã từng đọc về tâm lý trẻ con đều cho rằng không bao giờ trẻ muốn rời xa bố mẹ. Vậy mà có một số đứa trẻ cứ buông ra là chạy mất.

Phụ huynh rất ngại những đứa trẻ này vì chúng cứ bỏ chạy trước, chơi trò chốn tìm trong siêu thị để rồi bị lạc và phụ huynh phải chạy tìm nhớn nhác nếu không may mắn được thông báo đến nhận con tại phòng của ban quản lý.

Tuy vậy chỉ sau sáu tháng là đa số trẻ bỏ thói quen này. Tôi không thành công nhiều lắm trong việc xử lý những đứa trẻ này. Tôi chỉ có thể đề nghị là bố mẹ phải tỉnh táo, cảnh giác và canh chừng kỹ chúng. Tôi đã từng biết hai đứa trẻ cứ thích nhảy lên những chiếc xe buýt đi ngang qua. Một em chỉ làm để gây sự chú ý nhưng em kia thì lên xe đi đến tận trạm cuối, bà mẹ phải phóng lên taxi chạy theo tìm.

Ngắt lời người lớn

Một trong những điều làm người lớn ghét nhất ở trẻ con là chúng luôn ngắt lời khi người lớn nói chuyện. Có khi bố mẹ của đứa trẻ chẳng nói chuyện được với nhau cho đến khi nó đã ngủ. Hiếm khi họ được ôm hoặc hôn nhau và không bị đứa trẻ chen vào giữa khi nó còn thức.

Đứa trẻ có ba mối quan tâm. Thứ nhất: Nó nghĩ lời nói thông thái của nó rất quan trọng nên mọi người phải lập tức im lặng và lắng nghe. Thứ hai: nó không muốn người khác dành được vị trí trung tâm của mình. Thứ ba: đứa trẻ biết nếu nó không nói thì người ta sẽ quên phần nó mãi mãi. Nhiều đứa không bao giờ để cho người khách nói chuyện với bố mẹ mình thật lâu.

Chúng quấy phá cho đến khi người trong cuộc nổi nóng hoặc cuộc viếng thăm trở thành vô ích đối với tất cả những người có liên quan. Nếu đó là bạn thân của gia đình thì nên hiểu trẻ con nào cũng như thế, nếu họ không hiểu được thì họ không đến nữa cũng chẳng sao.

Một số đứa trẻ phản đối việc bố mẹ nói chuyện trên điện thoại. Chúng làm ồn hoặc phá phách làm cho bạn phải ngưng hoặc hủy bỏ cuộc gọi. Cách đây nhiều năm tôi chăm sóc một cậu bé khuyết tật có thói quen chạy quanh nhà mỗi khi điện thoại reo. Cậu ta bật tất cả các thiết bị điện trong nhà lên trước khi cuộc gọi kết thúc. Khi mẹ cậu gác máy thì trong nhà đầy tiếng ồn của máy hút bụi, máy đánh trứng, máy sấy tóc và điện thì sáng choang giống như trong cung điện vào tối thứ bảy và điện kế chạy vòng quanh giống như chiếc xe hơi.

Tin xấu cho các bạn: tôi không biết cách xử lý những đứa trẻ cư xử như thế này, ngoại trừ việc cho các bạn biết rằng trẻ con làm như thế cũng là điều bình thường. Tôi cho rằng những người khách muốn độc quyền chiếm hữu bố mẹ của trẻ thường có vẻ chán ngắt đối với chúng vì có thể chúng làm cho họ nản chí. Nên để dành những cuộc gọi dài cho buổi tối. Khi bước qua tuổi này trẻ không có hành vi này nữa vì chúng đã phát triển được trí nhớ ngắn hạn tốt hơn, bớt bốc đồng hơn và đã học cách đợi đến lượt mình.

Nghiến răng

Tiếng nghiến răng làm sởn gai ốc và làm cho bạn phát điên. Nghiến răng khi ngủ khá phổ biến ở trẻ em. Đây không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ bị lãi (giun) hoặc nằm mộng. Không thể làm gì được với thói quen này mặc dù đã có trường hợp nha sỹ phải can thiệp.

Những đứa trẻ bình thường thỉnh thoảng có thể nghiến răng vào ban ngày nhưng theo kinh nghiệm của tôi đa số trẻ bị khuyết tật nặng mới làm vậy. Tôi chưa từng biết liệu pháp nào giúp giảm được tật này ở trẻ con.

Ăn cắp

Đối với trẻ con dưới 5 tuổi thì không nên buộc tội hành động ăn cắp. Người lớn bị ám ảnh bởi việc sở hữu nên họ tốn nhiều tiền để giữ gìn tài sản, mua bảo hiểm và khóa cất mọi thứ. Trẻ con may mắn chưa đến giai đoạn đó; chúng hoàn toàn không quan tâm đến việc sở hữu bất kỳ cái gì. Dù trẻ con có thích sưu tầm đồ vật và tiền, chúng không có mưu mô gì. Chỉ nên nhắc trẻ không được lấy thứ gì đó khi chúng muốn lấy, không nên nói gì thêm.

Nếu đến thăm nhà người khác thì nhắc trẻ với thái độ kiên quyết hơn không phải nhằm khiển trách trẻ mà vì quyền lợi của người bạn đang thăm.

Nói bậy

Nói bậy không phải là vấn đề nghiêm trọng ở trẻ con tuổi chập chững. Đa số trẻ con bắt chước những lời xằng bậy trước tuổi đi học, tùy vào việc dạy dỗ thông thường và thói quen của người lớn xung quanh. Người lớn phải cẩn thận khi chửi thề hoặc nói tục vì trẻ bắt chước rất nhanh.

Trẻ con rất thích nói về việc đi tiêu đi tiểu của chúng có lẽ vì trong thế giới hạn chế của mình, đây là đề tài chúng có nhiều kinh nghiệm nhất. Nên giúp con tham gia các sinh hoạt khác nhằm giúp giảm dần thói quen này mặc dù đến năm tuổi thì trẻ  thường không nói năng như vậy nữa.

Khi trẻ nói ra những từ lạ và có nghĩa bậy bạ, chúng không hiểu ý nghĩa của những từ đó mà chỉ quan tâm đến tác dụng của những từ lời nói đó với bố mẹ. Bạn nên giả điếc và nhẹ nhàng nhắc trẻ “mẹ không muốn nghe con nói vậy nữa”. Nếu làm ầm lên thì trẻ sẽ xem đó là vũ khí có thể sử dụng để khuấy động căn nhà mỗi khi nó cảm thấy buồn chán.

Bố mẹ không nên bực mình khi trẻ nói bậy mà phải tìm cách loại ra những chữ khó nghe đó ra khỏi kho tàng từ vựng của con. Đối đầu căng thẳng chỉ tốn công vô ích và còn làm cho trẻ nói bậy nhiều hơn nữa.

Gia đình dân chủ thì bố mẹ nói tục, con cái cũng được phép nói tục. Nếu không muốn con bắt chước thì hãy cẩn trọng với lời ăn tiếng nói của mình.

Nôn mửa theo ý muốn

Chữa trị những đứa trẻ cứ nôn ọe theo ý muốn có lẽ là việc khó làm nhất. Dĩ nhiên là có thể khắc phục được nhưng biện pháp có thể quá khắc nhiệt. Một số đứa trẻ có van dạ dầy yếu nên rất dễ nôn thức ăn ra mà không phải cố gắng gì. Những em bé khác thì bình thường nhưng nếu khóc và ho nhiều có thể dẫn đến nôn mửa.

Cuối cùng là trường hợp rất hiếm: Những em có thể nôn mửa khi chúng muốn làm cho bố mẹ phải lo lắng. Với những đứa trẻ này thì những chuyên gia về hành vi cũng hết sức ái ngại.

Trẻ con ở nhóm một cần được chẩn đoán tia X và chữa trị. Nhóm thứ hai cần phải được xử lý kiên quyết nhưng nhạy cảm. Nếu trẻ khóc bình thường thì không sao nhưng bắt đầu chuyển sang giai đoạn muốn nôn mửa thì bạn phải can thiệp ngay.

Sử dụng kỹ thuật cho khóc có kiểm soát nhưng chỉ một khoảng thời gian ngắn thôi và nếu trẻ cố tình nôn mửa thì phải hành động cứng rắn hơn.

Tôi đã gặp một số em ở nhóm thứ ba cứ nôn mửa mỗi khi không làm được theo ý mình. Nhóm này thường ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi rưỡi. Vấn đề là khi cha mẹ muốn cách ly trẻ để áp dụng kỷ luật thì không làm được do trẻ bắt đầu nôn mửa. Phải có kỹ thuật “van an toàn”, nếu không bố mẹ sẽ khó kiểm soát con mình và trở nên hoàn toàn bất lực.

Đối với những đứa trẻ này, trước hết sử dụng kỹ thuật cách ly và cho khóc có kiểm soát. Đặt trẻ vào phòng và để cho trẻ khóc một lúc, rồi đến hỏi han và giải thích để trẻ hiểu không nên cư xử như đang làm nhưng không nên tỏ vẻ quá quan tâm. Nếu phải dỗ dành nhiều trẻ mới nghe hoặc nếu trẻ nôn thì bạn phải hết sức kiên quyết.

Khi được bỏ vào cũi, trẻ nôn. Bạn bực mình và phát ngấy nhưng không được đầu hàng trước hình thức đe dọa này. Bình tĩnh bồng trẻ vào phòng tắm và đặt xuống.

Đóng cửa lại. Thay cũi nhanh và không cho trẻ nhìn thấy bạn đang giận dữ. Trở về phòng tắm, im lặng cởi quần trẻ ra, dùng nước rửa lau cho trẻ, lau khô rồi mang quần cho trẻ, bồng trẻ lại bỏ vào cũi. Phải làm việc này thật bình thường, không giận mà cũng không tỏ ra quan tâm đến trẻ.

Tôi phải nhấn mạnh rằng kéo dài việc này như vậy là rất không bình thường nhưng khi cần thiết thì kỹ thuật này rất có hiệu quả.

Bôi bẩn

Trò bôi bẩn tai hại thường thấy nhất ở trẻ con khuyết tật dù thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở trẻ con bình thường ở khoảng 18 tháng tuổi. Thường là lúc sáng sớm khi trẻ con thức dậy một mình và không có ai trông. Trẻ sẽ đi lang thang quanh nhà, không biết làm gì nên chúng giết thì giờ bằng cách quệt tay vào tã và bôi khắp tường.

Thói quen gớm giếc này làm nản chí bố mẹ. Phải dùng hai cách sau để xử lý vấn đề. Một là bố mẹ phải ngồi dậy thay tã cho trẻ ngay khi trẻ vừa thức dậy. Hai là không được cho trẻ thò tay vào tã bằng cách cho trẻ mặc loại tã dán băng keo tốt hoặc ghim kỹ bằng ghim an toàn. May mắn là vấn đề này chỉ tạm thời đối với những đứa trẻ tuổi chập chững bình thường.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-khi-tre-la-vua-tho-do-c10a107837.html
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 7. Bắt bệnh trẻ 'hiếu chiến'


Thuật ngữ sự ganh tị giữa anh/chị em nói đến tính ưa tranh giành làm cho trẻ cãi nhau, đánh nhau và buộc tội bố mẹ vì cho rằng họ không công bằng. Tôi không cho rằng đây là biểu hiện bệnh lý mà là một đặc điểm rất bình thường của con người.

Đứa trẻ nào cũng thích cãi và đánh nhau. Việc này làm cho cơ bắp trẻ mạnh lên nhưng lại làm cho bố mẹ phát điên. Cũng giống như những chuyên gia chăm sóc trẻ khác, tôi cho rằng dễ triết lý về việc này hơn là tìm ra được cách ngăn không cho trẻ đánh nhau nữa. Dù sao thì tôi cũng trình bày ý kiến của mình như sau:

Hai đứa trẻ tuổi chập chững, rắc rối gấp đôi

Khi mới chỉ có một đứa con tuổi chập chững, tôi nghĩ mình hiểu biết hết về hành vi của trẻ con. Khi chúng tôi có đứa thứ hai, tôi nhận ra hiểu biết của mình còn rất ít. Hai đứa trẻ ở cách xa nhau hàng cây số thì không có vấn đề gì, khi sáp lại gần là có  chuyện ngay.

Tài sáng tạo của những con người bé nhỏ này thật đáng kinh ngạc. Hai đứa trẻ ở tuổi chập chững có thể nghĩ ra cách làm khổ người khác vượt xa sức tưởng tượng của một đứa và của bất kỳ người lớn nào.

Khi nói đến ganh tị giữa anh/chị em, chúng ta phải lưu tâm nhiều đến tuổi của đứa trẻ. Trẻ rất nhỏ thích bảo vệ nhà mình không cho người ngoài xâm phạm. Trẻ lớn tuổi hơn một chút có kiểu khác nhưng cũng khó ưa không kém. Chúng cãi nhau. Trẻ nhỏ cư xử rất tệ khi anh, chị hoặc khách đến chơi sờ vào đồ chơi của chúng và trẻ ghét người nào giành hết sự chú ý của mẹ mình. Trẻ lớn hơn chỉ cãi nhau, vặn vẹo và so sánh thiệt hơn. Đây là giai đoạn tuổi rất kỳ lại ở điểm trẻ không thích xa anh chị hoặc em mình nhưng gần nhau thì chúng biểu hiện tình cảm với nhau theo cách kỳ khôi vậy đó.

Bình đẳng thật sự - chỉ có ở thiên đường

Tất cả chúng ta đều biết mỗi đứa trẻ phải được đối xử công bằng về mọi mặt: tình thương, giới hạn và kỷ luật. Chúng ta biết mục tiêu này khó đạt được trong thực tế sinh hoạt gia đình mình. Kỷ luật và những mong đợi có thể giống nhau nhưng chúng ta áp dụng kỷ luật rất khác nhau với từng đứa trẻ.

Dường như đối với tôi không có bình đẳng thật sự trong thế giới của người lớn. Kẻ nào mạnh hơn và hét to hơn thường đạt được nhiều hơn. Bố mẹ của những đứa trẻ sinh đôi sẽ sớm hiểu điều này. Chẳng cần biết lý tưởng ban đầu của chúng như thế nào, đứa hiền lành sẽ chẳng được gì còn đứa hung hăng thì chẳng cần biết công bằng là gì. Có thể không cần phân chia thời gian và sự quan tâm như nhau nhưng bạn vẫn phải yêu thương trẻ một cách bình đẳng.

Nên cố tỏ ra hết sức công bằng với chúng nhưng khi hai đứa trẻ có tính cách quá khác nhau thì cần phải đấu dịu với một đứa, tránh bớt những rắc rối và không làm tới cùng những vấn đề bất phân thắng bại với trẻ. Tôi xin lỗi về tiêu chuẩn nghe có vẻ không rạch ròi này nhưng nếu bạn muốn sống sót thì phải thực tế.

Trêu ghẹo

Hai năm cuối của lứa tuổi chập chững là tuổi trẻ bắt đầu biết trêu ghẹo, cãi nhau và càu nhàu. Dĩ nhiên, mỗi đứa trẻ mỗi khác. Có những em hiền như những người trong đội quân hòa bình còn những em khác thì không có lý do gì cũng đánh nhau.

Những đứa trêu ghẹo giỏi nhất thường có vẻ thơ ngây, chỉ là mỗi khi có động tay chân là gây ra phiền toái. Quyển tập của đứa lớn không hiểu vì sao rơi xuống sàn. Truyền hình đổi kênh liên tục. Tranh thủ những lúc đó em bé sẽ bị đứa lớn cù, nhéo hoặc làm cho bị thương.

Trẻ con thích trêo ghẹo sẽ động tay ngay khi nó cảm thấy buồn chán, giống như con sư tử đi vòng quanh nhà săn mồi và em bé chúng là một con chiên. Tốt nhất nên tìm việc gì cho trẻ làm và đánh lạc hướng trẻ khi chúng có dấu hiệu muốn chọc ghẹo người khác.

Cố gắng tránh tham gia vào những cuộc cãi vã của trẻ con và nếu bạn can thiệp thì phải đặt ra luật lệ cho rõ ràng. Không cho phép trẻ tranh luận và đòi hỏi dân chủ và nếu trẻ không bằng lòng với quyết định của bạn thì cho chúng mang vụ việc ra Toà án bảo vệ Quyền lợi trẻ em.

Đánh nhau

Trẻ con đánh nhau là chuyện thường tình mà cũng là chuyện nhức đầu nhất trong đời sống gia đình. Trong nhiều năm qua, tôi đã nói chuyện với hàng trăm bố mẹ muốn tìm phương pháp duy trì hoà bình nhưng vẫn chưa tìm thấy được. Tuy nhiên tôi có vài đề nghị giúp duy trì một thoả ước ngừng bắn dù không dễ dàng lắm.

Giả điếc giả câm càng nhiều càng tốt đối với chuyện cãi vã của trẻ con

- Khi những đứa trẻ bắt đầu xông vào nhau thì đánh lạc hướng chúng bằng những hoạt động thú vị và vô tư khác.

- Bế hai đứa trẻ sang một phòng khác và đóng cửa lại. Trẻ thường đánh nhau khi có người xem.

- Phải có một đội thám tử mới tìm ra được ai là người khởi xướng vụ ẩu đả. Đừng mất thì giờ, thường đứa la to nhất là đứa có lỗi nhiều hơn.

- Lúc đầu đừng nên chạy đến thật nhanh như những quân sĩ giữ gìn hoà bình của Liên Hợp Quốc, trẻ con phải biết tự ngưng chiến.

- Khi một đứa trẻ liên tiếp làm nạn nhân một cách không công bằng thì vấn đề đã khác, không cần phải tỏ ra quá nghiêm khắc.

- Nếu đã can thiệp thì phải cứng rắn, không tranh luận và phải 100% kiên quyết.

- Phương thức cuối cùng là cách ly mỗi đứa trẻ ra riêng một phòng trong một khoảng thời gian.

Sai lầm lớn nhất của bố mẹ là để bị lôi kéo vào trong cuộc ẩu đả của trẻ con. Nếu trẻ con biết rằng bạn luôn can thiệp thì ngay cả đến khi chúng 18 tuổi bạn vẫn phải nhảy vào. Ngay lúc trẻ bắt đầu xô xát mà bạn chạy ào đến như đội quân chống khủng bố, mặt nạ và súng ống đầy đủ thì sau này chúng sẽ chỉ đánh nhau để xem bạn hành động như thế nào.

Một quan sát khác của tôi là có ít cuộc ẩu đả nào xảy ra khi không có khán giả. Bạn có tưởng tượng được cảnh Ali và Tyson hoặc những võ sĩ quyền anh khác mà lại giành chức vô địch tại phòng bếp của họ, và chỉ có bà người ở hoặc con mèo xem thôi thì sẽ ra sao? Tôi cho rằng nếu không có khán giả kích động thì chẳng có ai thèm đấu làm gì. Khi trẻ con đánh nhau, tốt nhất lên rời khỏi võ đài hoặc rời võ đài đi nơi khác.

Nếu bạn nhất định phải tham gia thì nên tham gia cho đúng cách. Không nên hỏi đứa trẻ ai bắt đầu cuộc ẩu đả trước và khi mâu thuẫn đến cùng, bạn cần hoà bình chứ không cần chúng tố cáo nhau nữa. Chính bạn không được vào cuộc, nên nói “xong rồi!” và cho trẻ thấy bạn sẽ không đứng về phía nào và tha thứ cho bên nào. Nếu trẻ vẫn không nghe thì tách chúng ra và đặt mỗi đứa vào một phòng riêng cho đến khi chúng dịu xuống.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-bat-benh-tre-hieu-chien-c10a108063.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 8: Trẻ tuổi chập chững và em bé mới sinh

Thường thì những đứa trẻ được sinh ra cách nhau một năm rư
ỡi đến hai năm rưỡi. Bạn không cần có bằng tâm lý học mới biết chính khoảng cách này gây phiền toái. Đứa trẻ thứ hai ra đời đúng vào lúc đứa thứ nhất đang ở đỉnh cao của giai đoạn muốn làm trung tâm chú ý.

Theo quan điểm của đứa trẻ hai tuổi, nó nghĩ mình là người quan trọng nhất. Trẻ muốn được bố mẹ chú ý đến một cách hoàn toàn. Trẻ không hiểu được ý nghĩa của sự chia sẻ. Đến cả người lớn còn có người không chịu hiểu thì điều này không có gì lạ ở trẻ tuổi chập chững.

Tôi phải khẳng định lại rằng mặc dù nghe sẽ có nhiều rắc rối nhưng nếu biết cách đối xử với trẻ thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta nên cẩn thận, khi có em bé nhỏ xuất hiện, đứa trẻ chập chững được cung cấp một vũ khí lợi hại nhất. Đứa trẻ sớm phát hiện ra mẹ mình sẽ rất nhạy cảm và hết sức bảo vệ cho em bé. Vì lý do nào đó, mẹ không chấp nhận cho con bé 2 tuổi dơ dáy là nó chạm vào em bé mới sinh bé bỏng.

Khi buồn chán, trẻ chỉ cần đến gần và cù vào em bé. Kết quả sẽ kinh khủng nhưng vẫn chưa thấm gì nếu đứa trẻ nhảy bổ vào em hoặc lật úp cái nôi của em bé. Còn một ngón nữa: trẻ sẽ lựa dịp chọc ngón tay dơ vào mắt em bé, lúc đó bà mẹ chỉ có nước đổ sụp xuống.

Nếu bố mẹ kiên quyết chống lại thói vòi vĩnh nguy hiểm này thì không có lý do gì họ lại đầu hàng trước trò chết người này của trẻ. Nếu mỗi lần đứa trẻ xán lại gần em đều được mẹ nựng và ôm chắc chắn đây sẽ là cách gieo mầm yêu thương cho tình yêu thương giữa anh/chị em.

Tôi tin rằng trẻ con khó mà gây nguy hiểm cho em bé nếu chúng ta biết cách dạy trẻ cách chơi với em. Bố mẹ phải gắng làm ra vẻ không cảnh giác nhưng không nên đứng quá xa nhằm đảm bảo can thiệp kịp thời khi trẻ có hành vi có hại cho em nhỏ.

Về hành động chọc tay vào mắt em, tôi tin là trẻ không chủ tâm làm thế. Bà mẹ không nên làm ầm lên khi đứa trẻ động tay, nó thích nhìn vào mắt em cũng như người lớn thích làm vậy. Trẻ có thể muốn sờ mắt em vì tò mò, vì thế chúng ta phải giải thích với trẻ.

Giới thiệu đúng cách:

Khi có thai nên nói trước với trẻ về em bé và nói rằng bạn cần trẻ giúp chăm sóc cho em bé. Bàn chuyện đặt tên em bé, rằng em bé nhỏ sẽ ị thường xuyên. Đứa trẻ sẽ liên hệ được điều này vì chúng là chuyên gia về chức năng thân thể.

Khi bạn ở trong bệnh viện, nên nhờ một người thân chăm sóc em lớn. Nên đưa trẻ đến thăm mẹ và em bé mới sinh, nên làm cho trẻ vui bằng cách đón tiếp vồ vập một chút và cho trẻ vài món quà.

Khuyến khích những người đến nhà thăm em bé niềm nở với đứa lớn một chút. Trẻ tuổi này xem mình là trung tâm mà. Mặc dù mệt và muốn bảo vệ em bé nhỏ, bà mẹ nên chú ý đến cô bé lớn này một chút bằng nhiều cách chẳng hạn khi chăm sóc em bé thì nhờ cô bé mang giúp vật này, vật kia đến. Bạn vừa có thể cho em nhỏ ăn vừa đọc truyện hoặc nói chuyện với cô bé con của mình. Nếu bạn không làm vậy thì đừng trách cô bé chen vào giành vú của em hoặc làm những việc tồi tệ hơn mà bạn hoảng hồn.

Dĩ nhiên là bà mẹ sẽ rất nhạy cảm và hết sức bảo vệ em bé nhưng bà không được chắn hàng rào giữa em bé và cô bé lớn. Nếu cứ ôm lấy em nhỏ và hất đứa lớn ra chắc chắn bà mẹ sẽ gây nên lòng căm thù và sự ganh tỵ bệnh hoạn ở trẻ em. Nếu biết cách xử lý thì hầu hết trẻ con tuổi chập chững sẽ chấp nhận em nhỏ của nó mà không hề có trục trặc nào. Một số em có thể chấp nhận giai đoạn đầu nhưng khi em bé được 6 tháng thì bắt đầu gây khó khăn. Em bé mới sinh đối với trẻ chập chững được xem là một con búp bê sống động nên chúng rất thích chơi đùa, trêu chọc em.

Tuy nhiên khi em bé này đã biết ngồi và bắt đầu biết làm điều này điều nọ thì nó sẽ là nguồn đe doạ lớn đối với cán cân quyền lực của trẻ chập chững. Bạn nên tin chắc rằng nếu bạn xử trí khôn ngoan thì em bé mới sinh và đứa con tuổi chập chững của bạn sẽ hoà hợp với nhau rất tốt.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-me-kheo-be-se-yeu-em-c10a108215.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 9: 'Kê đơn' cho trẻ tăng động


Trẻ con khác nhau rất nhiều có em thì yên lặng nghiêm chỉnh, vâng lời và không đòi hỏi được chú ý đến nhiều, có em thì khó chịu, ồn ào, bốc đồng, vô tổ chức và đầu óc sôi lên với hết đề tài này đến đề tài khác, giống như một tên say trong bữa tiệc Cốc tai.

Không có ranh giới rõ ràng mà tuỳ vào lòng khoan dung của của người quan sát. Bạn gọi tình trạng này là cái gì không quan trọng, quan trọng nhất là bạn phải nhận ra và xử lý đúng cách tình trạng của chính đứa con của mình.

Trong chương trình này, tôi sẽ miêu tả bức tranh của một đứa trẻ hiếu động hết cỡ. Nhiều độc giả có những đứa con chỉ thể hiện một vài đặc điểm này nên không phải quá lo lắng. Những hành vi này chỉ quan trọng khi nó làm cho đứa trẻ tiếp thu kém hoặc cư xử quá tệ so với tiêu chuẩn chăm sóc chúng nhận được từ bố mẹ.



Trẻ tăng động thường có một số triệu chứng 'lạ' nhưng cha mẹ lại nhầm là bình thường. (Ảnh minh họa).


Trẻ hiếu động thái quá có thể có một số các triệu chứng sau:

Thiếu tập trung: Không biết lắng nghe, quên những lời chỉ dẫn, những danh sách, lời nhắn, dễ phân tâm. Mắt không nhìn chăm chú được, không thèm quan tâm đến những thay đổi, luớt bỏ từng giai đoạn khi đọc và không màng gì đến những tai hoạ sắp xảy ra. Chìm đắm trong suy nghĩ của riêng mình, mơ mộng.

Bốc đồng: Chưa đi đã chạy, vội vàng hấp tấp, cạn nghĩ và hiếu chiến, dễ bị lung lay.

Không bao giờ thoả mãn: Đòi cho bằng được cái mình muốn, khư khư giữ ý kiến của mình và khi được thưởng thì muốn nhiều hơn, không học được nhiều từ kinh nghiệm.

Hoạt động quá mức: Khi còn là trẻ sơ sinh thì khó chịu, thích ẵm hoặc bế. Khi biết đi thì hoạt động rất nhiều, giống như có gắn mô tơ vậy. Khi đi học thì táy máy, dễ bị gián đoạn và phân tâm. Thích ra ngoài trời, cư xử tệ hơn ở nơi ồn ào, đông người và căng thẳng.

Làm những việc khác nhau: Hành vi thay đổi mỗi ngày, một số ngày học giỏi và một số ngày chỉ giống như ở nhà.

Vô tổ chức: Nhầm lẫn giữa bên phải và bên trái. Học cột dây giày, mang áo quần rất chậm, ăn uống lôi thôi, đi đứng cẩu thả, không làm được hai việc cùng một lúc, lộn xộn, làm những việc gì đó theo chuỗi rất khó khăn.

Giao tiếp kém: Muốn hoà nhập bình đẳng nhưng không làm được nói chuyện không nghĩ kỹ, hay làm mất đồ, nóng nảy, giận dữ nếu không làm được việc gì đó, sẽ làm những việc ngớ ngẩn để nhóm trẻ khác chú ý đến.

Luộm thuộm: Hết sức luộm thuộm. Đặc biệt, vì bốc đồng nên dễ gây ra tai họa.

Tự trọng kém: Lúc đầu đã có thể vậy, về sau nếu thất bại về học vấn và giao tiếp sẽ trầm trọng hơn.

Có những vấn đề về ngôn ngữ:
Quên khi đang nói nửa chừng. Ngắt lời người khác do bốc đồng và sợ quên những điều muốn nói

Những triệu chứng khác


Những vấn đề cụ thể về ngôn ngữ: có thể phân nửa các em có những yếu kém về khả năng đọc, đánh vần và làm toán,vv…

Những vấn đề về giấc ngủ: khó ngủ và ngủ không say

Táy máy chân tay, hiếm khi vừa lòng và khó chịu mặc dù rất nhạy cảm

Trị bệnh cho trẻ

Bố mẹ nên nói chuyện với những đứa con tuổi chập chững của họ bằng một giọng điệu dứt khoát và rõ ràng. Đối với trẻ hiếu động thái quá thì điều này rất quan trọng vì chúng không chỉ thiếu tập trung mà còn có những vấn đề khác tác động đến trí nhớ của chúng.

Giao tiếp

Trước khi nói chuyện với trẻ nên giảm tiếng ồn xung quanh xuống. Tắt máy truyền hình, truyền thanh và những thứ dụng cụ phát ra tiềng ồn khác, và đợi chó ngưng sủa. Trước hết gọi tên trẻ thật rõ và bảo trẻ phải nhìn vào mắt bạn. Khi mắt nhìn mắt bạn bắt đầu nói điều bé cần nghe thật rành mạch và ngắn gọn và dùng hết những phương tiện diễn tả như chân mày, tay và thân thể. Nhiều phụ nữ nói với con họ giọng chán ngắt hoặc dài dòng, rồi thắc mắc sao chúng không lắng nghe. Giao tiếp giỏi không chỉ cần thiết cho trẻ hiếu động thái quá mà còn có lợi cho tất cả trẻ con và người lớn khác.

Cơ cấu và sự tổ chức

Trẻ hiếu động thái quá có bản chất vô tổ chức và đi đến đâu là gây ra tình trạng lộn xộn đến đó. Nghịch lý thay những đứa trẻ này lại không thể phát triển tốt nếu thiếu sự tổ chức và ai cũng muốn những đứa trẻ này tiếp thu kỷ luật.

Cần phải cho trẻ biết lúc nào phải thức dậy, được ăn sáng món gì, ngày nào phải đi học và hôm đó có sự kiện gì lớn trong nhà không. Nếu không báo trước cho trẻ những việc như có ai đó đến thăm, bố đi công tác hoặc tối nào đó phải ngủ muộn thì bạn sẽ gặp rắc rối. Vì quyền lợi của trẻ, nên giữ lịch sinh hoạt chặt chẽ, và càng kiểm soát và tổ chức được đời sống càng tốt.

Đối với trẻ lớn hơn một chút hoặc vào tuổi đi học, tôi nghĩ lên lập một danh sách những việc trẻ cần làm mỗi ngày ở nhà. Đây là trách nhiệm của riêng trẻ, chẳng hạn dọn giường, cho mèo ăn, lau chùi đồ chơi và nhận thư. Những việc này giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và óc tổ chức và khuyến khích trẻ hiểu biết hơn môi trường sống của chúng.

Khi đi mua sắm thì cho trẻ đến mua hàng với những người thân thiện, bạn chờ xem trẻ có biết cách nói chuyện và giao tiếp không. Đây chính là hình thức trị liệu cho bệnh hay quên hoặc không chú ý nghe, đồng thời việc này tạo cho trẻ có cảm giác nó quan trọng và có ích.

Liệu pháp điều chỉnh hành vi:

Khi trẻ con la hét cả ngày trong nhà, bố mẹ rất dễ mất kiên nhẫn. Thay vì có ý tốt là nghĩ cách thay đổi hành vi của trẻ nhiều người rất dễ nổi nóng và cư xử tệ với trẻ.

Trẻ hiếu động thái quá rất dễ bị sự căng thẳng và chống đối làm cho tổn thương. Chúng rất nhạy cảm vì thế chúng sẽ nhanh chóng có ấn tượng rằng “ mình làm gì cũng không đúng” và ngày càng kém tự tin, tự trọng hơn, và trẻ sẽ buồn phiền hơn từ đó về sau.

Muốn tránh điều này, nên nhìn những điều khó ưa ở trẻ bằng con mắt màu hồng. Khi trẻ không còn được điều gì thật tốt thì bố mẹ nên khuyến khích điều gần tốt và từ đó khuyến khích trẻ. Mối nguy hiểm với trẻ hiếu động thái quá là chúng gây ra sự căng thẳng tiêu cực tột độ trong nhà, chính vì thế khi có được giây phút yên tĩnh và thanh bình, bố mẹ thường tranh thủ ngồi xuống thư giãn và quên mất việc nên khuyến khích trẻ trong những lúc chúng ngoan như thế.

Vào giao đoạn 3 tuổi rưỡi, khen ngợi và chú ý đến trẻ khi trẻ cố gắng và ngoan ngoãn là phần thưởng lớn đối với chúng. Sau tuổi này, có thể sử dụng thêm những ngôi sao, đồ chơi và kẹo để khuyến khích trẻ một cách hiệu quả hơn.

Một căn nhà an toàn và được điều chỉnh cho phù hợp với trẻ

Với trẻ con thì căn nhà kiểu này sẽ làm cho bạn đỡ phải lo lắng hơn và vì thế không cần phải chú ý đến trẻ nhiều hơn vì sợ trẻ gặp nguy hiểm. Điều này còn quan trọng hơn đối với trẻ hiếu động thái quá bởi vì cần phải hoạch định trước nhằm giảm thiểu “những rung động” tiêu cực và tăng cường những thông điệp tích cực.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-thuoc-cho-tre-tang-dong-c10a108331.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 10: Dạy bé tập đọc sớm - sai lầm điển hình

Học vẹt (học thuộc lòng) có một số lợi ích nhưng không giúp phát triển óc sáng tạo và trí thông minh. Tôi thường thấy cảnh ông bố bắt con đứng đếm từ một đến một trăm. Khi tôi hỏi một trong những cậu bé này:”Nếu cháu đi ngang qua một bãi cỏ và ở đó có hai con bò. Con mở cổng rào cho một con đi ra, vậy trong bãi cỏ còn lại bao nhiêu con?” Cậu bé nín thinh. Rõ ràng học vẹt không giúp giải quyết được những vấn đề thực tế.

Cũng giống như bảo bé hát bài “ Con cò bé bé” mà hỏi trẻ xem nó phải làm sao khi muốn đi chơi, bé có thể được xem là thông minh nếu biết cách trả lời. Suy nghĩ tổng quát rất quan trọng, để trở thành một người học giỏi và sáng láng.


Đọc là kỹ năng nhiều cha mẹ muốn dạy trẻ từ sớm. (Ảnh minh họa).


Suy nghĩ tổng quát chính là khả năng sử dụng những thông tin có được nhằm áp dụng cho những tình huống khác nhau.

Mục đích của chúng ta là dạy cho trẻ những kỹ năng học tập cơ bản, rồi khuyến khích trẻ phát triển lên từ đó. Máy tính chứa một lượng thông tin khổng lồ nhưng đầu óc con người còn siêu việt hơn nếu được lập trình đúng cách. Những miếng giấy có chữ, nhận dạng hình ảnh và việc học đọc sớm. Nhiều phụ huynh có những triết lý giáo dục con kỳ khôi nên họ không thể trì hoãn việc cho con tham gia cuộc chạy đua học vấn lâu hơn được. Đọc là một kỹ năng phụ huynh thường muốn con tiếp nhận ngay và họ thường tự dạy con cho dù thầy cô và những nhà tư vấn có phản đối.

Điều này không có hại gì nhiều và mặc dù không nghi ngờ gì là trẻ con 6 tuổi thời nay đọc tốt hơn các bậc tiền bối, chẳng có bằng chứng gì cho thấy đến giai đoạn 8 hoặc 10 tuổi thì trẻ vẫn đọc tốt như thế. Nếu bị ép buộc phải học đọc quá sớm trẻ có nguy cơ sẽ mất hứng thú và phản đối kịch liệt làm cho quá trình tiếp cận việc học tập bình thường sẽ bị ảnh hưởng.

Dù sao, trẻ con dưới 4 tuổi cũng khó mà chịu ngồi học đọc được. Trẻ chập chững chỉ thích chạy, nhảy, vui chơi và thích thú cuộc sống ở giai đoạn tuổi này. Nên cho trẻ tận hưởng thời gian này vì nó ngắn ngủi lắm.
Có người hỏi tại sao không cho trẻ 4 tuổi học kỹ năng đọc của trẻ 6 tuổi được. Tôi xin nói lại nếu trẻ có học đọc được thì cũng chỉ là học vẹt, kỹ năng này không có lợi về lâu dài. Hãy đợi đến khi trẻ thật sự hiểu được điều nó đọc được.

Nhiều phụ huynh bắt con học cách nhận dạng từ khi mới 3 tuổi. Kỹ năng này kích thích bố mẹ trẻ vì họ bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con mình là thần đồng. Thật ra chỉ cần tập trung và có trí nhớ hình ảnh tốt thì có thể tiếp thu được kỹ năng này.

Trẻ có thể nhớ các hình dạng, các tên nhãn hiệu hoặc hình ảnh về loại sôcôla trẻ thích nhất. Muốn khuyến khích kỹ năng này thì sử dụng các miếng giấy có hình chữ và mỗi lần trẻ nói đúng thì thưởng ngay. Bồ câu và con tinh tinh cũng được dạy nhận dạng hình thể bằng kỹ thuật này. Dĩ nhiên con vật không thể đạt đến trình độ cao hơn vị không thể dạy cho chúng sử dụng kiến thức để đoán ra những hình mà chúng chưa từng nhìn thấy trước đó.

Muốn học đọc được đúng cách, nhận dạng chỉ là bước khởi đầu. Kỹ năng thật sự là biết nhìn vào chữ rồi đánh vần, áp dụng những quy tắc nhất định và phát âm đúng những từ đó. Khi đã nắm được kỹ năng này thì có thể đọc dễ dàng những từ chưa bao giờ gặp. Chỉ cần bổ sung kỹ năng hiểu tốt là có thể hoàn thiện kỹ năng đọc của người lớn. Tuy nhiên, não người không đủ trưởng thành cho đến khi 6 tuổi và chỉ đến tuổi này mới biết ai học giỏi và ai kém. Như thế rõ ràng kỹ năng này liên hệ rất ít đến con số chữ mà trẻ có thể nhận dạng lúc 5 tuổi.

Dạy cho trẻ con nhận dạng từ không giống như dạy cho trẻ đọc. Tôi tin rằng học đọc sớm không phải là trò chơi thông minh cho trẻ. Trong một nhóm trẻ, một số đứa trẻ sẽ học giỏi, một số trung bình còn một số yếu kém. Mặc dầu vậy, bố mẹ càng quan tâm và càng dành nhiều thời gian cho con thì trẻ sẽ có kết quả học tập tốt hơn là những em có bố mẹ dửng dưng. Và dĩ nhiên, đứa trẻ nào tập trung và sẵn sàng tiếp nhận kiến thức ở độ tuổi lên 4 thì chắc chắn sẽ có khả năng thành công cao hơn những em quá hiếu động, vô tổ chức, kém tập trung.

Mặc dù những con số thống kê cho thấy trẻ có khả năng nhận dạng từ sớm hơn thì tỉ lệ thành công trong học tập sau này sẽ cao hơn, tôi tin rằng việc dạy cho trẻ đọc không liên quan đến điều này. Muốn đọc được ở tuổi trước khi đến trường thì phải có một chút năng lực học vấn cơ bản và phải có giáo viên nhiệt tình khuyến khích.

Điều kiện tiên quyết này loại trừ các vấn đề đọc khó, chậm phát triển và nguồn gốc không biết đọc của gia đình. Một khi đã làm rõ điều này, thật hợp lý rằng thành công của nhóm này chắc chắn sẽ cao hơn. Đọc sớm không phải là dấu hiệu của khả năng này, cũng không phải là nguyên nhân.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-tre-gioi-nho-tap-doc-som-c10a108631.html
 
1
0
0

dothao591

New Member
Trả lời: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

mình có mấy thứ không hiểu lắm , có gì em pm inbox bác trả lời dùm với nhé
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 11: Những bà mẹ đi làm làm sao chăm sóc con hiệu quả

Sách viết về chăm sóc trẻ con thường chỉ thích những bà mẹ có con nhỏ mà vẫn đi làm. Trong thế giới lý tưởng thì không có chuyện này nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới bình thường. Hơn nữa dù nhiều người đã tìm hiểu nhưng chưa ai cho thấy việc những bà mẹ đi làm là sự bất lợi hoặc điều có hại cho con của họ.

Xu hướng ngày nay là phụ nữ phải đi làm lại càng sớm càng tốt sau khi sinh nhưng dĩ nhiên không quá sớm. Phụ nữ phải làm hai công việc mà không được hỗ trợ thì sớm muộn họ cũng bị căng thẳng.

Cảm giác có lỗi

Nếu bà mẹ vừa muốn làm việc vừa muốn dành nhiều thời gian cho con thì rất dễ có cảm giác có lỗi. Tôi vừa dự một buổi họp các bà mẹ của trẻ trước tuổi đi học nơi một nhóm các bà mẹ chỉ ở nhà chăm sóc con cho rằng, những phụ nữ đi làm không có quyền có con nếu họ không muốn ở nhà chăm sóc con mình. Không cần buộc tội như vậy các bà mẹ đi làm cũng chẳng hạnh phúc gì rồi bởi vì phần lớn họ đều có cảm xúc có lỗi.

Hãy để tôi trấn an các bà mẹ đi làm bằng cách trích dẫn câu nói của Michael Rutter trong bài viết nổi tiếng của ông: “Mặc dầu trước đây bị buộc tội đối với những vấn đề của con mình, bây giờ rõ ràng các bà mẹ đi làm không có nhiều vấn đề hơn những bà mẹ chỉ ở nhà chăm sóc con. Điều này được chứng minh qua nhiều nghiên cứu về hành vi trẻ con, sử dụng những biện pháp khác nhau”. Vậy là đã rõ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chỗ trông trẻ phải chất lượng và phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn khi được ở bên trẻ.


Không khéo thu xếp, chị em rất dễ cảm thấy 'tội lỗi' khi bỏ bé ở nhà và đi làm trở lại. (Ảnh minh họa).


Chọn chỗ trông trẻ


Trẻ sẽ thật may mắn nếu được ở với gia đình. Tuy nhiên nếu không thể thì có thể tìm nơi gửi trẻ, chọn những nhà trẻ chất lượng tốt hoặc gửi nhà trẻ gia đình. Với những người chăm trẻ chuyên nghiệp thì bạn không phải lo nhưng nhiều nơi lại quá đắt đối với phụ huynh.

Phải chọn người trông trẻ cẩn thận vì đó là người bạn có thể tin cậy hoàn toàn, như vậy bạn mới an tâm và chuyên chú vào công việc. Khi chọn người chăm sóc trẻ, nên quan sát xem người đó giao tiếp với con bạn như thế nào? Người đó có thật sự nói chuyện, lắng nghe và biết cách chơi đùa với trẻ hay không, hay đó chỉ là quan hệ dựa trên việc đáp ứng đủ tiền bạc. Lúc để con lại cho người đó chăm sóc lần đầu, nên dành nhiều thời gian và không vội vàng và gây xáo động.

Nên nói với trẻ rành mạch bạn đi đầu và lúc nào trở lại. Dù có lời giải thích gì thì trẻ cũng không hiểu nhưng cứ hành động như thế. Trẻ có thể khóc nhiều khi bạn đi và cũng khóc nhiều khi bạn đến đón nhằm làm cho bạn phải áy náy.

Nên để lại số điện thoại cho người giữ trẻ và bảo họ nếu có gì lo lắng phải gọi ngay cho bạn. Như thế họ sẽ chăm sóc con bạn tốt hơn và nếu có chuyện gì bạn cũng được biết sớm hơn.

Việc chăm sóc trẻ và lúc trẻ bị bệnh

Sau một năm sống trong gia đình, trẻ không được miễn nhiễm với những loại vi trùng như cảm lạnh, ho và sốt. Khi bắt đầu đi nhà trẻ, trẻ dễ mắc bất kỳ bệnh gì do lây nhiễm.

Không nên mang trẻ đến nhà trẻ khi con bệnh, việc này làm cho nhiều đối tượng liên quan phải khổ sở. Một số Công ty không chịu thuê phụ nữ có con nhỏ vì họ nghỉ phép quá nhiều để chăm con khi con ốm.

Không dễ trả lời cho vấn đề này. Bố mẹ phải ở nhà chăm sóc con khi chúng bệnh. Tôi chỉ đề nghị rằng không chỉ bà mẹ phải nghỉ việc chăm sóc con mà các ông bố cũng phải chia sẻ trách nhiệm này.

Một sự công bằng cho trẻ con

Các bà mẹ đi làm phải đảm bảo dành cho con sự quan tâm tốt nhất những lúc hai nẹ con được ở bên nhau. Đi làm về đã quá mệt, những bà mẹ không muốn làm cả công việc nhà, nói gì đến chuyện trò và vui chơi với con. Thế nhưng dù ban ngày trẻ được chăm sóc tốt đến thế nào, cũng cần phải chăm sóc con vào ban đêm và cuối tuần cũng như vậy. Không nên để công việc nhà chiếm quá nhiều thời gian của bạn dành cho con, mặc dù có thể tận dụng sắp xếp để vừa làm việc vừa vui chơi và dạy dỗ cho con. Nếu điều kiện cho phép thì nên mua sắm trước mọi thứ, chỉ khi nào sót hoặc đột xuất cần thứ gì mới chạy đi mua ở góc phố. Thức ăn đông lạnh là thực đơn dự phòng tốt, nhưng nếu ăn thường thì sẽ mau chán và khá đắt. Không nên nấu những món tốn nhiều thời gian và quá cầu kỳ. Chọn thứ dễ nấu nhưng bổ dưỡng.

Đối với những gia đình có tủ lạnh lớn và bà mẹ có óc tổ chức, có thể nấu thức ăn thành từng khẩu phần và chỉ đem hâm nóng lại dùng. Một tuần nên đi ăn ngoài một bữa để thư giãn và vui đùa với nhau.

Không dễ thỏa mãn hai vai trò người phụ nữ đi làm và một ba mẹ, bà nội trợ giỏi cùng một lúc. Dĩ nhiên sự sạch sẽ, vệ sinh và gọn gàng là ưu tiên số một nhưng không nên quá cầu toàn. Nên chú trọng đến niềm vui. Nếu bà mẹ lúc nào cũng cằn nhằn khi dọn dẹp nhà cửa và làm toáng lên những chuyện vệ sinh nhỏ nhặt thì không khí gia định không thể thoải mái, vui vẻ được.

Một sự công bằng cho các bà mẹ đi làm

Người phụ nữ đi làm phải làm hai công việc toàn thời gian mà chỉ nhận được tiền công và sự hàm ơn cho một công việc. Tất cả đàn ông được sinh ra công bằng như phụ nữ. Nhưng đối với đa số họ thì sự công bằng không kéo dài lâu hơn khoảnh khắc đó.

Ngày nay với quyền tự do sinh con và nhu cầu phụ nữ đi làm ngày càng tăng, việc cùng nhau chăm sóc con cần được khuyến khích trước khi chính thức trở thành đạo luật.

Khi cả bố mẹ đều về nhà sau giờ làm việc, họ phải phân chia công việc nhà bao gồm cả việc chăm sóc trẻ. Cuối tuần thì một người có thể đi đưa con đi chơi và mua sắm còn người kia lau chùi, dọn dẹp, ủi đồ và chuẩn bị cho tuần tới. Nếu ông bố có thể đi chơi một đêm trong tuần hoặc đi tập bóng thì bà mẹ cũng phải có cơ hội như thế. Ông chồng không yếu kém gì mà không chia sẻ được với vợ việc nhà và chăm sóc con.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-di-lam-van-dam-cham-con-c10a108777.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững


Đối với bố mẹ của trẻ con tuổi này thì hiếm có ngày nào mà trẻ không có bệnh này hoặc bệnh kia: viêm amidan, nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh thông thường. Trong quá trình phát triển, trẻ trải qua hàng loạt lần bị bệnh, mỗi lần bệnh trầm trọng hơn lần trước nhưng nói chung đây là quá trình bình thường và trong mọi trường hợp bạn không cần phải lo lắng quá. Muốn phòng ngừa thì nên trang bị trước những hiểu biết cần thiết. Chương này nói về những bệnh thông thường ở trẻ con.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng thì hãy mang con đến bệnh viện khi con có những triệu chứngnghiêm trọng.

Có hàng 'núi' bệnh luôn rình rập quanh trẻ tuổi chập chững. (Ảnh minh họa).



Cảm lạnh thông thường

Cảm do một số vi rút gây ra thông qua đường lây truyền trong không khí. Người ta có cảm tưởng mũi cứ chảy liên tục. Bởi do vi rút gây ra, cho trẻ uống khánh sinh không giúp gì mà tự nó sẽ biến mất trong ba hoặc bốn ngày. Những ngày đầu khi trẻ vừa mới đi nhà trẻ, trẻ thường bị ho do lây viruts từ những đứa trẻ khác nhưng thường chỉ trong một thời gian thôi. Dần dần hệ thống miễn nhiễm tự nhiên của trẻ hình thành và số bệnh sẽ giảm dần mỗi năm cho đến khi trẻ trở thành người lớn.

Hầu hết sự miễn nhiễm tự nhiên mà đứa trẻ thừa hưởng từ mẹ sẽ hết lúc trẻ được 6 tháng tuổi vì thế mùa đông đầu tiên tiếp theo thường là mùa trẻ bị cảm lạnh lần đầu tiên.

Một đứa trẻ ở tuổi chập chững thông thường bị cảm 9 lần một năm, trong đó 6 lần là theo tần suất thông thường 8 tuần một lần. Trẻ bị cảm lạnh do lây lan từ những đứa trẻ khác ở nhà trẻ hoặc những người trẻ tiếp xúc, không phải do trẻ bị ướt hoặc bị lạnh. Dù có cố gắng sử dụng nhiều loại vitamin và thuốc khác nhau nhằm ngăn ngừa, bạn vẫn tuyệt đối không thể giúp trẻ tránh được cảm lạnh.

Ngoài ra rất dễ nhầm lẫn bởi vì cảm lạnh thường bắt đầu bằng những triệu chứng khác nhau như viêm họng, lùng bùng lỗ tai hoặc ho nhẹ. Nếu tất cả những triệu chứng này kết hợp với nhau thì rõ ràng đứa trẻ đã bị cảm lạnh, phân loại thành các bệnh riêng biệt là sổ mũi, viêm tai hoặc viêm phổi. Không có cách gì trị bệnh cảm lạnh mặc dù cho trẻ uống paraxetamon (panadol) sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sưng amidan

Sưng amidan không phải là viêm họng như lúc mới bị cảm lạnh mà là một sự nhiễm trùng các mô amidan ở cuối cuống họng và những hạch liên quan ở quai hàm. Cục amidan không chỉ đỏ mà còn sưng tấy lên và có những hột mủ. Bệnh này thường do vi trùng gây nên. Phải trị bằng kháng sinh, thuốc này rất công hiệu.

Quyết định phẫu thuật không tuỳ thuộc vào kích thước của cục amiđan bị sưng mà là tần số nhiễm trùng và mức độ viêm nhiễm của họng. Trẻ ở tuổi chập chững thường mắc bệnh này, cao điểm là vào năm 7 tuổi. Amidan lớn chưa hẳn là nguy hiểm và không gây khó khăn cho việc ăn uống.

Đau thanh quản


Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm thanh quản do vi rút gây nên, gây nhiễm vùng thanh quản của trẻ. Dùng thuốc kháng sinh không trị được và cách chữa tốt nhất là theo cách truyền thống: ngồi trong phòng xông hơi hoặc hít hơi nóng từ một một nồi nước hoặc người châu Á thì thích thêm chút dầu bạc hà cho thông cổ. Trẻ con bị đau thanh quản thường tạo ra âm thanh rè rè rất đặc trưng khi hít vào kèm theo tiếng ho ồm ồm như sư tử biển. Nếu bị nhẹ thì dùng phương pháp trên chữa cho chữa cho trẻ. Một số ít em có thể bị nặng hơn và nếu tình hình trở nên xấu hơn hoặc có những triệu chứng khác thường thì nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Viêm cuống phối

Bệnh này cũng do viruts gây ra, lúc đầu trẻ sẽ ho nhưng dần dần lan đến ngực. Bệnh này không phản ứng với thuốc kháng sinh. Mặc dù ho nhiều nhưng trẻ vẫn vui vẻ và ít có vẻ bị bệnh. Nếu trẻ thở gấp và khò khè thì có thể trẻ đã bắt đầu chuyển sang hen suyễn. Cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, nhất là khi có trẻ sốt cao và khó ở hơn vì như thế là có triệu trứng viêm ngực trầm trọng. Ở một số trẻ em viêm cuống phổi có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi, có thể trước cả khi các hột sởi bắt đầu xuất hiện.

Hen suyễn
Khoảng 20% trẻ con bị bệnh này. Dấu hiệu nhận dạng là tiếng khò khè phát ra từ buồng phổi, nhất là khi thở ra. Trẻ sẽ khổ sở hơn nếu bị nhiễm hô hấp, gây nên những trận ho khan kéo dài giữa đêm.

Nhiều phụ huynh chán nản khi nghe con bị suyễn, họ nghĩ ngay đến những ngày trẻ phải ở nhà, không đến nhà trẻ được, lo rằng con mình sẽ ốm yếu sau này và không thể tham gia các hoạt động thể thao. Ngày nay mọi trẻ em bị bệnh này đề có thể được chữa khỏi và sống cuộc sống bình thường, không thiệt thòi gì.

Sử dụng những loại thuốc làm thông đường hô hấp, nhất là các thuốc xông hơi và hít. Có thể tìm thấy những loại thuốc này trên thị trường, rất an toàn và hiệu quả, không mất công hiệu khi sử dụng lâu dài. Tôi không yêu cầu bệnh nhân của tôi phải kiểm soát sự dị ứng, bớt lượng sữa, kiểm soát lối sống và uống kháng sinh.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-benh-quen-o-tre-mau-giao-p1-c10a108899.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững (tiếp)

Sốt

Khi thân thể trẻ con bị nhiễm trùng do bị cảm lạnh hoặc bệnh gì đó nặng hơn thì thân nhiệt sẽ tăng lên. Một số bệnh, chẳng hạn bệnh sởi, gây sốt cao trong khi một số bệnh dù rất nặng nhưng không gây sốt. Sốt chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ bị bệnh, nhiệt độ cao không phải là thước đo mức độ trầm trọng của căn bệnh.

Sốt cao làm cho trẻ đang bệnh cảm thấy khổ sở hơn. Bố mẹ trẻ bắt đầu lo lắng vì trẻ con bị sốt thường dễ co giật. Chính vì hai lý do này, bố mẹ thường hốt hoảng khi thấy con sốt cao và làm bất kỳ điều gì có thể để giúp con.

Tuy nhiên, phải biết cách giúp trẻ, không được ủ ấm trẻ quá mức. Nên cho trẻ uống paraxêtamôn hoà tan trong nước (panadol) với liều phù hợp. Trẻ không ngại uống thuốc pha với nước này mà thuốc này cũng ít tác dụng phụ. Những báo cáo y khoa quốc tế gần đây chỉ trích việc sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ.

Có một vài 'thói quen' của cha mẹ đã vô tình gây hại cho trẻ khi bị sốt. (Ảnh minh họa).



Cho trẻ tắm nước lạnh ngay sau khi sốt không những quá vô lý mà còn phản tác dụng. Khi da trẻ tiếp xúc với nước lạnh, da sẽ phản ứng bằng cách ngừng cung cấp máu tới các bộ phận bị lạnh và hướng sang các vùng ấm áp hơn. Như vậy là cũng không giảm được nhiệt nơi trẻ mà lại làm cho trẻ khổ sở hơn. Cho trẻ trần truồng ngồi trước quạt cũng làm cách giảm nhiệt không mang lại kết quả, làm cho trẻ run lên và cảm thấy kinh khủng hơn.

Cách thích hợp duy nhất là cho trẻ ở trần và nếu nhiệt độ vẫn còn cao thì dùng nước mát lau người cho trẻ. Cách này vừa giúp trẻ hạ sốt dần, vừa không làm cho trẻ run và ngăn không cho da trẻ chuyển sang tái vì máu phân tán đi nơi khác.

Thật là không công bằng với trẻ nhỏ. Khi chúng ta bị sốt thì chúng ta lên giường và bật tấm chăn điện sang chế độ mùa hè và tha hồ toát mồ hôi. Nhưng đối với trẻ con thì chúng ta lột trần chúng ra, lau người và quấy rầy chúng đủ kiểu. Dĩ nhiên, điểm khác nhau là vì chúng ta rất sợ trẻ con bị co giật vì sốt.

Co giật vì sốt

Một số trẻ có não rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, vì thế chúng co giật. Chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. 4% trẻ nhỏ khi sốt thường bị co giật. Tuy nhiên hiếm khi trẻ đã trên 5 tuổi co giật khi sốt. Hầu hết các bố mẹ đều lo lắng khi con họ bị cơn co giật, họ sợ con mình sẽ chết. Chứng này xảy ra rất nhanh và không hề báo trước, có khi trẻ chỉ mới sốt nhẹ. Trẻ cứng người lại, mắt trợn tròng và thở gấp. Rồi trẻ rung người hoặc giật trước khi trở lại bình thường dù vẫn còn đừ người và mê man. Sau đó trẻ cảm thấy rất buồn ngủ và sau khi ngủ dậy, trẻ hầu như hoàn toàn bình phục.

Rất may trẻ thường chỉ co giật chưa đầy 5 phút mặc dù bố mẹ trẻ chứng kiến và cảm thấy việc này kéo dài bất tận. Nếu trẻ sốt cao, dùng phương pháp làm mát và cho trẻ uống thuốc nói trên sẽ tránh được chứng co giật. Nếu trẻ vẫn co giật thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để tránh cho trẻ không bị tắc nghẹn. Mặc dù khó khăn nhưng nên cố gắng bình tĩnh. Trẻ sẽ không chết, não không bị tổn thương vì co giật do sốt. Nên ở bên cạnh trẻ chứ không bỏ đi tìm người giúp. Không được nhét muỗng hoặc vật gì khác vào miệng trẻ vì không phải trẻ khó thở do nghẹt cuống họng mà các hô hấp cơ bị siết chặt. Nếu đó là lần đầu tiên trẻ co giật hoặc không kiểm soát thì nên đưa trẻ đến bác sỹ. Trẻ co giật do sốt không phải bị động kinh và thường không lặp lại trong suốt cuộc đời. Nếu trẻ đã co giật một lần khi sốt thì có thể lặp lại nhưng chỉ đến 5 tuổi là hết.

- Co giật ngắn do sốt không làm hại đứa trẻ, chỉ thử sức chịu đựng của bố mẹ chúng thôi.

- Co giật do sốt không phải là động kinh

- Cho trẻ nằm nghiêng

- Không được nhét bất kỳ vật gì vào miệng trẻ

- Không hốt hoảng (Tôi nói nghe dễ quá phải không?)

- Gọi bác sỹ nếu trẻ vẫn co giật sau năm phút.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-tre-bi-sot-nen-o-tran-c10a109021.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 13: Những căng thẳng trong đời sống gia đình – Hãy cứu lấy con bạn


Không phải chỉ những người nghiện rượu, những người tâm thần hoặc vũ phu mới làm trẻ con khổ mà những người ích kỷ, đố kỵ, thích cãi vã và làm to chuyện cũng làm ảnh hưởng đến môi trường hạnh phúc và hoà bình của trẻ trong gia đình.

Sự căng thẳng và quấy rầy trẻ con

Không có tuần nào mà tôi không gặp vài người nói với tôi: “Quan hệ của chúng tôi rất tệ nhưng không sao con tôi không biết” Đừng có làm chuyện dại dột dù chỉ một phút, bạn không bao giờ có thể giấu con được những căng thẳng và đau khổ của bạn.

Bạn có thể giả vờ như không hề có những bất đồng và cãi vã nhưng con bạn cảm nhận những cái này vì chúng thấm vào từng hơi thở của bạn trong không khí. Dù có muốn hay không, những vấn đề của bạn sẽ trở thành những vấn đề của con bạn. Sự căng thẳng làm cho bố mẹ trở nên khó chịu, vô lý và lãnh đạm. Trẻ con cảm nhận được những rung động này và cũng trở nên bất an, xáo trộn hoặc khó tính.

Sự căng thẳng chính là nguyên nhân chính gây nên những hành vi xấu và sự bất hạnh ở trẻ con trong xã hội yêu hoà bình thời nay. Tất cả những điều này thật vô ích và sẽ không xảy ra nếu người lớn cư xử cho ra người lớn và không giống như những đứa trẻ thiếu suy nghĩ và muốn trở thành nhân vật trung tâm.

Những cuộc chia tay cay đắng (sự ngược đãi trẻ con được hợp pháp hoá)

Không phải là sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân là điều có hại mà chính sự thù hằn và suy nghĩ tiêu cực của người lớn sau khi tan vỡ mới làm cho con cái bị ảnh hưởng.

Chúng ta có thể không thích người bạn đời nhưng phải đối xử với họ bằng sự tôn trọng và bình đẳng vì những con người nhỏ bé và mong manh là con chúng ta.

Nhiều người thật đáng xấu hổ khi lăng mạ nhau và sử dụng con mình như con cờ trong cuộc chiến tranh của họ. Những đứa trẻ này bị ép buộc trở thành vũ khí cho họ chống lại nhau. Khi người này áp dụng kỷ luật, người kia phản bác chỉ để trả thù. Bạn có thể biết con mình bối rối và khổ sở đến thế nào không?

Có người lợi dụng chuyện đến thăm con sau khi ly dị nhằm làm cho người kia phải đau khổ. Họ không đến những lúc cần đến và thường đâm ra cùn nhụt, dễ bị kích động, mù mờ không biết lúc nào nên rời đi, làm cho trẻ càng dễ tổn thương hơn. Những bà mẹ nói với con họ rằng bố của chúng rất bệnh hoạn và vô tích sự, còn những ông chồng cũng đầu độc trẻ con với những lời bình phẩm không kém phần hằn học về mẹ chúng. Càng ngày, trẻ con càng sợ những lần viếng thăm hàng tuần của ông bố vì đó là những lúc chúng phải chịu đựng chứ không phải vui thích.

Những trường hợp gây bất bình thật sự phải được đem ra toà. Khổ nỗi, nhiều người ra toà chỉ vì muốn làm cho người kia khổ hơn và không khí hận thù tiếp tục làm cho không ai còn để ý đến đứa trẻ đáng thương càng lúc càng bối rối hơn.

Tôi lấy làm lạ tại sao chúng ta, những con người thông minh và nhiệt thành, lại cốtình làm hại con mình như thế. Những thủ đoạn tệ hại sử dụng trong hôn nhân và cả sau khi tan vỡ có thể gây ra sự căng thẳng và cay đắng trong nhiều năm sau. Tôi không cho rằng đây là quyền của những người làm bố làm mẹ. Đây là một hình thức ngược đãi của trẻ con được hợp pháp hoá không nên chấp nhận ở những quốc gia thật sự ủng hộ quyền trẻ em.

Hoà giải

(Cảm ơn những phụ huynh hiểu biết)

Không chỉ những người ly hôn có thể hoà giải mà trong các quan hệ khác cũng vậy. Ở đây, bố mẹ chia tay theo cách giống như họ đã thoả thuận ngầm nhằm tránh làm
ảnh hưởng đến con cái.

Trong những gia đình này không có sự phá hoại, không cần phải ghi điểm hoặc cố gắng giành tình cảm cho hơn đối thủ. Vẫn đề áp dụng kỷ luật thường thống nhất.

Việc nuôi con không phải là chuyện khó khăn, tài sản được chia bình đẳng và đứa trẻ mong và thích được gặp bố.

Trẻ con trong các cuộc ly dị thường không có vết sẹo cảm xúc nào nếu bạn luôn được gia đình hỗ trợ, được bạn bè quan tâm và trẻ vẫn tiếp tục được gặp gỡ, tiếp xúc với những người đã quen.

Trẻ con tuổi chập chững không thể hiểu hết ý nghĩa của việc chia tay nhưng vẫn cần phải giải thích cho khoé léo. Nên sử dụng những từ dễ hiểu và không tỏ ra giận dữ và buộc tôi người kia. Lời lẽ của bạn phải làm cho trẻ thật an tâm, vì một số em cho rằng chúng có lỗi trong việc một trong hai người nó yêu thương nhất phải ra đi.

Nên nói cho trẻ hiểu rằng mặc dù bố mẹ trẻ không sống chung với nhau nữa nhưng hai người vẫn yêu thương và quan tâm đến trẻ. Phải cho trẻ đến thăm nơi trẻ sẽ sống và nơi người bố hoặc mẹ chia tay sẽ sống. Chúng sẽ lưu lại bức tranh về nơi đó dần và tin rằng bố mẹ chúng không biến mất khỏi mặt đất này.

Bố mẹ nên thống nhất thu xếp việc thăm con sao cho linh động và nhẹ nhàng. Điều tốt nhất đối với trẻ trong tình huống này là bố mẹ xem nhau như bạn mặc dù họ không còn sống chung nữa. Trong không khí hoà giải làm cho trẻ thấy yên tâm và nó tiếp tục nhận được sự quan tâm của bố mẹ nhờ bố mẹ luôn có tinh thần xây dựng và hợp tác nhằm đảm bảo cho trẻ một hiện tại và tương lại an toàn.

Kết luận – gia đình hạnh phúc, con trẻ hạnh phúc

Rất lạ là hầu hết những người thông minh lại không đối xử với những người thân yêu nhất của họ lịch sự như đối đãi với người bên ngoài mà họi hiếm khi gặp lại. Tôi thấy thật khó tin là những người càng giỏi giang và thành đạt lại kém cỏi trong việc chọn bạn đời. Có phải đây là nỗi thất bại của loài người, hoặc do định kiến của chúng ta quá khắt khe, hoặc do những mong đợi của ta phi thực tế quá?

Không có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo, ngay cả những cuộc hôn nhân tốt nhất cũng có những khủng hoảng. Đừng mong cuộc sống gia đình ngày nào cũng có hoa hồng và âm nhạc. Trong đời sống thực tế thì có cả nước mắt và sự đau khổ. Nếu chúng ta có những mong đợi khôn ngoan hơn và cam kết xoa dịu chứ không thổi bùng mọi vấn đề lên thì điều này rất có lợi cho chúng ta và con chúng ta. Nếu chúng ta không cố gắng giữ cho các quan hệ của mình được mới mẻ và sống động thì tất cả sẽ bị mài mòn đi. Bạn có bận rộn hoặc có mệt mỏi đến mấy cũng phải lưu ý khuyến khích và vun xới, nâng niu những điều tốt đẹp cuộc sống đã mang lại.

Một cánh hồng hôm nay tốt hơn một bó hồng đặt trên quan tài người bạn yêu thương. Và lúc đó thì quá muộn!

Sự căng thẳng, và những cãi vã không cần thiết là nguyên nhân chính gây phiền não cho trẻ em thời nay. Không phải tất cả những điều tôi nói làm cho các quan hệ bền vững mãi. Tôi chỉ muốn nhắc rằng hãy nghĩ đến con bạn trước khi phất cờ khiêu chiến.

Hoà giải mâu thuẫn thoả mãn được cơn giận của những người lớn nhưng rất quan trọng đối với đời sống tình cảm của trẻ con. Bố mẹ có quyền cãi nhau, nhưng con cái cũng có quyền không phải chịu đựng những thảm kịch.


http://www.eva.vn/lam-me/cha-me-chia-tay-con-dang-cay-ngam-tui-c10a109113.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 14: Trẻ bị bệnh: khi nào thì không nên hoảng hốt.


Trong quá trình huấn luyện các bác sĩ mới vào nghề, tôi nhấn mạnh với họ rằng kỹ năng có lợi nhất không phải là biết hàng trăm loại thuốc hiếm mà là phải nhận biết được khi nào trẻ bị bệnh. Rất khó và thật nguy hiểm cho tôi khi cố gắng diễn tả bằng ngòi bút về cái gọi là “cảm giác đi guốc trong bụng”. Tôi tin rằng phần lớn bí quyết là học cách quan sát đôi mắt và sự tỉnh táo của trẻ.

Một đứa trẻ nôn mửa suốt ngày không thể có vẻ tỉnh táo và mắt sáng, sống động và phản ứng nhanh khi bạn bước vào phòng. Nếu đúng là như thế thì đứa trẻ không sao. Trường hợp cũng em đó nhưng mắt lờ đờ, mặt ngây dại và rũ rượi thì phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Khi một đứa trẻ tái đi, chảy mồ hôi hoặc có vẻ lo lắng thì phải đến giúp ngay. Trẻ thường có vẻ mặt như vậy khi bị “sốc” và có thể tiềm ẩn những triệu chứng nguy kịch nào đó. Cũng cần phải để ý nếu trẻ nhắm mắt, da không đàn hồi, khô miệng hoặc đi tiểu ít. Chứng trặc cổ, đau và không di chuyển được cũng cần phải chữa trị ngay, cũng giống như thở hổn hển, thở mạnh hoặc gấp.

Thuốc: nên cho toa như thế nào?


Các bác sĩ thường viết toa thuốc cho trẻ rất dễ dàng. Cái khó là buộc trẻ uống những thứ thuốc lạ. Nếu trẻ đã từng không chịu uống loại thuốc nào đó thì bố mẹ phải cho bác sĩ biết để có thể thay bằng loại thuốc dễ uống hơn.

Với những em khó uống thuốc thì có thể yêu cầu bác sĩ cho uống liều cao hơn nhưng ít lần trong ngày, đặc biệt là kháng sinh. Tôi ủng hộ việc cho toa theo phong cách hiện đại là thuần khiết nhưng nếu không đường, không chất bảo quản và phẩm màu là sản phẩm lại chua như cứt mèo hoặc đắng như mật heo thì trẻ thường không chịu uống.

Phần lớn thuốc cho trẻ con có thể ở dạng nước và cho trẻ uống bằng muỗng giống như một loại thức uống ưa thích. Trẻ lười uống thuốc còn có thể cho uống bằng bình nhỏ giọt. Chỉ cần trẻ hé môi là bạn có thể đưa thuốc vào miệng. Đừng cho trẻ uống thuốc đắng quá, nếu không trẻ cũng phun hết ra.

Nếu cho trẻ uống thuốc viên hoặc thuốc con nhộng thì phải cho trẻ ngậm trước một búng nước hoặc hoà tan để trẻ nuốt cho dễ trôi, không sợ mắc nghẹn ngang cổ. Nếu cần nên cho trẻ ăn với chuối hoặc kem hoặc nhét vào bất kỳ thức ăn gì trẻ thích.

Khi trẻ bị bệnh về đường ruột thì cho uống thuốc không phải dễ. Dĩ nhiên phải cho trẻ uống những loại thuốc nào đó nhưng nhớ chọn loại không làm cho trẻ dễ nôn. Cho trẻ uống thuốc để giảm nôn mà lại có vị gây buồn nôn thì cũng như không.

Cho trẻ nghỉ ngơi


Trong các bênh viện hiện đại trẻ con thường tỉnh lại chỉ một ngày sau khi phẫu thuật. Vậy mà trẻ chỉ bị đau amiđan lại bị một bà mẹ quá lo lắng bắt phải nằm nghỉ.

Ngày nay việc đó đã không cần thiết. Nếu trẻ thấy khoẻ và muốn chạy chơi thì tốt. Nếu trẻ chỉ xuống giường đến nằm bên salông xem truyền hình thì cũng không sao.

Trẻ cảm thấy mệt sẽ thích nằm trên giường dù bạn có ép hay không. Không có những quy tắc trắng đen rạch ròi. Điều quan trọng là phải linh hoạt và khôn ngoan, bạn sẽ thấy trẻ con biết cái gì là tốt nhất cho chúng trong trường hợp này.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-du-tre-uong-thuoc-la-c10a109582.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 15: Mốc phát triển của trẻ

Lưu ý: Khái niệm trẻ phát triển bình thường rất rộng. Mỗi đứa có những điểm mạnh và điểm yếu tương đối trong tiến trình phát triển. Chỉ một trong hai hoạt động bị chậm hơn thì cũng không quan trọng lắm. Nếu trẻ chậm trong nhiều hoạt động và chậm hiểu, không quan tâm đến môi trường xung quanh và không biết vui chơi đúng cách thì nên hỏi ý kiến các chuyên gia tư vấn.

Sau đây là hướng dẫn về một điển hình phát triển chung cho các giai đoạn tuổi khác nhau.

1 Tuổi:

Vịn đồ đạc đi vững

Một số em có thể bước đi một mình (trung bình 13 tháng-thường khoảng từ 9 - 18 tháng)

Dùng đầu ngón tay cái và tay trỏ cầm và nắm các vật nhỏ

Hiểu từ “không” và ở tuổi này chịu nghe lời.

Biết tên mình và khi được kêu tên thì quay lại

Nói bập bẹ những từ vô nghĩa.

Hiểu được “cái đó đưa cho mẹ” nhưng mẹ phải kèm theo cử chỉ.

Nói “ba, ba” và có khi có một hoặc hai từ có nghĩa.

Thích được người khác cho uống nước bằng ly

Có thể dùng muỗng nhưng không thể xúc đồ ăn và đưa vào miệng mà không làm đổ

Không còn thích ngậm đồ chơi và các vật khác vào miệng như lúc nhỏ hơn

Vẫy tay”bai,bai” và thích trò ú oà.

Hiểu được sự tồn tại của đồ vật. Nếu một đồ chơi được đem giấu đi khi chúng nhìn theo. Trẻ biết tìm nó ở đâu.

Quan sát các mốc phát triển của bé, mẹ sẽ kịp thời phát hiện vấn đề bất ổn. (Ảnh minh họa)




Đáng lo ngại khi:

Trẻ không hề bập bẹ tiếng nào.

Có vấn đề về thính giác.

Không quan tâm đến môi trường xung quanh.

Chưa vịn đồ vật đứng lên được.

Không dùng đầu ngón tai cái và tay trỏ cầm nắm các vật.

Trẻ không “ ổn” ở bất kỳ góc độ nào đó hoặc quá khác so với anh chị nó cùng tuổi.


18 tháng


Đi vững không cần giúp

Ngồi xuống lấy đồ chơi

Đẩy xe đồ chơi các bánh chạy quanh nhà

Thích bỏ đồ vật vào và lấy ra khỏi thùng.

Dùng đầu ngón tai cái và tay trỏ lượm các đồ vật nhỏ hơn.

Cầm bút chì và vẽ nghệch ngoạc

Nói bằng ngôn ngữ của chính mình

Sử dụng khoảng 6-20 từ đúng (Không kể những khi lặp lại lời mẹ nói)

Đa số bắt đầu tỏ ra thuận tay nào đó

Chỉ vào các bộ phận trên thân thể khi đựơc yêu cầu

Phản ứng với những mệnh lệnh gồm một từ đơn giản

Chỉ vào các hình trong sách, chẳng hạn con chó.

Cầm chắc muỗng và tự đút ăn được

Tự bưng ly uống

Không bỏ đồ chơi vào miệng

Xếp hình 3 tầng

Bắt đầu tỏ ra khó chịu khi bị ướt hoặc dơ.

Biết bám tay vịn để leo cầu thanh

Có lúc rất bám mẹ và có lúc không chịu theo mẹ

Chưa hiểu biết nhiều. Không biết mình thích gì nhưng thích gì thì phải có ngay


2 tuổi

Đi giỏi. Chạy vững

Leo cầu thang hai chân một bậc, nắm chặt tay vịn. Có thể tự xuống được

Thích những đồ chơi đẩy chạy, lái đi được

Biết đi thụt lùi khi đã hết đường đi

Cô gắng đá trái bóng

Xếp hình 6 tầng

Mở giấy gói kẹo

Cầm bút chì đúng cách

Vẽ theo vòng tròn

Có thể vẽ những đường xổ dọc

Thích xem truỵên tranh

Biết lật từng trang

Có thể chỉ ra cậu bé nào đang cười trong tranh

Thích dùng tay làm mọi việc

Nói được 50 từ và hiểu được nhiều hơn

Ghép 2 hoặc 3 từ với nhau

Tự gọi tên mình

Thích nghe nhạc mẫu giáo

Nói những câu đơn giản như “Ba lại đây!”

Nhai thức ăn rất tốt

Tự đút ăn rất giỏi

Ít tè trong quần ban ngày

Nói đi muốn đi tiêu đi tiểu

Bắt chước mẹ làm công việc nhà

Giúp dọn dẹp đồ chơi

Thích tự mặc quần áo

Luôn muốn được bố và mẹ chú ý

Thích chơi bên cạnh chứ không phải chơi với những đứa trẻ khác

Đeo mẹ, chơi ở phòng này nhưng luôn kiểm tra xem mẹ có ở phòng bên không?

Hờn hoặc giận dữ khi không được như ý

Không cho người khác giành đồ chơi và sự chú ý

Chưa biết chia sẻ và thông cảm với quan điểm của người khác


Đáng lo ngại khi:

Trẻ nói rất ít hoặc không nói (Trong trường hợp này, nên kiểm tra thính giác, khả năng hiểu và những mặt khắc trong quá trình phát triển của trẻ)

Trẻ vẫn ngậm đồ chơi

Vô tư ném đồ chơi đi chỗ khác

Chơi hoài những trò chơi nào đó như quay bánh xe hoặc đập những khối xếp hình

Không quan tâm đến môi trường xung quanh. Quá bám mẹ

Không sử dụng ngôn ngữ thân thể

Khó chịu một cách khác thường


2 tuổi rưỡi

Sử dụng được 200 từ hoặc nhiều hơn

Dùng các đại từ như xưng hô

Cầm viết giống người lớn và bắt chước vẽ những hình tròn, gạch ngang

Xếp hình khối 7 tầng

Kéo quần xuống đi tiểu nhưng không biết cách kéo lên lại

Biết gọi cả họ lẫn tên

Có thể nói lắp khi vội vàng muốn thông báo ngay chuyện gì

Chơi cùng những đứa trẻ khác

Ít chịu chia sẻ đồ chơi và sự chú ý của người lớn dành cho mình

Không chịu chờ đợi, muốn cái gì phải có ngay lập tức


Đáng lo ngại khi:

Trẻ nói rất ít hoặc không nói (Trong trường hợp này, nên kiểm tra thính giác, khả năng hiểu và những mặt khác trong quá trình phát triển của trẻ)


3 Tuổi


Đi lên cầu thang bước từng chân trên từng bậc một và đi xuống hai chân trên một bậc.
Khép hai chân với nhau nhảy khỏi bậc thang cuối cùng

Chạy nhanh nhưng vẫn tránh được những vật cản một cách chính xác

Biết đạp xe ba bánh

Biết đi nhón chân

Có thể giang tay bắt bóng

Có thể xâu dây qua lỗ

Có thể tô lại hình tròn hoặc dấu chữ thập

Biết nhận dạng 3 màu cơ bản nhưng vẫn nhầm giữa màu xanh lá cây và màu xanh dương

Biết dùng kéo cắt giấy

Có thể nói chuyện với người lạ

Biết sử dụng từ số nhiều

Có thể dùng tên đầy đủ và phân biệt được giới tính

Vẫn tự nói một mình liên hồi trong khi chơi

Có thể mô tả đơn giản một sự kiện vừa mới xả ra một cách cơ bản

Say sưa kể chuyện và thích được kể đi kể lại một câu chuyện ưa thích

Biết đọc nhiều bài thơ ca mẫu giáo

Đếm đến 10 nhưng chỉ hiểu ý nghĩa thực tế của số 2 hoặc 3

Biết rửa tay nhưng chưa biết cách lau thật khô

Có thể mặc một số áo quần nhưng chưa biết cách gài nút và mang giầy

Thích giúp người lớn làm việc nhà

Bớt nóng vội và bớt xem mình là trung tâm

Biết chờ đợi để có được thứ mình muốn

Hiểu và biết chia sẻ đồ chơi và sự chú ý của người khác.

Biết chơi với những đứa trẻ khác

Óc tưởng tượng dồi dào, thích chơi trò giả vờ

Không đeo mẹ nữa, nhưng cũng tuỳ mỗi em.

Đáng lo ngại khi:

Không có khả năng giao tiếp dễ dàng bằng những từ ngữ thích hợp

Ngôn ngữ thân thể nghèo nàn

Những trò chơi lặp đi lặp lại không thể hiện óc tưởng tượng hoặc sự phong phú

Cư xử giống như trẻ 18 tháng: kém ý thức, bốc đồng và không biết chia sẻ.


http://www.eva.vn/lam-me/1-tuoi-khong-bap-be-la-be-co-van-de-c10a109702.html
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: 101 lý do bé ương bướng

Phần 5 (tiếp)

4 tuổi

Đi hoặc chạy lên chạy xuống cầu thang không cần bám tay vịn

Ném và bắt giỏi, thích chơi banh

Xếp hình khối bắt chước cái cầu

Cầm viết như người lớn

Vẽ người có thân, đầu, chân và có cánh tay hoặc ngón tay

Vẽ hình một căn nhà khá giống

Nhận dạng được 4 màu cơ bản

Thường dùng cấu trúc câu và văn phạm đúng

Vẫn chưa phát âm chuẩn được một số từ

Miêu tả được một sự việc một cách chính xác và lô gíc

Có thể nói địa chỉ và tuổi của mình

Liên tục đặt câu hỏi: Luôn hỏi “tại sao?”, “khi nào?”, “Ở đâu?”

Chăm chú nghe kể chuyện

Biết kể chuyện, thường không phân biệt được chuyện có thật hay giả tưởng

Có thể có những người bạn tưởng tượng

Hiểu ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai là gì?, tức là hiểu được quá khứ và tương lai.

Đếm đến 20 nhưng chỉ hiểu được ý nghĩa thực tế của của các con số đếm đến 5.

Thích những trò đùa chơi chữ

Biết cách sử dụng một số dụng cụ, kể cả dùng dao để cắt

Hiếm có em biết sử dụng bộ đồ ăn, kể cả dao nĩa trước 4 tuổi

Tự rửa tay và lau thật khô

Biết chải răng nhưng vẫn cần được giúp đỡ

Tự hỉ mũi

Biết xả nước sau khi đi tiêu đi tiểu xong

Có thể tự mặc quần áo nhưng chưa biết cài nút và thắt nơ, xỏ dây giày (hiếm có em biết cột dây giày trước khi được 5 tuổi)

Chơi đùa đúng cách với những đứa trẻ khác

Biết tranh luận, không phải lúc nào cũng đánh nhau

Thỉnh thoảng nói hỗn và thích cãi nhau

Hiểu biết về sự kiên nhẫn, chia sẻ và những quy tắc đơn giản khác

Bắt đầu tin vào công lý và cho rằng mọi người đều phải tôn trọng các quy tắc

Nhiều em muốn làm vua, “nhà độc tài”

Bắt đầu thể hiện sự ganh tị với em nhỏ

Thường không đeo mẹ nữa.


KẾT:

Những thông tin cần nhớ trong cuốn sách Tâm lý trẻ con tuổi chập chững


- Thông thường, khi 2 tuổi trẻ sẽ cao bằng một nửa chiều cao khi trẻ trưởng thành.

- Trẻ con cần ăn gấp 2,5 lần lượng thức ăn người lớn cần ăn để tăng trọng một kg. Điều này giải thích tại sao trẻ con ăn nhiều mới đủ năng lượng tiêu thụ.

- Trẻ 1 tuổi không bập bẹ là có vấn đề. Đồng thời, nếu bé 3 tuổi quá bốc đồng, cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý.

- Học vẹt (học thuộc lòng) có một số lợi ích nhưng không giúp phát triển óc sáng tạo và trí thông minh.

- Trẻ tăng động thường thiếu tập trung, bốc đồng, hoạt động thái quá, không bao giờ thỏa mãn, giao tiếp kém...


Lúc hai tuổi trẻ sẽ cao bằng một nửa chiều cao khi trẻ trưởng thành. (Ảnh minh họa)

- Không nên tin rằng giun gây ra đau bụng, xanh xao hoặc suy dinh dưỡng. Nếu thấy giun trong phân hoặc trẻ bị ngứa hậu môn thì lúc đó hãy chữa trị.

- Phơi nắng nhiều có hại cho da, làm cho trẻ trông già trước tuổi và nhăn nheo. Trẻ cần đội nón và dùng kem chống nắng khi phải ra nắng.
- Cho trẻ uống quá nhiều nước hoa quả không tốt.

- Khi một đứa trẻ tái đi, chảy mồ hôi hoặc có vẻ lo lắng thì phải đến giúp ngay. Trẻ thường có vẻ mặt như vậy khi bị “sốc” và có thể tiềm ẩn những triệu chứng nguy kịch nào đó. Cũng cần phải để ý nếu trẻ nhắm mắt, da không đàn hồi, khô miệng hoặc đi tiểu ít. Chứng trặc cổ, đau và không di chuyển được cũng cần phải chữa trị ngay, cũng giống như thở hổn hển, thở mạnh hoặc gấp.

- Trẻ sẽ thật may mắn nếu được ở với gia đình. Tuy nhiên nếu không thể thì có thể tìm nơi gửi trẻ, chọn những nhà trẻ chất lượng tốt hoặc gửi nhà trẻ gia đình. Với những người chăm trẻ chuyên nghiệp thì bạn không phải lo lắng quá.

- Trẻ con không hiểu được sự ly dị và chết. Trẻ thường lẫn lộn giữa hai cái đó.

- Tôn giáo không có ý nghĩa lắm với trẻ con, trẻ sẽ theo tôn giáo nào mà người thân của trẻ theo và không đặt vấn đề về niềm tin. Phải đến tuổi thiếu niên trẻ mới có niềm tin độc lập của riêng mình.

- Gia đình có thể là môi trường rất nguy hiểm nếu cha mẹ thường xuyên dùng roi vọt và bạo lực thì sức khỏe tâm thần của con sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

- Hít khói thuốc cũng không phải không có hại. Người lớn tránh được nhưng trẻ con thì không. Chúng phải hít khói thuốc trong không khí cho đến 18 tuổi mới có thể quyết định có hút thuốc hay không.

http://www.eva.vn/lam-me/2-tuoi-da-biet-tre-cao-thap-c10a110234.html

HẾT
 
Top