Sách dạy con: Phương pháp kỷ luật tích cực

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Đa số người lớn đều mong con em mình có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin, là “con ngoan trò giỏi”. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh, giáo viên trăn trở, đặc biệt là đối với những trẻ em thường bị coi là bướng bỉnh, hay quậy phá, mắc lỗi.

Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi, người lớn thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để mong muốn trẻ thay đổi, sửa sai và không phạm lại lỗi đó nữa. Song kết quả thường không được như họ mong muốn. Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ trở nên khó bảo hơn, lì lợm và chống đối; cũng có nhiều trẻ trở nên khép mình hơn, trầm cảm và thiếu tự tin. Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù nhiều người biết việc trừng phạt, đánh đập, mắng chửi không làm trẻ tốt hơn, nhưng họ không biết nên làm cách nào khác. “Phương pháp kỷ luật tích cực” có thể là một giải pháp tốt, phụ huynh nên áp dụng.


Phần 1: Trẻ 3 tuổi & Tầm quan trọng của Giáo dục nguyên tắc, kỷ luật.

Nhiều cha mẹ cho rằng con cái của họ không cần kỷ luật cho đến khi bước vào trường phổ thông (tiểu học). Tuy nhiên, điều này thường gây ra hậu quả: Khi trẻ bắt đầu vào lớp một, bố mẹ không thể điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ. Nguyên nhân thật rõ ràng: bởi trẻ đã quen với việc tự do làm tất cả mọi thứ. Khi bé tới năm tuổi, phụ huynh mới áp dụng xử lý kỷ luật với trẻ thì khó rèn trẻ là điều hiển nhiên.

May mắn thay, tất cả điều này có thể tránh được chỉ đơn giản bằng cách thiết lập kỷ luật vào thời điểm phù hợp: Khi trẻ mới biết đi. Giáo dục kỷ luật cho trẻ khi trẻ mới biết đi không có nghĩa là bố mẹ phải có hình phạt nghiêm khắc, những đứa con nhỏ của bạn đã có khả năng hiểu biết đúng sai và cần phải học cách chịu trách nhiệm. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn hình thành nguyên tắc kỷ luật ở đứa con mới biết đi của mình, từ đó biến bé thành một em bé biết nghe lời.

Tạo giới hạn:

Bạn cần phải đưa ra giới hạn cho con và áp dụng kiên định các nguyên tắc này. Nếu bạn thấy con đang chơi dưới bồn rửa của nhà bếp, hoặc ngồi gần máy lò sưởi, bạn nên ngay lập tức cho con biết rằng việc làm này là không nên và không an toàn. Nói với con một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, có thể dắt tay con vào chỗ chơi phù hợp. Con bạn phải nhận được thông điệp: "có những giới hạn mà nếu bé vượt qua thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt"

Lờ đi những cơn giận dữ bột phát.

Con bạn cũng cần nhận thức được rằng dù bé có thể hiện bao nhiêu cơn giận dữ bột phát đi nữa, luôn có một số điều đơn giản là bé phải chấp nhận. Bạn phải thể hiện rằng mình đang rất trách nhiệm cũng như nghiêm túc. Bản thân bạn không được để bộc lộ những cơn giận dữ bất chợt của mình, không bị cuốn vào cơn giận của con.

Ví dụ: Nếu bạn đang ở chỗ gửi xe, hãy thể hiện một cách kiên quyết nhưng bình tĩnh rằng con luôn phải nắm tay bạn. Ngay cả nếu bé la hét mè nheo, bạn không nhượng bộ. Bé vẫn phải nắm tay bạn vì lý do an toàn.

Cuối cùng, bé sẽ thấu hiểu rằng việc giận dữ không có tác dụng gì cả, ngoài việc phí năng lượng của bản thân.

Nhất quán.

Bạn nên nhất quán nếu bạn muốn cho con hiểu và để việc kỷ luật thực sự hiệu quả. Vậy, mỗi khi con bạn làm diều gì đó không nên, đơn giản là bạn hãy nói: KHÔNG! Luôn giữ quan điểm như thế cho tới khi con hiểu được. Dù sẽ mất nhiều sự kiên nhẫn và một khoảng thời gian dài dạy bé hiểu điều đó; nhưng biết kiên trì với nguyên tắc này, áp dụng nghiêm túc với trẻ, bạn có thể yên tâm rằng mình sẽ thực thi các nguyên tắc kỷ luật dễ dàng cũng như hiệu quả hơn nhiều khi bé lớn lên.

Cho tất cả các ông bố bà mẹ - những người đang nghĩ rằng con mình thật ngộ nghĩnh khi mới biết đi mà làm những điều "giống như người lớn" khi bé không nghe lời (kiên quyết nói Không liên tục, chống lại một cách bướng bỉnh các chỉ dẫn của ông bà, dì chú...)...: Bạn sẽ sớm cần thay đổi cách suy nghĩ của mình bởi khi bé trưởng thành bạn sẽ chỉ thấy một đứa con bướng bỉnh. Vậy, đừng để bé đi lệch hướng từ đầu. Thay vì đó, hãy sử dụng ngay nguyên tắc áp dụng kỷ luật từ khi con chập chững biết đi, sử dụng nhất quán, về lâu dài bạn sẽ nhận ra lợi ích to lớn của việc này.


Theo eva
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: Phương pháp kỷ luật tích cực

Phần 2: Phương pháp kỷ luật bé trai nên khác với bé gái

Một câu hỏi phổ biến của các bậc phụ huynh là: Tại sao có thể áp dụng một phương pháp kỷ luật này với đứa con lớn, nhưng vẫn phương pháp đó với đứa bé lại không ăn thua gì?

Một số trẻ em điều chỉnh tốt với các phương pháp kỷ luật nhất định, còn đứa khác lại phản ứng tốt với kiểu kỷ luật khác. Là một bậc phụ huynh đầy tinh thần trách nhiệm, việc xác định loại kỷ luật nào hiệu quả nhất với con cái mình là việc làm không dễ dàng. Sẽ cần nhiều thời gian để cha mẹ nhận ra đâu là cách thức kỷ luật phù hợp với con mình. Nhưng bạn có thể thực hiện được nếu như lưu ý tới những điểm mấu chốt sau:

Nhận biết con bạn.

Nếu bạn là một người mẹ tốt và dành nhiều thời gian có chất lượng với con, bạn sẽ hiểu bé thích gì, không thích gì, cũng như cách bé sẽ đối phó ra sao với các tình huống khác nhau. Nếu bé thích xem truyền hình, thì khi bạn muốn phạt bé bằng cách lấy đi đặc quyền xem ti vi có thể là cách tốt để rèn kỷ luật cho bé. Nếu con bạn ít quan tâm tới ti vi, thì dù cấm hay không cấm trẻ tiếp xúc các kênh truyền hình, bạn không thể điều chỉnh được hành vi thực tế của bé. Một khi bạn nhận thấy điểm yếu của con, bạn có thể tác động lên đó nhằm đạt hiệu quả tốt, coi đấy như một công cụ thực thi kỷ luật với con.

Mỗi trẻ em có một đặc điểm cá nhân riêng.

Hãy thừa nhận rằng mọi đứa trẻ đều khác nhau. Một số chúng có thể yêu thể thao, trong khi số khác lại có sở thích nói chuyện không ngừng trên điện thoại. Khi bạn nhận ra những điểm khác nhau của các con mình, việc tìm ra phương pháp kỷ luật hiệu quả với con không còn là điều quá khó. Thực tế, một đứa trẻ có thể phản ứng rất tốt khi cha mẹ áp dụng thời gian chờ (thời gian dừng tạm thời) chỉ trong khoảng 30 phút, trong khi đứa khác bạn phải áp dụng cách kỷ luật này trong vòng 2 tháng liên tục mới "thấm nhuần".

Tước đi quyền lợi khi con có hành vi không đúng cũng có thể là cách tốt để giáo dục trẻ. Phương pháp này dựa trên việc truyền đi một thông điệp tích cực: Những đứa trẻ biết cư xử đúng đắn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi xứng đáng, còn những đứa trẻ có hành vi không tốt sẽ không xứng đáng để nhận điều đó.

Hãy thử một vài thứ mới mẻ.

Khi bạn nhận thấy rằng phương pháp kỷ luật của mình không hiệu quả, nó không có nghĩa là cách thức giúp bạn kiểm soát hành vi của con là sai. Bạn cần hành động ngay để cải thiện tình hình. Càng đợi lâu, càng chần chừ, phụ huynh chỉ càng lâm vào tình thế rắc rối nhiều hơn. Do đó, ngay khi cha mẹ nghi ngờ rằng các con không phản ứng điều chỉnh tốt với một cách kỷ luật cụ thể (dù biện pháp đó áp dụng hiệu quả với anh/chị/em khác của trẻ), sẽ không quá muộn để các bậc phụ huynh bắt tay ngay vào xác định lại công cụ kỷ luật nào là hiệu quả với từng đứa con của mình.

http://www.eva.vn/lam-me/sach-day-con-diem-mau-chot-khi-phat-be-c10a110575.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: Phương pháp kỷ luật tích cực

Phần 3: Khi con bạn “không nghe lời”

Một trong những phàn nàn phổ biến về trẻ mầm non mà phụ huynh hay đề cập là sự không nghe lời một cách khó hiểu của con mình. "Liệu lớn lên chúng sẽ thành những đứa trẻ ương ngạnh?" Có nhiều lý do vì sao trẻ không tuân theo những chỉ dẫn bằng lời từ phía người lớn.

Brianna 3 tuổi, đang có hiện tượng hay đánh bạn cùng lớp, và hiếm khi bé ngừng lại khi giáo viên đề nghị bé chấm dứt hành động không tốt đó. Cha của Gregory nói với bé rằng đã tới lúc rời công viên để về nhà, nhưng không nhận được sự hưởng ứng nào từ con, cho tới khi cha của Gregory cao giọng và nắm lấy tay Gregory. Mẹ của Megan đề nghị bé bình tĩnh và nhớ lại rõ những điều mà 2 mẹ con đã thỏa thuận trước khi vào siêu thị: Chỉ mua những thứ trong danh sách, không mua đồ chơi hay kẹo; Megan rõ ràng gật đầu một cách nhanh chóng khi mẹ hỏi bé có hiểu vấn đề không; nhưng khi đợi tại quầy thanh toán, bé gào thét đòi kẹo bằng bất cứ giá nào.

Quả là các tình huống kinh điển với trẻ mẫu giáo! Vấn đề thường gặp không phải ở chỗ trẻ không nghe lời, mà là bố mẹ đang yêu cầu những điều không phù hợp với nhu cầu của con. Ở đây, Brianna còn rất nhỏ và vẫn còn đang trong tiến trình hình thành kỹ năng xã hội; bé cần được giúp đỡ để "sử dụng từ ngữ diễn đạt đúng ý"; nếu bé tiếp tục giằng co, hãy bình tĩnh đưa bé đến một nơi khác. Gregory đang trải nghiệm tính sáng tạo ban đầu và sự tự chủ; nhưng nhu cầu đó không khớp với những khái niệm đề nghị bố bé đang chỉ dẫn bằng lời; bé có thể học từ những lựa chọn hành động có giới hạn một cách trìu mến, kiên định. Megan thì đơn giản là còn quá nhỏ để ghi nhớ những chỉ dẫn được đưa ra trước đó quá lâu - đặc biệt khi chúng lại đối lập với những gì hiện tại bé mong muốn.

Vì bạn không thể bắt con bạn nghe nhiều hơn so với điều bé có thể tuân theo, vậy điều bạn có thể làm gì để thay đổi điều này? Đầu tiên, hãy lắng nghe bé, sau đó làm gương để bé hiểu "lắng nghe" là thế nào. Hiểu tính khí và hành vi phù hợp lứa tuổi của con sẽ có lợi trong quá trình giáo dục con; bạn sẽ tránh rơi vào tình trạng bế tắc phải la hét, trừng phạt, và rầy la trẻ - những hành động chỉ tăng cuộc chiến quyền lực. Đồng thời thử các phương pháp kêu gọi phối hợp thay vì nài nỉ sự vâng lời. (Ví dụ: "Có nhiều đồ chơi của con trên sàn nhà quá! Con muốn nhặt chúng lên cùng mẹ, không? Con có thể tự làm chứ?" Trẻ em thường phối hợp tốt với người lớn khi chúng cảm thấy mình có quyền lựa chọn.

Trẻ không nghe lời vì:

• Người lớn la hét, lên lớp, cằn nhằn, những hành vi không khuyến khích trẻ nghe lời.

• Người lớn không đề nghị điều trẻ nên/ không nên làm, chỉ nói với trẻ

• Người lớn thiết lập các cuộc chiến quyền lực, đề cao sự quan trọng của chiến thắng hơn là phối hợp.

• Trẻ em được "lập trình sẵn" từ khi sinh ra đã tò mò, thích khám phá; trong khi nhiều lúc người lớn lại ngăn cấm trẻ. Và thường thì "tiếng nói" của trẻ không chung "tiếng nói" của người lớn.

• Trẻ không thể tuân theo với một yêu cầu cụ thể nào đó vì nó đòi hỏi kỹ năng xã hội hay kỹ năng tư duy mà chúng chưa hoàn thiện.

• Trẻ không có những khả năng như người lớn.

• Người lớn không lắng nghe và hiểu trẻ.

Tránh được những lỗi trên, cha mẹ sẽ nhận ra rằng nào đâu có khó để 'uốn' trẻ nghe lời!

http://www.eva.vn/lam-me/nao-dau-kho-uon-tre-nghe-loi-c10a110822.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: Phương pháp kỷ luật tích cực

Phần 4: Học cha thông minh trị con nói dối


Câu hỏi:
Tôi phải xử lý thế nào khi đứa con 4 tuổi của tôi nói dối đây? Bé thậm chí nói dối cả những điều nhỏ nhặt. Tôi không thể để bé đi xa hơn trong hành vi như vậy. Hãy cho tôi vài lời khuyên, tôi phải giải quyết thế nào với tình huống tế nhị này?

Trả lời: Trẻ nhỏ có thể nói dối bởi rất nhiều lý do khác nhau. Thỉnh thoảng chúng lẫn lộn giữa đâu là thực tế và đâu là không. Trẻ có thể nói dối vì trẻ lo lắng chúng ta không tán thành, và không muốn thừa nhận đã làm điều gì đó mà lẽ ra không nên làm. Đôi khi trẻ muốn tránh đi những hậu quả từ hành động của trẻ (người lớn có thể cũng nói dối vì những lý do tương tự).

Câu hỏi của bạn về việc để trẻ "đi xa hơn trong hành vi nói dối" đưa ra một manh mối về thái độ của bạn. Bốn tuổi, trẻ đã có thể hiểu được rằng cách cư xử của nó đem lại hậu quả gì, nhưng chúng lại chưa có được sự chín chắn và khả năng phán đoán. Chúng vẫn cần được dạy dỗ nhiều hơn là các hình thức kỷ luật. Nếu như con của bạn không tin rằng những lựa chọn và hành vi sai trái sẽ mang lại hậu quả xấu, sẽ phải chịu hình phạt và trách mắng thì con của bạn sẽ không muốn nói thật với bạn.


Nói dối là bệnh của nhiều trẻ (Ảnh minh họa).

Trẻ con không phải sinh ra đã hiểu được sự khác nhau giữa thành thật và nói dối, và chúng cũng không tự dưng hiểu được giá trị của sự trung thực. Cha mẹ nên lập kế hoạch để dạy trẻ hiểu sự trung thực và nói thật có tầm quan trọng như thế nào, nhưng cũng đừng hi vọng trẻ hiểu ngay được cho đến khi trẻ trưởng thành hơn. Sự thật là trẻ có thể hiểu được giá trị của sự trung thực khi trẻ nhìn thấy những người lớn xung quanh cư xử như vậy. (Nói cách khác, trẻ nhỏ sẽ không học được sự trung thực nếu giả dụ, trẻ nghe thấy bạn gọi điện xin nghỉ ốm vì bạn muốn đi trượt tuyết.)

Hầu hết trẻ em (và cả người lớn) đều nói dối hết lần này đến lần khác. Hãy nhớ rằng việc mắc lỗi là không thể tránh khỏi - đặc biệt là khi 4 tuổi - và nếu các lỗi lầm được xem như là cơ hội để học hỏi hơn là tội lỗi, hay thất bại thì lỗi lầm không đáng sợ. Nếu bạn muốn con của bạn thành thật, bạn phải sẵn lòng lắng nghe con, cố kiềm chế việc làm con xấu hổ hay trừng phạt con, phải cùng chơi với con để phát triển các kỹ năng của con và hiểu được những vấn đề nào đang xuất hiện. Khi trẻ không nói thật và bị đánh đòn, bị làm cho xấu hổ thì trẻ sẽ học được những bài học mà ta không hề mong muốn. Trừng phạt thường chỉ làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi và cố gắng chối bỏ trách nhiệm về những hành động mình làm.

Hãy nghe kinh nghiệm của một người cha khi cậu con trai nói dối:

Colin không mất bình tĩnh khi nhìn thấy một quả trứng vỡ trên sàn nhà bếp. Anh nói với giọng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn: "Này, ai đã làm vỡ trứng?" Cậu con trai Sam 4 tuổi trả lời một cách bình tĩnh: "Một con cá sấu đã làm."

Colin biết chẳng có con cá sấu nào ở trong nhà. Anh muốn tìm ra cách để giải quyết tình huống này là cả hai bố con sẽ dọn dẹp quả trứng vỡ, và anh muốn dạy cho con biết tầm quan trọng của sự trung thực. Anh đã nhắc lại "Một con cá sấu á!, nó màu vàng hả con? Bố nghĩ rằng bố chỉ nhìn thấy nó ở trong sở thú thôi." Sam đã cười toét miệng và đồng ý rằng đó là một con cá sấu màu vàng.

Colin cũng cười và sau đó nói: "Con biết đấy, bố chỉ giả vờ là có một con cá sấu. Con cũng biết rằng chúng ta chẳng có con cá sấu nào ở quanh đây cả." Sau đó anh đề nghị rằng cả hai sẽ cùng nhau dọn dẹp quả trứng vỡ, và biết rằng sẽ có những cơ hội để nói chuyện khi cùng nhau làm việc.

"Sam, con đã sợ bố sẽ mắng con về quả trứng vỡ sao?" Sam cụp mắt xuống và chậm rãi gật đầu. Colin nói với giọng ấm áp và nhẹ nhàng: "Bố biết là con muốn đổ lỗi lên con cá sấu, hay là muốn tạo nên một điều gì đó mà nó đã không thật sự xảy ra. Nhưng một điều thật sự quan trọng mà con cần biết là: con có thể nói thật, thậm chí khi con cảm thấy sợ. Con có biết tại sao nói thật lại quan trong không?" Sam lắc đầu. Colin xoa đầu và làm rối tung mái tóc của cậu con trai. "Bố muốn con có thể nói thật những điều mà con nói với bố, con yêu. Bố yêu con rất nhiều, và bố muốn biết khi con nói cho bố nghe điều gì đó thì điều đó phải thực sự đã xảy ra." Sam nhìn lên và nói một cách chậm rãi, "Con cũng yêu bố, bố à, chỉ là con đang giả vờ."

Colin nói: "Ừ, bố biết là chúng ta đang giả vờ. Và có lúc thật hài hước khi giả vờ. Điều quan trọng là chúng ta có thể nói thật. Chúng ta giả vờ khi muốn dựng lên một câu chuyện. Nhưng sẽ là nói dối khi chúng ta sử dụng một câu chuyện để tránh việc thừa nhận chúng ta đã mắc lỗi."

Sam có lẽ sẽ phải học bài học này nhiều hơn một lần. Hầu như không có người lớn nào có thể tuyên bố rằng bất cứ lúc nào mình cũng hoàn toàn thành thật. Sam có thể vẫn phạm lỗi trước khi lĩnh hội được khái niệm mới này.

Colin có lẽ đã đơn giản hỏi Sam liệu cậu bé có sợ không. Hoặc là anh ta có lẽ đã hỏi một câu hỏi theo cách ít đe doạ hơn, "Sam, quả trứng vỡ này thật bừa bộn, chúng ta có thê giải quyết vấn đề này thế nào?", "Con có thể tự mình dọn sạch nó không?" hay "Con muốn bố giúp con không?" Làm mất đi cảm giác sợ hãi và truyền thông điệp yêu thương cho con, hay thậm chí tham gia vào những công việc mà bạn cảm thấy có chút gì vô nghĩa cùng với chúng, sẽ giúp cho con bạn học được cách nói thật.

http://www.eva.vn/lam-me/hoc-lom-cha-kheo-tri-tre-noi-doi-c10a111010.html
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Sách dạy con: Phương pháp kỷ luật tích cực

Phần 5: Hiểu về tính cách trẻ qua thứ tự sinh

Thứ tự sinh tạo ra cho trẻ những đặc điểm chung, thường được liên kết và đi kèm với nhau. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng thứ tự sinh không đồng nghĩa với bất cứ một đặc điểm nào, hay tạo nên bất kỳ sức mạnh diệu kỳ nào. Và hãy nhớ rằng chẳng có thứ tự sinh nào hoàn toàn có ưu điểm hay nhược điểm hơn thứ tự khác (theo như Jane Griffith, "mỗi vị trí đều có cả ưu điểm và nhược điểm."). Thứ tự sinh cung cấp sợi dây liên quan đến thế giới, cho biết chúng ta được sinh ra trong một vị trí có đặc điểm riêng. Đây đơn giản là một phương thức để bước vào thế giới của một đứa trẻ, cung cấp thêm những hướng dẫn để chọn lựa ra điều gì có thể phát triển hành vi của trẻ và đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho cuộc đời.

Hiểu về thứ tự sinh của trẻ có thể cung cấp thêm cho bạn những lời khuyên về những trải nghiệm mà bé cần có để phát triển tốt hơn, hay những trải nghiệm không hữu ích nhiều, hoặc có thể gây cản trở.

Trẻ sinh đầu tiên

Trẻ sinh ra đầu tiên phải gánh vác trách nhiệm của người tiên phong. Quan điểm của trẻ trong thế giới được tóm tắt trong khẩu hiệu, "Tôi là đầu tiên!" với tất cả những lợi ích và gánh nặng mà trẻ sẽ đều tham gia.

Trẻ sinh đầu tiên được coi như một người khám phá, vì trẻ đóng một vai trò thay đổi: làm thay đổi một cặp vợ chồng, những người anh chị em của bố mẹ như các bác, các chú, các cô, các dì, và dĩ nhiên là cả ông bà nữa. Được sinh ra trong một thế giới chỉ có người lớn, đứa trẻ đầu tiên có thể sẽ học ngôn ngữ từ rất sớm, thường sớm phát âm được rõ ràng (mà không cần ai xung quanh ngắt lời hay phiên dịch giúp). Trẻ được sinh đầu tiên cũng có được nhiều đặc quyền khác - những người lớn cũng sẽ đặt nhiều hi vọng vào chúng.

Trẻ được sinh ra đầu tiên cũng sẽ có những điều đầu tiên được làm trong gia đình: từ tiệc tổ chức sinh nhật đầu tiên đến cái răng bị gãy đầu tiên, cơn sốt đầu tiên của trẻ vào nửa đêm, và tiếng khóc thét lên đầu tiên, hay là người đầu tiên được giáo dục, người đầu tiên được học bơi, người đầu tiên mang về nhà một giải thưởng. Tất cả những việc này làm cho trẻ thấy rằng bản thân mình phải có trách nhiệm. Điều này cũng dễ dẫn tới những trẻ sinh ra đầu tiên trở thành người cầu toàn, thường gắng sức tìm tòi để làm những điều "hoàn toàn đúng". Một vài trẻ tìm thấy thành công - những điều tuyệt vời, và trở thành những nguời có thành tích nổi bật; trong khi đó có những trẻ khác cảm thấy phải chịu quá nhiều sức ép để sống theo những kỳ vọng của người lớn, những điều mà trẻ nên từ bỏ hoặc thoát ra khỏi, nếu như chúng không thể trở thành tốt nhất.

Trẻ duy nhất

Nếu như không còn thêm đứa trẻ nào xuất hiện trong gia đình thì đứa trẻ đầu tiên là đứa trẻ duy nhất và sẽ không gặp phải nhiều khó khăn. Chúng lớn lên trong môi trường trung tâm của người lớn, trẻ được dạy dỗ để phát triển hết khả năng của mình. Câu khẩu hiệu "Tôi, chính tôi và tôi" sẽ luôn luôn ở trong đầu khi trẻ thực hiện cuộc hành trình của mình, một cuộc trải nghiệm vui vẻ và chỉ có riêng mình. Trẻ duy nhất sẽ nhận được toàn bộ tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ mà không cần phải chia sẻ cho bất kỳ ai. Mặt khác, không có ai chia sẻ sẽ cảm thấy rất cô đơn - một cảm giác chung đối với đặc điểm riêng của trẻ duy nhất. Trẻ cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn so với những trẻ khác về "thời gian cô đơn" của mình, và thường dễ đồng cảm với người lớn hơn là với bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ sinh thứ 2

Đứa trẻ thứ hai được sinh ra rất muốn cùng hoà chung sự tiến bộ với người anh (người chị) - người đã đi trước, lớn hơn, có nhiều kỹ năng hơn, và có lợi thế phát triển hơn. Chẳng có gì ngạc nhiên khi một trong những giai đoạn mà trẻ thích nhất sẽ tương tự như câu khẩu hiệu của trẻ: "Tôi cũng vậy".

Vị trí sinh của trẻ sinh thứ 2 có thể là tạm thời (trẻ có thể trở thành trẻ ở giữa) hay là kéo dài suốt cuộc đời (trẻ có thể là bé nhất), hoặc là nếu có một vài trẻ sinh ra sau nữa, thì vị trí sinh thứ 2 của trẻ có thể là mãi mãi. Vì là đứa trẻ sinh thứ 2, "Tôi là ai" thường là quá trình của loại trừ - trẻ lựa chọn vai trò và sở thích mà những người khác không có. Nếu như trẻ đầu tiên là ngôi sao thể thao, thì trẻ2 có thể cũng có nhiều giải thưởng, nhưng sẽ trong một lĩnh vực khác - như là âm nhạc, khiêu vũ, cưỡi ngựa....Trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường có cùng những trải nghiệm giống nhau, thường cảm thấy bị lu mờ bởi những anh chị trên mình. Thống kê cho thấy rằng trẻ sinh thứ 2 và trẻ ở giữa thường được chụp ít ảnh nhất so với các anh chị em trong gia đình.

Trẻ ở giữa

Nếu trẻ sinh thứ 2 bị đẩy thành vị trí sinh ở giữa bởi một thành viên mới đến, thì trẻ có thể thay đổi khẩu hiệu của mình thành, "Còn tôi thì sao". Vị trí ở giữa có thể là một điểm không thoải mái, với những áp lực từ vị trí trên và vị trí dưới.

Trẻ ở giữa không có những đặc quyền của trẻ đầu tiên và cũng mất đi lợi ích của một em bé (trẻ ở giữa từng có thời gian được hưởng hạnh phúc đó). Với áp lực từ người anh/chị có nhiều khả năng vượt trội hơn phía trên và một đứa em dễ thương, có nhiều đòi hỏi hơn phía dưới, thì đôi khi trẻ ở giữa cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, không được quan tâm, hay không có được những gì giá trị. Bởi vì thỉnh thoảng trẻ cảm thấy mất đi những động lực trong gia đình, và trẻ thường tìm kiếm những người bạn hay người anh chị em để ủng hộ hay động viên, lợi ích của điều đó là trẻ có thể phát triển được những khả năng xã hội vượi trội. Trẻ ở giữa cũng có những triển vọng của riêng chúng về việc học hành để noi theo những người anh chị của mình, và một tinh thần thoải mái, cởi mở để có thể nhìn vào cả 2 mặt của một vấn đề.

Em bé út

Khi thành viên cuối cùng của gia đình xuất hiện, xung quanh toàn là những người anh chị, những thành viên có tài năng hơn, trẻ có thể đơn giản chỉ thầm lặng và sống theo khẩu hiệu "Hãy chăm sóc tôi". Trẻ có thể sẽ sớm nhận thấy rằng mọi quy luật sẽ được nới lỏng ra đối với trẻ. Cha mẹ đều biết rằng trẻ là em bé cuối cùng và hơi khó chỉ bảo. Trẻ có thể là một người con hài hước và nổi bật với những kỹ năng xã hội tuyệt vời. Trẻ biết làm thế nào để hoà hợp trong một nhóm - bởi vì trẻ đã và đang làm điều đó trong suốt cuộc đời. Khi trẻ còn là một em bé, trẻ sẽ hầu như không bị đặt kỳ vọng. Đừng có hiểu nhầm khi cho rằng một trải nghiệm về thế giới như vậy sẽ dẫn đến thái độ, "Hãy chăm sóc tôi" như là một nhược điểm nghiêm trọng. Một người dễ thương, đáng yêu và hấp dẫn (tất cả đều rất đáng yêu) có thể sẽ học được cách áp dụng những điều đáng yêu này để làm cho người khác nghe theo ý của mình, đó chính là sự khéo léo. Khi em bé khóc, tất cả mọi người thường cùng chạy đến - đây không phải luôn là điều hay cho cả người chạy đến lẫn em bé.

Dù vậy, thỉnh thoảng trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi vì là người bé nhất và lựa chọn để từ bỏ vai trò em bé. Những trẻ như vậy sẽ trở lên quyết đoán để tìm ra con đường tới đích nhanh nhất, vượt trội hơn so với những người anh chị em của mình, khi dương cao khẩu hiệu "Để cho tôi đi nào". Trẻ sẽ trở thành người đạt được thành công lớn trong gia đình.

http://www.eva.vn/lam-me/con-mot-de-thanh-tai-c10a111266.html
 
Top