Sống đẹp

327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Trường học cuối tuần

Một cô bé đứng khóc nức nở gần một lớp học nhỏ vì cô bị đẩy bật ra khi có quá đông người chen chúc.

“Cháu không thể vào trường học chủ nhật được!”.

Cô bé vừa khóc vừa kể với vị mục sư đi ngang qua. Nhìn thấy vẻ ngoài giản dị, thậm chí đến mức xoàng xĩnh của cô bé, vị mục sư đoán ra được nguyên nhân. Ông nắm lấy tay cô bé, dẫn vào trong nhà thờ và tim chỗ cho cô bé ngồi. Cô bé đã cảm động đến mức đêm hôm đó cô thức suốt để nghĩ về những đứa trẻ nghèo, thậm chí không có chỗ ngồi trong trường học Chủ Nhật.

Khoảng hai năm sau, cũng cô bé ấy đang nằm hấp hối trên giường bệnh trong một căn nhà nghèo nàn. Bố mẹ cô mời vị mục sư, người đã trở thành bạn thân của con gái họ đến để làm những nghi thức cuối cùng khi cô bé qua đời. Khi mục sư bế cô bé lên, một cái ví rơi ra. Đó là một cái ví đã sờn rách, trong đó có 57 đồng xu và một tờ giấy nhỏ với nét chữ trẻ con: “Đây là tiền để sửa trường cho lớn hơn, để nhiều trẻ em có thể đến trường ngày Chủ Nhật”.

Trong vòng hai năm, cô bé đã tiết kiệm số tiền tình cảm này. Khi vị mục sư đọc mảnh giấy, ông đã khóc, và ông biết mình nên làm gì.

Luôn mang theo người mảnh giấy và chiếc ví cũ, vị mục sư nhiều lần kể cho những con chiên đến nhà thơ câu chuyện về tình cảm và sự hi sinh của cô bé nhỏ tuổi. Ông đã đề nghị các con chiên quyên góp tiền xây dựng trường lớn hơn. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng ở đấy!

Một tờ báo biết được câu chuyện này và đăng nó lên báo. Một nhà kinh doanh bất động sản đọc được và bán cho nhà thờ một lô đất trị giá hàng nghìn đô la, nhưng ông chỉ lấy số tiền là 57 xu.

Không chỉ thế, tiền quyên góp được gửi đến từ khắp các nơi. Trong 5 năm, số tiền vì cô bé đã tăng lên đến 250.000 đô la- một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó( khoảng những năm 1990).

Tình yêu không vị kỷ của cô bé dành cho mọi người đang được đền đáp. Khi bạn đến thành phố Philadelphia, nước Mỹ. Hãy đến thăm nhà thờ Temple Baptist, với 3300 chổ ngồi, và trường Đại Học Temple, nơi hàng trăm sinh viên đang học. Nhớ tham quan ở bệnh viện Người Làm Phúc( Good Samaritan), và ở khu nhà làm” Trường học Chủ Nhật”- nơi có rất nhiều người đến học mỗi cuối tuần. Và đủ rộng để không một đứa trẻ nào trong vùng bị đẩy ra ngoài mỗi khi muốn vào học.

Trong một căn phòng của khu “Trường học Chủ Nhật”, bạn có thể nhìn thấy bức ảnh khuôn mặt đáng yêu của cô bé nhỏ tuổi- cô bé mà 57 xu của cô đả làm nên một lịch sử đáng nhớ. Cạnh đó là chân dung của vị mục sư tốt bụng- Tiến sĩ Russel H Conwell, tác giả cuốn sách "Những cánh đồng kim cương”.
(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Nghĩ về mẹ

- Khi bạn được sinh ra, mẹ ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách gào ầm ĩ lên.

- Khi bạn 1 tuổi, mẹ cho bạn ăn và tắm cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm.

- Khi bạn 2 tuổi, mẹ dạy bạn tập đi. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chạy biến đi khi mẹ gọi.

- Khi bạn 3 tuổi, mẹ nấu cho bạn ăn ngon. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bỏ thừa thức ăn.

- Khi bạn 4 tuổi, mẹ mua bút chì màu cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tô vẽ lung tung lên tường.

- Khi bạn 5 tuổi, mẹ cho bạn ăn mặc đẹp vào những ngày lễ. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nhảy ngay vào vũng buồn.

- Khi bạn 6 tuổi, mẹ đưa bạn đến trường. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách kêu ầm ĩ lên "Con không đi học đâu"

- Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua bóng cho bạn chơi. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đá nó vào cửa nhà hàng xóm.

- Khi bạn 8 tuổi, mẹ mua kem cho bạn ăn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách làm rơi đầy kem ra ngoài.

- Khi bạn 9 tuổi, mẹ mua đàn cho bạn tập. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ thèm động đến.

- Khi bạn 10 tuổi, mẹ chở bạn đi khắp nơi, từ trường học đến những buổi sinh nhật ở nhà bạn bè. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nhảy ngay xuống xe khi đến nơi, chẳng thèm quay lại chào mẹ.

- Khi bạn 11 tuổi, mẹ đưa bạn và bạn bè đi xem phim. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đòi ngồi cách xa khỏi mẹ.

- Khi bạn 12 tuổi, mẹ nói bạn không được xem một số chương trình và một số báo. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chờ mẹ ra khỏi nhà là xem.

- Khi bạn 13 tuổi, mẹ khuyên bạn cắt tóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng mẹ chẳng có con mắt thẩm mỹ.

- Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn tiền đi nghỉ mát với bạn bè một tuần. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chẳng thèm gọi điện về nhà một lần.

- Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và mong bạn ra đón. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách ngồi trong phòng mình và khóa cửa.

- Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn đi xe máy. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách lấy xe đi lúc nào bạn muốn.

- Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang chờ một cú điện thoại quan trọng. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói chuyện điện thoại suốt tối.

- Khi bạn 18 tuổi, mẹ khóc khi bạn tốt nghiệp trung học. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đi liên hoan với bạn bè đến tận tối khuya.

- Khi bạn 19 tuổi , mẹ cho bạn đi học đại học, chở bạn đến trường, cầm túi xách cho bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi mẹ đi về ngay từ xa cổng trường để khỏi xấu hổ với lũ bạn.

- Khi bạn 20 tuổi, mẹ hỏi bạn đã có bạn trai/bạn gái chưa? Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói "Không phải việc của mẹ"

- Khi bạn 21 tuổi, mẹ khuyên bạn về nghề nghiệp tương lai. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói "Con chẳng muốn như mẹ"

- Khi bạn 22 tuổi, mẹ ôm bạn khi bạn tốt nghiệp đại học. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đề nghị mẹ cho đi du lịch thật xa.

- Khi bạn 23 tuổi, mẹ tặng bạn nhiều thứ cho căn hộ bạn mới thuê ở riêng. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo bạn bè là trông thế thật xấu.

- Khi bạn 24 tuổi, mẹ gặp người yêu của bạn và hỏi về kế hoạch của 2 người. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách rên lên "Thôi đi mẹ"

- Khi bạn 25 tuổi, mẹ giúp bạn làm lễ kết hôn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách chuyển nhà đi thật xa"

- Khi bạn 30 tuổi, mẹ gọi điện và khuyên bạn về việc nuôi dạy con cái. Bạn cảm ơn mẹ và nói "Bây giờ mọi thứ khác rồi mẹ ơi"

- Khi bạn 40 tuổi, mẹ gọi điện nhắc về sinh nhật của một người họ hàng. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói "Con bận lắm"

- Khi bạn 50 tuổi, mẹ ốm và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách đọc sách về việc bố mẹ trở thành gánh nặng của con cái như thế nào.

* Rồi một ngày, mẹ mất.

Tất cả những gì bạn chưa bao giờ làm, bây giờ trôi vụt qua trước mắt bạn như một tia sét.

Chẳng có gì có thể thay thế được mẹ. Dù có những khi mẹ chẳng phải là người bạn tốt nhất. Có khi mẹ bất đồng với bạn, nhưng mẹ vẫn là mẹ của bạn. Mẹ luôn ở bên cạnh, lắng nghe những nỗi buồn, những lo lắng của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem, bạn đã dành đủ thời gian cho mẹ chưa?

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Hoa hồng tặng mẹ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

8 lời nói dối trong đời của người mẹ

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.
Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát!! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư
Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5
Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ 7.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ..

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Đôi mắt người cha!

Hai cha con nọ sống một mình với nhau, giữa họ có 1 tình cảm rất đặc biệt. Người bố rất thích bóng đá và ông chưa bao giờ bỏ lỡ 1 trận bóng đá nào của con mình cả. Ông luôn đứng cỗ vũ đội bóng trong khi cậu con trai chỉ ngồi ghế xem mà thôi.

KHi vào trung học, cậu bé vẫn nhỏ bé nhất lớp nhưng người bố vẫn không ngừng khuyến khích con mình tham dự đội bóng của trường. Tuy nhiên, ông cũng không ép con phải chơi đá banh nếu con không thích. Cậu bé thật sự yêu thích môn thể thao này nên đã quyết định đăng kí vào đội bóng của trường. Cậu quyết tâm chơi hết mình trong mỗi buổi tập với hy vong có thể ra sân chơi bóng chính thức. Suốt thời gian ở trường trung học, cậu bé chưa bao giờ bỏ một buổi tập hay 1 trận đấu nào cả , thế nhưng cậu vẫn chỉ ngồi ở hàng ghế dự bị suốt 4 năm qua. Trong các trận đấu đó, bố cậu lúc nào cũng đứng dậy và không ngừng cổ vũ con mình.

Lên đến Đại học, cậu quyết định thử đăng kí 1 vị trí nhỏ trong đội bóng của trường.Mọi người đều chắc rằng cậu không bao giờ dc nhận vào đội bóng, thế nhưng cậu đã làm được. Huấn luyện viên đồng ý đưa cậu vào danh sách đội bóng, bởi ông nhận thấy cậu đặt cả trái tim và tâm hồn mình mỗi khi chơi bóng. Tin mình được nhận vào đội bóng khiến cậu sung sướng đến nỗi chạy ngay đến trạm điện thoại gần nhất để gọi về cho bố. Người bố chia sẽ niềm vui với con mình và ông thường nhận được những tấm vé xem các trận đấu của trường Đại học.

Chàng cầu thủ trẻ đầy nhiệt huyết này không hề bỏ bất kì buổi tập nào suốt 4 năm Đại học. Thế nhưng cậu vẫn không được chơi trong các buổi thi đấu chính thức. Cuối mùa bóng năm ấy, khi cậu đang tập trên sân để chuẩn bị cho trận đấu lớn kết thúc giải đấu, huấn luyện viên đến đưa cho cậu 1 bức điện tín. Chàng trai trẻ đọc bức điện tín và lặng người. Cậu lắp bắp :

-Bố em vừa qua đời sáng nay.Em có thể nghỉ buổi tập hôm nay được không ạ?

Huấn luyện viên nhẹ nhàng quàng cánh tay ấm áp của mình lên vai chàng trai trẻ và nói

- Hãy nghĩ hết tuần này, con trai ạ. Và đừng bận tâm đến việc phải đến với trận đấu ngày thứ 7 này.

Trận đấu ngáy thứ 7 diễn ra không mấy tốt đẹp. Trong 66 phút đầu, đội bóng trường cậu bị dẫn trước 5 bàn.Bỗng lúc đó,có 1 chàng trai trẻ lặng lẽ bước vào phòng thay đồ và khoác lên mình đồng phục thi đấu bóng đá. KHi chàng trai bước ra, huấn luyện viên và các cầu thủ sững sờ khi thấy cậu trở lại sớm như vậy

-Thưa thầy, xin thầy cho em được chơi trận này. Em nhất định phải được chơi trong trận đấu ngày hôm nay.

Thầy HLV vờ như không nghe thấy cậu. Ông chẳng bao giờ muốn một cầu thủ dở nhất ra sân trong những phút còn lại của trận đấu, đặc biệt là trong 1 bàn thua trông thấy như thế này.Thế nhưng trước sự kiên trì của cậu, vị HLV cuối cùng cũng chịu thua

-Thôi được, hãy vào sân đi!

KHông lâu sau khi cậu vào sân, các cầu thủ và tất cả khán giả đứng cổ vũ không còn tin vào mắt mình nữa. Một chàng trai nhỏ con không tên tuổi, chưa bao giờ ra sân thi đấu chính thức lại có thể chơi thật xuất sắc. Đội bạn không thể ngăn cậu ấy lại. CẬu ta chạy, di chuyển dọc ngang và cướp bóng hệt như 1 ngôi sao.Đội của cậu ta bắt đầu lấy lại tinh thần ,tỉ số sớm được san bằng và trong vài giây cuối cùng của trận đấu, cậu đã kịp cướp bóng và ghi bàn. Các cổ động viên như vỡ tung ra.Đồng đội nhấc bỗng cậu lên vai họ, cậu đã thực sự trở thành người hùng của trận đấu.

Sau khi khán đài vắng hết bóng người, đội bóng đã tắm rửa và rời phòng thay đồ, vị HLV thấy chàng trai còn ngồi một mình trong góc phòng. HLV lại gần và hỏi :

-Hởi chàng trai, thầy không thể tin nổi. Em thật là tuyệt vời! Nói cho thầy biết điều gì đã giúp em trở nên như vậy? LÀm sao em có thể làm được điều đó?

Chàng trai ngước nhìn thầy, nước mắt tuôn trào và nói :

-Thầy đã biết chuyện bố em qua đời đúng không ạ? thế nhưng thầy có biết rằng bố em bị mù không?

Cậu bé nuốt nước mắt một cách khó khăn rồi cố nở 1 nụ cười

-Bố em đã đến dự tất cả những trận đấu của em và lần nào ông cũng đứng lên cỗ vũ vì ngỡ con mình có mặt trên sân.Ông không hề biết rằng con mình chỉ chơi ở vị trí dự bị, ông không biết em đang ngồi cạnh ông. Thế nhưng , hôm nay là lần đầu tiên bố em thấy em chơi dưới sân và em muốn chứng tỏ cho bố thấy là mình có thể làm được điều đó.

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

“Tôi là con trai của bố”

Giờ đây, ở tuổi 47, khi tôi dành những khoảnh khắc quý báu cho đứa con trai 13 tuổi của tôi, khi chúng tôi có cùng nhau những giây phút ngắn ngủi xem phim, hay một trận bóng rổ, khi ở nhà thờ hay ở đường cao tốc, tôi tự hỏi nó nghĩ gì về mình. Nó sẽ loại tôi khỏi danh sách những người đàn ông quan trọng như thế nào, và liệu sẽ có điều gì khiến nó sẽ quay trở lại và hiểu tôi? Nó sẽ đo đếm những điểm mạnh và điểm yếu, những thói xấu, thành công và thất bại của tôi như thế nào? Liệu nó sẽ nghĩ về tôi với tình yêu và sự kính trọng chứ?

Một buổi sáng lạnh thấu xương ở New England năm 1964, tuyết rơi bốn ngày đã cứng như băng, cao tới tận cửa sổ phòng ngủ.
Trong cơn buồn ngủ của đứa trẻ 12 tuổi, tôi bước qua hành lang vào buồng tắm, nghe tiếng động cơ xe tải đang nổ ầm ầm ngoài sân.

Qua ô cửa sổ, tôi thấy dáng bố đang di chuyển trên nền tuyết trắng. Tôi thấy tiếng giầy lạo xạo trên mặt tuyết cứng, thấy gương mặt của bố ẩn bên dưới mũ lưỡi trai len, cổ áo lộn ngược, và khăn len quấn quanh cổ, cằm. Bố tôi một tay đeo găng, cầm dao cạo băng trên kính xe tải, tay còn lại quét lớp băng đã cạo trông như râu bằng tuyết trên chiếc xe tải cũ kỹ.

Bố luôn tất bật với công việc. Một chiến binh thầm lặng đang bước vào đấu trường của cuộc chiến mưu sinh hàng ngày. Bố, người thức khi phần còn lại của thế giới đang ngủ. Và ông ngồi vào cabin, điều khiển chiếc xe cẩn thận ra khỏi sân, chiếc xe chìm vào bóng tối lờ mờ lúc bình minh.

Tôi quay trở lại với sự ấm áp của chăn đệm, trên giường của riêng tôi, trong phòng của riêng tôi. Tôi biết tôi có thể ngủ và tiếp tục những giấc mơ trong ấm áp, bởi vì bố đang ở bên ngoài, chiến đấu với lạnh giá.

Trong suốt những buổi sáng sớm thời cấp hai, trung học, tôi đều nhìn bố rời nhà đi làm như vậy, và không bao giờ nói với ông rằng hình ảnh đó ảnh hưởng đến tôi như thế nào.

Tôi chỉ đơn giản ngạc nhiên về khả năng của bố với những công việc ông đã làm: Giữ cho nhà bếp luôn đầy thức ăn, trả tiền cho những bài học nhạc của tôi, trả tiền bảo hiểm xe hơi để con trai ông có thể lái xe suốt những năm học trung học, xếp những món quà Giáng Sinh dưới cây thông, đưa tôi tới Boston để mua sắm quần áo mới, thả tôi ở nhà thờ vào Chủ Nhật, đưa tôi đến thăm trường đại học vào ngày nghỉ của ông, vui đùa với mẹ tôi trong phòng khách và gật đầu với những đòi hỏi khi mà tôi còn chưa nói hết câu. Có lẽ vì những điều đó dường như quá quen thuộc nên tôi không bao giờ nói về chúng, không bao giờ suy nghĩ chúng vượt ra những nhu cầu ích kỷ trẻ con.

Sau đó tôi vào đại học và ở xa nhà. Khi đó bố chỉ thỉnh thoảng xuất hiện qua giọng nói trên điện thoại hoặc qua dòng tên viết nguệch ngoạc dưới phong bì thư hàng tuần với một tờ 10 đô la bên trong. Lúc đó, tôi đã nghĩ rằng có những người đàn ông khác quan trọng hơn bố. Đó là những người đàn ông dạy tôi trên giảng đường bằng lời lẽ trầm bổng, viết những bài báo và giải thích những triết lý phức tạp. Bố không làm được việc nào như thế, ông còn chưa học hết trung học. Tôi sùng bái những học giả đã đánh thức những khát khao của tôi, những người đàn ông đã chết mà tên họ ghi trên những cuốn sách, những tòa nhà và cả những đồng tiền tôi thèm muốn có được.

Năm cuối đại học, tôi đi du lịch ở Châu Âu. Tôi cho rằng mình đã được đi nhiều, thấy nhiều và đạt được nhiều thành công hơn là bố. Tôi đã tự cho mình quan trọng, huênh hoang với học bổng cao học, quá tự hào với sự tán dương và bằng cấp mang tên tôi.

Sau đó tôi bước vào một thời kỳ kinh khủng với công việc căng thẳng, các mối quan hệ, những người chủ nợ và nhiều áp lực khác. Năm 29 tuổi, tôi trở về nhà, nói chuyện với bố. Chúng tôi cùng chơi một trận bóng rổ, uống bia và xem tivi, nghe một câu chuyện về thời thơ ấu của ông ở Georgia và nghe điệu cười ấm áp, mãn nguyện của ông. Tôi khám phá ra bố tôi một lần nữa. Bố luôn ở đó để tôi trở về, thấy lòng mình bình yên. Không giống như các vị giáo sư, các cuốn sách, những người nổi tiếng hay những ông thầy, bố luôn ở đó. Ông là bố tôi, một người dành hết đời mình cho một công việc không lương trong một xã hội mà ông đã trở thành lỗi thời.

Đầu tuổi 30, khi cũng trở thành một ông bố, tôi hiểu bố hơn bao giờ hết. Tôi thức dậy sớm, hi sinh những mong muốn cá nhân, nhẫn nhục và làm việc ngày đêm để con trai tôi có phòng riêng, có giường ngủ riêng và có những giấc mơ. Tôi biết chắc rằng mình có thể làm những điều đó cho con, bởi vì bố đã làm chúng cho tôi.

Giờ đây, ở tuổi 47, khi tôi dành những khoảnh khắc quý báu cho đứa con trai 13 tuổi của tôi, khi chúng tôi có cùng nhau những giây phút ngắn ngủi xem phim, hay một trận bóng rổ, khi ở nhà thờ hay ở đường cao tốc, tôi tự hỏi nó nghĩ gì về mình. Nó sẽ loại tôi khỏi danh sách những người đàn ông quan trọng như thế nào, và liệu sẽ có điều gì khiến nó sẽ quay trở lại và hiểu tôi? Nó sẽ đo đếm những điểm mạnh và điểm yếu, những thói xấu, thành công và thất bại của tôi như thế nào? Liệu nó sẽ nghĩ về tôi với tình yêu và sự kính trọng chứ?

Đôi khi những bài học đơn giản lại khó dạy nhất và những chân lý rõ ràng nhất lại rất khó học. Tôi hi vọng một ngày, con trai tôi sẽ trân trọng tất cả những bài học và chân lý mà nó chứng kiến từ cuộc đời tôi, cái mà tôi học từ ông nội của nó.

Và khi con trai của tôi lớn hơn, tôi tin rằng nó, cũng như tôi, sẽ đánh giá những bước đi của nó bằng những gì tôi đã làm cho nó, giống như tôi đạt được thành công bởi những gì bố đã làm cho tôi. Khi con trai tôi làm được điều đó, có lẽ nó sẽ cảm thấy tự hào và mãn nguyện giống như tôi, khi nói: “Tôi là con trai của bố”.

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Bát mì của người lạ

Tối hôm đó nó cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo nó đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc lang thang trên đừong, nó mới nhớ rằng chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí còn không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà

Cùng lúc đó, nó đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm nó chợt cảm thấy đói ngấu. Nó thèm một bát mì ấm lắm nhưng lại không có tiền!!

Người bán mì thấy nó đứng tần ngần trước quầy liền hỏi:

- Này cô bé, có muốn ăn bát mì không?

- Nhưng... nhưng cháu không mang tiền...- Nó thẹn thùng trả lời

-Được rồi, tôi sẽ đãi cô - Ngừoi bán mì nói- Vào đây, tôi nấu cho cô bát mì

Mấy phút sau ông chủ bưng ra chô cô một bán mì bốc khói. Ngồi ăn đựoc mấy miếng, nó bật khóc.

- Có chuyện gì thế?

- Ko có gì. Tại cháu cảm động quá - Nó vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt - Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu tô mì, còn mẹ cháu, sau khi mắng nhiếc đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà con tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu... bà ấy nhẫn tâm quá!!

Nghe nó nói, ông chủ thở dài:

- Sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô một bát mì mà cô cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ hồi nhỏ xíu, sao cô không biết ơn mà lai còn dám cãi lại lời mẹ nữa?

Nó giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó : " Tại sao mình không nghĩ ra nhỉ? Một bát mì của ngừoi lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình bao nhiêu năm nay mà thậm chí mình chưa bao giwof tỏ ra quan tâm đến mẹ dù một lần. Mà chỉ vì chuyện nhỏ mình lại cãi lại mẹ "

Trên đường về, nó thầm nghi trong đầu những điều nó sẽ nói với mẹ . Khi bước lên thêm, nó nhìn thấy mẹ đang lo lắng và mệt mỏi vì tìm kiếm nó khắp nơi. Nhìn thấy nó, mẹ nó nói

- Vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi phải không ? Cơm nứoc mẹ nấu xong ròi, vào ăn đi cho nóng...

Không kìm nén được nữa, nó òa khóc trong tay mẹ

------>>>Trong cuộc sông, đôi khi chúng ta dễ cảm kích trước những hành động nhỏ mà một số người xung quanh làm cho chúng ta, nhưng đối với những ngừoi thân thuộc nhất là cha mẹ , chúng ta lại xem sự hi sinh của họ như chuyện đuơng nhiên

Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ làm món quà quý giá nhất mà chúng ta được ban tặng từ khi mới chào đời

Cha mẹ không mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng nhưng... Liệu có bao giờ chúng ta quý trọng sự hi sinh vô điều kiện của cha mẹ chúng ta chưa?

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Cái vé

Một người cha dắt đứa con 6tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: 10 đồng
Trẻ em trên 5 tuổi: 5 đồng
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với ngườibán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

(ST)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Mẹ và con

Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm,hốt hoảng bế con chạy ngayđến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mớinhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

(ST)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Thịt gà

Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơmđứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếptiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà,nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đanggiương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Chỉ có một người thôi

Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đámcưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗvà ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ cómột bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

(ST)
 
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Sống đẹp

Phấn Son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

(ST)
 
Top