Sốt ở trẻ em: Khi nào là nguy hiểm?

610
0
0

MinhMinh

New Member
Con mình thỉnh thoảng tự nhiên bị sốt mà trước đó không có tí biểu hiện nào, đi khám bệnh BS thường KL: sốt không rõ ng.nhân, chỉ cho dùng hạ sốt thôi... mỗi lần con bị sốt như thế mình lo lắng lắm vì chẳng biết con bị làm sao cả!!!
 
594
0
0

meyeuTomTom

New Member
Con mình thỉnh thoảng tự nhiên bị sốt mà trước đó không có tí biểu hiện nào, đi khám bệnh BS thường KL: sốt không rõ ng.nhân, chỉ cho dùng hạ sốt thôi... mỗi lần con bị sốt như thế mình lo lắng lắm vì chẳng biết con bị làm sao cả!!!
Chính xác đấy chị ạ. Khi con sốt mà đưa con đi khám chỉ mong BS bảo họng hơi đỏ chứ bảo không rõ nguyên nhân thì mẹ mất ăn mất ngủ luôn
 
39
0
0

Mẹ Bubu&Shi

New Member
Sốt có nên truyền dịch?

Hôm nọ cả 2 con đều sốt. Bao nhiêu người khuyên truyền dịch. Nên đã đọc bài này, thấy hay và chia sẻ với mọi người.

Khi trẻ bị sốt các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nhất là trường hợp sốt cao. Các bậc cha mẹ chú ý theo dõi sát sao để đề phòng trẻ sốt cao quá dẫn đến hiện tượng co giật, gây tổn hại đến hệ thần kinh còn non nớt của trẻ, thậm chí có thể gây tử vong.
Khi trẻ sốt cao, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là hạ nhiệt cho trẻ bằng các loại thuốc hạ sốt bán rất thông dụng trên thị trường dưới dạng thuốc sủi, thuốc viên, thuốc đặt, siro… có chứa paracetamol. Các bậc cha mẹ cũng lưu ý chỉ khi trẻ sốt trên 38,5oC mới cần dùng một loại thuốc hạ sốt, tránh thấy trẻ hơi hâm hấp là dùng ngay thuốc hạ sốt vì paracetamol tuy không hại dạ dày nhưng nếu dùng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến các tế bào gan, gây độc cho gan của trẻ. Để nhanh hạ sốt, nhiều ông bố bà mẹ lại dùng nhiều dạng thuốc hạ sốt khác nhau gây quá liều cho trẻ, rất nguy hiểm.
Sốt là một phản ứng của cơ thể trước các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Sốt ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như virut, vi khuẩn… Để chẩn đoán chính xác cần cho trẻ khám bác sĩ để tìm căn nguyên.
Khi trẻ sốt nhìn chung không nên truyền dịch, chỉ truyền dịch khi trẻ sốt kèm theo mất nhiều nước, tiêu chảy… Nếu trẻ sốt do virut thì chỉ cần dùng thuốc hạ sốt và làm mát cơ thể, tăng cường thể trạng cho trẻ bằng ăn uống, sau vài ngày đến 1 tuần trẻ sẽ tự khỏi bệnh mà không cần dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả kháng sinh. Nếu trẻ rốt virus mà dùng kháng sinh thì bệnh không những không khỏi mà còn gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ./.

Theo Sức khỏe & Đời sống
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Sốt virut ở trẻ em

Sốt virut ở trẻ em

Sốt virut là bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi ban...
Triệu chứng sốt virut



Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol...
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ...
Rối loạn tiêu hóa: Phân lỏng, không có máu, chất nhày.
Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau.
Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi có sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần sau khi ăn.
Xử trí khi trẻ bị sốt virút
- Cặp nhiệt độ: Đặt nhiệt kế ở nách hoặc hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 - 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của trẻ là 38,4oC.
+ Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao.
+ Lau bằng khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm (1 cốc nước sôi + 3-3,5 cốc nước nguội) lau lên khắp mình trẻ; cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Tuyệt đối không được chườm nước lạnh vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.
+ Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, và cho uống bù nước ORS (Oresol) theo chỉ dẫn. Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.
Tóm lại, cần theo sát trẻ bằng đo thân nhiệt kết hợp với các biện pháp hạ sốt nêu trên. Tuy nhiên, thấy trẻ sốt cao liên tục không giảm sốt phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp .
Ngoài ra cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh...
Sốt virut là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Do đó, người bị sốt virut nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Khi trẻ bị sốt virut cần cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho trẻ khác. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.


st

 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Sốt ở trẻ em: Khi nào là nguy hiểm?

Sốt ở trẻ em luôn là biểu hiện được các bậc cha mẹ quan tâm, là một trong những lý do chủ yếu khiến cha mẹ hay người chăm sóc đưa trẻ đi khám, cấp cứu. Hiểu biết đúng về sốt có thể giúp cho chúng ta yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà hoặc cho trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Khi nào được gọi là "sốt"


Theo y văn, một trẻ được gọi là có sốt khi nhiệt độ đo được ở bên trong hậu môn cao hơn 38oC. Nhiệt độ đo được ở các vị trí khác trên cơ thể thường thấp hơn nhiệt độ trong hậu môn. Vì vậy nếu cặp nhiệt độ ở nách đo được từ 37,5oC trở lên lúc đó được gọi là trẻ có sốt.Bản thân triệu chứng sốt tự nó không phải là một dấu hiệu đe dọa đến tính mạng ngoại trừ những trường hợp sốt cực kỳ cao và kéo dài, ví dụ như cao hơn 41,6oC khi đo bên trong hậu môn. Sốt có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh nặng nhưng nhiều khi chỉ là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường. Có một trung tâm trong não bộ có tên là "vùng dưới đồi" (hypothalamus) có chức năng kiểm soát toàn bộ nhiệt độ của cơ thể. Khi vùng dưới đồi chỉ huy việc tăng nhiệt độ của cơ thể là một cách để cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Sốt là một biểu hiện thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn tuy nhiên còn có những tình trạng bệnh không phải do nhiễm khuẩn nhưng vẫn có thể gây sốt.
Các căn nguyên gây sốt
Sốt không phải là một bệnh, sốt chỉ là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Thông thường người ta chia căn nguyên của sốt làm hai loại: sốt do các căn nguyên nhiễm khuẩn và sốt do các căn nguyên không phải nhiễm khuẩn. Sốt do các căn nguyên nhiễm khuẩn thông thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm virut hoặc vi khuẩn. Sốt do các căn nguyên không nhiễm khuẩn có thể gặp trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau ví dụ khi tế bào máu bị phá hủy; khi quá trình viêm bị rối loạn; khi quá trình thở gặp trục trặc; do tác dụng phụ của thuốc; do mất nước; do say nắng, say nóng; sốt sau khi tiêm vaccin; có khi do chính trung tâm điều nhiệt (vùng dưới đồi) bị trục trặc...
Quan tâm đến các yếu tố tiền sử khi trẻ bị sốt
Điều này giúp cho việc định hướng các căn nguyên gây sốt ở trẻ. Nếu trẻ sống trong vùng sốt rét hoặc có đến vùng sốt rét trong vòng 6 tháng qua cần đặt ra việc xác định nguy cơ mắc sốt rét ở trẻ. Nếu trẻ sống trong vùng sốt xuất huyết hoặc có qua lại vùng sốt xuất huyết trong vòng 2 tuần gần đây là những thông tin quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ. Nếu trẻ đã mắc sởi trong vòng 3 tháng qua, nay xuất hiện thêm sốt cần phải cảnh giác với các biến chứng của sởi... Quan tâm đến việc trẻ có được dùng thuốc trước khi xuất hiện sốt sẽ giúp cho việc có thêm thông tin để xác định căn nguyên gây sốt. Khi phát hiện được các dấu hiệu về tiền sử cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám cũng như xác định thông tin và chẩn đoán, điều trị.
Các biểu hiện thường đi kèm với sốt
Khi trẻ bị sốt, đi cùng với tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao là một số biểu hiện thường gặp khác như mệt mỏi, quấy khóc, đỏ mặt, vã mồ hôi, rùng mình hay run, trẻ lớn có thể kêu đau đầu... Cần phải để ý, theo dõi diễn biến các dấu hiệu trên tuy nhiên không nên quá lo lắng, căng thẳng mà nghĩ rằng trẻ có tình trạng bệnh nặng hoặc biến chứng.
Một số trẻ nằm trong nhóm tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi khi nhiệt độ tăng cao đột ngột có thể làm xuất hiện cơn giật lúc đó gọi là trẻ có sốt cao co giật. Khi trẻ co giật có thể nhìn thấy chân, tay và một số bộ phận của cơ thể (miệng) co giật, mắt trợn ngược. Mặc dù chỉ là sốt cao co giật đơn thuần nhưng nếu được chứng kiến cơn giật cũng thấy rất sợ hãi (nhất là cha mẹ và những người trực tiếp chăm sóc trẻ) tuy nhiên cơn giật thường không quá 15 phút và trẻ phục hồi hoàn toàn trong vòng 1 giờ.
Làm gì khi trẻ bị sốt?
Trong hầu hết các trường hợp, căn nguyên gây sốt ở trẻ là do nhiễm virut vì vậy trẻ sẽ tự hết sốt, trở lại bình thường sau một vài ngày. Hầu hết các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường cố gắng tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ nhằm mong muốn tránh tình trạng sốt cao co giật có thể xảy ra. Điều này không sai về mặt lý thuyết, tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia cho rằng chính bản thân tình trạng sốt cũng có nhiều tác dụng tốt với tình trạng của đứa trẻ cho nên nhiều khi cũng nên để cho cơn sốt làm nhiệm vụ của nó.
Mặc dù vậy cũng cần thiết phải hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38,5oC. Có thể dùng nước ấm để lau cho trẻ nhưng cũng có thể làm trẻ run hoặc giật mình hoảng hốt. Vì vậy cũng không nên lau nước ấm toàn thân cho trẻ khi trẻ bị sốt mà chỉ cần lau ở một vài nơi như trán, nách... Việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ vẫn có nhiều quan điểm trái ngược nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nên bắt đầu dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ đo được ở nách trên 38,5oC. Thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol với liều dùng theo chỉ dẫn và không quá 6 lần/24 giờ.
Khi trẻ bị sốt thường mất nhiều nước (qua đường mồ hôi, hô hấp...) vì vậy điều quan trọng là phải động viên khuyến khích cho trẻ uống đủ nước, không cho trẻ ăn kiêng khi ốm. Một điều còn quan trọng hơn cả việc cố gắng tìm mọi cách hạ sốt cho trẻ thậm chí hơn cả thuốc hạ sốt là việc phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sốt, cho trẻ nghỉ ngơi và cặp nhiệt độ thường xuyên
Cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện, nếu:
Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ phải hiểu, để theo dõi và nhận biết được khi nào đưa trẻ đi khám... Trẻ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế khi có ít nhất một trong số các dấu hiệu dưới đây:
Không uống được hoặc bỏ bú; Nôn tất cả mọi thứ; Co giật; Trẻ buồn ngủ một cách khác thường hoặc li bì; Trẻ khó thở; Nổi ban bất thường; Đau đầu nhiều; Trẻ có bị sốt sau khi đến vùng có sốt rét, sốt xuất huyết...
Điều này có ý nghĩa trong việc sớm có chẩn đoán tìm căn nguyên gây sốt đồng thời có các can thiệp điều trị kịp thơi.
ThS. Nguyễn Thanh Lâm
st
 
Top