ALnML
Super Moderator
[h=2]Trước thông tin thẻ căn cước sẽ thay CMND, nhiều độc giả gọi điện đến GiadinhNet để tìm hiểu. Và đa số có sự nhầm lẫn.[/h] Hôm qua (24/4), Bộ Tư pháp và Bộ Công an xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch. Hai dự luật này liên quan đến những khái niệm “mã số công dân”, “thẻ căn cước” mà dư luận quan tâm thời gian gần đây.
Hai bộ này cùng khẳng định vào năm 2020, công dân Việt Nam sẽ có mã số định danh, sở hữu thẻ căn cước thay cho CMND. Vai trò của sổ hộ khẩu cũng sẽ được kết thúc sau đó.
Luật căn cước và Luật hộ tịch đều có liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhưng đang có một thực tế là rất nhiều người chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 luật này, giữa thẻ căn cước với CMND cùng bản chất của mã số định danh công dân.
Thẻ căn cước chỉ là tên gọi mới của CMND. Ảnh: Việt Nguyễn
Bộ Tư pháp cho biết, Luật căn cước quy định nội hàm và giá trị pháp lý của số định danh cá nhân; quy định cấp thẻ căn cước cho công dân từ 14 tuổi trở lên (theo thông lệ quốc tế cũng như lịch sử Việt Nam thì căn cước công dân là các thông tin cơ bản, đặc điểm nhận dạng – những đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài công dân để xác định một người cụ thể và phân biệt người này với người khác.
Trong khi đó, với Luật hộ tịch, trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành thì khi đăng ký khai sinh, công chức Tư pháp – hộ tịch nhập thông tin khai sinh vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân được lấy cơ sở dữ liệu này.
Tuy vậy, những giải thích mang đầy thuật ngữ của Bộ Tư pháp không dễ làm người dân hiểu rõ bản chất.
Trả lời PV Báo GĐ&XH, Đại tá Vũ Xuân Dung – Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư – C72 (Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an) cho biết: “Bản thân giấy CMND chính là thẻ căn cước. Trước đây chúng tôi trình luật thì tên của nó là CMND nhưng khi ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định là thẻ căn cước. Còn nội dung, hình thức là giống nhau”.
Theo ông Dung, thẻ căn cước hay CMND đều có các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, dấu vân tay, số, ảnh… Đến bây giờ thì chưa có gì khác biệt. Mã vạch cũng vẫn như thế, đến khi nào hạ tầng kỹ thuật đảm bảo thì mới chuyển sang thẻ công dân điện tử. Lúc đó, từ tấm thẻ căn cước mà các cơ quan có thể truy nhập dữ liệu của công dân thay vì kiểm tra CMND, sổ hộ khẩu…
Như vậy, về bản chất, thẻ căn cước chính là giấy CMND kiểu mới, tuy nhiên khái niệm CMND sẽ bị loại bỏ trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội không lựa chọn cái tên thẻ căn cước thì khái niệm CMND sẽ vẫn tồn tại và được cải tiến về kỹ thuật và khả năng kết nối hạ tầng dữ liệu.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, dù là CMND hay thẻ căn cước, dịch sang tiếng Anh cũng chỉ có một khái niệm Identity Card (ID) và được hầu hết các quốc gia phát triển coi như loại giấy tờ quan trọng nhất của mỗi công dân.
Hai bộ này cùng khẳng định vào năm 2020, công dân Việt Nam sẽ có mã số định danh, sở hữu thẻ căn cước thay cho CMND. Vai trò của sổ hộ khẩu cũng sẽ được kết thúc sau đó.
Luật căn cước và Luật hộ tịch đều có liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nhưng đang có một thực tế là rất nhiều người chưa hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 luật này, giữa thẻ căn cước với CMND cùng bản chất của mã số định danh công dân.
Thẻ căn cước chỉ là tên gọi mới của CMND. Ảnh: Việt Nguyễn
Bộ Tư pháp cho biết, Luật căn cước quy định nội hàm và giá trị pháp lý của số định danh cá nhân; quy định cấp thẻ căn cước cho công dân từ 14 tuổi trở lên (theo thông lệ quốc tế cũng như lịch sử Việt Nam thì căn cước công dân là các thông tin cơ bản, đặc điểm nhận dạng – những đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài công dân để xác định một người cụ thể và phân biệt người này với người khác.
Trong khi đó, với Luật hộ tịch, trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành thì khi đăng ký khai sinh, công chức Tư pháp – hộ tịch nhập thông tin khai sinh vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân được lấy cơ sở dữ liệu này.
Tuy vậy, những giải thích mang đầy thuật ngữ của Bộ Tư pháp không dễ làm người dân hiểu rõ bản chất.
Trả lời PV Báo GĐ&XH, Đại tá Vũ Xuân Dung – Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư – C72 (Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an) cho biết: “Bản thân giấy CMND chính là thẻ căn cước. Trước đây chúng tôi trình luật thì tên của nó là CMND nhưng khi ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định là thẻ căn cước. Còn nội dung, hình thức là giống nhau”.
Theo ông Dung, thẻ căn cước hay CMND đều có các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, dấu vân tay, số, ảnh… Đến bây giờ thì chưa có gì khác biệt. Mã vạch cũng vẫn như thế, đến khi nào hạ tầng kỹ thuật đảm bảo thì mới chuyển sang thẻ công dân điện tử. Lúc đó, từ tấm thẻ căn cước mà các cơ quan có thể truy nhập dữ liệu của công dân thay vì kiểm tra CMND, sổ hộ khẩu…
Như vậy, về bản chất, thẻ căn cước chính là giấy CMND kiểu mới, tuy nhiên khái niệm CMND sẽ bị loại bỏ trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội không lựa chọn cái tên thẻ căn cước thì khái niệm CMND sẽ vẫn tồn tại và được cải tiến về kỹ thuật và khả năng kết nối hạ tầng dữ liệu.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, dù là CMND hay thẻ căn cước, dịch sang tiếng Anh cũng chỉ có một khái niệm Identity Card (ID) và được hầu hết các quốc gia phát triển coi như loại giấy tờ quan trọng nhất của mỗi công dân.
Việt Nguyễn
[h=2]GiadinhNet -[/h]
[h=2]GiadinhNet -[/h]