Thông tin 2 trường ở xã vùng biên Dân Hóa, Quảng Bình - thông tin một số trường học QB

10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
[h=1]Trăn trở xã vùng biên Dân Hóa[/h]09:25 11/05/2015

Trong cái nắng, nóng gió Lào khắc nghiệt nơi biên giới những ngày đầu hạ, chúng tôi về xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa - một xã miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, giáp biên giới với nước bạn Lào.

Đi dọc theo quốc lộ 12A, bao quanh một bên là núi, một bên là vực, sông suối, thi thoảng mới thấy một bản làng nằm chênh vênh bên triền núi với những mái nhà sàn nhấp nhô của đồng bào người Chứt, Khùa, Mày… Đi sâu vào từng bản ở Dân Hóa như bản K-Ai, K-Vàng, K-Định, K-Reng… mới thấy được cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều vất vả, gian nan...
Từ trung tâm xã bản Yleng đi dọc theo quốc lộ 12A gần 10km, đường hướng lên cửa khẩu Chalo, chúng tôi đến bản K-Ai, một bản giáp biên giới Việt – Lào. Đường vào bản dốc núi quanh co, nhiều chỗ trơn trượt. Bản K-Ai nằm chênh vênh trên dốc núi, cả bản có 72 hộ với 346 khẩu, người dân trong bản chủ yếu là người Mày, người Sách. Đến nhà ông Hồ Buôi, ngôi nhà nhỏ nằm ở cuối bản, căn nhà trống hua, trống hoác, trên mái nhà đôi chỗ lợp proximăng đã bị vỡ nhìn rõ cả trời mây. Nhà ông có 7 đứa con thì chỉ có mấy đứa nhỏ được đến lớp và có cháu được học hết lớp 5 là nghỉ.
Cạnh đấy, hộ bà Hồ Thị Xeo cũng xơ xác không kém. Nhìn cảnh gia đình bà Xeo chúng tôi không khỏi ái ngại. Chồng bà mới mất, để lại cho bà 5 đứa con thơ, đứa lớn 12 tuổi, đứa bé nhất 2 tuổi và không cháu nào được đến lớp. Cả nhà 7 miệng ăn, chỉ có ít lúa nên không bao giờ đủ ăn, quanh năm bà đều vay mượn gạo bà con trong bản về độn củ rừng cho con ăn qua ngày.
Lý giải cho việc các cháu không được đi học, ông Cao Xuân Xiêm, Trưởng bản K-Ai cho rằng, K-Ai còn nghèo lắm, người K-Ai làm nương rẫy trên núi cao nên các em phải đi học rất xa. Điểm trường mẫu giáo và cấp I ở gần bản, nhiều cháu còn được đi học cho đến hết cấp, nhưng lên cấp II, trường cách xa hơn 10km, các cháu phải học bán trú nên phải nhà nào có điều kiện mới có thể cho con đến lớp. Còn đa phần các hộ trong bản đều là hộ nghèo, đến cái ăn còn không đủ nữa là duy trì việc học.
Công an xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa xuống bản gặp gỡ, trao đổi với dân về an ninh trật tự.
Đây không chỉ là nỗi niềm trăn trở của người trưởng bản, mà còn là nỗi lòng của thầy cô giáo nơi đại ngàn dãy núi Trường Sơn với học trò của mình. Thầy Đinh Thanh Lịch - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bãi Dinh cho biết: Trường có 260 học sinh, 21 lớp học, nhưng hiện nay mới có 16 phòng học với 35 giáo viên dạy ở 5 điểm, trong đó điểm Chalo là xa nhất, mỗi điểm trường cách nhau từ 3-10km đi lại khó khăn. Giáo viên thường xuyên đến nhà vận động bố mẹ cho các cháu đi học. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng là một vấn đề khó khăn với giáo viên ở đây. Ngoài việc dạy các cháu học, cô giáo còn phải học tiếng Mày, Sách, Khùa… để truyền dạy kiến thức cho các cháu hiểu bài thêm.
Thầy Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Dân Hóa, chia sẻ: Trường chính nằm trên địa bàn bản YLeng dọc quốc lộ 12A và 4 điểm trường nằm trải dọc quốc lộ 12A và vào sâu trong các bản K-Định, Hà Nôông,... ở đây việc dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Toàn trường có 446 học sinh, trong đó học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 97%, tỷ lệ học sinh nằm trong diện hộ nghèo chiếm 87%, với 48 thầy cô giáo, trong đó chỉ có 2 thầy cô là người địa phương, còn lại ở dưới xuôi lên cắm bản.
Trăn trở với con chữ vùng cao, thầy Sơn tâm sự: Học sinh ở đây đi học khá vất vả, lên cấp II các em phải ra trường chính học ở Yleng nên những em ở bản Chalo và K-Ai đi học gần 20km, vì thế mà nhiều em đã nghỉ học. Riêng ở điểm trường trung tâm, nơi có 308 em học sinh thì đã có đến 181 em có nhu cầu ở bán trú. Đây là một vấn đề nan giải đối với thầy cô giáo cắm bản. Thầy Sơn cho biết, nguyện vọng của thầy cô giáo là có cây cầu bắc qua đập K-Ai, có nhà ở cho giáo viên cắm bản. Và điều mong muốn lớn nhất của thầy cô là có nhà ở nội trú cho các em ở xa, có điều kiện học tập tốt hơn.
Trao đổi với PV Báo CAND, ông Hồ Tuân, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho biết: Dân Hóa có hơn 800 hộ với gần 4.000 dân sinh sống tập trung tại 13 bản ở đây đa số là người dân tộc thiểu số như Mày, Khùa, Sách, Chứt, Kinh… sống tập trung theo từng bản nằm dọc quốc lộ 12A toàn núi dốc, đi lại với nhau rất khó khăn, số hộ nghèo trong xã trên 89,97%. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhờ có chương trình 135, 167, 30A của Chính phủ hỗ trợ, cuộc sống của người dân nơi đây vơi bớt phần nào khó khăn. Nhận thức và đời sống của người dân nâng lên rất nhiều, nhất là việc học chữ của con em trong bản. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay đã đầu tư vào chăn nuôi lợn, dê và trồng rừng nên đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định. Hiện nay, giải pháp để Dân Hóa phát triển là đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng trường lớp cho học sinh và tăng cường phát triển kinh tế cho các hộ gia đình như trồng rừng, chăn nuôi. Một số bản đã phát triển rất tốt mô hình này như bản Yleng, bản Bãi Dinh, trong đó có hộ bà Hồ Thị Phoong ở Yleng, bà Cao Thị Hương ở K-Vàng, 1 năm nuôi được 2 lứa lợn, dê, gà, đem lại thu nhập ổn định, con cái được đi học.
Rời Dân Hóa trong buổi chiều muộn, chúng tôi đều hy vọng rằng, trong thời gian không xa, Dân Hóa sẽ thoát nghèo, đời sống bà con ngày một ổn định với những dự án phát triển kinh tế; học sinh không còn phải bỏ học, cái chữ sẽ giúp các em thoát nghèo, đem lại sự đổi thay cho vùng đất gian khó.
Thượng úy Phạm Xuân Ninh, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo cho biết: Bộ đội Biên phòng đang thực hiện dự án ruộng lúa nước bản K-Ai và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho 2 bản K-Ai và K-Vàng, dự án đã đưa vào sản xuất vụ hè thu 2014. Từ đó để người dân thấy được lợi ích của việc sống và sản xuất tập trung gần bản, bỏ tập quán du canh, du cư.
Lưu Hiệp
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trăn trở xã vùng biên Dân Hóa

[h=1]Chuyện học ở vùng cao Dân Hóa[/h]0 Bình luận



Nghèo khó là nguyên nhân khiến trẻ em ở Dân Hóa nghỉ học sớm, thường chỉ học hết lớp 5
Dân Hóa - một xã vùng cao biên giới thuộc huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình với gần 3.000 đồng bào các dân tộc Chứt, Sách, Mày, Khùa cùng sinh sống.

Ông Đinh Xuân Hữu, bí thư đảng ủy xã, cho chúng tôi biết thêm: “Năm vừa qua số hộ nghèo đã giảm được 4% nhưng giờ vẫn còn 84% hộ nghèo, chỉ có 85% trẻ em ở độ tuổi đi học được đến trường...”.

Trường học “3 trong 1”

Hai xã Dân Hóa và Trọng Hóa chỉ có một ngôi trường cấp II duy nhất với 55 cán bộ, giáo viên, hầu hết đều ở dưới xuôi lên “cắm” bản. Thầy Cao Viết Hương, hiệu trưởng Trường cấp I, II Dân Hóa, tâm sự: “Ở vùng cao còn nhiều thiếu thốn, học trò nghèo nên đều phải lao động, chúng tôi đã cố gắng vận động các em đến lớp bằng cách xây dựng nhiều điểm trường ở từng bản nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học còn quá cao. Năm học vừa qua số học sinh tiểu học bỏ học là 18 em, riêng học kỳ I năm nay số học sinh THCS bỏ học đã lên tới 15 em...”.

Hiện trường mầm non của xã có 10 lớp nhưng đã hai năm nay chưa có cơ sở dạy và học nên phải mượn tạm phòng học của Trường cấp I, II Dân Hóa. Cấp tiểu học có tới 30 lớp nhưng cấp THCS thì chỉ còn “sót” lại sáu lớp. Số học sinh bỏ học nhiều nhất rơi vào địa bàn xã Trọng Hóa. Nhà cách trường tới 25km đường đèo, các em phải khăn gói đi bộ đến trường, ở lại trường một tuần hoặc 10 ngày mới lại được về nhà.

Vượt suối đến trường

Trường cấp I, II Dân Hóa nằm trên địa bàn bản Y Leeng dọc quốc lộ 12A. 10 điểm trường lần lượt trải dọc quốc lộ 12 và vào sâu trong các bản bãi Chalo, Bãi Dinh, Hà Vy, Hà Nô... Bản Ka Ai nằm chênh vênh trên dốc núi, người Ka Ai làm nương rẫy trên núi cao nên các em phải đi học rất xa. Ba bản Ha Nô, Ba Loóc, Ta Ra còn chưa có điện. Mùa mưa, con suối Y Leeng nước lên cao, chia cắt các bản Ta Ra, Ba Loóc, Ka Reng với quốc lộ 12, các em phải ôm ruột xe bơi qua suối đến trường rất nguy hiểm.

Ông Đinh Xuân Hữu cho hay nguyện vọng của dân 12 bản thuộc xã Dân Hóa: “Làm sao để có được cây cầu treo nối Cha Lo - Ba Loóc để con em các bản được đến trường, được biết cái chữ và mong xây được một ngôi trường bán trú cho các em ở xa có điều kiện học tập tốt hơn...”. Dự án “Tiểu học vùng khó” đang được triển khai thực hiện nhằm xây dựng, hoàn thiện các điểm trường tại từng bản và phân công giáo viên cắm bản để dạy học.

Đời sống của giáo viên miền xuôi lên “cắm bản” cũng còn lắm gian nan. Vì học trò vùng cao, nhiều thầy cô giáo đã tự nguyện ở lại với bản, với các em để chăm lo cái chữ, dù điều kiện sống còn thiếu thốn mọi bề. Thầy Đinh Minh Khoái, hiệu phó nhà trường, đã gắn bó với trường suốt 15 năm nay. Các thầy Cao Ngọc Thành, Trần Trọng Lam, Đinh Minh Ngọc... cũng 12 năm “cắm” bản. Nhiều thầy cô giáo còn phải ở nhà tranh, nhà tạm, chưa có phương tiện đi lại. Tuy vậy, ngoài nỗ lực dạy tốt cho học sinh ở đây có chữ nghĩa, nâng cao đời sống, các thầy cô còn không ngại khó, luôn tìm cách giúp đỡ và vận động nhiều trẻ đến trường.

Theo TTO
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trăn trở xã vùng biên Dân Hóa

Chia sẻ tình thương đến trường học ở xã Dân Hóa, Quảng Bình, đi từ Đồng Hới lên mất khoảng 2.5 tiếng:

1. Trường Tiểu học Bãi Dinh: 245 học sinh, 1 điểm trường chính và 5 điểm trường lẻ. Ô tô đều đi được vào tận nơi.
Trường có 95% học sinh là con em dân tộc thiểu số, gia đình đều khó khăn. Các điểm trường đều là nhà cấp 4, mỗi điểm có từ 4-5 phòng học. Trường ở bên cạnh suối, các điểm trường học sinh cũng phải đi qua suối. Nếu trời mưa học sinh thường nghỉ học. Đợt lũ vừa rồi trường bị ngập lên đến 2m, dù đã kê bàn ghế và sách vở, đồ dùng học tập lên cao nhưng do trường chỉ có 1 tầng nên cũng bị hư hỏng hết. Trường cũng nhận được ủng hộ của một số tổ chức nên đã được trang bị bàn ghế, học sinh đã được tặng cặp sách mới, tặng vở. Hiện nay các em thiếu nhất là sách giáo khoa, quần áo, mũ, dép để đi học.
Hiệu trưởng: Thầy Lịch - 0523509177 - 0978747669

2. Trường TH & THCS Dân Hóa:
Thầy Thơm Phó HT 0913588041
534 học sinh, 1 điểm trường chính và 5 điểm trường lẻ, điểm THCS chỉ có 1 điểm duy nhất ở trung tâm xã. Ô tô đều đi được vào tận nơi. Chỉ có 1 điểm lẻ phải đi bộ qua suối khoảng 500 mét.
Trường phần lớn cũng là con em dân tộc thiểu số. Trường chính có 1 dãy nhà 2 tầng, các điểm trường lẻ đều mới được hỗ trợ xây dựng nhưng vẫn thiếu phòng học. Đợt lũ vừa rồi trường không bị ảnh hưởng gì nhiều, chỉ có một vài phòng học ở các điểm lẻ và phòng ở của các thầy cô hơi bị dột. Các thầy cô gần 50 người ở cách xa trường khoảng 50-60km, chủ yếu ở tại trường. Trường có khoảng gần 30 trường hợp học sinh có hoàn cảnh rất khó khăn như mồ côi cha mẹ,… Học sinh cấp 2 ở bán trú dân nuôi, được phát 15kg gạo/tháng. Một năm trường có từ 2-3 đoàn về thăm, tặng quà, chủ yếu nhận hỗ trợ từ bộ đội biên phòng… Quà tặng cho học sinh có thể là cặp sách, đồ dùng học tập, quần áo…

Các thông tin cần nghiên cứu, trao đổi cụ thể khi đi tiền trạm:
- Các điểm trường có bao nhiêu học sinh mỗi khối lớp? Việc đi lại đến các điểm lẻ thế nào?
- Trường được xây bao lâu? Phòng học hiện có đủ cho học sinh học không? Trường có thư viện không? Có tủ sách cho học sinh mượn đọc không?
- Trường đã nhận được hỗ trợ từ những tổ chức nào? Cho hạng mục gì? Hàng năm có mấy đoàn về thăm tặng quà cho trường? Quà tặng là gì?
- Học sinh có bao giờ được khám bệnh không? Có đoàn nào về thăm khám bệnh không?
- Giáo viên và học sinh hiện đang thiếu thốn gì? Cần quà tặng là gì thì thiết thực?
- Những hoàn cảnh học sinh quá khó khăn? Học sinh có nguy cơ nghỉ học?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
185
0
16

chiasetinhthuong

Super Moderator
Trả lời: Thông tin 2 trường ở xã vùng biên Dân Hóa, Quảng Bình

hững cái tên tôi nghe có thể bạn chưa nghe. Những tên trường tôi biết, có thể bạn chựa biết, sâu và xa, ngái và lạ. Nhưng bên trong đó là những mái đầu học sinh cần và chờ. Bạn đến cho đi những nguồn lực bạn có, cũ thôi, nhưng là niềm khát khao được tiếp cận ở đây, máy tính cũ chẳng hạn.
+Bạn đến để biết những đứa trẻ mỗi đứa mỗi hoàn cảnh, khuôn mặt trong vùng khó khăn, ánh mắt ngơ ngác sau lũ, tóc tai mùi khét cháy, nhưng chúng luôn ngoan và mơ ước một ngày nào đó có ai giúp thêm để biết được thế giới bên ngoài có nhiều người tốt đang lo cho chúng.
+Bạn đến, để giúp một chút thôi, dù là nhỏ nhưng cũng đủ để mấy đứa trẻ chăn trâu ở đây có thêm con chữ, thêm những hình ảnh tốt và một bên ngoài đầy trái tim nhân ái. Bạn đến, để cùng thuốc thang với bao thầy cô bơ phờ vì lũ càn nhiều trận, một nụ cười thôi, một cái bắt tay thôi chắc chắn bừng lên trang giáo án nhiều hy vọng của một ngày 20-11 sắp đến.
+Bạn đến, chắc chắn sẽ chung tay, để ấm lên những tháng ngày phía trước, để những ngày mai kia, lũ trẻ ven sông Gianh, mỗi đứa một nơi cũng nhớ về khoảnh khắc những tình nguyện viên đàn anh về giúp chúng bước qua khó khăn, truyền cảm hứng cho chúng, cho thày cô, cho phụ huynh nghĩa yêu thương giữa lúc hoạn nạn.
+Các trường học dọc lưu vực sông Gianh đang rất cần. Có nơi trải qua đến 4 trận lũ càn, có nơi 3 trận, có nơi bị chia cắt mạnh. Con chữ ướt đẫm bùn đất. Trang giấy mót lại nhòe chữ. Những học sinh ở đây âm thầm vượt lên hoàn cảnh.
+Nhưng khó khăn vẫn trùm chặt các em. Mọi người ai có, xin hãy về đây, họ xin trong danh sách thứ tự ưu tiên mà tôi đã khảo sát. Máy tính, máy in kể cả cũ vẫn là niềm ước mơ của bao nhiêu học sinh vùng lũ. Bà con lần nữa về với các trường học nhé. Có số điện thoại của hiệu trưởng các trường. Rất mong bà con liên lạc.
+Những cánh tay đưa chữ về lúc này là nối dài thêm hy vọng học hành, thêm hy vọng tiếp nhận tri thức. Những chiếc máy tính cũ đâu đó bỏ đi thì ở đây nó có thể chạy được để kết nối với bên ngoài, cho các em thêm kiến thức mới. Về bà con nhé. Về để cho


II. Danh sách các trường mong muốn được hỗ trợ
1. Trường tiểu học Bắc Sơn. Thanh Hóa. Thày Ngọc hiệu trưởng. Số đt: 0935232350.
2. PTDT bán trú Tiểu học và THCS Lâm Hóa. Thày Bằng hiệu trưởng. Số đt: 0935741543.
3. THCS Thanh Hóa: Thày Chiến HT. Số đt: 0985811928.
4. THCS Thuận Hóa: Thày Tuyến hiệu trưởng. Số đt: 0913072681.
5. THCS Mai Hóa: Thày Hiểu hiệu trưởng. Số đt: 0938543197.
6. THCS Đồng Hóa. Thày Hường hiệu trưởng. Số đt: 0975320684.
7. THCS Kim Hóa. Thày Hùng hiệu trưởng. Số đt: 0982192159.
8. THCS Châu Hóa. Thày Hà hiệu trưởng. Số đt: 0523508257.
9. THCS Thạch Hóa. Thày Hòe hiệu trưởng. Số đt: 0983629556.
10. THCS Tiến Hóa. Thày Điểu hiệu trưởng. Số đt: 0916880262.
 
10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Ðề: Thông tin 2 trường ở xã vùng biên Dân Hóa, Quảng Bình - thông tin một số trường học QB

091 5926769 Hoàng. Chị gọi cậu này ở QB hỏi cụ thể xem điểm trường thế nào nhé! Cậu nàyclaf nhà báo ở QB
 
Top