Trẻ tiểu dầm: Trị cách nào?

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Thấy con đã lớn tồng ngồng rồi mà vẫn còn tiểu dầm, nhiều phụ huynh đã rất lo lắng và sốt ruột muốn sớm chữa cho dứt chứng bệnh xấu hổ này của con. Thực ra, đây là một hiện tượng phổ biến và tự nhiên do thiếu sự kiểm soát của bàng quang.

Tiểu dầm có 2 loại

Tiểu dầm làm ướt giường trong giấc ngủ đêm là một hiện tượng rất bình thường, hay xảy ra ở trẻ 5-7 tuổi và thường thấy ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Ở tuổi này, trẻ chưa thể tự kiểm soát được bàng quang trong đêm vì vậy phụ huynh không nên lo lắng quá.
Khi trẻ tiếp tục tiểu dầm sau 6-7 tuổi, hoặc bị tiểu dầm thứ phát, hoặc cảm thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu màu hồng… thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Hàng năm, cùng với sự lớn lên của cơ thể, trẻ sẽ tiểu dầm giảm dần. Thường thì khi lên 7 tuổi, trẻ sẽ ngưng tiểu dầm, cũng có một số trường hợp vẫn tiếp tục tiểu dầm nhưng đến 10 tuổi thì vượt qua được khó khăn này.
Có 2 loại tiểu dầm, tiểu dầm tiên phát và tiểu dầm thứ phát. Tiểu dầm thứ phát là trong trường hợp trẻ đã hết tiểu dầm và mới bắt đầu tiểu dầm trở lại trong thời gian gần đây, khoảng độ 6 tháng chẳng hạn.

Hiện nay, các nhà chuyên môn cũng chưa rõ nguyên nhân chính xác gây tiểu dầm. Tuy nhiên có nhiều yếu tố góp phần vào chứng này, như: bàng quang của trẻ thường nhỏ, dây thần kinh bàng quang thì trưởng thành dần, kích thích tố chống lợi tiểu được tiết ít hơn, gặp những biến cố gây căng thẳng thần kinh, nhiễm trùng đường tiểu, mắc tiểu đường loại 1, khó đi tiêu và bệnh sử gia đình có tiểu dầm...

Khi nào cần cho trẻ đi khám bệnh?


Khi trẻ tiếp tục tiểu dầm sau 6-7 tuổi, hoặc bị tiểu dầm thứ phát, hoặc cảm thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu màu hồng… thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử tiểu dầm của gia đình và của trẻ, tìm hiểu cách ăn uống của trẻ và những thay đổi trong cuộc sống có thể gây căng thẳng cho trẻ; đồng thời sẽ cho làm xét nghiệm nước tiểu để xem trẻ có bị nhiễm trùng hoặc bị tiểu đường, chụp X-quang để khảo sát tình trạng của thận và bàng quang.

Nếu kết quả khám thể chất bình thường, bác sĩ sẽ giới thiệu trẻ và người thân đến chuyên viên tâm lý để được trấn an và tìm cách hóa giải những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống.

Phụ huynh nên làm gì?

Đa số trẻ sẽ tự hết tiểu dầm khi lớn lên, tuy nhiên, trong thời gian trẻ vẫn còn tiểu dầm, gia đình nên có thái độ kiên nhẫn, yêu thương đối với trẻ thay vì phê bình, chỉ trích. Khi trẻ tiểu dầm, hãy tập cho trẻ tự làm vệ sinh cá nhân và giường ngủ để trẻ ý thức hơn trong việc “chống” tiểu dầm.

Khi trẻ gần đến giờ đi ngủ, không nên khuyến khích trẻ uống nước và cần nhắc trẻ đi tiểu trước khi lên giường. Những thói quen này có thể giúp trẻ bớt dần chứng tiểu dầm.

Trong ngày, nên khuyến khích trẻ trì hoãn đi tiểu một thời gian ngắn để “tập” cho bàng quang giữ thêm nhiều nước tiểu hơn. Nếu đã qua 7 tuổi mà trẻ vẫn tiểu dầm, nên dùng chuông báo thức đế đánh thức trẻ vào những giờ trẻ thường tiểu dầm. Trẻ cần được huấn luyện để biết cách chỉnh giờ chuông báo động trước khi ngủ trở lại.

Đặc biệt là cần tránh những yếu tố gây căng thẳng và lo âu như tạo áp lực trong việc học, xa vắng cha mẹ hoặc sợ bóng tối… Tạo được môi trường an toàn và thư giãn cho trẻ sẽ góp phần giải quyết hữu hiệu chứng tiểu dầm. Với sự hợp tác và kiên nhẫn của phụ huynh và trẻ bị tiểu dầm, vấn đề đáng mắc cỡ này sẽ được giải quyết dễ dàng.


Theo BS Phạm Ngọc Thanh
 
240
0
0

Liên ròm

New Member
Ðề: Trẻ tiểu dầm: Trị cách nào?

Không có tác dụng với con nhà chị. Chị phải book specialist để khám cho con đây. Bà ngoại con chị bảo rằng bà ngoại bị từ nhỏ đến lớn nên chắc con của chị bị theo và bà có 1 quả thận à. :(
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Trẻ tiểu dầm: Trị cách nào?

Không có tác dụng với con nhà chị. Chị phải book specialist để khám cho con đây. Bà ngoại con chị bảo rằng bà ngoại bị từ nhỏ đến lớn nên chắc con của chị bị theo và bà có 1 quả thận à. :(
Vậy hả chị? Nếu con cũng bị theo bà thì cần phải book specialist chị nhỉ, khi con lớn cũng sẽ đỡ hơn, tuy thế, mẹ sẽ vất vả hơn nhiều!:x Chúc con mau "khô, thoáng" nhé:-*!
 
Top