Trên những nẻo đường mưu sinh ngày cuối năm

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Trên những nẻo đường mưu sinh ngày cuối năm
SGTT.VN - Trời Sài Gòn cuối năm trở lạnh. Dưới vạt đèn đường, người ta đẩy xe thật chậm chờ khách. Thi thoảng, họ đứng lại mời chào rồi nhét vội những đồng tiền lẻ vào túi. Sau khoảnh khắc hiếm hoi, họ lại rong ruổi để tiếp tục công việc của một người bán rong.


Nhọc nhằn bước mưu sinh cuối năm trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Hà Dịu
Nửa đêm, ở góc đường Nguyễn Văn Nghi – Nguyễn Thị Nghỉ (quận Gò Vấp), bà cụ Sáu Rai vẫn rảo bộ với xấp vé số trên tay. Dáng bà cụ 73 tuổi lọt thỏm giữa những dãy quán sáng đèn. Bà nói, ba đứa con, bốn đứa cháu của bà chỉ vừa lo đủ cho chúng bằng mức lương công nhân. “Chồng tôi bị bệnh từ trước giải phóng. Nhà tôi ở Gò Vấp nhưng có khi tôi bán tới đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, hay Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận”, bà cười lạc quan.
Gần tết là mùa mưu sinh của người nghèo, không chỉ là dân địa phương, mà người dân nhập cư cũng tranh thủ tối đa vào dịp này. Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Thu Phương, 17 tuổi, khi cô tất tả đạp xe đi mua phế liệu trên đường Trần Quang Diệu. Phương kể, quê cô ở thôn Văn Minh, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Nhà nghèo nên Phương chỉ học tới lớp 9 thì thôi học, theo mẹ cô – một người chuyên lượm ve chai ở Sài Gòn tám năm tìm cuộc mưu sinh. “Em đợi đến mùa thì quay về quê hái thuê với bố”, Phương lý giải. Lén nhìn khung kiếng sang trọng của dãy cửa hàng thời trang trên con phố mua sắm đô hội quận 3, đoạn Phương nói nhỏ: “Tết người ta bán ve chai nhiều hơn nhưng vựa mua vào lại thấp hơn, như giấy trước đây mua 2.000 đồng/kg bây giờ chỉ được 1.500 đồng/kg, rồi sắt, bao nilông, chai nhựa…, thứ nào cũng giảm đi 500 đồng/kg”…
Những phận người lao động trong đêm, nhọc nhằn kiếm kế sinh nhai nhưng vẫn không quên đi một mùa xuân đang về. Dù mùa xuân ấy lay lắt như công việc trong đêm của họ. Đó là chị Thuý mong tết đến diện quần áo mới cho con, lễ lạt với họ hàng cho vẹn nghĩa tình, còn bản thân mình thì… đành thôi. Đó là bà Sáu Rai với nỗi mừng vui vì thêm một mùa xuân mình vẫn còn khoẻ để tiếp tục đi bộ bán vé số, tự nuôi thân. Và cả cô thiếu nữ Thu Phương cũng chờ mùa xuân cả gia đình sum họp sau những tháng ngày bươn chải xứ người.
Có bao nhiêu người ly hương tìm về thành phố kiếm sống là có bấy nhiêu niềm hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày ấy xa hay gần, chưa ai biết nhưng mùa xuân và cái nghèo thì cứ tiếp tục đẩy người ta gắng sức “bòn tro đãi sạn”.
Công việc một ngày của người thanh niên bán băng đĩa dạo Võ Trọng Sang, quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 9 giờ đêm. Tuy nhiên, những ngày gần tết, anh cố bắt đầu công việc từ sớm hơn và về trễ hơn. “Mình đi lúc 7 giờ, ghé qua nhiều con hẻm ở quận 2, đến trưa thì chạy về những quán càphê để bán đĩa nhạc. Tối lại vòng về quận 9 khu vực siêu thị, khu nhà trọ… Gần tết nên bán nhạc xuân cũng được khá hơn”, Sang nói.
Theo anh Sang, mỗi đĩa nhạc CD bán ra năm ngàn đồng, DVD thì mười ngàn kiếm lời cũng gần một nửa. Nói thì đơn giản nhưng thời buổi người khôn của có, khách mua đĩa lại toàn người nghèo nên cò kè, trả giá rất căng. Đó là chưa kể thi thoảng bị công an bắt vì bán đĩa lậu, đĩa chép thì xem như công cốc. Sang cũng khoe, nhờ bán đĩa những ngày cận tết, anh đã để dành được vài triệu đồng về quê đưa vợ dành dụm nuôi con.
Cũng bôn ba xứ người kiếm tiền, nhưng anh Trương Văn Trung lo lắng hơn một chút. Quê anh Trung ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Tài sản gia đình chỉ có hai sào ruộng nên không đủ sống. Anh đành để lại việc đồng án cho vợ, còn mình thì “hành phương Nam” làm thuê, làm mướn mưu sinh. Tất tả cả nửa năm trời làm thợ hồ không đủ sống. Trong một lần chuyển nhà trọ sang quận Thủ Đức để ở ghép, anh được một người quen dạy nghề tẩm quất, giác hơi rồi sống luôn với nghề này đến nay. “Thấm thoát vậy đã hai năm chưa về quê. Nhiều đêm cứ rung lắc xắc đến nửa đêm lạnh giá mà xót lòng. Từ nay đến tết chỉ còn mấy ngày, cố kiếm khoản tiền về thăm vợ con”.
Anh Sang kể, khu nhà trọ của anh chuẩn bị chia tay nhau về quê, ai bán gì thì tặng người khác làm quà. “Mình tặng mỗi nhà một đĩa nhạc, một đĩa phim ai thích đĩa nào thì cứ chọn. Của ít lòng nhiều mà”.
Những chuyến xe xuôi ngược đang rầm rộ xuất bến để đưa người xa quê về đoàn tụ với gia đình. Mùa xuân này dẫu còn nhiều khốn khó với rất nhiều người nghèo, nhưng vẹn nguyên hy vọng khá hơn ở tết sau.
Lê Quỳnh – Nguyễn Thanh

Đêm đông không nhà
Cuối năm, Hà Nội lạnh cắt da cắt thịt. Thành phố rực rỡ hơn bởi đèn hoa giăng đầy đường, trong những cửa hàng, trên những toà cao ốc. Nhưng đối lập với không khí đó là hình ảnh những người già phải vật lộn mưu sinh trong đêm và ngủ ngoài vỉa hè giữa sương giá mùa đông.


Hai cụ già chọn vỉa hè làm nơi ngả lưng trên đường Cầu Gỗ Hà Nội. Ảnh: Lê Quỳnh
Một giờ sáng. Trước toà nhà trên đường Cầu Gỗ, có hai cụ già đang loay hoay dọn chỗ ngủ. Cụ bà lôi từ trong túi ra một miếng bao tải, một cái áo mưa trải xuống hiên toà nhà rồi lấy ra một chiếc chăn mỏng đã bạc màu để đắp. Bên cạnh, cụ ông đang trệu trạo nhai nốt chiếc bánh bao. Thấy tôi ghé lại hỏi chuyện, cụ ông ngừng nhai bánh và bảo đó là do một người đi đường vừa ghé qua mua cho. Cụ bà cho biết hai vợ chồng quê ở Hải Dương, năm nay cụ 96 tuổi còn cụ ông thua hai tuổi. Hai tháng nay, hai ông bà dắt díu nhau lên Hà Nội ăn xin hy vọng có chút tiền về quê mua con gà, tấm bánh làm mâm cỗ cúng tổ tiên đêm giao thừa. Cụ bảo già rồi, lên đây biết làm gì nên đành phải trông chờ vào sự xót thương của người đời. Hàng ngày, từ sáng đến đêm khuya, hai ông bà đi xin rồi tiện đâu thì ngủ trên vỉa hè ở đấy. Cụ ông bảo gọi là ngủ chứ nằm đấy thôi có chợp mắt được đâu. Rét không tài nào ngủ nổi. Hai ông bà đang cố gắng ở lại qua ngày ông Táo chầu trời thì về quê sửa soạn nhà cửa đón tết. Hỏi chuyện con cái, cụ bà ngậm ngùi nói có con cái đấy nhưng mà cũng như không nên hai ông bà mới phải cực nhọc thế này.
Không chỉ hai cụ già tội nghiệp kia, lang thang trên những con đường ở Hà Nội trong đêm, tôi còn gặp thêm biết bao cụ già cô đơn không nhà không cửa phải ngủ trên vỉa hè như thế. Trước một căn nhà trên đường Phố Huế, khi thành phố đã vắng người lại qua cũng là lúc cụ Nguyễn Thị Minh lôi chiếc ghế bố ra chuẩn bị đi ngủ. Quê ở Sơn Tây nhưng cụ không nhà cửa, không người thân thích nên ra Hà Nội kiếm sống. Hàng ngày, cụ lang thang khắp các góc phố, đường hẻm để nhặt ve chai. Tuổi già, sức yếu, không đi xa được nên mỗi ngày kiếm chẳng đáng bao nhiêu. Tối đến, cụ lại về trước căn nhà này, lấy chiếc ghế bố gửi chủ nhà, kê trên vỉa hè và ngủ. Cụ than thở năm nay sao mà rét thế. Nhiều đêm đi nằm, lạnh run cầm cập không tài nào ngủ nổi nên cứ nằm nghĩ miên man nhỡ sáng ra mình không bao giờ dậy nữa thì sao. Ước muốn cuối đời của cụ chỉ là mong có một chiếc quan tài, một miếng đất để có chỗ chôn khi nằm xuống mà thôi.
Hà Dịu
http://sgtt.vn/Loi-song/136760/Tren-nhung-neo-duong-muu-sinh-ngay-cuoi-nam.html
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Trên những nẻo đường mưu sinh ngày cuối năm

Đọc xong mà cứ miên man ám ảnh.
 
1,122
0
0

SCP

New Member
Ðề: Trên những nẻo đường mưu sinh ngày cuối năm

Đọc bài này sao cứ cảm thấy mình như là người có lỗi khi chăn ấm đệm êm nhưng vẫn chưa hài lòng với cuộc sống , đòi hỏi gì nữa nhỉ khi mình đã quá may mắn so với những mảnh đời ngoài kia ...
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trên những nẻo đường mưu sinh ngày cuối năm

Đọc xong biết chị nghĩ đến gì ko??? Đến dự án nhà dưỡng lão của mấy mẹ già nhà mình.
Hai đối tượng ko có khả năng tự giúp mình là trẻ con và ng già. Trẻ con mình đang giúp còn ng già thì sao nhỉ, hy vọng có mạnh thường quân nào có mảnh đất to xây nhà dưỡng lão giúp những ông bà già ko nơi nương tựa.
Ôi giúp bao nhiêu cho xuể............
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trên những nẻo đường mưu sinh ngày cuối năm

Cơ cực phận già mưu sinh trong đêm giá buốt (12/01/2011 03:02 PM)
Bình chọn: 0 | Xem: 61 |


Tác giả: Emtraiconghai | Điểm cống hiến: 41.75



Giữa cái lạnh như thấu da thấu thịt, tại những góc phố, vỉa hè thủ đô, không ít cụ già co ro, run rẩy ngồi chờ đợi những vị khách để bán được chén nước, cái bánh mỳ hay bơm được cái xe… kiếm những đồng tiền ít ỏi.

22h, trời lạnh ngắt, đường Giải Phóng (Hà Nội) chỉ còn loáng thoáng bóng xe đang vội vã như thể muốn "chạy trốn" cái giá lạnh của đêm. Phía góc vỉa hè giáp với ga Giáp Bát, bên đống lửa cháy yếu ớt, hai ông bà lão 80 tuổi đang ngồi co ro, run rẩy, ngóng ra phía đường...
"Có bơm vá xe không anh"? - hai hàm răng ông cụ lập cập vào nhau, mãi mới thốt lên thành lời, mắt ngước về phía vị khách đang dắt xe trên đường. Bàn tay run rẩy cầm cần bơm lạnh ngắt và vài phút sau đã bơm căng chiếc bánh xe máy. Nhận tờ 2.000 đồng của khách, ông lão lại lặng lẽ ngồi thu mình bên đống lửa, chìa bàn tay dính đầy dầu mỡ ra hong.
"Rét lắm, nhưng biết làm sao, còn sức lực thì phải lao động thôi. Con cái chúng nó có gia đình cả rồi nhưng nghèo lắm, khổ lắm, không giúp được gì cả", ông cụ run rẩy xoa xoa đôi tay trên đống lửa.

Cùng với chiếc bơm và quán nước nhỏ, ông bà lão phải vận lộn với cái giá lạnh để mưu sinh. Trong chiếc áo lông mỏng màu xanh lá cây nhuốm màu đen của dầu nhớt, ông cụ nhấp vội chén trà nóng rồi kể, ông là Đào Văn Tuyển, 80 tuổi, quê Thanh Hóa, còn vợ tên Liên (60 tuổi) ở Bắc Giang. Do ở quê khó khăn nên cả hai đã ra Hà Nội nhiều năm nay để lao động kiếm sống.
"Nhờ bán nước, bơm vá xe, mỗi ngày chúng tôi cũng kiếm được 20.000-50.000 đồng. Ngoài khoản thuê nhà 600.000 đồng, tiền ăn uống sinh hoạt, thuốc thang cho bà cụ bị bệnh u sơ dạ con, hầu như chẳng dành dụm được là mấy. Thế nên năm nào cũng vậy, dù rét đến mấy cũng phải đến 30 Tết chúng tôi mới rời khỏi cái vỉa hè này để về quê ăn Tết", ông Tuyển kể.
Thấy cảnh 2 cụ già phải mưu sinh trong đêm giá lạnh, nhiều người đi đường ngồi uống nước rồi biếu cụ ít tiền. Thậm chí, có người đàn ông trung niên đang ngồi trên taxi nhìn thấy cảnh hai cụ đã bảo tài xế dừng xe xuống biếu mỗi người 100.000 đồng rồi lại lên xe đi tiếp.
Trong khi đó, khuất sau dãy ôtô đắt tiền đỗ bên lề đường phố Hàng Trống là cụ già dáng người nhỏ thó ngồi bên cạnh chiếc làn đựng các loại báo. Phân trần về việc ngồi vỉa hè bán báo suốt chục năm, bất chấp rét mướt, mưa gió, cụ Nhân cho hay, chỉ để khỏi phụ thuộc vào con cái bởi "chúng còn nhiều thứ phải lo".
Nói xong, cụ cười như thể việc bán báo là một niềm vui lớn, và kể lại những vụ trộm mình từng phát hiện: "Hôm trước, có mấy cậu choai choai ra đây định ăn trộm gương ôtô, tôi nhìn thấy quát và kêu ầm lên khiến bọn chúng sợ chạy bán sống bán chết. Người ta bảo, tôi ngồi đây bán báo kiêm luôn nhiệm vụ trông xe".
Hơn chục năm bán báo trên con phố này, cụ chứng kiến biết bao câu chuyện vui buồn, tủi nhục của những phận già phải lặn lội mưu sinh. Và cụ Nhâm cho rằng, mình vẫn là người may mắn có nhà có cửa, con cái tuy nghèo khó nhưng ngoan ngoãn "chứ nhiều cụ già khổ sở, bất hạnh, rong ruổi khắp nơi, lấy vỉa hè làm nhà, không biết rét mướt như thế này họ sống ra sao".

Đã hơn chục năm qua, cụ Nhâm chọn góc vỉa hè làm nơi bán báo kiếm sống. Gần 23h, tại góc phố Lê Duẩn nằm gần ga Hàng Cỏ, dưới ánh đèn cao áp, bà cụ vóc người nhỏ bé, mặc chiếc áo mưa mỏng ngồi thu mình bên thúng bánh mỳ để tránh rét. Chốc chốc, cụ lại giơ bàn tay run run ra để vẫy khách mua bánh.
Bà cụ cho hay, mình tên là Xâm (72 tuổi), quê ở Phủ Lý - Hà Nam. Đã 7 năm trôi qua kể từ ngày cậu con út nghiện ngập phải vào trại, thì cũng là từng ấy thời gian bà Xâm lên Hà Nội bán bánh mỳ vừa để kiếm sống qua ngày vừa để tránh đi nỗi tủi hổ vì có cậu con trai bất hiếu.
Sau một hồi tiếp chuyện, bỗng nhiên giọng cụ trầm lại và nước mắt lăn dài khi nhắc về anh con trai út: "Nó không có việc làm, rồi lang thang, sinh ra nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, phá phách, trong nhà có thứ gì nó đem đi hết rồi".
Từ ngày con trai vào trại cai nghiện, không kể những đêm mưa phùn giá rét người mẹ già nghèo, bất hạnh lại liêu xiêu, run rẩy trong giá lạnh với mong muốn kiếm tiền dành dụm cho cậu con trai sau này cai nghiện xong trở về sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, một tương lai tươi sáng hơn.
 
Top