Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 1 – Giấy báo tử[/h] Viết vào ngày 1/02/2011 bởi Dịch giả, Tác giả và Chuyên gia đào tạo Trần Đăng Khoa.





“Hãy sống và khát vọng để thấy đời mênh mông…”
Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn

Tôi xin mở đầu trang viết về cuộc đời mình bằng lời hát trong nhạc phẩm Khát Vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Chẳng biết từ khi nào, câu hát ấy cứ vang vọng trong lòng tôi như một lời nhắc nhở về cách mà tôi sẽ sống qua cuộc đời này. Hiện nay, tôi đang sống vì ước mơ của mình, thực hiện khát vọng vượt lên chính mình mỗi ngày và cống hiến những giá trị cho xã hội.
Tôi hình dung cuộc đời mình giống như một hành trình thú vị mà trên mỗi chặng đường đi, tôi lại có cơ hội hiểu thêm về bản thân, về cuộc sống. Từ đó, tôi có thêm “dữ liệu” để lập trình cho cuộc đời mình tiến gần đến cái đích tôi mong muốn. Tôi tin rằng, cuộc sống luôn tồn tại những điều lớn hơn sự hiểu biết của con người nhưng con người có quyền quyết định số phận của bản thân mình. Chính bản thân bạn là người lựa chọn việc mình sẽ đi đâu về đâu và trở thành con người như thế nào. Tôi xin lật dở những trang đời mình để chia sẻ những cảm nghiệm của bản thân về điều đó.

Giấy báo tử


Ngày 7 tháng 7 năm 1981, tôi cất tiếng khóc chào đời. Ngày đó, gia đình tôi sống trong một căn hộ chung cư tồi tàn nằm giữa TP.HCM với đủ thành phần dân cư phức tạp sinh sống. Nhà tôi rất nghèo, tài sản không có gì ngoài chiếc giường nằm và một cái bàn bằng gỗ. Mẹ tôi thỉnh thoảng được bà ngoại tôi cho miếng thịt nhỏ nấu cháo ăn để có sữa cho tôi bú, còn không thì toàn phải ăn rau độn.
Được vài tháng tuổi, tôi đột nhiên bị mắc bệnh viêm màng não cấp tính do dùng phải phấn rôm giả. “Đại dịch phấn rôm giả” năm 1981 đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của những đứa trẻ cùng lứa tuổi với tôi. Thời gian đó, bệnh viện Nhi Đồng đông nghịt bệnh nhân, hàng trăm đứa trẻ nằm la liệt, tiếng khóc vang lên như xé lòng. mẹ ôm tôi chạy khắp các phòng bệnh với hi vọng có cơ hội cứu chữa cho đứa con đang thoi thóp thở trên tay. Nhưng đi đến đâu mẹ tôi cũng chỉ nhận được một câu trả lời: “Con chị không còn cơ hội sống sót, mà cho dù có sống cũng bị di chứng thần kinh”. Các bác sĩ khuyên mẹ tôi hãy chấp nhận sự thật, và hầu như không hề đoái hoài gì đến tôi, việc chữa trị chỉ là… cho có. Tuy nhiên, bằng trái tim của một người mẹ, mẹ vẫn tin rằng tôi sẽ được bình an. Mẹ vẫn chăm sóc tôi kĩ lưỡng, vẫn cho tôi bú, vẫn giỗ cho tôi từng giấc ngủ. Và trong khi tử thần vẫn tiếp tục cướp đi hàng trăm sinh mạng của những đứa trẻ khác thì tôi đã may mắn sống sót… có lẽ là bằng tình thương của mẹ. Một thời gian sau, công an đến gõ cửa nhà tôi rồi chìa ra tờ giấy báo tử với cái tên Trần Đăng Khoa do bệnh viện gởi về phường từ trước, bởi vì bác sĩ nghĩ rằng chắc chắn tôi sẽ chết. Công an muốn xác nhận thông tin về cái chết của tôi nhưng họ đã ngỡ ngàng khi thấy tôi còn sống, khỏe mạnh và hồng hào trong vòng tay của mẹ. Đến tận bây giờ tôi vẫn tin rằng, tình thương, niềm tin và sức sống của mẹ truyền vào tôi qua dòng sữa ngọt ngào chính là phương thuốc kì diệu đã giúp tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong những ngày đầu đời ấy. Nhưng rồi cuộc sống gia đình tôi ngày càng gặp nhiều khó khăn khiến cho đời sống gia đình thêm căng thẳng. Ba mẹ tôi nhiều lần xung đột với nhau. Thậm chí có lần, mẹ tôi tưởng chừng như đã mất hết niềm tin vào cuộc sống. Bế tắc và khủng hoảng, mẹ bồng tôi lên tầng thượng khu chung cư nghèo toan nhảy xuống tự vẫn cùng với tôi. Nhưng khi nhìn tôi cựa quậy khóc trên tay, mẹ sực tỉnh ngộ rồi tự nhủ với lòng rằng: “Mình không có quyền cướp đi sinh mạng của con mình, biết đâu sau này con mình lớn lên sẽ trở thành một người có thể tạo nên những khác biệt tích cực cho đời này”. Mẹ quyết định dù thế nào đi nữa thì mẹ vẫn sẽ phải tiếp tục sống để nuôi tôi khôn lớn thành người. Từ bỏ ý định tự tử, cả đêm hôm đó mẹ ôm tôi ngồi trên tầng thượng khu chung cư, hai chân buông xuống phía dưới lan can và bình minh đến. Sau này, khi nghe mẹ kể lại những chuyện ấy, tôi vẫn thường tự hỏi mình: “Tại sao trong cùng một đại dịch hàng ngàn đứa trẻ khác đã chết nhưng tôi lại được sống? Tại sao trong lúc mẹ tôi tuyệt vọng cùng cực đến nỗi muốn tự tử lại lựa chọn tiếp tục cuộc sống để tôi được sống? Và… “Tại sao tôi sống?” SỐNG – Có lẽ đó là điều mà nhiều người quan tâm nhất, vì nói cho cùng, thì đó là điểm chung lớn nhất của con người chúng ta. Nhưng đối với mỗi người, SỐNG có một ý nghĩa khác nhau. Và mỗi người cũng có những mối quan tâm khác nhau về cuộc sống. Tuy nhiên, đa phần những mối quan tâm đó có thể được xếp vào hai loại chính: Loại “Thế Nào?” với những câu hỏi như là: “Tôi nên sống như thế nào?”, “Tôi phải làm thế nào để hạnh phúc hơn?”, “Tôi phải làm thế nào để thành công hơn?”,… Loại “Điều Gì?” với những câu hỏi như là: “Tôi muốn điều gì trong cuộc sống này?”, “Tôi cần điều gì trong cuộc sống?”, “Tôi phải có những điều gì?”, “Tôi phải hy sinh những điều gì?”, “Tôi phải làm được những điều gì?”,… Và rồi, chúng ta cứ mãi đi tìm những câu trả lời cho những câu hỏi đó trong cả cuộc đời. Tôi cũng đã từng như thế, bởi vì tôi tin rằng mỗi câu hỏi phải được trả lời một cách riêng lẻ. Nhưng rồi đến một ngày, tôi bất chợt nhận ra một điều rằng, có một câu hỏi mà nếu tôi tìm ra được câu trả lời, thì việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi khác không còn quá khó khăn nữa. Câu hỏi ấy chính là: “Tại sao tôi sống dù biết rằng rốt cuộc mình cũng sẽ rời bỏ cuộc đời này?” Đối với tôi, câu trả lời là: “Tôi sống để tạo nên những khác biệt tích cực cho bản thân tôi, cho gia đình, cho bạn bè và cho xã hội.” Với câu trả lời ấy, tôi sống từng ngày biết rằng tại sao mình sống, biết rằng mình đang đi đâu về đâu, biết rằng cuộc sống của tôi thật sự là một hành trình cho dù hành trình ấy có cùng điểm xuất phát và điểm đến, cũng như biết rằng ngày tôi rời khỏi cuộc đời này tôi sẽ có thể mỉm cười vì những khác biệt tích cực mình đã tạo ra cho dù là nhỏ nhoi đi nữa. Còn bạn thì sao? Đã có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao tôi sống?”, và bắt đầu tìm kiếm cho mình câu trả lời? Tôi cho rằng, dù bạn là ai thì mỗi chúng ta được sinh ra trên đời đều vì một ý nghĩa nào đó. Việc bạn đã sinh ra như thế nào, trong hoàn cảnh ra sao không quan trọng bằng việc bạn đang sống như thế nào. Cho nên, bạn chỉ cần đơn giản nhớ một điều rằng, chỉ có mình bạn có thể tìm thấy câu trả lời cho bản thân mình bởi vì câu trả lời ấy là câu trả lời cho riêng bạn và cho chính cuộc đời của bạn chứ không phải ai khác.

 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 2 – “Thần đồng Toán học”[/h]


Khoa học đã phát hiện ra rằng, về cơ bản mọi người đều có bộ não và hệ thần kinh gần tương đương nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời đều đã mang trong mình những tố chất tiềm ẩn của những tài năng phi thường (theo Allen Snyder – Giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Tư Duy ở Đại Học Sydney – Úc). Nhưng làm cách nào để phát huy được khả năng phi thường nhưng vẫn còn tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ lại là một câu hỏi lớn. Khi tôi vào học lớp một, tôi đã từng bị cô giáo đánh giá một học sinh chậm tiến, và với thành tích học tập chẳng đến đâu, tôi nằng nặc đòi nghỉ học sau một học kỳ. Hậu quả là lần đó mẹ cho tôi một trận đòn nhớ đời. Đó là lần đầu tiên và lần duy nhất mẹ đánh tôi đau như thế – chắc lúc đó mẹ đã buồn lắm. Năm đó, tôi chỉ học lớp một được một học kỳ rồi phải nghỉ ở nhà vì sức học yếu. Mẹ tôi buồn nhưng không bao giờ bỏ cuộc, mẹ kèm cặp tôi tại nhà hai môn chính tả và toán. Tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi đã bất lực thế nào khi tôi chẳng bao giờ nhớ nỗi chữ “th”. Vậy mà, 6 năm sau đó, tôi bỗng trở thành một “thần đồng” Toán học trước con mắt ngỡ ngàng của thầy cô và bạn bè. Vậy điều gì đã khiến cho tôi thay đổi? Cậu học trò nghèo ở “trường làng” Khi tôi học cấp một, vì hoàn cảnh kinh tế gia đình vẫn còn rất khó khăn, nên mẹ chỉ đủ tiền xin cho tôi vào học tại một ngôi trường bình dân cũ kĩ, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ hẹp ở một xóm lao động nghèo. Hàng ngày, trời mưa cũng như nắng tôi phải tự mình lội bộ một quãng đường dài từ nhà để đến trường. Có khi cả năm tôi đi học với hai bộ đồ lem luốc cùng chiếc cặp sách không dây đeo, hỏng quai và hỏng khóa khiến tôi phải luôn ôm cặp trước ngực. Cổng trường nơi tôi học có nhiều gánh hàng bán đồ ăn giá rẻ cho học sinh. Nhưng với tôi những hàng quà đó lại luôn là những món ăn xa xỉ. Lâu lâu, được mẹ cho ít tiền, tôi la cà vào hàng phở ven đường, đứng tần ngần một hồi rồi mới dám kêu một suất “đặc biệt” – không thịt, ít bánh phở nhưng nhiều nước để đủ no bụng và nhất là để vừa vặn với số tiền ít ỏi tôi có trong túi. Cái thói quen ăn phở rồi húp đến cạn cả nước có từ tuổi thơ nghèo khó ấy vẫn theo tôi đến tận hôm nay. Học sinh ở trường đa số là con em của dân lao động nghèo, ngoài giờ học thì đều phải làm đủ các nghề để kiếm sống hoặc phụ gia đình buôn bán nhỏ. Chúng tôi học thì ít đánh lộn thì nhiều. Tôi là đứa nhỏ con nên thường xuyên bị tụi bạn to con và lớn tuổi hơn (do ở lại lớp nhiều năm) ăn hiếp. Thường phải sống trong cảm giác sợ sệt, lo âu nên tôi có cảm giác mình là một đứa trẻ yếu ớt, kém cỏi. Cũng vì lẽ đó mà chuyện đến trường đối với tôi chẳng mấy thú vị cho đến năm lớp 4 khi tôi bắt đầu to con hơn và biết… đánh lộn. Kết quả học tập của tôi từ lớp một đến lớp bốn chẳng có gì đáng nói. Đặc biệt là năm lớp bốn, đó là năm mà tôi chơi trò đánh lộn hầu như vào mỗi giờ ra chơi. Giờ chơi của tôi luôn kết thúc với mồ hôi ướt đẫm, quần áo nhàu nát, dơ bẩn và đầy những vết tay vết chân. Cứ thế, tôi lớn lên trong sự ý thức về một cuộc sống thiếu thốn lẫn nỗi mặc cảm về thân phận kém cỏi của mình.
Trở thành “thần đồng” Toán học

Mọi việc bắt đầu chuyển biến từ khi tôi lên học lớp năm. Chẳng hiểu tại sao tôi lại may mắn được thầy giáo chủ nhiệm chọn đi thi học sinh giỏi Toán cấp quận. Tôi đi thi chỉ để “cọ xát và học hỏi” chứ không hề dám nghĩ đến chuyện sẽ đạt kết quả thế này thế nọ vì trường tôi chưa bao giờ có một học sinh giỏi cấp quận trong bất kỳ bộ môn nào cả. Bước vào phòng thi, tôi hí hoáy chép đề bài, viết vài dòng lời giải rồi ngồi… cắn bút. Rốt cuộc bài thi của tôi được 1,5 điểm với kết quả: Trượt. Tưởng chừng như mọi chuyện đã an bài, thì bất ngờ thay khoảng một tuần sau, nhà trường thông báo tôi được đậu vớt vào học trong đội tuyển chuyên Toán của quận vì có một bạn bỏ đội tuyển. Có lẽ, trường tôi chưa có thành tích gì nên lần ấy được chiếu cố trường hợp của tôi để cổ vũ phong trào. Vậy là, vô tình tôi trở thành học sinh đầu tiên của trường đậu học sinh giỏi Toán cấp quận. Trong đội tuyển tôi gặp toàn những học sinh rất giỏi, mặt mày sáng sủa, quần áo, cặp sách tươm tất đến từ những trường điểm hay trường chuyên của quận khiến tôi cảm thấy hết sức chán nản vì thân phận và sức học kém của mình. Nhưng một ngày, thầy giáo dạy đội tuyển động viên chúng tôi rằng: “Nếu em nào đạt giải cấp thành phố thì sẽ được đi máy bay ra thủ đô Hà Nội tham dự kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia”. Thật lòng mà nói, giải học sinh giỏi cấp quốc gia đối với tôi lúc ấy chẳng có gì thú vị cho lắm, nhưng cái ý tưởng được đi máy bay ra tận Hà Nội là một điều hết sức tuyệt vời (thậm chí kì diệu) đối với tôi. Thế là tôi lao đầu vào học bằng tất cả niềm đam mê… đi chơi của mình. Thấy đứa con trai tự nhiên chăm chỉ học hành, mẹ tôi mừng lắm. Mặc dù, mẹ không phải là người được học hành đầy đủ nhưng với tôi, mẹ đúng là một “giáo sư” về tình thương. Trong khi tôi chưa đạt được thành quả gì thì mẹ đã luôn tin tưởng và thường khích lệ: “Con của mẹ nhất định sẽ phải trở thành một tài năng toán học”. Mẹ gieo vào trong tâm trí tôi hạt giống niềm tin cho đến khi chính tôi cũng tin rằng: mình sẽ phải trở thành một tài năng Toán học. Không chỉ nói, mà mẹ còn thể hiện bằng hành động. Cho dù thậm chí không có xe đạp để mà đi, mẹ vẫn thường nhờ bác tôi chở loanh quanh các nhà sách cũ để tìm mua cho tôi tài liệu về môn Toán. Vì không biết tôi đang học cái gì nên mẹ hay vô tình mua về những cuốn sách cũ vượt quá chương trình học của tôi. Thương mẹ, hàng ngày tôi miệt mài bên bàn học hơn 12 tiếng đồng hồ để cố gắng “nuốt” hết tất cả kiến thức trong từng quyển sách cũ, giấy đen nhẻm mẹ mua về. Lúc đầu mọi thứ phải nói là hết sức khó khăn, hầu như tôi chẳng tự giải được bài toán nào mà chỉ toàn phải xem gợi ý hoặc lời giải phía sau sách, nhưng về sau quen dần và bắt đầu giải được một số bài toán thì tôi lại đâm ra “nghiện” Toán. Kết quả là, chỉ sau một thời gian ngắn trình độ của tôi bắt đầu có sự tiến bộ vượt bậc. Năm đó, tôi làm nên một điều kì diệu cho ngôi trường của mình – trở thành học sinh đầu tiên của trường đạt học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Tiếc thay, tôi thiếu chút điểm nên không được tham gia vào đội tuyển thành phố để ra Hà Nội thi cấp quốc gia. Mặc dù rất buồn vì ước mơ được đi máy bay ra thủ đô chơi của mình đã tan thành mây khói, nhưng khi trở về trường trong con mắt ngưỡng mộ của bạn bè, và được thầy cô đối đãi như một “ngôi sao”, tôi quên hết nỗi buồn và bắt đầu cảm nhận cái ngọt ngào của thành công do chính mình đạt được. Thế là tôi lại tiếp tục lao đầu vào học Toán, lần này, thật sự bằng tất cả niềm đam mê của mình. Lên lớp sáu, tôi đậu thủ khoa trong kì thi vào lớp chuyên Toán của một trong những trường chuyên hàng đầu thành phố. Sau khi kiểm tra trình độ Toán học của tôi, thầy giáo chủ nhiệm đã phải mời mẹ tôi lên nói chuyện và nói với mẹ tôi rằng: “Tôi chưa bao giờ gặp một học sinh như thế, em Khoa đúng là một thần đồng Toán học”. Mẹ tôi nghe thầy nói vậy thì mừng lắm về kể lại nguyên văn tất cả mọi thứ cho tôi biết. Từ đó, tôi thực sự trở thành một “thần đồng Toán học” trong con mắt của thầy cô và bạn bè. Nhưng giờ đây, tôi không nghĩ tôi là một thần đồng hay gì cả. Bởi vì, tôi cho rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời đều đã mang trong mình những hạt giống của tài năng. Môi trường phát triển phù hợp cùng với sự chăm sóc chu đáo, yêu thương và động viên từ gia đình (nhất là cha mẹ) sẽ tạo nên điều kiện lý tưởng cho những hạt giống tài năng ấy nảy mầm và phát triển mạnh mẽ. Tôi không những nợ mẹ tôi những thành tích học tập đầu tiên mà tôi có được, mà tôi còn nợ mẹ tôi sự tự tin và lòng tự trọng tôi có ngày hôm nay. Bởi vì thay cho việc áp đặt và thúc ép tôi, mẹ luôn tìm cách khơi dậy, nuôi dưỡng sự tự tin và ý thức về giá trị bản thân trong tôi. Từ đó, tôi có đủ niềm tin và động lực để hành động nhằm phát triển tài năng của mình. Tôi tin rằng, nếu như tất cả những bạn trẻ đều được trao cho một niềm tin sắt đá và ý thức rõ ràng về giá trị của bản thân mình, thì họ sẽ có một động lực mạnh mẽ để vươn lên không ngừng, trở thành những tài năng thật sự cả trong học tập lẫn cuộc sống.

Xem thêm: http://www.trandangkhoa.com/than-dong-toan-hoc/#ixzz20GsZD4dn
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 3 – Vượt lên chính mình[/h]




Tưởng rằng một cậu học trò được đánh giá là “thần đồng” như tôi thì chắc hẳn sẽ trở thành một đứa con ngoan ngoãn và tiếp tục gặt hái được những thành tích vượt bậc trong học tập. Nhưng không hẳn như vậy, tôi đã từng sa ngã và may mắn kịp thức tỉnh để làm lại cuộc đời khi còn chưa quá muộn.
Tham gia băng nhóm và quậy phá Lên lớp bảy, tôi bước vào tuổi dậy thì và căn bệnh “ngôi sao” trong tôi phát tác. Tôi chủ quan vì nghĩ kiến thức hiểu biết của mình đã vượt xa lũ bạn và bắt đầu xao lãng việc học. Nhiều lần, tôi trốn học đàn đúm với đám bạn hư hỏng, tham gia đủ những trò quậy phá: từ việc đạp xe đánh võng ngoài đường, chơi bi-da, cờ bạc, ăn tiền, đến đánh lộn… Kết quả học tập của tôi bắt đầu tụt dốc trầm trọng. Lúc này, ba tôi vẫn làm công nhân viên chức nhà nước, mẹ tôi làm thợ may. Hai người khá bận rộn với công việc nên không hề biết đứa con trai tưởng chừng ngoan ngoãn học giỏi của mình đã hư hỏng. Đến khi lên học lớp 8, một lần tôi được thầy giáo tin tưởng giao cho việc thu và giữ tiền học phí của lớp. Chỉ trong vòng vài tuần, tôi đem khoản tiền lớn đó ngốn hết vào… sòng bài. Đến hạn phải nộp lại tiền cho nhà trường, tôi sợ hãi chạy về nhà cầu cứu mẹ. Cứ tưởng mẹ sẽ cho tôi một trận, không ngờ mẹ lẳng lặng chạy sang vay tiền bà ngoại rồi đích thân cùng tôi mang tiền vào trường trả cho thầy và xin lỗi thầy. Đây là số tiền dưỡng già mà ngoại tôi phải dành dụm, tích cóp lâu ngày mới có được. Vậy mà sau khi về nhà, mẹ vẫn không hề đánh mắng tôi, thậm chí còn vẫn nói chuyện và đối xử với tôi như tôi chưa bao giờ tôi phạm lỗi lầm ấy. Rốt cuộc, tôi nhận ra rằng, mẹ đã quá đau lòng vì những gì tôi làm đến nỗi mẹ không đủ can đảm để nhắc về việc ấy hay chấp nhận đứa con trai mẹ hằng yêu thương là một kẻ như thế. Về phần mình, tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Và cũng kể từ giây phút đó, tôi tự hứa với bản thân là phải thay đổi để mẹ không bao giờ phải đau lòng nữa. Thông thường, ai cũng nghĩ rằng sự thay đổi cần phải diễn ra từ từ và cần có một quá trình dài. Nhưng sự thật không hẳn là vậy, những sự thay đổi tích cực thật sự trong con người thường diễn ra ngay tức khắc một khi chúng ta thật sự nhận ra rằng, đã đến lúc phải thay đổi. Không ai có thể thay đổi được chúng ta, vì thay đổi là một sự lựa chọn. Và bởi vì đó là lựa chọn của mỗi chúng ta, sự lựa chọn ấy có thể diễn ra trong tích tắc. Điều quan trọng là bản thân mình có muốn thay đổi hay không mà thôi. Đa số mọi người chỉ nghĩ đến việc mình phải thay đổi khi họ đối diện với hậu quả. Có rất nhiều người chờ đợi đến khi gây ra những hậu quả to lớn thật sự rồi mới thức tỉnh và lựa chọn thay đổi. Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao cứ phải đợi đến khi hậu quả diễn ra rồi mới lựa chọn thay đổi?” Tôi tin và khẳng định rằng, nếu có những trải nghiệm tinh thần đủ lớn để giúp cho những hạt giống tốt đẹp bên trong con người được nảy mầm, thì lúc đó sự thay đổi tích cực sẽ xảy đến gần như ngay lập tức. Bởi vì, một lần nữa, thay đổi vốn dĩ là một sự lựa chọn. Làm lại cuộc đời Không đàn đúm với lũ bạn hư hỏng nữa. Không tham gia những trò vô bổ nữa. Tôi tập trung lao vào học để bù đắp lỗ hổng kiến thức và làm lại từ đầu. Nhưng lúc ấy đã quá muộn để tôi có thể hoàn thành ước mơ được bay ra Hà Nội thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong khi bạn bè tôi dành giải học sinh giỏi cấp thành phố, hay thậm chí cấp quốc gia, thì tôi chẳng đạt được thành tích gì. Tốt nghiệp cấp hai, hầu hết bạn bè trong lớp tôi đăng ký thi vào các lớp chuyên Toán-Lý-Hóa-Tin của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong hay Phổ Thông Năng Khiếu. Còn tôi thì chọn đăng ký thi vào khối D (chuyên Anh) của trường Lê Hồng Phong với suy nghĩ “nếu thi rớt cũng đỡ nhục” vì dù sao ngoại ngữ vốn không phải là sở trường của tôi (chứ nếu thi vào các lớp chuyên Toán-Lý-Hóa-Tin mà không đậu thì sẽ phải chịu nhục nhã ê chề). Và với suy nghĩ nông cạn ấy, một lần nữa tôi phạm sai lầm. Bởi vì nếu không vào được trường Lê Hồng Phong thì tôi sẽ phải học ở một ngôi trường “nổi tai tiếng”. Không muốn quay lại con đường cũ, tôi bắt đầu quyết tâm tự ôn luyện kiến thức môn Anh văn từ lớp 6 đến 9. Mỗi ngày tôi học tiếng Anh khoảng 10 tiếng đồng hồ liên tục trong hơn một tháng với hy vọng vào được khối D của trường Lê Hồng Phong. Rốt cuộc, thì tôi cũng vào được với số điểm vừa đủ đậu, và phần lớn là nhờ môn Toán. Nhưng đó chỉ là khởi đầu của những ngày tháng đen tối. Bởi vì kết thúc học kì một của năm lớp 10, tôi gần như đội sổ của lớp. Chán nản, thất vọng, mất hết ý chí, tôi chỉ biết về nhà và khóc với mẹ. Không chút do dự, mẹ liền tháo chiếc nhẫn cưới trên tay rồi mang đi bán lấy tiền cho tôi học thêm tiếng Anh. Học được vài tháng thì số tiền đó cũng hết, nhưng cảm kích tấm lòng và sự hy sinh của mẹ, tôi lại quyết tâm tiếp tục tự học để cải thiện trình độ của mình. Cuối năm đó, ba tôi cũng ráng gồng mình mua tặng cho tôi một chiếc xe thật tốt để đi học vì trường khá xa nhà, trong khi ba tôi vẫn đi một chiếc xe cà tàng. Có lần thấy ba đạp máy mãi không nổ, tôi nói với ba sao ba không lấy xe con đi mà lại đi chiếc xe cà tàng đó. Ba chỉ nhìn tôi cười và nói tôi xứng đáng có được chiếc xe tốt vì những nỗ lực của mình. Tôi ứa nước mắt và càng cố gắng hơn nữa để không phụ lòng ba mẹ. Năm lớp 11, tôi lọt được vào TOP 10 của lớp. Năm lớp 12, tôi lọt vào TOP 5 của lớp. Thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm đó, chỉ thiếu một chút nữa thì tôi đã đậu thủ khoa. Nhưng với kết quả tốt nghiệp đạt loại xuất sắc, tôi được tuyển thẳng vào Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Tôi đăng ký thi đại học rồi đậu thêm vào trường Đại học Ngoại thương và đậu Á khoa vào Học viện Ngân hàng. Với thành tích này, tôi là một trong số ít học sinh được nhận huy chương danh dự do trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong trao tặng năm đó. Sau này, khi đi du học tại Singapore, tôi vẫn mang theo tấm huy chương ấy bên mình như một kỉ vật để nhắc nhở bản thân rằng: Đôi khi trong cuộc sống, nhất là khi còn trẻ người non dạ, con người khó thể tránh khỏi việc mắc những sai lầm đáng tiếc. Nhưng nếu chúng ta dám nhận trách nhiệm về mình, dám vượt qua chính bản thân và quyết tâm làm lại cuộc đời thì sẽ luôn được cuộc đời đền đáp xứng đáng. Thay đổi không bao giờ là quá muộn. Thành công thật sự xuất phát từ chính trái tim mỗi người chứ không phải chỉ từ khối óc.


Xem thêm: http://www.trandangkhoa.com/vuot-len-chinh-minh/#ixzz20Gsr80J7
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 4 – Mơ ước[/h]




Tôi theo học tại Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, ngành Công nghệ thông tin, được một vài tháng thì thấy nhà trường có thông báo về việc Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore – NUS) tuyển sinh. Mặc dù hoàn cảnh gia đình tôi đã khá hơn trước nhiều, nhưng cũng chẳng phải là dư dả gì, cho nên tôi cũng chẳng bao giờ dám mơ hay dám tin rằng mình sẽ có thể đi du học. Chính vì thế mà tôi đã rất thờ ơ và chẳng mấy quan tâm đến cơ hội đó. Chỉ vì suy nghĩ hạn hẹp đó, tôi lãng phí mất một năm cuộc đời mình.
May mắn thay trong năm tiếp theo, người bạn gái của tôi – vốn là con của một gia đình khá giả – luôn mang trong mình một ước mơ cháy bỏng là đi du học, đã kéo tôi đi dự hội thảo du học này sang hội thảo du học khác. Cô ấy cũng đã động viên khuyến khích tôi cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào NUS với cô ấy. Thật lòng mà nói, lúc ấy tôi chỉ nộp hồ sơ cho cô ấy vui, chứ trong bụng tôi thầm nghĩ, cho dù có trúng tuyển thì gia đình tôi cũng chẳng có tiền mà cho tôi đi du học. Dường như, sống quá lâu trong cái nghèo khiến cho tôi ngừng mơ ước từ lúc nào chẳng hay. Sau khi nộp bảng điểm cũng như vượt qua vòng phỏng vấn sơ tuyển, tôi được “tạm chấp nhận” vào NUS. Tại sao lại là “tạm chấp nhận”? Bởi vì thật ra lúc ấy trình độ tiếng Anh của tôi vẫn còn kém so với đòi hỏi của trường. Họ ra điều kiện là tôi phải đạt được điểm IELTS ít nhất 6.0 thì mới được nhập học trong khi trình độ của tôi lúc đó chỉ đạt tầm 4.5 hay nhiều lắm là 5.0 mà thôi. Ngặt nghèo hơn nữa, lúc ấy kì thi IELTS chỉ được tổ chức tại Việt Nam mỗi 3 tháng một lần và lệ phí thì rất cao (ít ra là so với khả năng tài chính của gia đình tôi). Tại thời điểm tôi biết mình buộc phải đạt IELTS 6.0 để được đi du học thì kì thi IELTS tiếp theo sẽ diễn ra chỉ trong vòng khoảng hơn một tháng rưỡi nữa. Đó là cơ hội duy nhất của tôi. Và nếu tôi không tận dụng được nó thì cánh cửa du học của tôi sẽ hoàn toàn bị đóng lại. Nhưng đó chỉ là một trong vô số những khó khăn thử thách mà tôi phải đối diện lúc ấy: Tiền ở đâu để học luyện thi IELTS? Tiền ở đâu để đóng lệ phí thi? Tiền ở đâu để đi du học? Và tôi phải giải quyết từng vấn đề một. Tiền ở đâu để đi du học? Tôi tìm hiểu và được biết rằng, chính phủ Singapore có chính sách hỗ trợ 80% học phí dành cho những sinh viên được tuyển vào NUS – là trường đại học hàng đầu của Singapore. Bên cạnh đó, đối với những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà trường thông qua các ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay 20% học phí còn lại và chi phí ăn ở tối thiểu trong suốt quá trình học. Như thế, về vấn đề tài chính để đi du học có thể xem là tạm ổn. Phần còn lại là thuyết phục ba mẹ tôi ủng hộ tôi đi du học. Tôi về nói với mẹ trước, mẹ tôi có vẻ ủng hộ. Đến khi ba tôi về, nghe chuyện tôi mong muốn đi du học, mặt ba biến sắc và gạt phăng ý tưởng ấy đi. Lúc đầu tôi giận ba lắm. Nhưng khi thấy ba ngồi suy nghĩ đăm chiêu, tôi chợt hiểu ra rằng, không phải ba không muốn cho tôi đi du học mà vì ba không biết làm cách nào để có thể lo được tiền cho tôi. Thế là tôi phải lập cả một kế hoạch để thuyết phục ba, cuối cùng thì tôi cũng có được sự ủng hộ của ba. Trong hơn một tháng sau đó, tôi dành tất cả thời gian của mình để học tiếng Anh. Tôi biết mình chỉ có một cơ hội này mà thôi, và tôi không cho phép bản thân mình thất bại trong lần này. Tôi học ngày học đêm: nghe, nói, đọc, viết. Thậm chí, khi bà ngoại tôi bệnh phải vào bệnh viện, tôi hàng ngày vào viện vừa ngồi trông ngoại vừa học tiếng Anh. Trong những ngày tháng đó, tôi nhận ra rằng, tài sản quý giá và ý nghĩa nhất trong cuộc sống mà mỗi con người có được là: mơ ước. Khi chúng ta có một mơ ước để sống và chiến đấu vì nó, chúng ta có một lý do để sống mạnh mẽ và đầy quyết tâm, một lý do để sống tốt hơn từng ngày, một lý do để tin vào chính bản thân mình và một lý do để thật sự sống. Tôi cũng nhận ra rằng, từ khi tôi vào đại học, tôi đã không thật sự sống mà đơn giản chỉ tồn tại bởi vì tôi quên mơ ước. Tôi chỉ muốn tốt nghiệp, ra trường và rồi có một việc làm. Tôi chẳng bao giờ mơ đến một bầu trời cao rộng mà ở đó tôi là cánh chim đại bàng tự do tung bay. Cho đến khi, tôi nhận ra rằng: có một bầu trời và tôi – tôi có một đôi cánh. Vài tuần sau kì thi IELTS, tôi nhận được kết quả 6.5 (cao hơn yêu cầu 0.5) và không những vậy, tôi còn là người cao điểm nhất trong đợt thi ấy. Tôi chính thức được nhận vào học tại NUS. Ngày nhận được bộ hồ sơ nhập học gởi từ Singapore về. Tôi và gia đình vui mừng như mở hội. Cả ngày, tôi ngồi mân mê bộ hồ sơ, đọc đi đọc lại như thể mình đang sống trên mây. Cùng với niềm sung sướng, tôi nghiệm ra một điều rằng, chúng ta không bao giờ nên cho phép bản thân mình ngừng mơ ước; và thành công bắt đầu từ việc lựa chọn tin vào chính bản thân mình. Mục tiêu tiếp theo của tôi là dành được suất học bổng toàn phần với tên gọi ASEAN Scholarship (Học bổng Đông Nam Á). Lại một vòng phỏng vấn nữa và tiếp theo sau đó, mỗi ứng viên phải viết một bài luận tiếng Anh để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng toàn phần đi du học Singapore?” Khi viết bài luận này, tôi tự hỏi mình, nếu tôi nói là tôi giỏi thế này hoặc hay thế kia thì liệu đó có phải là những lý do thuyết phục và đích thực khiến cho tôi xứng đáng đạt được học bổng ấy. Nếu thế thì có lẽ tất cả những thí sinh khác họ cũng xứng đáng mà không cần phải thêm một vòng xét tuyển nào cả, vì nói cho cùng, tất cả chúng tôi đến được đây đều nhờ kết quả học tập và phỏng vấn xuất sắc ở vòng đầu. Vậy điều gì khiến tôi xứng đáng nhận được học bổng này? Tôi suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ mãi… Cho đến một lúc, tôi chợt nhận ra câu trả lời thật ra đang ở ngay trước mắt tôi: MƠ ƯỚC. Thế là tôi bắt đầu đặt bút viết: “Tôi xứng đáng được nhận học bổng này bởi vì chỉ đơn giản một điều: Tôi dám mơ ước. Đó là cách tôi mở đầu bài luận của mình. Tôi không nhớ rõ những gì tôi viết tiếp theo sau đó. Tôi chỉ nhớ rằng tôi đã viết một mạch bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết về những ước mơ cho bản thân tôi, cho những người tôi yêu thương và cho nơi tôi gọi bằng “đất mẹ” (motherland). Kết quả là tôi được lọt vào vòng 3 – phỏng vấn trực tiếp bởi vị giáo sư trưởng khoa. Trước khi đến buổi phỏng vấn này, tôi suy nghĩ rất nhiều về những điều mà có thể thầy sẽ hỏi tôi. Có thể thầy sẽ hỏi tôi học hành thế nào, điểm số ra sao, hoặc cũng có thể thầy sẽ hỏi những câu hỏi hóc búa để thử thách trí thông minh của tôi. Ngạc nhiên thay, khi bước vào buổi phỏng vấn, thầy hỏi những câu hỏi hết sức đơn giản như là: tôi sinh ra ở đâu; lớn lên như thế nào; gia đình và xuất thân ra sao; ngoài học tập thì tôi thích làm những gì. Và câu hỏi “khó” nhất là: tôi muốn sống cuộc sống của mình như thế nào. Lúc đó, thật sự tôi không hiểu lắm ý nghĩa của những câu hỏi ấy. Mãi cho đến khi bắt đầu làm công việc huấn luyện và phát triển con người trong vai trò của một diễn giảchuyên gia đào tạo, nhìn lại, tôi mới chợt nhận ra rằng, điều quan trọng và cũng là yếu tố quyết định giúp tôi giành được suất học bổng toàn phần ấy không phải là tôi thông minh hay có điểm số cao như thế nào, mà là tôi đã và sẽ sống như thế nào.
Nói về “sống như thế nào” tôi muốn một lần nữa nhắc đến hai từ… mơ ước. Tôi luôn tin rằng, cái ngày mà chúng ta cho phép bản thân mình dừng mơ ước và ngừng phấn đấu vì những ước mơ của mình, cũng là cái ngày chúng ta đã “chết” – chết từ bên trong chính tâm hồn mình. Và nếu bạn phải sống, thì hãy sống vì những mơ ước cao đẹp của mình.

 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 5 – Tự lập[/h]
Hai mươi tuổi và đi học xa nhà, tôi nhận ra đó là lúc mình bắt đầu thật sự bước vào đời. Cũng như bao bạn trẻ khác, tôi phải đối diện với những vấn đề nảy sinh từ chuyện ăn ở, học tập, cơm áo gạo tiền, đến các mối quan hệ với bạn bè và tình cảm. Những tháng ngày du học, sống xa gia đình và người thân, không được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc trực tiếp từ gia đình, nhất là từ mẹ, tôi phải học cách sống tự lập và tập đối diện với hoàn cảnh của chính mình.

Chuyện ăn ở

Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục cho chuyến đi Singapore, tôi háo hức chờ đến ngày được bước chân lên máy bay (lần đầu tiên) để đến với miền đất hứa. Lần đầu tiên có người thân đi máy bay nên trong gia đình tôi ai cũng lo máy bay… bị rớt! Ba tôi chạy vạy khắp nơi mới gom góp vay được gần 1000 USD nhưng gia đình tôi đã quyết định trích 300 USD trong đó để đặt vé của hãng hàng không Singapore cho… an toàn. Mẹ thì chuẩn bị cho tôi đủ thứ từ quần áo, mùng mền, tập vở, bột giặt đến đồ ăn, đồ uống… cứ như thể Singapore là hòn đảo hoang không thể mua gì ở đó. Kết quả là tôi ra sân bay cùng mấy vali hành lý to đùng với tổng cân nặng lên đến gần… 60 kg! Lần đầu tiên được đi máy bay với tư cách là một sinh viên du học, tôi thấy vô cùng hãnh diện và hồi hộp. Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Changi – được xem sân bay đẹp nhất thế giới – tôi tưởng mình vừa đến “thiên đường” mà không hề biết rằng còn có vô vàn thử thách đang đợi mình ở phía trước. Cả đoàn sinh viên từ Việt Nam sang Singapore đợt đó cùng với tôi bao gồm khoảng mười người. Sau khi hoàn tất thủ tục nhận phòng kí túc xá, tụi tôi rủ nhau đi ăn tối. Xuống căn-tin thuộc loại rẻ tiền nhất kí túc xá, đứa nào cũng tròn xoe mắt ngạc nhiên vì một suất ăn sinh viên rẻ nhất ở đây cũng có giá đến 2 đô. Thế là tôi hô hào mọi người cùng hùn tiền đi chợ và chia nhau luân phiên nấu ăn, rửa chén cho cả nhóm. Nhờ vậy, chúng tôi tiết kiệm được khá nhiều chi phí đồng thời lại có những bữa ăn vui vẻ ấm cúng cùng nhau như một gia đình nhỏ.
Chuyện ăn có lẽ dễ giải quyết nhưng còn chuyện ở thì đúng là nan giải. Khi ở Việt Nam, tôi cứ nghĩ rằng chắc ở Singapore kí túc xa sẽ to và đẹp lắm. Và đúng như thế thật, kí túc xá nơi tôi ở vì là kí túc xá mới xây sau này nhìn bên ngoài rất to và đẹp chẳng kém gì một khách sạn 2 sao với sức chứa hàng ngàn sinh viên. Nhưng mỗi sinh viên chỉ được ở một căn phòng nhỏ xíu (vì đất ở Singapore rất đắt đỏ nên phải làm phòng nhỏ để phân được nhiều phòng). Mỗi phòng chỉ đủ kê một chiếc giường đơn, một chiếc bàn học và một cái tủ đựng quần áo. Mùa hè trời nóng, tôi bật quạt máy hết công suất mà vẫn có cảm giác như đang ở trong lò bát quái. Buổi tối nhiều khi phải cởi hết quần áo ra nằm ngủ dưới nền đất mà vẫn nóng đến nỗi không ngủ được. Lúc ấy, nhìn những bạn gia đình khá giả có điều kiện ở khu kí túc xá có máy lạnh mà tôi “phát thèm”.
Nói chung, chuyện ăn ở đời sinh viên dù là ở Singapore đi nữa cũng nhọc nhằn chẳng kém ở Việt Nam là bao. Nhưng chính cuộc sống khó khăn và thiếu thốn trong giai đoạn ấy đã giúp cho tôi biết cách xoay sở tiết kiệm và học cách chịu đựng để có thể sống tự lập trên một đất nước xa lạ.
Một trong kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người phải học đó là học cách sống tự lập, không dựa dẫm vào người khác. Nhưng sống tự lập không có nghĩa là bạn tách khỏi gia đình, sống buông thả, cô đơn, trống rỗng, vô nghĩa và chỉ biết đến bản thân mình. Sống tự lập chính là việc bạn phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, biết làm chủ hoàn cảnh, chủ động tìm ra cách ứng phó với thử thách và luôn cố gắng đi lên bằng chính đôi chân của mình.

Chuyện học tập

Cho dù khó khăn, chuyện ăn ở cũng không đáng lo ngại bằng chuyện học tập. Kết quả học kì đầu tiên của tôi rất thấp bởi tôi chưa thích ứng được với phương pháp học tập hoàn toàn xa lạ tại NUS. Nơi đây, sinh viên phải hết sức chủ động trong việc học tập của mình. Tôi không có một thời khóa biểu cố định mà phải tự chọn lớp, chọn môn cho mình, tự sắp xếp thời khóa biểu học và thi sao cho không trùng lắp, tự đăng ký học phần, và tự tìm nhóm bạn để cùng làm các đề án nhỏ.
Chúng tôi phải làm rất nhiều đề án nhỏ khác nhau và số điểm dành cho các đề án này thường chiếm tỉ lệ khá cao. Muốn có kết quả tốt, các thành viên trong nhóm phải giao tiếp hiệu quả với nhau và phối hợp chặt chẽ trong công việc. Thời gian đầu, tôi không có điện thoại di động để liên lạc, cũng không có máy tính xách tay để kiểm tra email liên tục nên thường xuyên bỏ lỡ những buổi họp nhóm và không cập nhật kịp thời thông tin về đề án. Hậu quả là chỉ được hơn một tuần, tôi bị đuổi ra khỏi nhóm và bị đánh giá là thành viên vô trách nhiệm. Lúc ấy, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, nhưng tôi nhận ra rằng tôi phải học cách các bạn Singapore làm việc và giao tiếp với nhau để có thể vươn lên trong môi trường này. Thế là tôi quyết định đầu tư cho mình một “chú dế nhỏ”. Cũng nhờ vậy, tôi liên lạc được với bạn bè thường xuyên hơn, nắm bắt thông tin kịp thời hơn, nhờ đo kết quả học tập của tôi được cải thiện.
Khác hẳn với thời còn ở Việt Nam, từ khi tiếp xúc với môi trường và cách học tập rèn luyện ở NUS. Tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra rằng, điểm số và giá trị bằng cấp trong trường học dù là quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất như lúc trước. Bên cạnh việc học trong trường, tôi bắt đầu quan tâm xem thị trường lao động cần những kỹ năng. Tôi bắt đầu mày mò tự học những kiến thức có tính ứng dụng thực tế, có thể giúp tôi tạo ra giá trị cho cuộc sống. Hễ có thời gian rảnh, tôi lại mày mò tự học cách thiết kế webite, làm đồ họa hoặc lập trình các phần mềm nho nhỏ… Ngoài những môn thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin, tôi đăng kí học thêm các môn: quản trị doanh nghiệp, kế toán, giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, tiếp thị, … Hoặc những lúc rảnh rỗi được nghỉ giữa 2 học kỳ, tôi tìm đọc các cuốn sách dạy về nguyên tắc thành công, sách lãnh đạo, sách tâm lý, kinh doanh,…
Kì nghỉ hè năm thứ nhất, trong khi bạn bè có điều kiện về nước thăm gia đình thì tôi phải ở lại và chạy khắp nơi xin việc làm thêm. Vào thời điểm đó, kinh tế Singapore đang xuống dốc trầm trọng, cho nên thậm chí đến vị trí làm bồi bàn tôi cũng chẳng xin được vì… thiếu kinh nghiệm. Sau năm lần bảy lượt tìm việc làm thêm không thành, cuối cùng tôi cũng tìm được công việc trợ lý về công nghệ thông tin cho vị giám đốc khoa Quản trị kinh doanh của trường. Công việc của tôi là quản trị một website về kinh doanh và hướng dẫn vị giáo sư những kiến thức tin học cần thiết. Vì đã từng dành thời gian tự học thiết kế website và các kiến thức khác, nên tôi làm công việc này khá dễ dàng. Từ đó, tôi có một nguồn thu nhập khá ổn định trang trải thêm cho cuộc sống sinh viên của mình.
Khi ra trường, mặc dù điểm số của tôi chỉ ở mức khá, nhưng nhờ những kiến thức tự tích lũy và kinh nghiệm làm thêm trong suốt thời gian học, tôi có được việc làm ngay cả trước khi tôi hoàn tất những môn thi cuối cùng, với mức lương thuộc hàng cao nhất trong số bạn bè ra trường năm đó.
Tinh thần tự học đó sau này cũng giúp ích cho tôi trong việc gây dựng, điều hành và phát triển TGM Corporation từ một công ty chỉ có 4 nhân viên trở thành một công ty với hơn 50 nhân viên và 150 huấn luyện viên chỉ trong vòng hơn một năm. Với triết lý tạo ra những giá trị thật cho cuộc sống, các khóa học của TGM đều được thiết kế dựa trên mục tiêu cung cấp những kiến thức có tính ứng dụng cao, những trải nghiệm thực tế, và tránh xa việc đặt nặng vào lý thuyết hay giáo điều.

Việc học – hay như tôi vẫn thích gọi là “đầu tư vào bản thân mình” – không bao giờ là đủ. Nhưng trong vô vàn những thứ có thể học, chúng ta có quyền lựa chọn học những gì có thể giúp mình trở thành một con người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Dù bạn có có trong tay tấm bằng xuất sắc đi nữa thì cũng chẳng có ích gì nếu những mớ kiến thức học được không giúp các bạn phát huy tiềm năng của mình và tạo giá trị cho cuộc sống. Hơn thế nữa, đầu tư vào bản thân mình là việc cả đời. Một tấm bằng có thể có giá trị vài năm đầu nhưng nếu thiếu sự tiếp tục đầu tư thường xuyên và lâu dài thì bằng cấp cũng chỉ còn là lớp vỏ bọc bên ngoài cho mớ kiến thức cũ kỹ lạc hậu bên trong.



Xem thêm: http://www.trandangkhoa.com/tu-lap/#ixzz20GtWDPaR
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 6 – Sống vì ước mơ của mình[/h]

Nhìn lại quá trình khởi nghiệp, trước khi có một tập đoàn TGM phát triển vững vàng như hôm nay, tôi từng làm tại nhiều vị trí khác nhau trong các công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn; từng bị công ty quỵt tiền lương, phải chấp nhận sống trong cảnh thiếu thốn trong một thời gian dài; từng phải trải qua ba lần thất bại khi tự mình bước ra kinh doanh. Tuy nhiên, chưa khi nào tôi từ bỏ ý nghĩ: phải sống vì ước mơ của mình.

Cuộc sống
bấp bênh


Khi còn học năm 3 đại học, tôi có cơ hội làm quen với một doanh nhân trẻ, anh là giám đốc của một doanh nghiệp rất thành công tại Singapore. Hình ảnh về một doanh nhân thành đạt với khát vọng cống hiến giá trị cho xã hội trở thành niềm mơ ước của tôi. Vì vậy, có dịp nghỉ hè về Việt Nam, tôi bèn rủ mấy người bạn thành lập công ty làm về lĩnh vực công nghệ thông tin. Mọi bước chuẩn bị hoàn tất để công ty đi vào hoạt động, nhưng khi tôi sang Singapore được chừng vài tháng thì công ty tan rã vì không có người lãnh đạo. Thất bại trong lần khởi nghiệp này đã giúp cho tôi rút ra một bài học: Cho dù kỹ thuật Internet có hiện đại đến đâu, con người ta có thể làm việc với nhau thông qua email, chat, thậm chí họp trực tuyến đi nữa, thì một tập thể muốn thành công vượt bậc vẫn cần sự tương tác thật sự – việc giao tiếp thật sự giữa người với người mà không dùng bất kỳ công cụ kỹ thuật nào vẫn rất quan trọng, và có lẽ càng quan trọng hơn trong thế giới ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng bởi công nghệ cao.
Gần tốt nghiệp đại học, muốn tìm hiểu về cách điều hành và phát triển những hoạt động cần có của một doanh nghiệp nên tôi xin vào làm tại một công ty nhỏ kinh doanh về lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài công việc chính là lập trình tôi còn tham gia những công việc như: bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng… Đến ngày chuẩn bị thi tốt nghiệp, tôi vẫn lóc cóc lên công ty lấy tài liệu mang về nhà nghiên cứu. Thấy tôi chủ động và làm việc hiệu quả, vị giám đốc rất hài lòng nên đã tăng lương cho tôi lên 30% ngay sau khi tôi chính thức tốt nghiệp, khiến tôi trở thành một trong những người có việc làm sớm nhất và mức lương hấp dẫn nhất trong số những bạn bè tốt nghiệp năm ấy. Nhưng ít ai học được chữ “ngờ”, một năm sau đó, khi tôi đang ngồi làm việc tại công ty thì có toán cảnh sát ập tới. Họ tra xét chúng tôi đủ thứ về ông chủ và về công việc kinh doanh của công ty. Lúc đó, tôi cảm thấy hết sức bức xúc vì tự nhiên bị tra hỏi như tội phạm nhưng tôi vẫn cố gắng hợp tác với cảnh sát. Sau đó, ông chủ của tôi bị đi tù vì vi phạm pháp luật Singapore, công ty phá sản, còn tôi thì bị mất việc và mất luôn ba tháng lương công ty còn nợ. Đến nước ấy, tôi mới nhận ra rằng mình đã bị lừa. Trong suốt những tháng cuối cùng, ông chủ luôn nói rằng công ty đang kẹt vốn trong một dự án lớn và khi vốn được giải phóng, những nhân viên kiên nhẫn với công ty sẽ được… hậu đãi. Thế là, trong suốt 3 tháng ròng rã, tôi phải sống bằng tiền tiết kiệm của mình… cho đến khi ông chủ tôi vào tù. Thất nghiệp và không còn đồng nào trong túi. Tôi chạy khắp nơi mong tìm được một công việc mới. Nhờ kinh nghiệm làm việc phong phú, tôi nhanh chóng tìm được một vị trí kỹ sư phần mềm trong một doanh nghiệp có quy mô vừa. Ở đây, tôi được trả lương cao hơn công ty trước. Và cũng chỉ sau gần 2 tháng, nhờ tinh thần làm việc chủ động và nhiệt tình, tôi lại được tăng lương 25%. Thậm chí, sếp tôi còn hứa rằng sau một năm sẽ cho tôi thăng chức lên quản lý. Thế nhưng trong quá trình làm việc, tôi phát hiện ra có khá nhiều vấn đề bất hợp lý trong cách điều hành và quản lí doanh nghiệp của sếp. Cho dù đó không phải là việc của tôi, tôi vẫn dũng cảm tìm cách để nói lên những suy nghĩ và những ý tưởng của mình với sếp để giúp công ty vận hành hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sếp vẫn bỏ ngoài tai những lời góp ý của tôi. Năm đó, công ty nơi tôi làm việc thua lỗ hơn 100.000 SGD. Mỗi nhân viên bị cắt 20% lương. Thất vọng vì cảm thấy mình không được trọng dụng, tôi đành nộp đơn xin nghỉ việc trong khi sếp muốn giữ tôi lại và tăng lương cho tôi thêm 50% nữa. Trước khi rời công ty, tôi nói với sếp tôi rằng: Vấn đề không phải là lương bao nhiêu, mà vấn đề là tôi cảm thấy mình không thật sự được trọng dụng cho dù có được trả lương cao. Lúc này, đời sống thiếu thốn và sự bấp bênh trong công việc khiến tôi thực sự thấy chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống. Tôi gần như hoàn toàn mất phương hướng. Sau bao nhiêu nỗ lực, sau bao nhiêu thăng trầm, tôi vẫn thấy mình… bất lực.
Khóa học thay đổi cuộc đời

Ngay trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, bỗng dưng tôi nhớ đến Adam Khoo, một triệu phú trẻ của Singapore đã từng đến trường tôi để diễn thuyết miễn phí cho sinh viên và giới thiệu về khóa học của tập đoàn AKLTG, Singapore. Khi đó, Adam vừa thành lập công ty của mình được khoảng 2 năm và cũng vừa trở thành một trong những triệu phú trẻ nhất tại Singapore. Còn tôi lúc ấy vẫn là sinh viên năm hai, xếp hàng dài để được một tấm vé miễn phí vào cửa. Cho dù buổi diễn thuyết chỉ gói gọn trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ nhưng tôi đã học được nhiều điều về cuộc sống hơn cả 21 năm trước đó. Ấn tượng về câu chuyện cuộc đời và quá trình phấn đấu vươn lên của Adam (cũng phần nào tương tự cuộc đời của tôi) giúp tôi có thêm động lực và niềm tin vào cuộc sống. Kết thúc buổi diễn thuyết tôi ao ước được tham gia khóa học của Adam. Tuy nhiên, mức phí ưu đãi cho sinh viên lúc đó cũng đã lên đến 2000 SGD. Số tiền quá lớn đối với một sinh viên nghèo như tôi nên tôi đành tạm gác ước mơ đó lại. Thật lòng mà nói, lúc ấy tôi chỉ muốn chạy lên sân khấu và năn nỉ Adam cho tôi được đi học khóa học ấy… miễn phí hay nợ tiền học. Tôi nghĩ rằng, nếu làm thế, chắc có thể Adam vì thương hại sẽ cho tôi tham gia khóa học của anh ta chăng. Nhưng rồi lòng tự hào của tôi nổi lên và xua tan ý nghĩ điên rồ đó. Tôi chợt nhận ra rằng, mình không thể sống và thành công bằng lòng thương hại của người khác. Cho dù tôi có thể van xin để được học một khóa học, nhưng tôi cũng không thể nào van xin ai cho mình thành công trong cuộc sống được. Nếu tôi không dựa vào sức của chính mình trước, thì chẳng ai sẽ buồn giúp mình. Và thế là, thay vì van xin Adam để được học khóa học ấy, tôi đặt cho mình một mục tiêu, đó là sẽ đăng ký học khóa học này sau khi tôi tốt nghiệp ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Dù sao đi nữa thì một khóa học nổi tiếng như thế vẫn sẽ không biến mất nhanh chóng, và tôi cũng chỉ cần vài năm. Thế là cho dù tôi không có cơ hội tham gia khóa học ấy ngay, tôi đã sống và thực hành những gì tôi học được trong 2 giờ diễn thuyết ngắn ngủi của Adam. Điều đó thật sự giúp tôi cải thiện chất lượng cuộc sống của mình rất nhiều, giúp tôi vượt qua khủng hoảng tinh thần vì chuyện tình cảm và học tập dồn dập đến trước đó. Cũng chính từ đó, tôi thật sự học được bài học đầu tiên về thành công, đó là: Học cách đứng trên đôi chân của mình trước, rồi hãy nghĩ đến chuyện người khác sẽ giúp mình. Chẳng ai muốn mất thời gian với những người chỉ chờ người khác giúp đỡ. Vậy mà khi tốt nghiệp đại học, có được công việc làm tốt. Tôi lại tự cho rằng, mình chẳng cần phải đi học khóa học ấy của Adam nữa vì tôi đã đạt được tất cả mọi thứ (ít ra tôi nghĩ đó là mọi thứ) mà không hề cần Adam hay khóa học của anh ta. Nhưng rồi những thất bại và thách thức trong cuộc sống như tôi đã chia sẻ với bạn khiến tôi phải suy nghĩ lại. Tôi thầm nhủ: “Đã đến lúc mình phải làm điều lẽ ra nên làm từ lâu” – đăng ký tham gia vào khóa học của Adam Khoo cho dù tôi phải bỏ ra gần 3000 SGD, và trả góp trong vòng 12 tháng. Khóa học kéo dài chỉ vài ngày ấy đã thay đổi cuộc đời tôi hoàn toàn. Tôi hiểu rõ con người mình hơn, có thêm nhiều động lực sống hơn và điều quan trọng tôi biết mình phải làm như thế nào để tự mình giúp mình thoát khỏi tình trạng bế tắc. Sau đó, tôi đăng kí tham gia liên tiếp một loạt các khóa học ngắn ngày khác về quản trị, lãnh đạo, tiếp thị, bán hàng, kinh doanh chứng khoán,… Tổng số chi phí cho các khóa học ngắn ngày tôi học lúc này lên đến gần 10.000 SGD, nhưng tôi thấy rất xứng đáng. Tôi nhận ra rằng những khóa học ngắn ngày chất lượng thật sự có giá trị hơn rất nhiều so với những khóa học dài ngày kém chất lượng. Những khóa học ngắn ngày chất lượng có hàm lượng kiến thức thực tế và hữu ích cao, tiết kiệm thời gian học (vì nội dung được chọn lọc) và tiết kiểm cả thời gian công sức đi lại. Muốn rèn luyện và hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được học thông qua việc hướng dẫn lại cho người khác, tôi còn xin làm huấn luyện viên cho các khóa học của Adam Khoo. Nhiệm vụ của tôi là lắng nghe, chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các học viên những kỹ năng mềm, cũng nhưng những kỹ năng phát triển bản thân và làm chủ cuộc sống. Mặc dù công việc này tiêu tốn khá nhiều thời gian và làm giảm chút ít thu nhập của tôi nhưng nó mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc thực sự mỗi khi được chia sẻ và giúp đỡ người khác. Tôi không thể quên được những lần học viên (có khi còn lớn tuổi hơn tôi nhiều) ôm tôi khóc vì tôi giúp họ tháo gỡ được những vướng mắc trong cuộc sống, hay giúp họ nhìn thấy ánh sáng của hy vọng cuối con đường. Những lúc như thế, tôi thấm thía một điều rằng, trong cuộc sống này, khi thật sự biết cho đi, ta sẽ nhận được lại gấp nhiều lần như thế. Tôi hy sinh những ngày nghỉ phép của mình để rồi ngạc nhiên khi mình nhận được những giá trị hết sức to lớn: những trải nghiệm, những cái nhìn mới và những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống thông qua việc giúp đỡ người khác.
Loay hoay tìm đường đến với ước mơ

Hoàn thành khóa học về kinh doanh chứng khoán, tôi nhận ra đây là một nghề khá hấp dẫn, và nhân dịp vừa mới rời công ty cũ, tôi quyết định không xin việc làm nữa mà ở nhà và tự mình đứng ra kinh doanh chứng khoán. Mặc dù đã có một bụng kiến thức về đầu tư và kinh doanh chứng khoán sau khóa học về chứng khoán, nhưng tôi vẫn không lường trước được một khó khăn hết sức đặc thù của công việc này. Đó là hàng ngày, tôi phải làm việc qua mạng Internet từ 9 giờ tối hôm trước cho đến tận 4 giờ sáng hôm sau, vì giờ mở cửa của thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới là Mỹ hoàn toàn ngược múi giờ với châu Á chúng ta. Thức đêm làm việc và không được ngủ đầy đủ nên sức khỏe của tôi bị giảm sút trầm trọng và thường hay cáu gắt với bà xã. Mọi sinh hoạt của cuộc sống gia đình bị đảo lộn. Làm được hơn một tháng tôi nhận ra rằng: tôi đang đánh đổi hạnh phúc của đời mình cho một công việc. Tôi đã thực sự thất bại khi không biết cân bằng giữa các vấn đề tiền bạc, công việc, sức khỏe và các mối quan hệ… Vì vậy, tôi đành chấp nhận thất bại lần thứ hai, tạm gác ước mơ kinh doanh sang một bên và nộp đơn xin vào làm việc tại tập đoàn British Telecom, một tập đoàn khổng lồ với 110.000 nhân viên có môi trường làm việc rất nghiêm túc và chuyên nghiệp. Tại British Telecom tôi được trả lương khá cao vì khả năng làm việc hiệu quả của mình, nhưng làm được một năm tôi nhận ra đây không phải là một môi trường phù hợp để tôi làm việc và cống hiến lâu dài. Vì trong một cỗ máy không lồ 110.000 người, tôi cảm thấy mình như bị biến thành một cái máy mà không được vẫy vùng để phát huy những ý tưởng của mình. Lúc này, ước mơ có một doanh nghiệp cho riêng mình lại thôi thúc tôi đi đến quyết định từ bỏ công việc tại British Telecom để ra kinh doanh riêng. Lầy này, tôi mở công ty cá nhân về thiết kế website marketing. Công ty đi vào hoạt động, tôi làm giám đốc kiêm luôn nhân viên, còn văn phòng là phòng khách nhà riêng của tôi. Trong một vài tháng đầu tôi hầu như chẳng kiếm được đồng nào mặc dù làm tối mặt tối mũi, nhưng những tháng sau thì bắt đầu khá hơn vì công sức những tháng đầu của tôi bắt đầu được đền đáp. Vài tháng tiếp theo trôi qua, tôi bắt đầu cảm thấy chán nản vì mặc dù tôi là “chủ doanh nghiệp” nhưng nói cho cùng thì công ty chỉ có mỗi mình tôi làm từ A đến Z. Đã vậy, do công việc chủ yếu làm qua mạng Internet nên cuộc sống giao tiếp xã hội của tôi bị giới hạn một cách nghiêm trọng. Hơn lúc nào hết, trải nghiệm này khiến tôi nhận ra rằng, không chỉ đơn giản là kiếm tiền hay sở hữu một công ty, mà còn phải có thêm điều nữa. Đó là ý nghĩa của công việc mình làm. Và chỉ có như thế, thì tôi mới có thể thật sự sống bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết của mình.
Đây là những ngày khủng khoảng nhất trong cuộc đời của tôi. Tôi cảm thấy mình bế tắc. Cứ tưởng rằng khi mình được tự do không phải đi làm cho một công ty nào, trở thành ông chủ của chính mình, thì tôi sẽ thật sự được hạnh phúc, nhưng tôi chẳng thấy mình hạnh phúc tí nào. Có nhiều đêm tôi nằm trằn trọc ngủ không được, lại ngồi dậy làm việc, nhưng làm không biết mình làm vì cái gì ngoài tiền. Rồi có những lúc, mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc liên tục, tôi nằm dài trên giường, người cứ lâng lâng như đang trôi bồng bềnh trên một dòng nước mà không biết đang trôi đi đâu về đâu. Thậm chí, tôi tự hỏi, liệu tôi có nên bỏ cuộc? Liệu tôi có nên quay trở lại công sở để rồi sáng cắp cặp đi tối cắp cặp về? Liệu tôi có sai lầm với con đường mình chọn? Liệu gần 10.000 đô la mình bỏ ra để học hết thứ này đến thứ khác chỉ là vô dụng? Bế tắc. Tóm lại chỉ có 2 từ: BẾ TẮC.

Có một câu danh ngôn rằng: “Thử thách của lòng can đảm không phải là dám chết, mà là dám sống và thực hiện những ước mơ của mình”. Sống vì ước mơ của mình không phải là chuyện đơn giản hay là “thiên đường” như đa số mọi người vẫn nghĩ. Bạn cần có một trái tim quả đảm để có thể vượt qua những khó khăn thử thách luôn hiện trước mắt, một khối óc sáng suốt để luôn khiêm tốn học hỏi và chuẩn bị, một ý chí sắt đá để trải qua một cuộc hành trình dài đầy gian nan đôi khi tưởng chừng như vô tận trước khi đến được ước mơ của mình, và một tấm lòng để mãi sống vì ước mơ ấy. Sống vì ước mơ của mình không bao giờ là một đích đến mà là một chặng đường. Có những lúc bạn sẽ cảm thấy bế tắc như đứng trước một bức tường đá. Nhưng hãy nhớ một điều rằng, đằng sau bức tường đá ấy luôn là một con đường. Cho nên, đừng tự hỏi là mình có đạt được ước mơ hay không, tự hỏi liệu mình có dám sống vì ước mơ hay không.

 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 7 – Không từ bỏ mơ ước[/h]
Thế là tôi lại loay hoay tìm kiếm một cơ hội khác bởi vì tôi luôn tin rằng, cơ hội luôn ở quanh ta nhưng lẩn lút đâu đó, nên nếu ta chịu khó tìm thì chắc chắn sẽ thấy. Và rồi cơ hội cũng đến, một người bạn giới thiệu tôi tham gia vào hội VN2020 (Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Singapore) do bác Võ Tá Hân, một Việt kiều yêu nước đã từng đóng góp rất nhiều cho kinh tế và xã hội Việt Nam, thành lập. Sau một thời gian, nhờ sự năng động, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của mình, tôi được bác Hân tin tưởng giao cho trọng trách lãnh đạo nhóm những doanh nhân trẻ của hội. Tại đây, tôi vận động một số người bạn trong nhóm thành lập nên công ty Vietnam Enterprise (trụ sở tại Singapore) – gọi tắt là VE. Tổng số vốn ban đầu của VE chỉ có vỏn vẹn 6.000 SGD, vậy mà dự án đầu tiên công ty đã lỗ đến gần 2.000 SGD. Nhưng sau đó, chúng tôi thành công trong một dự án khác, bù lỗ lại cho dự án trước và kiếm được một khoản lợi nhuận gần 2.500 SGD. Nhưng sau đó, VE cũng bắt đầu rơi vào tình cảnh bế tắc, không lối ra… Trong thời gian nghỉ việc ở nhà kinh doanh chứng khoán. Tôi vẫn thường xuyên đi làm huấn luyện viên tình nguyện cho các khóa học của Adam Khoo. Khi ấy, tôi bắt đầu được biết quyển sáchTôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!của Adam đã nằm trong danh sách bán chạy nhất tại Singapore nhiều năm liền và vẫn đang khá nổi tiếng tại Singapore. Tôi nghĩ, một quyển sách hay như thế nếu được xuất bản tại Việt Nam thì có thể sẽ giúp cho nhiều học sinh, sinh viên có được những kĩ năng sống và phương pháp học tập tuyệt vời, giúp họ vươn lên mạnh mẽ trong học tập và cuộc sống, cũng như khẳng định vị trí của mình trong xã hội – những điều mà tôi luôn nói với bản thân mình rằng “giá mà mình biết từ sớm”. Khi nghĩ đến hàng trăm ngàn sinh viên học sinh sẽ không phải nói “giá mà” như tôi bởi vì họ có thể cầm quyển “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” trên tay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một niềm vui và một động lực mãnh liệt chảy qua người tôi. Thế là tôi tôi bắt đầu nghĩ cách cách tiếp cận với Adam để xin phép mua bản quyền rồi đưa cuốn sách về Việt Nam. Nhưng tôi chỉ là một người bình thường, chưa có danh tiếng nên những tiếp cận ban đầu đều không mấy khả quan. Cuối cùng, tôi tìm được địa chỉ email của Adam và viết cho anh ta một lá thư đầy tâm huyết trình bày lý do tại sao tôi mong muốn dịch “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” sang tiếng Việt, cũng như khát vọng của tôi mong sao cho quyển sách đến tay càng nhiều người Việt Nam càng tốt. Adam không gặp trực tiếp tôi, nhưng anh ta cũng sắp xếp cho tôi gặp Patrick Cheo (lúc này là Chief Operating Officer của tập đoàn AKLTG). Và mặc dù Patrick chia sẻ rằng, AKLTG không bao giờ có dự định bán bản quyền tiếng Việt của quyển “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” vì trước tôi, đã có 2 công ty Việt Nam tìm đến để yêu cầu mua bản quyền. Nhưng nhìn thấy tâm huyết và quyết tâm của tôi đối với quyển sách, Patrick đã quyết định phá lệ bán bản quyền tiếng Việt quyển sách cho tôi. Khi đã mua được bản quyền với một số tiền khá lớn, tôi quyết tâm phải làm cho đầu tư của mình không những phải sinh lợi cho bản thân mà còn phải có ý nghĩa đối với người Việt, bởi vì đa số sách dịch tại Việt Nam cho dù được dịch từ những tác phẩm bán chạy nhất thế giới hầu hết đều được làm một cách khá hời hợt, thậm chí đôi khi có rất nhiều hạt sạn. Thế là bên cạnh việc mua bản quyền, tôi còn thuyết phục Adam cho phép tôi thay đổi khoảng 30% nội dung của sách để quyển sách không chỉ là một phiên bản tiếng Việt của sách gốc tiếng Anh mà còn mang hồn Việt cũng như thật sự gần gũi và thiết thực với đời sống, văn hóa, ngôn ngữ và hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Chính vì vậy, bản thảo cuối cùng của “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” là kết quả của 6 bản nháp và nửa năm trời lao động miệt mài của tôi. Khó khăn và thử thách vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi bản thảo hoàn tất, tôi lại phải suy nghĩ cách làm thế nào có một số tiền lớn để in sách, cũng như giải quyết một vấn đề hết sức nghiêm trọng: tôi không có một chút kinh nghiệm và kiến thức nào trong lãnh vực xuất bản. Lúc này, tôi bắt đầu kéo em trai tôi – Trần Đăng Triều – vào cuộc. Tôi lo chuyện chạy vay tiền ngân hàng và người thân để có đủ 200 triệu đồng cho việc in sách và các thủ tục khác. Triều lo việc tìm hiểu các thủ tục về xuất bản và in ấn. Nói thì đơn giản chứ trong thực tế thì mò mẫm mãi 6 tháng sau chúng tôi mới có thể cầm trên tay những quyển “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” đầu tiên, vì trên đường đi còn vô số khó khăn thử thách trong nhiều khâu khác nhau như là: thiết kế bìa, dàn trang, kỹ thuật in ấn, giấy,… Nhưng rốt cuộc, thì sau một năm kể từ ngày bắt đầu dịch những trang đầu tiên của quyển sách, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” đã thật sự được chào đời một cách đầy tự hào với chất lượng còn tốt hơn bản gốc cả về nội dung lẫn hình thức. Nhưng… Những tưởng mọi khó khăn đã qua khi cầm được “thành quả” của mình trên tay, chúng tôi chẳng bao giờ ngờ rằng tất cả những gì chúng tôi đã trải qua trong một năm đầy thách thức để làm ra quyển sách chỉ mới là… bắt đầu. Đầu tiên là việc chúng tôi phát hiện ra mình bị lừa vì bình thường trong đợt in đầu tiên người ta chỉ in khoảng 2000-3000 bản, và những quyển sách nào bán được 5000-6000 bản mỗi năm đã được xem là… bán chạy tại Việt Nam (do nạn sách lậu hoành hành). Thế mà chúng tôi bị lừa in ngay một đợt 5000 bản với giá trên trời chỉ vì thiếu kinh nghiệm. Vấn đề tiếp theo là với 5000 quyển sách ấy, chúng tôi phải tìm một cái kho rộng ít nhất 15 mét vuông để chứa và còn phải đảm bảo sách không bị hư hại vì chuột, gián, kiến, mọt,…và cả ẩm thấp. Thế là nhà mẹ tôi bị chúng tôi biến thành cái kho sách. Và cả gia đình tôi bị biến thành phu khuân vác cho gần… 2 tấn sách. Vì lúc này tôi vẫn ở Singapore cho nên ở Việt Nam, Triều phải tự mình đi gõ cửa rất nhiều nhà sách và trung tâm phát hành để giới thiệu về cuốn sách và nhờ họ phát hành giùm. Nhưng vì chưa có tên tuổi nên đi đến đâu, Triều cũng chỉ nhận được những lời từ chối và những cái lắc đầu lạnh nhạt. Bất đắc dĩ, chúng tôi quyết định thuê một góc nhỏ với diện tích 3 mét vuông tại thềm một siêu thị và bán sách. Tiền thuê mặt bằng rất mắc nhưng có khi cả ngày chúng tôi chỉ bán ra được một hoặc hai quyển. Tình trạng này kéo dài trong 3 tháng khiến cho chúng tôi bị lỗ vốn khá nhiều đến mức phải đóng cửa quầy sách tí hon của mình. Trong suốt 4 tháng trời tiếp theo, chúng tôi chỉ bán được chưa tới 200 quyển sách, mà đa số là nhờ họ hàng, người thân và bạn bè mua giúp. Đó là những ngày tháng đen tối nhất của chúng tôi. Mẹ tôi bệnh nặng vì cứ phải nhìn thấy kho sách “ế” của chúng tôi. Tôi thì mang trên mình món nợ hơn 200 triệu. Triều thì mỗi ngày đội nắng đội mưa đi bán sách. Không nản lòng, Triều vẫn tiếp tục đến cạy cục những công ty phát hành sách để rồi tiếp tục nhận những lời từ chối. Thậm chí, có lần một công ty phát hành sách khá lớn và có tiếng đã chấp nhận phát hành quyển sách của chúng tôi, hoàn tất hợp đồng, nhưng lại quyết định hủy hợp đồng vào phút cuối. Nhưng rốt cuộc, sau rất nhiều lần bị từ chối, Triều cũng gặp được một người tốt và đủ nhạy bén để nhận ra giá trị của “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” – chị Phạm Thị Hóa – Trường phòng Kinh doanh nội địa của FAHASA – công ty phát hành sách hàng đầu Việt Nam hiện nay. Một tháng sau, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” lọt vào danh sách những đầu sách bán chạy nhất của FAHASA. Trong vòng hai năm tiếp theo sau đó, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” được tái bản và cập nhật 10 lần, với con số phát hành lên tới hơn 400.000 bản (bao gồm cả sách in và sách điện tử) – chính thức trở thành quyển sách bán chạy nhất và một hiện tượng lớn tại Việt Nam.
Khi còn bé, do hoàn cảnh và môi trường sống, tôi vẫn thường tham gia vào những trận đánh nhau với đám trẻ trong xóm hoặc trong trường. Những trận đánh đó dạy cho tôi một điều rằng, người thắng không phải là người mạnh nhất mà là người chịu đòn giỏi nhất. Tôi chẳng bao giờ ngờ rằng, cùng một nguyên lý ấy cũng áp dụng vào cuộc sống. Trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn ngã xuống bao nhiêu lần mà vấn đề là bạn chịu đựng được bao nhiêu lần mình ngã xuống, và rồi đứng lên lại.

Thành công không phải là một đích đến mà thành công là một chặng đường. Ngày nào bạn vẫn đang trên đường đến với ước mơ của mình, cho dù bạn có vấp ngã, nhưng nếu bạn chưa bao giờ cho phép bản thân mình bỏ cuộc, bạn chưa bao giờ thật sự thất bại. Thất bại duy nhất trên đời này là khi bạn cho phép bản thân mình bỏ cuộc hoàn toàn. Còn thành công đơn giản là luôn rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình sau mỗi lần vấp ngã, đứng dậy đi tiếp và không bao giờ bỏ cuộc.



Xem thêm: http://www.trandangkhoa.com/khong-tu-bo-mo-uoc/#ixzz20GuTtx6D
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần 8 – Hướng về Tổ Quốc[/h]
Khi cuốn sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! đã nổi tiếng tại Việt Nam thì tôi vẫn đang sinh sống và điều hành Vietnam Enterprise cùng với những người bạn của mình. Trong thời gian đó, tôi cũng vẫn tiếp tục tham gia công việc làm huấn luyện viên cho những khóa học của Adam Khoo.
Có lần, sau một khóa học mà tôi tham gia với vai trò là huấn luyện viên, tôi hỏi một sinh viên Singapore : “Nếu như tất cả mọi người trên đất nước Singapore đều khao khát trở thành ông chủ bà chủ hoặc lãnh đạo thì ai sẽ là người làm công?”. Cậu sinh viên này trả lời: “Người Việt Nam”. Tôi biết cậu sinh viên ấy chỉ nói đùa, nhưng câu nói đùa vô tình của cậu sinh viên người Singapore, đã khiến tôi suy tư, băn khoăn và trăn trở rất nhiều. Nhiều lúc tôi tự hỏi, “mình đang làm gì ở đất nước Singapore này trong khi có một đất nước khác có thể đang cần mình hơn”. Từ đó, tôi luôn nung nấu ý nghĩ phải làm cách nào để có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước và thay đổi cách nhìn về Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới. Tôi không tìm ra câu trả lời ngay lúc ấy, nhưng tôi tin một điều rằng: “cứ tìm rồi sẽ thấy”. Cũng trong thời gian ấy, nhờ những hoạt động của tôi trong VN2020 mà tôi có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với bác Võ Tá Hân, và từ đó học hỏi được rất nhiều điều từ bác. Bác Hân chia sẻ với tôi rất nhiều kinh nghiệm từ cuộc sống của bác: cách phân tích nhận định tình huống, cách giao tiếp, cách lãnh đạo người khác,… cả những triết lý và lý tưởng sống của bác. Bác Hân chỉ cho tôi những hướng đi đúng, động viên và đưa ra những lời khuyên hữu ích những lúc tôi cần. Nếu như trước khi gặp bác Hân, tôi vốn đơn giản chỉ là một người trẻ với đầu óc kinh doanh nhạy bén và khát vọng vươn lên không ngừng, thì sau khi gặp bác tôi đã trở thành một người trẻ trưởng thành hơn. Tôi ngưỡng mộ bác vì tấm lòng yêu nước của bác, cũng như cách bác góp phần vào sự phát triển và thay đổi của Việt Nam qua con đường phi chính trị – tức là tập trung vào việc phát triển con người, xã hội và kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Một trong những việc bác Hân làm được nhiều người biết đến nhất là bác đã chuyển hơn một triệu đầu sách tiếng Anh về các đề khoa học kỹ thuật và kinh tế vào Việt Nam, và được chính phủ cũng như các trường đại học tại Việt Nam tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Vốn là một người không thích làm chính trị mà chỉ thích làm kinh tế, nhưng cũng mong muốn đóng góp một cái gì đó thật sự ý nghĩa cho Tổ quốc và dân tộc, tôi như tìm thấy ánh sáng và mục đích của cuộc đời mình khi nhìn thấy những gì bác Hân làm và cách bác Hân đóng góp một cách tích cực cho đất nước. Thế là, vẫn với đầu óc của một nhà kinh doanh và khát vọng vươn lên, nhưng nay tôi được trang bị thêm một lý tưởng – một lý tưởng đúng nghĩa theo cách của người làm kinh tế. Đó là: Mang những tư duy tiên tiến nhất của thế giới về Việt Nam, góp phần nhỏ nhoi vào việc giúp người Việt hạnh phúc hơn, thành đạt hơn và giàu có hơn, bởi vì tôi tin rằng, không có gì làm cho một đất nước phát triển, thịnh vượng và hùng cường hơn một dân tộc hạnh phúc, thành đạt và giàu có. Những ngày tháng nghèo khó, những khó khăn trong công việc và trong kinh doanh, cả những thành quả và cuộc sống sung túc tại Singapore dạy cho tôi một điều rằng: Tiền bạc và địa vị không mang lại cho chúng ta hạnh phúc mà chỉ mang đến những niềm vui và sự hãnh diện. Nhưng khi chúng ta đạt được tiền bạc và địa vị bằng cách đánh đổi những thứ vô giá như gia đình hoặc thậm chí cả một phần con người mình, thì những niềm vui và cái hãnh diện bên ngoài sẽ không bao giờ bù đắp được những mất mát ở bên trong. Bên cạnh tiền bạc và địa vị, chúng ta cần có một mục đích và một lý do để sống – hay nói một cách ngắn gọn – một lý tưởng. Lý tưởng ở đây không hẳn phải là một cái gì đó quá to tát xa vời mà đôi khi có thể là những thứ rất gần gũi đời thường nhưng ý nghĩa. Đối với một số người, lý tưởng là gia đình hạnh phúc hay con cái thành đạt, đối với một số người khác, lý tưởng là cống hiến cho xã hội,… Mỗi người mỗi lý tưởng, nhưng tất cả đều có một điểm chung là chất lượng và ý nghĩa cuộc sống của mỗi người sẽ tăng lên rất nhiều nếu chúng ta đơn giản sống với một lý tưởng trong mình. Ngay cả khi bạn chưa tìm ra lý tưởng sống của mình thì chặng đường đi tìm lý tưởng sống ấy bản thân nó cũng là một chặng đường thú vị của cuộc sống. Và một lần nữa: “hãy cứ tìm rồi sẽ thấy”. Ra đi để trở về Càng ngày, “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” càng trở nên nổi tiếng. Hàng ngày tôi nhận được hàng chục email từ độc giả kể về những thành công của họ sau khi đọc và thực hành theo quyển sách, hay chỉ đơn giản là một vài lời cảm ơn. Đọc những email ấy, dù ngắn hay dài, tôi đều cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường. Cuối cùng thì những nỗ lực của tôi không những mang lại cho tôi lợi ích về kinh tế to lớn, mà quan trọng hơn hết, còn giúp được rất nhiều người khác, đặc biệt là các bạn trẻ. Với tư cách là vừa một dịch giả vừa là người vừa hiệu chỉnh quyển sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” – lúc này đã trở thành hiện tượng giáo dục tại Việt Nam – tôi được một số trường trung học và đại học mời về Việt Nam diễn thuyết và giới thiệu về cuốn sách. Cũng như những lúc làm huấn luyện viên ở Singapore và được học viên ôm mình nói lời cảm ơn, mỗi lần được đứng trước các em học sinh sinh viên Việt Nam, chia sẻ về bí quyết thành công, làm chủ cuộc đời và tiếp thêm cho các em động lực sống, tôi thực sự cảm thấy mình hạnh phúc, và cảm thấy cuộc đời mình thật sự có ý nghĩa. Bất chợt, tôi nhận ra rằng, tất cả những việc tôi đang làm, cho dù là huấn luyện viên, dịch giả, diễn giả hay lãnh đạo đội ngũ của mình, vì một lý do gì đó đều hướng tôi đến cùng một công việc: Tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của những người xung quanh tôi. Và đó thật sự là điều tôi muốn làm cả cuộc đời này. Tôi yêu thích công việc dịch sách và viết sách bởi vì nó giúp tôi vừa thỏa mãn được niềm đam mê chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác thành công lại vừa được kinh doanh làm giàu chân chính. Tôi đã nhiều lần tôi cố gắng thuyết phục Adam Khoo để mang khóa học về Việt Nam dù thất bại nhưng không hề nản chí, bởi vì không chỉ đó là một ý tưởng kinh doanh, mà đó còn là một công cụ giúp tôi thực hiện lý tưởng của mình: tạo nên sự khác biệt cho con người và đất nước Việt Nam. Lần ấy, sau đợt diễn thuyết tại các trường của mình, tôi quay lại Singapore với một quyết tâm mới, tập hợp những người anh em trong Vietnam Enterprise lại để thay đổi hướng đi của công ty, vực dậy hoạt động vốn đang èo uột của VE và sống vì ước mơ của mình. TGM (với thành phần là các thành viên của VE) chính thức ra đời tại Việt Nam vài tháng sau đó, hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát triển tiềm năng con người với khẩu hiệu: “Niềm tin mới, cuộc sống mới”, và sự cam kết mang đến những sản phẩm dịch vụ trí tuệ tinh túy nhất của thế giới cho mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nhìn thấy rõ quyết tâm của tôi và các anh em của mình, Adam Khoo quyết định đồng ý hợp tác, chính thức chuyển giao bản quyền và công nghệ đào tạo của khóa học Tôi Tài Giỏi! cho TGM, cũng như giúp huấn luyện đội ngũ ban đầu của chúng tôi. Gần một năm sau khi được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng, khóa học “Tôi Tài Giỏi!” chính thức có mặt tại Việt Nam và nhanh chóng trở thành hiện tượng về huấn luyện và phát triển tiềm năng con người chỉ trong vòng 3 tháng sau khi được giới thiệu rộng rãi với công chúng Việt Nam.
Nhìn lại, tôi và các anh em của mình TGM giật mình nhận ra rằng: Ở Singapore, chúng tôi có điều kiện sống tốt hơn nhiều (công việc ổn định, lương cao, môi trường trong sạch, đất nước tiên tiến, thương mại và dịch vụ phát triển, cơ hội rộng mở,…), nhưng có một điều mà Singapore không thể và không bao giờ có được đó là: cái cảm giác quê hương. Quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mà quê hương còn là gia đình, bạn bè, thầy cô và những kí ức – kỉ niệm. Chỉ có khi đi xa, con người ta mới hiểu và thấm thía hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi Đất bỗng hóa tâm hồn.”… Cho dù đi đâu về đâu đi nữa, tôi vẫn luôn tự hào mình là người Việt Nam.

 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa

[h=2]Tự truyện Diễn giả Trần Đăng Khoa – Phần kết – Hạnh phúc để thành công[/h]

Đã có một thời tôi cho rằng, phải thành công thì mới có được hạnh phúc. Tức là, khi đã đạt được những thành quả mình mong muốn thì cảm giác hạnh phúc mới hiện diện trong tôi. Tuy nhiên thực tế dạy cho tôi bài học rằng, đó chỉ là cảm giác hạnh phúc nhất thời. Nó không tồn tại được lâu bởi vì nói cho cùng chúng ta chỉ cảm thấy sung sướng trong một thời gian ngắn (đôi khi rất ngắn) sau khi đạt được thành quả. Còn sau đó, chúng ta lại tiếp tục con đường để đạt được những thành quả khác. Hay nói cách khác, chúng ta tiêu tốn không biết bao nhiêu thời gian, công sức để tìm kiếm những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi như thế trong sự căng thẳng, lo lắng, thất vọng, buồn bực và thậm chí cả giận dữ.

Cho đến một ngày, tôi cảm thấy chán nản với cách tìm kiếm hạnh phúc đó và bừng tỉnh nhận ra rằng, thay vì thành công để hạnh phúc, tôi nên hạnh phúc để thành công. Bởi vì hạnh phúc đơn thuần là một cảm xúc bên trong mỗi con người chúng ta, tôi không cần đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa.
Tôi học cách tự tạo ra hạnh phúc ngay trong chính bản thân bằng cách chấp nhận bản thân mình, luôn trân trọng những gì mình đang có và nhìn cuộc sống bằng ánh mắt lạc quan. Từ đó, tôi biết tận hưởng cuộc sống từng ngày, ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Điều này đã giúp cho tôi nhanh chóng đạt được thành quả mình mong muốn bởi vì thay vì tiến lên trong sự căng thẳng, lo lắng, thất vọng, buồn bực hay giận dữ, tôi tiến lên phía trước, đối diện với khó khăn thử thách trong sự lạc quan, bình thản nhưng đầy quyết tâm.

Những ngày đầu mới thành lập TGM, do đầu tư quá nhiều tiền bạc vào học tập, nghiên cứu và phát triển nội dung, chúng tôi chưa có điều kiện thuê mặt bằng ngay. Chúng tôi mượn văn phòng công ty của một người bạn, đặt nhờ cái bảng hiệu TGM nho nhỏ bên ngoài, rồi mượn cả cái ghế sofa của người bạn ấy để tiếp khách hàng. Nhiều khách hàng đến công ty với ý định tìm hiểu và đăng ký khóa học “Tôi Tài Giỏi” nhưng sau khi nhìn cảnh văn phòng ọp ẹp của TGM lúc bấy giờ, họ quay về và cho rằng chúng tôi là những kẻ lừa đảo. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn vui vẻ và tin rằng, với những đầu tư chúng tôi bỏ vào chất lượng khóa học và tâm huyết của mình thì một ngày khách hàng sẽ hiểu. Ngược lại, những khách hàng can đảm đầu tiên của chúng tôi được lợi rất nhiều vì lúc ấy học phí của khóa học Tôi Tài Giỏi! rẻ không thể tưởng tượng được vì nhiều lý do: chúng tôi được đối tác cho phép không phải trả tiền bản quyền ngay cho những khóa học đầu tiên để thâm nhập thị trường, chúng tôi chưa phải tiêu tốn hàng đống tiền cho văn phòng (mặt bằng, điện, nước, trang trí nội thất, cơ sở vật chất,…), cho chuyên viên tư vấn, cho tài chính kế toán (vì số lượng giao dịch ít và đơn giản),… Và nhờ thế, những khách hàng đầu tiên của chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều từ sự can đảm của họ – dám khám phá cái mới. Ngược lại, chúng tôi hạnh phúc vì có những khách hàng như vậy, cho dù có nhiều khách hàng khác chưa tin tưởng đã bỏ đi lúc ấy.
Chỉ hai tháng sau, nhìn thấy những gì chúng tôi làm được cho nền giáo dục nước nhà, một khách hàng tốt bụng đã giúp đỡ bằng cách cho chúng tôi mượn một văn phòng chừng 30 mét vuông trong ngôi trường cấp ba quốc tế của chị để làm “trụ sở” cho TGM. Tổ chức được thêm hai, ba khóa học nữa thì bất ngờ, vị lãnh đạo của trường – là người Mỹ – ra lệnh cho chúng tôi phải dọn hết đồ đạc ra khỏi trường trong vòng 4 ngày. Nguyên nhân chỉ vì vị này chẳng hề tìm hiểu và hết sức bảo thủ nên cho rằng phương pháp giáo dục của Mỹ tiên tiến hơn tất cả các nước châu Á (bao gồm cả Singapore) (?!) cho nên không thể để văn phòng của chúng tôi tại đó. Chắc vị này không biết rằng, trong số 50 trường đại học hàng đầu thế giới có rất nhiều trường của châu Á (Đại học Quốc gia Singapore đã từng được xếp thứ 18). Trong khi đó, có hàng chục nghìn trường đại học ở Mỹ không bao giờ được lọt vào danh sách ấy. Thêm vào đó, về huấn luyện kỹ năng sống và kỹ năng mềm thì Singapore cũng là một nước rất có vị thế trên thế giới. Đó là lý do tại sao, chỉ trong vào vài mươi năm, Singapore từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, nhờ vào đội ngũ nhân lực chất lượng cao có tác phong làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp. Nhưng có thế nào đi nữa thì một lần nữa chúng tôi lại phải lục đục thu dọn đồ đạc để chuyển văn phòng đến một địa điểm khác. Những khách hàng đã đóng học phí cho chúng tôi thì một phen hoảng vía vì chúng tôi chuyển văn phòng quá nhanh (chỉ trong vòng một ngày là dọn đi sạch) còn những khách hàng mới thì được tiếp đón giữa một đống lộn xộn, đồ đạc, bàn ghế và cả… xi măng, thạch cao, khung nhôm,… ngổn ngang, do chúng tôi không làm nội thất cho văn phòng mới kịp. Vậy mà, tất cả họ vẫn rất tin tưởng và ủng hộ chúng tôi. Cho nên, trong những ngày tháng ấy, cho dù khó khăn vây quanh, chúng tôi vẫn hạnh phúc vì mình có những khách hàng như thế. Khi ấy, cũng chưa có điều kiện thuê nhân viên bên ngoài nhiều, các thành viên trong ban điều hành của TGM ngoài nhiệm vụ điều hành còn phải kiêm đủ thứ việc: huấn luyện viên, tiếp thị, PR, tư vấn, cho đến khuân vác, vận chuyển đồ đạc, trang thiết bị,… Công việc vất vả là thế nhưng anh em trong công ty luôn cảm thấy hạnh phúc vì trân trọng những gì mình đang có: được tự do làm việc mình yêu thích và phát huy tiềm năng của mình, được cống hiến cho nền giáo dục của nước nhà, được giúp đỡ và chứng kiến những thay đổi tích cực từ học viên. Chúng tôi có cùng một niềm tin rằng, không phải đạt được thành quả rồi mới gọi là thành công, mà ngược lại, phải sống thành công rồi mới đạt được thành quả. Bởi vì, đối với chúng tôi, thành công không nằm trong những gì mình có, mà nằm trong cách mình sống. Đối với chúng tôi, thành công là: vượt lên chính mình mỗi ngày, sống vì ước mơ của mình và cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, như một tập thể, chúng tôi hạnh phúc để thành công, để rồi đạt được những thành quả, và hạnh phúc hơn vì những thành quả ấy. Với tinh thần hạnh phúc để thành công, những thành quả cuối cùng cũng đã đến. Một năm sau, TGM từ một công ty nhỏ đã phát triển thành 2 công ty trong cùng một tập đoàn – một ở TP.HCM và một ở Hà Nội. Số lượng thành viên làm việc và cộng tác thường xuyên với công ty cũng tăng từ 4 người lên hơn 200 người. Diện tích văn phòng đi từ chỉ đủ để một chiếc ghế sofa trong những ngày đầu, lên đến gần 400 mét vuông. Thêm vào đó, TGM là công ty đào tạo đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam sở hữu hai Trung Tâm Đào Tạo Kỹ Năng Sống (với tổng diện tích gần 1000 mét vuông) được thiết kế và trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh mảng đào tạo, mảng xuất bản của TGM cũng phát triển mạnh mẽ, tất cả những đầu sách do TGM phát hành đều nằm trong danh sách 50 đầu sách bán chạy nhất từ khi xuất bản cho đến tận hôm nay. Trong số đó, có đến 4 đầu sách của TGM nằm trong danh sách 10 đầu sách bán chạy nhất. Tôi có thể tóm tắt công thức hạnh phúc để thành công theo cảm nghiệm của bản thân như sau:




Hiện nay, ngoài vai trò là người lãnh đạo, điều hành TGM, tôi vẫn tiếp tục làm công việc dịch sách của một dịch giả, viết sách dựa trên những học hỏi và suy ngẫm của mình, cũng như là diễn thuyết trong các khóa học của TGM, hay trong các chương trình do các trường Cao đẳng / Đại học hoặc các công ty mời.
Cho dù ở trong vai trò gì hoặc đứng trước những thách thức nào đi nữa, tôi luôn tự nhắc nhở mình phải hạnh phúc trên từng bước đi của mình để thành công và gặt hái thành quả. Cho nên, để kết lại những gì tôi chia sẻ, thay vì chúc bạn thành công và hạnh phúc, tôi xin được chúc bạn hạnh phúc để thành công.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm một điều rằng, không chỉ hạnh phúc để thành công, mà chúng ta còn hạnh phúc nhờ có những con người tuyệt vời xung quanh mình. Những thành quả mà tôi có được ngày hôm nay, chưa bao giờ sẽ không bao giờ chỉ do một mình tôi mà có thể tạo nên được. Tôi nợ cha mẹ tôi những ngày tháng nhọc nhằn nuôi lớn tôi thành người. Tôi nợ mẹ những hy sinh, cảm thông và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ cho tôi có được ngày hôm nay. Tôi nợ em trai tôi – Trần Đăng Triều – người đã chịu bao đắng cay nhọc nhằn để giúp tôi mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội khi tôi chưa thể quay về Việt Nam. Tôi nợ những người thân khác trong gia đình sự quan tâm, động viên, ủng hộ và giúp đỡ của họ. Tôi nợ những người “đồng chí”, những người anh em đúng nghĩa của tôi – Uông Xuân Vy, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Phú Hải, Nguyễn Việt Trung, Bùi Hải An, Nguyễn Thế Luân, Đỗ Trần Bình Minh… – những người đã sẵn sàng hy sinh công việc lương cao ổn định tại Singapore để cùng tôi vươn đến những ước mơ. Không có họ, chắc chắn sẽ không có một TGM Corporation đầy tự hào ngày hôm nay. Tôi nợ những người thầy (như bác Võ Tá Hân), hay những người anh (như anh Nguyễn Sĩ Thư), những người chị (như chị Trần Hải Yến, chị Đặng Mạch Thủy),… và rất nhiều người nữa, những người đã giúp đỡ tôi một lúc nào đó dọc đường, nhờ thế mà con đường tôi bước bớt đi những chông gai. Tôi nợ những bạn trẻ đầy nhiệt huyết của Gia đình Coach TGM những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt và những tiếng cười. Với tất cả những điều giản dị ấy, họ là những người thật sự tạo nên sự khác biệt. Tôi nợ những thành viên trong TGM những nỗ lực và tinh thần làm việc, cống hiến quên mình của họ vì TGM và niềm tự hào TGM. Tôi nợ hàng ngàn bậc phụ huynh sự ủng hộ và tin tưởng của họ. Nếu không có họ ủng hộ những đứa con yêu thương của mình (về tài chính, về tinh thần, hoặc cả hai) hoặc nếu không có sự tận tình giới thiệu của họ cho bạn bè và người thân, thì có lẽ đã không có nhiều người biết đến khóa học “Tôi Tài Giỏi!” như hôm nay. Tôi nợ gần hàng ngàn học viên Tôi Tài Giỏi! sự quý mến và tin tưởng của họ. Nếu không có họ cho phép tôi chia sẻ những triết lý sống, những kỹ năng, những điều mà tôi tin và làm theo, thì đã không có một khoá học “Tôi Tài Giỏi!” nào thành công. Tôi nợ cộng đồng http://www.vuontoithanhcong.com/Vươn Tới Thành Công và xã hội sự quan tâm ủng hộ đối với những gì tôi làm và con đường tôi chọn. Tôi muốn cảm ơn tất cả họ vì không có họ, sẽ chẳng bao giờ có diễn giả Trần Đăng Khoa. Tôi tự hào là tôi ngày hôm nay, biết rằng đi bên cạnh mình luôn có những con người đầy tự hào, bởi vì: không ai có thể thành công một mình. Cuối cùng, nếu bạn muốn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình về những gì tôi viết, vui lòng để lại lời chia sẻ tại đây hoặc ở bất kỳ bài viết nào khác. Mong rằng, chúng ta sẽ có thể gặp nhau trong một dịp nào đó (một buổi hội thảo, một khóa học, hay một sự kiện chẳng hạn), và khi đó, chúng ta có thể trao đổi thêm về những cảm nghĩ của bạn. Cho đến lúc đó, hãy sống hết mình vì ước mơ của bạn.
 
Top