metyruoi
Active Member
Với dự thảo Luật bảo hiểm xã hội chuẩn bị trình Quốc hội vào tháng này, mức lương hưu sẽ bị giảm xuống trong khi độ tuổi nghỉ hưu lại được nâng lên.
Theo dự thảo trên, từ năm sau trở đi, lương hưu của khu vực nhà nước sẽ lấy mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội của cả quá trình đóng, thay vì 10 năm cuối cùng của quãng đời làm việc như hiện nay, như vậy nhiều người sẽ nhận lương hưu thấp hơn.
Thời gian áp dụng dự kiến là 1/1/2015, nghĩa là vào năm 2035 sẽ có những người nghỉ hưu đầu tiên hưởng lương hưu theo cách tính mới, vì theo quy định phải đóng đủ 20 năm mới được hưởng. Còn những người đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước thời diểm 1/1/2015 sẽ không phải theo quy định này.
Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, tuổi hưởng lương hưu cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến quốc hội. Cụ thể, từ năm 2016 trở đi, tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đủ 62 tuổi đối với cả nam và nữ; hoặc đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.
Người lớn tuổi cần thời gian nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe.
Và từ năm 2020 trở đi, sẽ thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại với lộ trình như trên. Như vậy, nam giới sẽ phải làm việc thêm 2 năm và nữ sẽ phải làm thêm 5-7 năm so với quy định hiện hành. Rốt cuộc, sắp tới, người lao động phải đi làm nhiều thời gian hơn, và hưởng lương hưu thấp hơn.
Theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội, dự thảo thay đổi cách tính đóng - hưởng lương hưu nhằm từng bước thực hiện nguyên tắc đóng như thế nào, hưởng như vậy, bảo đảm bình đẳng trong thụ hưởng chế độ giữa các đối tượng tham gia, góp phần cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn. Ông Huân cho rằng hiện nay, chính sách đang theo kiểu đóng ít mà hưởng nhiều, vì vậy dẫn đến mất cân đối quỹ hưu trí.
Cũng theo ông Huân, số lượng người hưởng lương hưu ngày càng tăng lên. Cụ thể như trong năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu thì năm 2007 chỉ còn 14 người và năm 2012 chỉ còn 9,3 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu.
Đồng thời, tuổi nghỉ hưu sớm dẫn đến thời gian đóng BHXH ngắn, thời gian hưởng lương hưu lại dài; số năm đóng BHXH bình quân đối với nam là 28 năm và nữ là 23 năm. Dẫn số liệu từ tổng điều tra dân số năm 2009, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội cho thấy số năm trung bình còn sống thêm của nam sau tuổi 60 là 18,1 năm và nữ sau tuổi 55 là 24,5 năm. Những điều này khiến cho nhà nước phải tính lại tuổi hưu và cách hưởng BHXH để tránh vỡ quỹ.
Đó là nhận định từ phía cơ quan quản lý. Nhưng kỳ thực hiện nay, người lao động về hưu hưởng mức lương rất thấp, bởi doanh nghiệp đã không đóng bảo hiểm cho họ trên mức lương thực lãnh, mà chỉ đóng dựa trên mức lương tối thiểu, nhân hệ số lương cơ bản, thường thấp hơn nhiều. Vì vậy mới có chuyện một ông giám đốc doanh nghiệp nhà nước khi còn tại vị có thể xênh xang áo mũ, nhưng về hưu thì mức lương chỉ đủ sống. Và rất nhiều cán bộ, viên chức, thậm chí là công nhân viên các doanh nghiệp không cách nào sống nổi bằng lương hưu.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo BHXH đã nghỉ hưu cho rằng, vấn đề là ở chỗ số lượng người đóng BHXH hiện không nhiều, chỉ có khoảng 20% lao động có đóng bảo hiểm, trong khi có đến 78% lao động nằm trong diện bắt buộc phải đóng BHXH.
Trong khi có rất nhiều những người có công, không còn lao động vẫn đang hưởng lương hưu, khiến cho số người đóng ít, số người hưởng nhiều, cũng ảnh hưởng đến quỹ BHXH.
Việc kéo dài tuổi hưu không nhận được nhiều ý kiến đồng tình của xã hội, bởi lẽ việc tăng tuổi hưu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động và đóng góp của họ cho doanh nghiệp cũng sẽ khó còn tương xứng với mức lương, lại được cơ quan nhà nước rốt ráo thực hiện. Trong khi các biện pháp tăng thu để tránh vỡ quỹ bằng cách buộc doanh nghiệp phải đóng BHXH đầy đủ cho người lao động chưa được tiến hành bao nhiêu, chuyện đầu tư tối đa hóa lợi nhuận cho quỹ cũng không được chú tâm.
Theo dự thảo trên, từ năm sau trở đi, lương hưu của khu vực nhà nước sẽ lấy mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội của cả quá trình đóng, thay vì 10 năm cuối cùng của quãng đời làm việc như hiện nay, như vậy nhiều người sẽ nhận lương hưu thấp hơn.
Thời gian áp dụng dự kiến là 1/1/2015, nghĩa là vào năm 2035 sẽ có những người nghỉ hưu đầu tiên hưởng lương hưu theo cách tính mới, vì theo quy định phải đóng đủ 20 năm mới được hưởng. Còn những người đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước thời diểm 1/1/2015 sẽ không phải theo quy định này.
Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, tuổi hưởng lương hưu cũng sẽ được đưa ra lấy ý kiến quốc hội. Cụ thể, từ năm 2016 trở đi, tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đủ 62 tuổi đối với cả nam và nữ; hoặc đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.
Người lớn tuổi cần thời gian nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe.
Và từ năm 2020 trở đi, sẽ thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại với lộ trình như trên. Như vậy, nam giới sẽ phải làm việc thêm 2 năm và nữ sẽ phải làm thêm 5-7 năm so với quy định hiện hành. Rốt cuộc, sắp tới, người lao động phải đi làm nhiều thời gian hơn, và hưởng lương hưu thấp hơn.
Theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội, dự thảo thay đổi cách tính đóng - hưởng lương hưu nhằm từng bước thực hiện nguyên tắc đóng như thế nào, hưởng như vậy, bảo đảm bình đẳng trong thụ hưởng chế độ giữa các đối tượng tham gia, góp phần cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn. Ông Huân cho rằng hiện nay, chính sách đang theo kiểu đóng ít mà hưởng nhiều, vì vậy dẫn đến mất cân đối quỹ hưu trí.
Cũng theo ông Huân, số lượng người hưởng lương hưu ngày càng tăng lên. Cụ thể như trong năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu thì năm 2007 chỉ còn 14 người và năm 2012 chỉ còn 9,3 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu.
Đồng thời, tuổi nghỉ hưu sớm dẫn đến thời gian đóng BHXH ngắn, thời gian hưởng lương hưu lại dài; số năm đóng BHXH bình quân đối với nam là 28 năm và nữ là 23 năm. Dẫn số liệu từ tổng điều tra dân số năm 2009, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội cho thấy số năm trung bình còn sống thêm của nam sau tuổi 60 là 18,1 năm và nữ sau tuổi 55 là 24,5 năm. Những điều này khiến cho nhà nước phải tính lại tuổi hưu và cách hưởng BHXH để tránh vỡ quỹ.
Đó là nhận định từ phía cơ quan quản lý. Nhưng kỳ thực hiện nay, người lao động về hưu hưởng mức lương rất thấp, bởi doanh nghiệp đã không đóng bảo hiểm cho họ trên mức lương thực lãnh, mà chỉ đóng dựa trên mức lương tối thiểu, nhân hệ số lương cơ bản, thường thấp hơn nhiều. Vì vậy mới có chuyện một ông giám đốc doanh nghiệp nhà nước khi còn tại vị có thể xênh xang áo mũ, nhưng về hưu thì mức lương chỉ đủ sống. Và rất nhiều cán bộ, viên chức, thậm chí là công nhân viên các doanh nghiệp không cách nào sống nổi bằng lương hưu.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo BHXH đã nghỉ hưu cho rằng, vấn đề là ở chỗ số lượng người đóng BHXH hiện không nhiều, chỉ có khoảng 20% lao động có đóng bảo hiểm, trong khi có đến 78% lao động nằm trong diện bắt buộc phải đóng BHXH.
Trong khi có rất nhiều những người có công, không còn lao động vẫn đang hưởng lương hưu, khiến cho số người đóng ít, số người hưởng nhiều, cũng ảnh hưởng đến quỹ BHXH.
Việc kéo dài tuổi hưu không nhận được nhiều ý kiến đồng tình của xã hội, bởi lẽ việc tăng tuổi hưu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động và đóng góp của họ cho doanh nghiệp cũng sẽ khó còn tương xứng với mức lương, lại được cơ quan nhà nước rốt ráo thực hiện. Trong khi các biện pháp tăng thu để tránh vỡ quỹ bằng cách buộc doanh nghiệp phải đóng BHXH đầy đủ cho người lao động chưa được tiến hành bao nhiêu, chuyện đầu tư tối đa hóa lợi nhuận cho quỹ cũng không được chú tâm.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn