Tuyển sinh ĐH 2012

10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Công bố thông tin mới nhất về tuyển sinh ĐH 2012

(Dân trí) - Sáng nay 14/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ. Tại Hội nghị, Bộ GD-ĐT chính thức công bố những thay đổi trong tuyển sinh 2012 và lộ trình đổi mới tuyển sinh ĐH,CĐ chính quy đến năm 2020.
Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và hơn 500 đại biểu đại diện các trường ĐH, CĐ trên cả nước.
5 điều chỉnh trong tuyển sinh 2012
Về những điểm mới trong tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2012, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp 3 chung như những năm trước, có 5 điều chỉnh, bổ sung như sau:
Về tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Cụ thể, tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào đại học và giải khuyến khích vào cao đẳng các ngành đúng hoặc ngành gần đúng theo môn học sinh đạt giải.
Học sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải, nếu dự thi đại học, cao đẳng thì được ưu tiến theo hướng: Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn đại học trở lên, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào đại học. Dự thi đủ số môn quy định, kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng đến dưới điểm sàn đại học, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào cao đẳng.



Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra sáng nay 14/2 tại Hà Nội.

Bổ sung khối thi A1 (Toán, Lý, tiếng Anh)
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vẫn tổ chứ thi theo các khối thi truyền thống A, B, C, D, các khối năng khiếu và bổ sung thêm khối A1 (Toán, lý, Tiếng Anh).
Để bảo đảm sự ổn định ở các trường tuyển sinh theo khối thi truyền thống và không ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng ôn tập của HS trong 3 năm học THPT (theo ban và theo khối), Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung khối A1 nếu thấy cần thiết và phù hợp đối với từng ngành đào tạo.
Điều chỉnh lịch thi kỳ thi tuyển sinh năm 2012
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vẫn tổ chức 3 đợt thi vào các ngày thứ bày, chủ nhật của 3 tuần đầu tháng 7. Cụ thể như sau:
Đợt 1, ngày 7-8/7/2012 thi đại học khối A,A1 và V.
Đợt 2, ngày 14-15/7/2012, thi khối B,C,D và các khối năng khiếu
Đợt 3, ngày 21-22/7/2012, thi cao đẳng tất cả các khối như năm 2011.
Bổ sung cụm thi Hải phòng và cho phép thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học tại các trường ĐH đóng tại TPHCM.
Bổ sung thêm cụm thi, ngoài tổ chức 3 cụm thi tại Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ như những năm trước, năm nay bổ sung thêm cụm thi Hải Phòng, do trường ĐH Hàng Hải làm trưởng cụm thi, tổ chức thi cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TP Hải Phòng và Quảng Ninh, có nguyện vọng học tại trường ĐH Hàng Hải và các trường đại học đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cho phép thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học các trường ĐH đóng tại TPHCM.
Cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị có nguyện vọng học tại trường ĐH Vinh hoặc các trường ĐH đóng tại Hà Nội như những năm trước và các trường ĐH đóng tại TPHCM được dự thi tại cụm thi Vinh, do trường ĐH Vinh làm trưởng cụm thi.
Giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển
Căn cứ điểm sàn, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển. Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn. Không quy định số đợt, số nguyện vọng, thời gian mỗi đợt xét tuyển; không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước…
Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác điều kiện xét tuyển: Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; thời gian công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển; chỉ tiêu cần tuyển; ngành và khối xét tuyển; mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; nguồn tuyển…
Hàng năm chậm chất là ngày 31/12, các trường phải báo cáo về Bộ kết quả tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm. Sau thời điểm báo cáo, nếu các trường vẫn chưa tuyển hết chỉ tiêu đã xác định, nhất là các trường đào tạo theo học chế tín chỉ chỉ có thể tiếp tục tuyển sinh.
Đối với tuyển sinh 2012, các thông tin tuyển sinh như chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho từng ngành, môn thi năng khiếu, môn nhân hệ số, học phí, số chỗ ký túc xá, các trường công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác và chịu trách nhiệm về các thông tin do trường công bố.
Năm 2012, Bộ không in và phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh như những năm trước.
Hội nghị diễn ra trong một ngày. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ nghe ý kiến góp ý của lãnh đạo các trường về những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012 và tuyển sinh 2012, sau đó sẽ điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Dân trí tiếp tục cập nhật thông tin tại hội nghị.

Dự kiến lộ trình đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy đến năm 2020:

Từ nay đến năm 2015, tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp 3 chung. Tuy nhiên, sẽ tiếp tục có điều chỉnh, bổ sung khối thi, tổ hợp khối xét tuyển, tạo sự linh hoạt cho các trường và nhiều cơ hội thuận lợi cho thí sinh. Cùng với tiếp tục tổ chức thi tuyển sinh theo giải pháp 3 chung, Bộ giao các trường đại học trọng điểm, các trường năng khiếu nghệ thuật, cá trường có kinh nghiệm quản lý, đủ điều kiện… xây dựng phương án tuyển sinh, trình Bộ xem xét phê duyệt.

Từ năm 2006 – 2019, Chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và các môn thi tự chọn; các trường quy định tổ hợp các môn thi để xét tuyển cho từng ngành đào tạo (không thi theo khối).

Từ năm 2020 trở đi, khi Luật giáo dục đại học đã đi vào cuộc sống, sự phân tầng đại học đã được thực hiện và công tác kiểm định chất lượng đi vào nề nếp, việc thi tuyển sinh chỉ còn dieenxra ở các trường đại học tốp đầu, các trường đại học theo định hướng nghiên cứu. Tất cả các trường còn lại sẽ xét tuyển dựa trên kết quả phổ thông.




Hồng Hạnh
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tuyển sinh ĐH 2012

Tuyển sinh 2012: Không xét tuyển nguyện vọng 2, 3
(Dân trí) - “Năm nay Bộ GD-ĐT giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Do vậy, không có xét tuyển nguyện vọng 2, 3 nữa. Việc xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước”.
http://dantri.com.vn/c25/s25-565239/Cong-bo-thong-tin-moi-nhat-ve-tuyen-sinh-DH-2012.htm

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) cho biết như trên khi trao đổi với báo chí bên lề hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ diễn ra tại Hà Nội sáng nay 14/2.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Tuyển sinh năm 2012, về cơ bản vẫn giữ như những năm trước theo hình thức “3 chung” nhưng có một số đổi mới để phù hợp với đặc thù các ngành nghề… Đặc biệt năm nay, Bộ giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Theo đó, không có đợt xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 nữa. Thời gian xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn trước. Đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước thí sịnh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu”.

Tuyển sinh năm nay bổ sung thêm khối thi A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh). Vậy thời gian thi khối A1 như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung khối A1 nếu thấy cần thiết và phù hợp đối với từng ngành đào tạo.
Khối A1 thi đợt 1, nghĩa là hôm thí sinh khối A thi môn Hóa thì thí sinh chọn khối A1 sẽ thi môn tiếng Anh. Thí sinh cần theo dõi kế hoạch tuyển sinh của các trường, trường nào xét tuyển nguyện vọng A1 để đăng ký thi tuyển.

Cuốn "Những điều cần biết" không cần thiết!

Thưa Thứ trưởng, vì sao năm nay không phát hành cuốn “Những điều cần biết”?
Hàng năm, Bộ vẫn phát hành cuốn sách này nhưng thấy có một số bất cập vì nhiều em chỉ quan tâm đến trường khu vực mình thi mà cuốn sách lại cung cấp tất cả thông tin của hơn 400 trường trong cả nước, do vậy in cuốn đó không cần thiết. Những thông tin cơ bản về tuyển sinh Bộ sẽ đưa lên trên mạng trang web của Bộ, các em vào đó có thể tra cứu rất nhanh gọn. Ví dụ, các em muốn học ngành Cơ khí chỉ cần bấm vào Cơ khí sẽ hiện ra những trường nào đào tạo ngành này và trang web cũng quy định từng khu vực cụ thể như Hà Nội, TP.HCM... Bên cạnh đó, trang web sẽ hiện ngay các thông tin liên quan tới tuyển sinh ĐH, CĐ mà các em không phải đọc hết cả quyển như trước, rất thuận lợi trong việc xác định nhu cầu của mình.
Một số đại biểu cho rằng học sinh vùng sâu vùng xa không có điều kiện vào Internet như vậy sẽ rất thiệt thòi cho các em, Thứ trưởng có nghĩ đến điều đó?
Bộ cũng đã tính đến vấn đề này. Bộ đã làm việc với công ty Viettel, họ đảm bảo tất cả các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần truy cập Internet thì Viettel đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng vào để các em có thể truy cập thông tin tuyển sinh. Nếu như có trường khó khăn trong việc truy cập thì các trường cần điện cho Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD-ĐT, ngay lập tức Viettel sẽ tạo điều kiện để các em truy cập. Như vậy việc truy cập Intenet để tiếp cận thông tin tuyển sinh ở các vùng trên cả nước không gặp bất cứ khó khăn gì, và việc ban hành, xuất bản quyển những điều cần biết không cần thiết.


Thí sinh dự thi đại học năm 2011 tại TPHCM. (Ảnh: Hoài Nam)

Các trường được xét tuyển nhiều lần!

Chủ trương kéo dài thời gian xét tuyển, nhiều đại biểu lo ngại thời gian quá dài gây lộn xộn và lượng thí sinh ảo lớn?
Thực tế, các trường tuyển đến 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng khác, nên việc kéo dài thời gian xét tuyển không làm lộn xộn đến việc xét tuyển của các trường.
Việc xét tuyển thêm nguyện vọng chủ yếu với trường tốp dưới. Kéo dài thời gian xét tuyển tạo điều kiện cho các trường top dưới có thời gian tuyển thí sinh. Các trường không nên sợ thí sinh ảo vì không chỉ tuyển 1 lần mà được tuyển nhiều lần cho đủ chỉ tiêu. Bên cạnh đó, những trường đào tạo tín chỉ thì có thể bắt đầu việc học bất cứ thời gian nào.
Năm 2011, có nhiều trường ĐH, CĐ tuyển sinh quá chỉ tiêu và không đảm bảo chất lượng đào tạo. Vậy năm nay Bộ có giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này?
Trong năm 2012, Bộ đã ban hành Thông tư 57, để các trường tự xác định chỉ tiêu dựa trên 2 tiêu chí: số lượng sinh viên/giảng viên cơ hữu và diện tích mặt bằng/sinh viên. Sắp tới Bộ sẽ phối hợp với địa phương để kiểm tra, theo đúng việc phân cấp quản lý kiểm tra tất cả các trường. Nếu trường nào vi phạm sẽ xử phạt rất nặng, không chỉ xử phạt ngay sau khi tuyển sinh mà bất cứ lúc nào trong quá trình kiểm tra, 1 năm, 2 năm sau nếu phát hiện sai phạm đều bị xử lý.

Theo lộ trình dự kiến tuyển sinh của Bộ, từ năm 2016 trở đi chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt, nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc là Toán, Ngữ Văn và môn thi tự chọn. Lúc đó, chỉ một số trường đại học tốp đầu thực hiện hay triển khai đồng loạt?
Theo lộ trình, từ nay đến 2015 thì không có gì thay đổi nhiều, nhưng từ 2016 trở đi sẽ không có khối thi nữa mà chỉ thi 2 môn cơ bản Toán - Ngữ Văn, để sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa… thành các tổ hợp các môn thi do các trường tự xét. Còn sau 2020, khi đó sẽ có Luật Giáo dục, thì việc thi tuyển sinh chỉ còn với các trường tốp trên lựa chọn tinh hoa còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT. Khi đó, việc tuyển sinh rất nhẹ nhàng. Như vậy, có sự phân tầng rất rõ rệt giữa các trường ĐH, CĐ chứ không phải như hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tuyển sinh ĐH 2012

[h=1]Sau 2020 mới có thi đại học 'hai trong một'[/h]
- Hôm nay, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, sau năm 2020, khi có Luật Giáo dục, chỉ còn các trường tốp tổ chức thi tuyển sinh để để "lựa chọn tinh hoa"; còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT.



Thứ trưởng Bùi Văn Ga (Ảnh Phạm Thịnh)


Trường đại học được xét tuyển đến hết năm
Các trường được kéo dài thời gian xét tuyển cho đến khi nào đủ chỉ tiêu; Bộ GD-ĐT cũng không quy định điểm nguyện vọng sau cao hơn nguyện vọng trước. Thứ trưởng (Bộ GD-ĐT) Bùi Văn Ga nói với báo giới sáng 14/2 về những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh năm nay. Ông cho rằng, đây là việc tự chủ của các trường.

Phóng viên:
Thưa ông, tại sao Bộ GD-ĐT quyết định không in cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh", trong khi sách này vẫn quan trọng với thí sinh và phụ huynh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Cuốn sách này rất dày, thí sinh không cần thiết phải đọc hết thông tin về tuyển sinh. Hiện nay, thông tin cơ bản từ Bộ GD-ĐT có thể tìm kiếm trên trang web của Bộ, các em chọn lựa chọn thông tin theo ý của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc không in sách sẽ gây khó khăn cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Bộ GD-ĐT làm việc với công ty Viettel và họ đảm bảo các trường THPT ở các vùng trên cả nước nếu cần truy cập Internet thì Viettel đều có thể cung cấp phương tiện kéo mạng vào.

Nếu khó khăn trong việc truy cập thì các trường cần điện cho Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD-ĐT.

- Nhiều ý kiến đề xuất, Bộ không quy định thời hạn xét tuyển nhưng cần có quy định thời gian kết thúc để dễ quản lý. Chủ trương kéo dài thời gian xét tuyển, nhiều đại biểu lo ngại thời gian quá dài gây lộn xộn và lượng thí sinh ảo lớn?


Quy định này tạo điều kiện cho các trường mới mở, khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Thực tế, các trường tuyển đến 70% nguyện vọng 1, chỉ có 30% là nguyện vọng khác, nên kéo dài thời gian xét tuyển không làm lộn xộn đến việc xét tuyển.

Việc xét tuyển thêm nguyện vọng chủ yếu với trường tốp dưới. Kéo dài thời gian xét tuyển tạo điều kiện cho các trường này có thời gian tuyển thí sinh.

Bên cạnh đó, những trường đào tạo tín chỉ thì có thể bắt đầu việc học bất cứ thời gian nào.

Bỏ thi ĐH theo khối


- Một thống kê gần đây cho thấy 61% sinh viên ở Hà Nội và 94 % sinh viên của TP.HCM phải đào tạo lại. Thứ trưởng có thể lý giải việc này thế nào?


Đào tạo ĐH phải theo ngành rộng chứ không thể nhắm vào một nghề, một công ty hay một xí nghiệp nào cả.

Vấn đề ở đây là làm sao sinh viên ra trường họ có thể thích nghi với môi trường, phong cách doanh nghiệp. Chuyện đào tạo lại sinh viên đã tốt nghiệp không chỉ ở nước ta, mà nước nào cũng thế.

Để đảm bảo thời gian đào tạo rút ngắn thì các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải phối hợp với trường; ví dụ cử các chuyên gia vào để giảng dạy, hoặc cho phép sinh viên đến cơ sở đó thực tập.

Hiện nay, mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp của ta còn hạn chế nên việc đào tạo lại kéo dài.

- Thưa ông, đến thời điểm nào cách thức tuyển sinh sẽ có thay đổi cơ bản?


Từ nay đến năm 2015 thì không có gì thay đổi nhiều. Nhưng từ năm 2016 trở đi, sẽ không có khối thi nữa mà chỉ thi 2 môn cơ bản Toán - Ngữ Văn, để sau đó, các môn Lý, Hóa, Sử, Địa… thành các tổ hợp các môn thi do các trường tự xét.




Còn sau 2020, khi đó sẽ có Luật Giáo dục, việc thi tuyển sinh chỉ còn với các trường tốp trên lựa chọn tinh hoa; còn các trường đại trà thì xét tuyển theo kết quả THPT.


Khi đó, việc tuyển sinh rất nhẹ nhàng. Như vậy, có sự phân tầng rất rõ rệt giữa các trường ĐH, CĐ chứ không phải như hiện nay.


- Cảm ơn Thứ trưởng!



  • Kiều Oanh (ghi)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tuyển sinh ĐH 2012

[h=1]Đề xuất thêm khối thi tuyển sinh S1[/h]
- Tại hội nghị tuyển sinh diễn ra sáng 14/2, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Trần Thanh Hiệp đề xuất bổ sung thêm khối S1 và bỏ môn thi Ngữ văn trong kỳ thi vào các trường năng khiếu với mục đích không bỏ sót tài năng.
TIN LIÊN QUAN
Kéo dài thời gian thi đại học, cao đẳng


Các đại biểu chăm chú lắng nghe những cải tiến tuyển sinh 2012. (Ảnh Bích Ngọc)


Ông Hiệp phân tích, thực tế tuyển sinh hàng năm, nhiều thí sinh có điểm thi môn văn thấp nhưng điểm môn năng khiếu lại cao. Do đó, trường không bỏ lỡ cơ hội cho thí sinh có tiềm năng thử sức.

Chẳng hạn, năm 2002, có một nghệ sĩ nổi tiếng đã trượt ĐH vì kết quả môn văn kém. Nhưng cũng trong năm đó, chị được phong danh hiệu "nghệ sĩ nhân dân".

"Chị cầu cứu tôi có cách nào để...qua môn văn hay không, và tôi đã trả lời, dù em chỉ đạt 2 điểm môn này nhưng tôi vẫn nhận" - ông Hiệp kể.

"Bộ GD-ĐT đã bổ sung thêm khối A1 thì nên có thêm khối S1. Như vậy, với những trường đặc thù như ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội, chắc chắn những em có tài năng, có cơ hội thử sức sẽ nhiều hơn" - vị hiệu trưởng phân tích thêm.

Đồng quan điểm, TS Văn Thị Minh Hương, Giám đốc Nhạc viện TP.HCM cho rằng, khi ban hành văn bản, Bộ GD-ĐT nên quan tâm đến khối trường văn hóa nghệ thuật.

Chẳng hạn, quy định đã ban hành không phù hợp như: bỏ đào tạo trung cấp ở trường nhạc viện là không hợp lý. Hệ này trước đây đào tạo 11 năm, giờ còn 9 năm. Đây là nguồn để trường tuyển sinh ĐH. Thực tế, năm vừa rồi có 15 em thi ĐH, trường chọn được 5 em.

Vẫn theo bà Hương thì cách phân bổ chỉ tiêu giao về trường hiện cũng không hợp lí, gây mất cân đối ngành nghề. Có năm, ngành Piano tuyển10 chỉ tiêu nhưng hồ sơ thi tới 500, trong khi đó ngành Dân tộc có năm chỉ có 1 thí sinh dự thi và dĩ nhiên là tuyển luôn.
Phó Giám đốc ĐH Huế Nguyễn Văn Toàn đồng tình rằng cần có quy định riêng cho khối ngành năng khiếu.

Về chủ trương không cho các trường ĐH đào tạo hệ trung cấp, ông Toàn phân tích: "Trường tôi có thể dễ dàng thực hiện quy định cắt giảm chỉ tiêu của Bộ. Nhưng khối nghệ thuật, vốn đào tạo từ sơ cấp, trung cấp lên thì không thể cắt hệ đào tạo trung cấp".

Tiếp thu ý kiến đề xuất, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trong tuần này sẽ có buổi làm việc với Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội để quyết định ngoại lệ liên quan đến môn thi, hệ đào tạo.

"Việc thi môn nào, bỏ môn nào Bộ cũng muốn nghe đề xuất cụ thể, chi tiết của trường" - người đứng đầu ngành giáo dục nói.


  • Kiều Oanh
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tuyển sinh ĐH 2012

áu bước để chọn ngành nghề phù hợp (GD&TĐ)-Để lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất trong kỳ tuyển sinh tới, các thí sinh có thể tham khảo phương pháp lựa chọn theo 6 bước dưới đây.
Bước 1: Đọc kỹ 11 nhóm sở thích

Các nghề liên quan đến nghệ thuật: Đây là những nghề cần sự đam mê và sự khéo léo. Có thể là những nghề liên quan đến việc vẽ, trạm trổ, thủ công hoặc trong các lĩnh vực âm nhạc, kịch,...

Các nghề liên quan đến công việc văn phòng và hành chính quản trị: Bạn có thể quan tâm tới công việc viết lách, thư từ, việc tổ chức, kiểm tra và ghi chép chính xác các thông tin. Cao hơn, bạn có thể thiết lập, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của một cơ quan, một chương trình nào đó của công ty. Công việc văn phòng không nhất thiết phải ngồi một chỗ cả ngày. Lúc này hay lúc khác bạn có thể rời khỏi văn phòng ra ngoài để giải quyết công việc. Có thể là các công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hay với các nhân viên khác.

Các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu: Bạn có thể ưa thích làm việc với những con số, công thức hay số liệu thống kê hay thực hiện các công việc tính toán, ước tính và định giá. Bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu, kết quả điều tra, máy vi tính để thu thập, đánh giá và tổng hợp thông tin. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực này có đầu óc phân tích, có khả năng sử dụng số liệu để dự báo và dự đoán các xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, dân số cũng như các xu hướng phát triển khác.

Các nghề liên quan đến dịch vụ cộng đồng và trợ giúp: Bạn cũng có thể là một kiểu người ưa thích các công việc giúp đỡ, hướng dẫn người khác. Công việc bạn làm cũng có thể liên quan tới lợi ích cộng đồng, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, các dịch vụ bảo vệ hay thông tin.

Các nghề liên quan đến tiếp xúc cá nhân: Bạn có khả năng dễ dàng giao tiếp với người khác. Công việc của bạn là thảo luận, tiếp xúc với các ý kiến và hành vi của người khác. Bạn cần có những lập luận và kỹ năng nghe tốt, tạo ấn tượng tốt.

Các nghề liên quan đến nghiên cứu: Bạn thích làm việc với những ngôn từ và ý tưởng. Bạn thích diễn đạt ý kiến và ý tưởng của mình trong công việc viết lách và thảo luận. Bạn hay đưa ra các lập luận, các cách giải quyết vấn đề khác nhau.... Những lĩnh vực này liên quan nhiều đến công việc nghiên cứu.

Các nghề liên quan đến y tế: Bạn thích làm những công việc chữa trị, cứu trợ, vật lý trị liệu và các hoạt động y học khác. Bạn có thể phải làm việc trực tiếp với các bệnh nhân. Một vài người cảm thấy không thích thú lắm với việc này do họ sợ máu hay phẫu thuật.

Các nghề liên quan đến công việc ngoài trời: Bạn thích làm việc ở bên ngoài trong một môi trường mở và vận động, thường xuyên như là: kho hàng, nhà ga, ngành xây dựng, nông nghiệp, hầm mỏ và vận tải. Nhiều trường hợp tuy gọi là:“Công việc văn phòng” nhưng vẫn liên quan đến công việc ngoài trời, ví dụ: nhân viên y tế cộng đồng, họa sỹ, kế toán nông nghiệp, các nhà sinh vật học...

Các nghề liên quan đến kỹ thuật và cơ khí: Bạn thích làm việc với các công cụ, thiết bị, máy móc và cả trong việc thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng và sử dụng chúng. Bạn cũng có thể làm việc thường xuyên với dụng cụ kỹ thuật, thiết kế hay lập kế hoạch và sử dụng máy tính nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế, sản xuất hay quản lý. Bạn có tính tỉ mỉ, thích biết bản chất sự việc như thế nào và tại sao những thứ đó lại diễn ra như vậy.

Các nghề liên quan đến công việc thủ công: Bạn là người thích kiểu công việc cần phải sử dụng tay và sử dụng các công cụ, dụng cụ để làm việc. Bạn có thể là người ưa thích nhiệm vụ thực hành mà cần có độ chính xác cao.

Các nghề liên quan đến khoa học: Bạn ưa thích việc quan sát và đánh giá. Điều này thường liên quan đến công việc nghiên cứu khoa học và thí nghiệm. Bạn cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong những thí nghiệm phức tạp và các quan sát đánh giá khác nhau.

Bước 2: Hãy đọc kỹ các nhóm sở thích và trả lời các câu hỏi:Bạn có thích hay không thích loại công việc này? Bạn thích loại công việc này ở mức độ nào?

Hãy trả lời các câu hỏi đó vào bảng dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô phù hợp:
Không thích Không say mê Không chắc chắn Thích Rất thích
Nghệ thuật
Văn phòng và hành chính quản trị
Phân tích số liệu
Các dịch cụ cộng đồng và trợ giúp
Tiếp xúc cá nhân
Nghiên cứu
Y tế
Công việc ngoài trời
Kỹ thuật và cơ khí
Công việc thủ công
Khoa học

Bước 3: Hãy xem phần Các hình thức việc làm tương ứng với các nhóm sở thích, bạn hãy đọc tất cả các nghề được giới thiệu trong nhóm nghề mà bạn đã chọn “Thích” và “Rất thích”.

Bước 4:
Hãy viết ra những nghề mà bạn thích và bản thân bạn mong muốn được làm việc bằng những nghề đó. Nếu như có nghề nào mà bạn chưa chắc chắn thì hãy xem phần giới thiệu một số nghề ở phần Tham khảo, nếu như nghề mà bạn chọn không có trong phần này, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về nghề đó trước khi quyết định đưa vào danh sách những nghề ưa thích của bạn.

Bước 5: Hãy quyết định nghề nào mà bạn mong muốn từ danh sách những nghề mà bạn đã liệt kê trong bước 4. Bạn hãy tìm hiểu sâu về nghề đó bằng cách xem phần Giới thiệu một số nghề trong phần tham khảo của cuốn sách này. Nếu như nghề đó không có trong phần Tham khảo thì bạn có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm gần nơi bạn sống để tìm hiểu, bạn cũng có thể tìm hiểu thông qua người thân, thầy cô, bạn bè hoặc những người đang làm việc mà bạn biết,…

Bước 6: Nếu như bạn không tìm thấy nghề nào mà bạn yêu thích sau bước 4 và 5 thì có thể có những nguyên nhân sau:

Bạn có một số khó khăn trong việc quyết định. Bạn cần phải hiểu rằng những ý tưởng về nghề nghiệp chỉ là tạm thời và đôi khi bạn sẽ thay đổi nghề nghiệp trong tương lai.

Có khi bạn chưa chọn đúng nhóm nghề mà bạn thực sự ưa thích. Bạn hãy bắt đầu lại từ bước 1 và cần phải thận trọng hơn trong việc quyết định.
PV (TH)​
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tuyển sinh ĐH 2012

[h=1]Mỗi thí sinh có bao nhiêu nguyện vọng?[/h] Thời gian nộp hồ sơ dự thi đối với thí sinh tự do khác với thí sinh đang theo học phổ thông thế nào, nộp vào khi nào?

Thí sinh tự do nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo thời gian quy định cụ thể. Nếu nộp tại các địa điểm của các sở GD&ĐT quy định, thời gian từ ngày 15-3 đến hết ngày 16-4. Nếu sau thời hạn đó, có thể nộp hồ sơ tại các trường tổ chức thi từ 17-4 đến hết 23-4. Thí sinh đang là học sinh THPT nộp hồ sơ tại trường đang học. Thời hạn nộp hồ sơ như nhau.



Sau khi đăng ký nguyện vọng (NV) thi ĐH, CĐ ở trường phổ thông vào tháng 3 thí sinh có được thay đổi NV không? Nếu có, thì thay đổi được vào thời gian nào?
TS có thể được thay đổi NV trong thời hạn quy định nộp hồ sơ. Nếu TS nộp tại sở GD&ĐT thì thời hạn có thể thay đổi là từ 15-3 đến hết ngày 16-4. Nếu TS nộp tại trường tổ chức thi thì thời hạn sẽ từ 17-4 đến 23-4.
Một thí sinh có bao nhiêu nguyện vọng?
Một thí sinh có thể có rất nhiều nguyện vọng, không hạn chế. Tuy nhiên, mỗi đợt thi chỉ có một khối thi, vì vậy, bạn phải cân nhắc để có thể thực hiện được nguyện vọng của mình. Ví dụ: bạn không thể đăng ký thi vào các trường khác nhau trong cùng một khối, cùng đợt thi. Sau khi có kết quả thi, bạn có thể sử dụng để đăng ký vào các trường mà bạn mong muốn xét tuyển cùng khối thi mà bạn đã thi tuyển và thời hạn xét tuyển năm nay kéo dài hơn các năm trước.
Viet Bao.vn (Theo Tiền phong)
 
10,157
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tuyển sinh ĐH 2012

[h=1]Thay đổi thi đại học thí sinh cần lưu ý[/h]
- Ngày 15/3 thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH. Thời gian đăng ký xét tuyển ĐH năm nay sẽ kéo dài đến 30/11. Thí sinh được phép rút lại hồ sơ để đăng ký xét tuyển vào trường khác...Những thay đổi liên quan đến quyền lợi sát sườn của thí sinh được Bộ GD-ĐT công bố chính thức.

TIN LIÊN QUAN

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60963/toan-canh-tuyen-sinh-dhqg-ha-noi.html



Tuyển sinh 2012, không giới hạn số lần xét tuyển của thí sinh

Lùi mốc nhận hồ sơ dự thi
Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2012 có thay đổi so với năm trước. Theo đó, học sinh đang học lớp 12 trung học phổ thông (THPT) tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT),0 lệ phí ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định.
Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: Theo hệ thống của Sở GD-ĐT từ ngày 15/3 đến hết ngày 16/4; tại các trường tổ chức thi từ ngày 17/4 đến hết ngày 23/4.
Các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ không thay đổi thời hạn, không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
Điểm sàn không nhân hệ số
Căn cứ kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối thi, Bộ xác định và công bố điểm sàn hệ ĐH, hệ CĐ đối với từng khối thi A, A1, B, C, D. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung.
Thí sinh được phép rút lại hồ sơ
Năm nay, thí sinh không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) sẽ được trường tổ chức thi cấp 2 bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi, có đóng dấu đỏ của trường.
Hai bản gốc này có giá trị như nhau, không ghi NV2 hay NV3 như những năm trước. Các trường qui định rõ việc nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh trong trong thông báo điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào trường mình. Thí sinh căn cứ vào thông báo của từng trường để nộp hồ sơ phù hợp. Nếu không trúng tuyển, thí sinh được phép rút lại hồ sơ. Khi nhập học, thí sinh phải nộp bản gốc giấy báo kết quả thi.
Thêm gần hai tháng cho thí sinh xét tuyển
Năm nay Bộ quyết định kết thúc việc xét tuyển vào ngày 30/11 (năm 2011 thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển đến 10/10). Như vậy thí sinh có thêm gần 2 tháng để lựa chọn trường theo học, nếu có kết quả thi cao hơn điểm sàn. Trong thời gian từ khi công bố điểm sàn đến khi kết thúc xét tuyển, trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển và công bố công khai các thông tin về điều kiện xét tuyển và thời gian của mỗi đợt xét tuyển.
Trước ngày 15/8, Bộ sẽ công bố điểm sàn, kết quả thi của thí sinh trên mạng intenet và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
10/8 thí sinh biết điểm thi ĐH
Bộ quy định, trước 10/8/2012 các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi của thí sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trước 15/8/2012, các trường CĐ có tổ chức thi tuyển sinh hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi của thí sinh.
Từ ngày 21/8/2012 đến hết ngày 30/11/2012 các trường ĐH, CĐ còn chỉ tiêu thông báo điều kiện xét tuyển và tổ chức xét tuyển.
Thí sinh tại Hải Phòng, Quảng Ninh thi tại Hải Phòng
Ngoài tổ chức 3 cụm thi tại Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ như những năm trước, năm nay Bộ GD-ĐT bổ sung thêm cụm thi Hải Phòng. Cụm thi Hải Phòng tổ chức thi cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hải phòng và tỉnh Quảng Ninh, có nguyện vọng học tại Trường ĐH Hàng Hải và các trường ĐH đóng trên địa bàn TP Hà Nội.
Nhiều thí sinh sẽ không được thi ở cụm
Với thí sinh tại 4 cụm thi trên nếu đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối Quốc phòng và Công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là: Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhạc, Hoạ, Sân khấu điện ảnh, Kiến trúc, Mỹ thuật công nghiệp, Văn hoá quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.
Thí sinh dự thi tại cụm Vinh được đăng ký học các trường ĐH đóng tại Hà Nội và TP HCM
Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, có nguyện vọng học tại Trường ĐH Vinh hoặc các trường ĐH đóng tại Hà Nội và TP.HCM được dự thi tại cụm thi Vinh, do Trường ĐH Vinh làm trưởng cụm thi.

  • Văn Chung
 
Top