(MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật TT: Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường TH Trung Lý 1, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa

590
0
0

dieuhuong

New Member
Trả lời: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Thấy mexe nói thế mà chị thấy đau lòng cho Bừa quá, chắc tại đợt Trung lý vừa rồi ko chăm sóc mexe đến nơi đến chốn, nên giờ thay đổi. Dù khó khăn như thế nào cũng phải chung thủy chứ Bừa nhỉ.:D
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Bừa chuẩn bị chảy máu fan
em vote cho anh NamTH hô hô...
Thì ra là chảy máu fan. Vậy mà sáng nay nhận được tin nhắn của Mẹ Xề đọc xong cứ nghĩ là chảy máu phân, tưởng nó “áp” cho mình cái bệnh trĩ ngoại.



Đúng là mấy ngày gần đây công việc bận quá, hôm đi Trung Lý về chắc mẩm là về nhà sẽ viết phóng sự ngay, nhưng vì mệt quá, hôm sau lại vấp ngay mấy việc “sung sướng” không thể hoãn được. Hôm nay ngồi trước máy tính chuẩn bị viết bài đây mà cảm xúc tuốt tuột đâu mất, đành chụp cái tai nghe vào đầu rồi dở đống ảnh Trung Lý ra ngồi xem.

Quả đúng thật, khi nhìn thấy hình ảnh những người bạn trên cùng chuyến đi Mường Lát, những ánh mắt những nụ cười của các em bé trường Trung Lý, rồi tiếng hát du dương từ chiếc loa trên tai ““…những khi chiều tới cần có 1 tiếng cười, để ngậm ngùi theo lá bay….”chỉ cần thế thôi là bao nhiêu trăn trở của cuộc mưu sinh, cơm áo gạo tiền phải nhường chỗ cho niềm vui sự hân hoan và niềm hạnh phúc trong tôi rồi.

Những lúc như thế này tôi thầm cảm ơn CSTT thầm cảm ơn các bạn đã cho tôi từng ngày cảm nhận những giá trị đó, có lẽ cũng vì những điều này đã mang đến cho tôi tình yêu và niềm say mê với CSTT đến thế. Chẳng ai có thể tin được là cả tuần trời trước chuyến đi, cứ tối đến là tôi lại hì hụi ngồi chế tác con chó bông cho chương trình ảo thuật của mình, rồi cặm cụi khâu khâu vá vá y như 1 mụ đàn bà, để rồi đến lúc thành công thì 1 mình ngồi cười phá lên sung sướng. Chả thế mà hôm đi, lúc ngồi cùng trên xe taxi ra điểm tập kết, LG cứ bảo tôi dạo này hâm nặng, vô duyên hết chỗ nói.

Chả biết vô duyên hay có duyên nhưng tối hôm đó trước lúc lên đường đi Trung Lý, tôi có đến 3 cuộc hẹn chia tiễn lên đường may mắn, trong khi đó LG rồi Bảo rồi OMM chả có ma nào tiễn cả cuối cùng phải ăn ké lẩu gầu bò và uống Ballentines của T&G khao mình. Hỏi thế sao không hâm cho được.

Chuyến đi lần này, chuyến đi thứ 125 của CSTT và cũng là chuyến đi cuối cùng của năm 2011, điểm phát quà lại là điểm xa tận Mường Lát – Thanh Hóa, đường sá không khó khăn lắm, nhưng lại tương đối nguy hiểm vì đường sạt nở, nhiều vực sâu, nên mọi sự chuẩn bị đã được “ban lãnh đạo” bàn bạc cự kỳ kỹ lưỡng, đầu tiên là 2h sáng, sau quân lệnh được đẩy lên xuất kích lúc 0h05, rồi bóng bàn thế nào lại quyết định đi từ 9h30 tối hôm trước. Đúng là quân lệnh của chị em là như…cơn gió.

Tuy nhiên giờ đi từ 9h30 được các thành viên nhiệt tình ủng hộ vì xét cho cùng thì đi giờ nào cũng thức như nhau, cứ bảo sợ vợ, sợ chồng buồn không muốn cho đi sớm chứ thực ra cũng toàn những cặp vợ chồng tuổi nhá nhem rồi chứ có còn son trẻ gì đâu mà đòi co với coắp, có khi nằm ngủ với chồng nhưng cứ nhăm nhe lao ra khỏi nhà càng sớm càng tốt, gặp nhau trên xe buôn cho sướng.



Đúng thế, khi chúng tôi đến điểm tập trung thì đã thấy “một đống” người đông như họp chợ “buôn bán” xôn xao rồi. Thấp thoáng 1 vài gương mặt mới bên hội khỉ Quý IV, nói là mới nhưng các bác này nổi tiếng hoạt động sôi ùng ục bên WTT từ nhiều năm nay rồi.






9h30: chiếc xe 35 chỗ, mầu trắng, biển 30V-8474 đã đến



Các thành viên khẩn trương bốc hàng lên xe.



Hàng hóa đã được bốc xếp gọn gàng, nhưng vẫn còn thiếu thành viên BAO DUY (đến chậm vì… chồng đi công tác chưa về) và Cậu Cà do đi công tác Thái Lan không năm được sự “điều chỉnh múi giờ” của “ban lãnh đạo”



Cả đoàn đang bồ hóng…



Sợ anh chị em mới tham gia sốt ruột, chưa quen với “mặt hàng” cao su bên CSTT, nên anh em tranh thủ mời nhau điếu thuốc làm quen.
Hút xong điếu thuốc cũng là lúc 2 thành viên BAODUY và Cậu cà có mặt.





10h30 cả đoàn lên xe, bắt đầu hành trình Hà Nội - Mường Lát. 300K (vé bao trọn gói)



Do điều kiện sức khỏe nên LG không thể tham gia đi cùng chuyến này, thế là tôi được trễm trệ ngồi ngay ghế đầu tiên cùng T.R duyên dáng. Mọi chuyến khác khi LG không đi là tôi thấy thiếu thiếu lắm, vậy mà chuyến này… sao mà vui đến thế, lên xe rồi mà chỉ mong xe nhanh lắn bánh kẻo LG bả nhảy lên mất.







Rồi Đồng Nát và LG đưa tiễn chúng tôi ra tận ngã 4 Trường Chinh, lúc dừng đèn đỏ, chả hiểu thằng Nát muốn dặn dò gì đoàn , à cứ giơ 2 ngón tay chọc chọc vào 3 ngón, hình như nó muốn bảo là 2 đêm 3 cái, mà không biết ý là bảo nó hay bảo mình.



Sau ít phút xe của chúng tôi đã vào đường Nguyễn Trãi, bắt đầu từ đây là 1 mạch thẳng tắp đi Hòa Bình



Qua Hà Đông, chúng tôi bắt đầu vào con đường Quốc lộ số 6, trời tối khuya nên lưu lượng xe cũng khá thưa thớt, lúc này tôi mới bắt đầu làm quen lái xe.
- Em tên gì??
- Em tên là Hưng sinh năm 79, em có vợ rồi.
- Ô, anh mới hỏi cậu tên gì thôi thế mà cậu nói ra thông thốc cả tuổi, cả vợ, cả con. Đúng là cậu cắt đầu cua trông hơi nghịch ngợm, nhưng chỉ cần nghe cậu trả lời là anh biết cậu hiền giống anh rồi. Phụ nữ bây giờ họ thích những người hiền lành thật thà như anh em mình đấy, cứ thế mà phát huy nhé
- Vâng.



Thế là trong chốc lát anh em chúng tôi đã cặp cạ được với nhau. Xe càng đi sâu vào QL6 trời càng tối, đường càng vắng, cái lạnh của vùng sơn cước bắt đầu len lỏi vào xe chúng tôi.
Mải nói chuyện với Hưng tôi quên khuấy mất cô bạn TR ngồi cạnh, ngoảnh sang thì thấy em đang lim dim.



- Em lạnh không?? Tôi hỏi
- Em hơi hơi.

Cái câu…hơi hơi của em khiến tôi…chơi vơi chẳng biết hỏi câu gì tiếp nữa. Lúc này tôi mới để ý, chân tôi và chân em cùng gác lên thành cabin, chân em thì phủ chăn kín mít, chân tôi thì đang chơ chọi và dần lạnh cóng.

- Này em ơi.!
- Gì cơ??
- Người ta bảo, phải tu 10 năm mới gặp nhau được trên đường, tu 100 năm mới được ăn cùng nhau, nhưng phải tu tới 1000 năm mới được chung chăn chung gối đấy. Em cho anh đắp nhờ cái chân thôi được không??
Im lặng suy nghĩ 1 lúc em đưa tay kéo chiếc chăn và nhỏ nhẹ nói

- Đây, anh cho vào đi.

Lùa đôi chân lạnh cóng vào chiếc chăn có sẵn hơi ấm của em, cảm giác mới sướng làm sao. Tôi ngửa người ra thành ghế nắm nhắm mắt lim dim, đúng lúc này trên xe đang mở đĩa CD Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam, 2 ca sỹ đang gầm gào nhạc phẩm “Giọt nắng bên thềm”
“Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi, chim vẫn hót sau vường nhà tôi….Giọt nắng bâng kh..u..âng….”
Phía dưới xe có tiếng í ới

- Lái xe thay đĩa khác đi.!

Nhưng hình như lái xe Hưng không nghe thấy. Tôi quay sang hỏi TR

- Em thấy bài này hay không??
- Có, em thấy quắn quại. Còn anh??
- Anh thì thấy …bang khuâng.

Và rồi cái giọng hát lúc giằng xé như rẻ rách, lúc cào cấu như lên đồng ấy cũng đưa cả đoàn vào giấc ngủ.

Cách 2 hàng ghế. OMM vẫn tý tách nhắn tin tường thuật, nhưng chắc chắn em chẳng thể tường thuật được chân ai đang làm gì.

Chiếc xe từ từ giảm ga rồi đỗ xịch lại. Tôi sực tỉnh nhìn đồng hồ, đúng 1h chẵn. Hình như nghỉ giải lao. Tôi hỏi lái xe.



- Mệt quá nghỉ giải lao hả.
- Không, em dừng lại để mọi người thưởng thức món ngô nướng Hòa Bình



Nhìn sang cạnh đường phía sau xe, 1 dãy quán với ánh đèn heo hút. Vừa nhảy xuống xe đã thấy tiếng ì ọp ở trong quán. Trời gió hun hút thì ra mấy bác cán bộ Sơn La đi công tác xuôi cũng dừng chân tại quán dốc Đèo Cua Trắng này.



Tôi chào các bác, thấy vậy các bác ấy cũng chào lại tôi bằng tiếng dân tộc, nhưng hình như các bác ấy trêu tôi thì phải, thế là tôi cũng chào lại.



- Mi ẩu, tâu mẩu, là củ xi ca lẩy.
- Mày nói tiếng gì đấy??
- Em nói tiếng Ảo tung Chảo
- Câu đó nghĩa là gì??
- Mi ẩu tâu mẩu là “Mi 1 mẩu tao 1 mẩu”. La củ xi ca lẩy là “đưa củi xin cái lửa”. Tức là có thuốc xin 1 điếu và châm cho cái lửa.
Mấy an hem chúng tôi, cười nhau khoái chá





Chia tay mấy bác Sơn La, tôi về quán bên cạnh, nơi mà mấy chị em nhà mình đang tụi mụi với những bắp ngô nướng và nồi ngô luộc.
Nhìn cái cảnh cả nhà quay quần bên bếp lửa bập bùng giữa trời rét thấu sương, xì xụp với những bắp ngô luộc, rồi nhồm nhoàm với những bắp ngô nướng thấy thật thú vị.



Mẹ xề miệng thì đen nhẻm vì gậm ngô nướng nhưng vẫn nhắn nhở cười hí hú, tiếc vì tối quá nên không nhanh tay chụp được kiểu ảnh nào.









Ngô luộc ngô nướng xong xuôi, cả đoàn lại tiếp tục lên đường. Lúc này như để đảm bảo sức khỏe cho “ảo thuật gia” nên TR và Mẹ xề cứ nằng nặc bắt tôi phải đi ngủ để mai có sức diễn.



Thế là anh em chúng tôi đổi chỗ cho nhau. TR ngồi ra ngoài cùng với Xề nói chuyện với lái xe, tôi nắm phía trong ngủ. Nói là nằm vào trong cho dễ ngủ chứ tôi ngủ thế quái nào được khi đặt tôi nằm cạnh mấy bà trẻ như măng..khô thế này. Đã thế thỉnh thoảng đến ngã 3 lại gọi bật dậy hỏi rẽ trái hay đi thẳng… thế thì Bố thằng nào ngủ được.

Tôi đành nằm nhắm mắt hiu hiu nghe chuyện của 2 nàng cùng đồng chí Hưng lái xe.

Xề thì kể chuyện ngày xưa em đi thực tập…ngủ với dân tộc….hay lắm

T.R thì kể về bí quyết kiểm tra đàn ông còn trong trắng.

Thấy đồng chí Hưng có vẻ khoái chí với nhưng mẩu chuyện đó làm tôi cũng thấy yên tâm, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn lo đoạn đường 10km cuối cùng, đường khó đi lại đèo dốc không hiểu đồng chí có chịu được nhiệt không.



Và rồi cái đoạn khó đấy đã đến. 1 điểm qua, 2 điểm qua. Tôi cứ đếm từng điểm 1 và nhìn nét mặt của lái xe, chỉ sợ lái xe nản rồi bỏ mặc người bỏ mặc hàng giữa đường.





Nhưng thật may mắn là chuyến đi này đoàn đã gặp được 1 lái xe vô cũng mát tính. Đây là điểm khó nhất, khi xe bị sạt gầm nhưng Hưng rất nhẹ nhàng
- Mời các bác xuống xe cho nhẹ tải để em lao qua.



Hết 10km đoạn cuối cùng khó khăn nhất thì cũng là lúc trời tang tảng sáng. Sương mù bắt đầu dày đặc phủ kín trước xe. Tôi bảo với HCL.
- Quyết định đi từ 9h30 là cực kỳ sáng suốt, chứ giờ này mà ở Mai Châu thì sương mù phủ kín xe.




Trời bắt đầu sáng. Thung lũng Trung Lý bắt đầu hiện ra trước mắt mọi người. Lúc này mọi người mới lắc đầu lè lưỡi vì bên cạnh toàn vực sâu thăm thẳm.

6h30 Cả đoàn đã tới đích an toàn, ai cũng thở phào nhẹ nhõm.


(Còn nữa...)
 
4,074
0
36

Pham Lam

Active Member
Trả lời: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Hay quá, chỉ tội tr với ch cứ nhảy loạn xạ (haha hôm nay e super soi B nhá)
 
277
0
0

meocon1982

New Member
Trả lời: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Mong phần còn tiếp....
 
1,467
0
36

Pokiona

Active Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Đi về rồi thảo nào trả bài nhanh hẳn anh Bừa nhỉ :).
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Mecunlinh tổng kết thu-chi của chuyến đi UH trường Trung Lý 1, Mường Lát, Thanh Hóa như sau :

A- Tiền thu của TV tham gia chuyến đi :
300k x 25 người = 7,500k
Tiền ăn tối thừa 90k

Chi : - Tiền xe & bồi dưỡng lái xe : 6,000k
- Tiền ăn trưa ( gửi nhà trường ) : 2,600k
- Quýt : 100k
- Ngô : 225k

Thu – Chi = - 1,335k

Xin phép được tính số tiền thiếu này vào tiền vận chuyển vì xe phải đi ít người dành chỗ để hàng.

B- Tiền ủng hộ TT

1- Thu : 33,292k

- IBVCB.1111110608720001.Ung ho chuyen di Thanh Hoa : 500k ( của ai đây ạ ?)
- Mẹ Đan Hà và bạn : 1,000k
- Yukiyuki và bạn : 600k
- V.Anh : 500k + 2 thùng sáp màu ( 480 hộp )
- Xuantocdo : 300k
- Lãi topic cam sàng đợt 2 : 4,200k
- dieuhuong : 300k
- teubin : 500k
- mesubim : 300k
- Chuppa : 300k
- Lan Anh : 400k
- Junior Phan và bạn : 1,000k
- tangtang : 500k
- Temporal Life : 500k
- Trịnh Thị Hạnh : 500k
- Mehuungo : 300k
- Topic ĐG nước hoa Sunkissed Glow : 789k
http://www.chiasetinhthuong.org/dien...458#post148458
- HuongFr : 200k
- muathu : 500k
- Topic ĐG bộ mỹ phẩm Menard Embellir : 3,000k
http://www.chiasetinhthuong.org/dien...746#post148746
- Topic ĐG đầm 7.am : 600k
http://www.chiasetinhthuong.org/dien...913#post148913
- MeLuTi UH tiền gốc hàng Pháp : 783k
- rongviet : 500k
- Mẹ Mít Nhợn : 300k
- Topic thanh lý đồ của Mexecuazin : 1,200k
- Đồng Nát : 6 thùng quần áo + đồ chơi cũ
- Bạn Trang : 1,000k ( ALnML nhận )
- Minh Ngọc : 500k
- MomMi : 200k
- pham thi nhung nt. nd vo cua chi pheo ung ho chuong trinh trung ly 1 muong lat thanh hoa : 500k ( Nick ấn tượng nhỉ hihi )
- Mường Tè : 500k
- Chị Nga Kiki : 5,000k
- 291179 : 500k
- Đồng nghiệp của Temp. : 500k
- Bạn của Xề : 500k
- BAO DUY : 1,000k
- Camellia : 300k
- Lãi topic cơm cháy do ĐN khởi xướng : 1,020k
http://www.chiasetinhthuong.org/die....01.2012)-Cơm-cháy-Sài-Gòn-100-lãi-ủng-hộ-quỹ.
- mequoctrung : 500k
- Eri Nguyen : 500k
- Cậu Cà : 700k
- Virgo2007 : 200 gói bim bim
- Nhà Hải phòng : túi nylong + in logo CSTT
- Hội Khỉ quí IV WTT ủng hộ : 54 cái chăn cho h/s cấp 2
- mẹ Quang Kiên & các bạn UH 300 áo khoác nỉ cho h/s cấp 2
- Em bé ngoan : chi phí in 2 phông nhỏ
- Mẹ Quang Kiên , BAO DUY, anh Nam : 30 kg gạo cho h/s cấp 2
- Hạnh Nguyễn : chi phí VC hàng đợt 1 từ HN-Quan hóa ( khoảng 900k)
- SILENTHERO : 500k


2- Chi : 76,945k
- Áo khoác đồng phục : 453 cái x 100k = 45,300k ( bên may KM thêm 7 cái thành 460 cái )
- Bộ đồng phục quần xanh đen, áo trắng : 460 bộ x 52k = 23,920k ( Bên may tặng thêm 15 bộ )
- Mua kẹo cho cấp 1 + cấp 2 ( 750 gói ) : 3,280k
- Mua bột canh cho hs cấp 2 : 230k
- Nước, băng dính vvvv : 340k
- Tiền vận chuyển đợt 1 từ Quan Hóa – trường ( trường thuê xe giúp ) : 1,400k
- Tiền thiếu mục A: 1,335k
- Mũ cho h/s cấp 2 : 1,140k

Thu - Chi = 33,292k - 76,945k = - 43,653k
Số tiền này sẽ được trích quĩ chung.
Cập nhật thêm tiền lãi topic cam sàng SG 2 đợt cuối cùng ủng hộ Trung Lý nên tổng tiền UH đã nhận được là 33,292k + 4,965 k = 38,257k
và số tiền thiếu sẽ trích từ quĩ chung là 76,945k - 38,257k = 38,688k

http://www.chiasetinhthuong.org/die...ng-Lý-1-xã-Trung-Lý-huyện-Mường-Lát-Thanh-Hóa
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Khi phóng sự mới post được 1 phần thì Mẹ mình đã phải vào viẹn cấp cứu vì xuất huyết não. Chiều nay các bạn CSTT đã vào thăm Mẹ, những tin nhắn những lời ĐT hỏi thăm của các bạn làm mình rất cảm động. Xin chân thành cảm ơn các bạn. Hy vọng bệnh tình của Mẹ mình sẽ chóng qua.

Giờ này ngoài đường mọi người đang đi chào đón 1 mùa giáng sinh. Đêm nay mình cùng chị gái thức để trông Mẹ, mình đã chạy về nhà vác cái latop này đến để post tiếp phần phóng sự Trung Lý coi như lời cảm tạ lời chúc giáng sinh anh lành gửi đến các bạn.

(tiếp phóng sự...)



Khi chiếc xe vừa đỗ trước cổng trường, chúng tôi đã thấy các em chạy ùa xuống, các em cùng chúng tôi khuân vác hàng hóa lên sân trường.

















Khuân vác xong xuôi. Thầy Sinh thay mặt nhà trường mời anh em trong đoàn xuống ăn xôi sáng. (đây là những suất ăn do nhà trường tài trợ. Ban đầu chỉ dám nhờ thầy mua hộ ít mỳ tôm để các thành viên tới đó rồi ăn sáng nhưng thầy nhất định đòi chiêu đãi cả nhà món xôi gạo nếp nương đặc sản của Mường Lát)





Hình như cả đêm đường trường nên khiến các thành viên nhà ta đói hay sao mà xôi hết đằng xôi, gà hết đằng gà, cuối cùng cả nhà vẫn được ăn thêm mỗi ng 1 bát mỳ “tôm úc”.



Xôi ngon gà ngon, nhưng chỉ khổ cho những “nải” răng khểnh duyên dáng mà thôi.





Nhoáng nhoàng xong món xôi gà mỳ úc, mặc dù thời gian vẫn còn sớm, nhưng các bạn học sinh hôm nay đã đến khá đông rồi. Thế là các Bố các Mẹ cùng các thầy cô giáo bắt tay ngay vào việc. Người căng phông, người soạn đồ, không khí khẩn trương nhộn nhịp khắp sân trường











Tôi cùng Eric Nguyễn, Bảo vác chiếc máy ảnh lượn khắp sân, ghi lại những tấm hình vô cùng thích thú.





Phía này các em tung tăng cùng Bố Mẹ, phía kia các bạn váy sắc đủ màu, nắm tay nhau chạy hướng về phía sân khấu. Nhìn nét mặt hồ hởi của các em và các phụ huynh, tôi cũng thấy mình háo hức không kém.















Chú rex hôm nay chắc cũng thấy lạ lắm nhỉ. Trường mình hôm nay có gì mà vui thế???






Cô DieuHuong tranh thủ dán tặng lên má các con nhưng logo hình trái tim của chia sẻ tình thương









Các bạn nam thì vui sướng thích thú với nhưng tấm hình của chú Eric Nguyen





7h45 Chiếc phông của CSTT với những dòng chữ quen thuộc thân thương đã được căng lên trước sảnh chính của sân trường. Chương trình văn nghệ đang chuẩn bị bắt đầu.

(Còn tiếp...)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.... -
http://help.yahoo.com/l/vn/yahoo/360plus/abuse.html

[h=1]Mường Lát hoa về trong đêm hơi....[/h]Đăng ngày: 04:59 19-12-2011 Thư mục: Chia sẻ tình thương




Vậy là Chia sẻ tình thương đã hoàn thành xong chuyến hành trình số 125 đến Mường Lát, khép lại năm 2011 thật nhiều ý nghĩa. Năm nay là năm CSTT giành nhiều trí lực và sức lực cho các hoạt động trợ giúp tập thể nên có cơ hội mang niềm vui đến cho nhiều đứa trẻ hơn, các thành viên thì có cơ hội để gắn kết với nhau nhiều hơn. Trải qua những lần đi của những năm trước, năm nay CSTT đã có nhiều kinh nghiệm hơn, mạnh dạn tổ chức các chuyến đi xa hơn, khó khăn hơn và cũng nhiều ý nghĩa hơn. Chuyến đi nào cũng trĩu nặng sự lo toan, trăn trở trước mỗi khó khăn nhưng lại đầy tình yêu thương và nhân ái. Những người đứng đầu như các chị LG, AG, HG... đôi lúc lại làm những thành viên nhỏ như tôi cảm thấy nao lòng bởi so với những gì mà các chị làm được, công sức của chúng tôi thật sự là rất rất nhỏ bé. Không có các chị, không có được CSTT như ngày hôm nay, không có được những chuyến đi đầy tình yêu thương như thế này, sẽ không có nơi để chúng tôi thể hiện được cái gọi là thiện tâm của mỗi người. Sẽ không được nhìn thấy những hoàn cảnh nghèo khó, những ngón tay, đôi môi bầm tím lại vì bệnh tật, những gót chân trần nứt toác, những đôi bàn tay lem luốc, bẩn thỉu, những ánh mắt khát khao được ăn no, mặc ấm, được đến trường của lũ trẻ, không nhìn thấy những giọt nước mắt và không thấy được cả những nụ cười.
Mường Lát, chuyến đi cuối cùng của năm, một chuyến đi thật đáng để đi. Sau chuyến đi tiền trạm, chị LG bảo với tôi rằng, nếu ai đi được thì nên cố gắng để đi vì các em sẽ được cảm nhận những cảm giác chưa từng có trong đời, sẽ được đặt chân đến vùng đất nơi có những khung cảnh không ở đâu có. Vậy là tất cả chúng tôi đều lên đường mang trong mình những háo hức, mong chờ như vậy.
Hồi còn đi học, suốt ngày đọc ra rả bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, cũng thấy được sự hùng vĩ, hiểm trở của rừng núi Tây Bắc và đã từng ao ước được một lần đặt chân đến. Ngày hôm nay, sau hơn 10 năm, ước mơ này đã trở thành sự thật.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Trong chuyến đi này tôi đã cảm nhận được thế nào là dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, nó khiến cho cái đứa đã quen với những chuyến đi đường dài như tôi không thể chợp mắt nổi. Hầu như đứa nào cũng lẩm bẩm cái bài thơ này lúc xe lên đến ML, rồi gật gù, đúng thế thật, công nhận bộ đội ta hành quân quá giỏi.

Xuất phát từ HN lúc 10h30, đến khoảng 1h sáng chúng tôi dừng chân ở đèo Cua Trắng, rét buốt. Bên đường có vài ba quán ngô mở đêm, lũ chúng tôi ào xuống, quây quanh bếp nửa ấm rực, mấy chục bắp ngô cả nướng và luộc chỉ một loáng đã chui tọt hết cả vào bụng lũ ăn đêm, keke. Lúc này bà già ở nhà vẫn thức chong chong để lo cho cái lũ trên đường, tin nhắn vẫn liên tục gửi đi gửi lại. Bà già này lần nào cũng vậy, cứ có chuyến xe nào xuất bến mà không đi được thì lại ở nhà lo lắng không yên, yêu lắm ý
. Ấm bụng với mấy bắp ngô xong, cả lũ lại lên đường. Cố ru mình vào giấc ngủ mà không được. Những khúc quanh, những cú xóc nảy người không chiều lòng người tý nào cả. CSTT sợ bác tài buồn ngủ còn cắt cử cả hai em gái xinh đẹp thay phiên nhau chăm sóc, hầu chuyện, nhạc cũng bật suốt đêm, không ngủ được nhưng không đứa nào dám kêu ca nửa lời, bởi nếu tắt nhạc và bác tài lỡ buồn ngủ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Cũng may bác tài là người đã một vài lần lên đây rồi nên cũng biết đường đi nguy hiểm thế nào nên không dám lơ là.

Gần 5h sáng, chỉ còn cách Mường Lát khoảng 70km, sương đã kéo xuống dày đặc, đứng cách nhau 2m là không nhìn rõ mặt nhau thì xe bị sạt gầm, bác lái bảo cả xe xuống hết, cả lũ dặn nhau cẩn thận không mắt nhắm mắt mở lại rơi xuống vực. Trời tối nên không ai nhìn thấy đường chứ thực ra lúc đó xe của chúng tôi đang đứng chênh vênh bên bờ vực, chỉ cần loạng choạng không cẩn thận là ngã ngay. Rét buốt, ai cũng run lập cập vì lạnh. Thoát khỏi chỗ đó khá nhanh chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Thấp thoáng bên đường đã có nhà sáng đèn.
Gần 7h, xe đến trường. Sau khi bê đồ lên chỗ tập kết, chúng tôi tranh thủ ăn bữa sáng được nhà trường chuẩn bị trước. Ăn xong, người nào việc nấy, tất cả đều khẩn trương bắt tay vào việc, không ai còn nhớ gì đến đoạn đường nguy hiểm vừa qua, không ai nhớ gì đến cả một chặng đường dài vừa qua mà không hề chợp mắt. Cảm giác mệt mỏi dường như không hiện hữu trên bất kỳ một gương mặt nào của CSTTer.
1h30, sau khi hoàn thành xong hết mọi nhiệm vụ được giao, CSTT lại lên xe ra về. Có vẻ như mọi người đã bắt đầu thấm mệt. Quay về lúc này, chúng tôi mới nhìn thấy được con đường mà đêm qua chúng tôi đã đi qua, thấy được đoạn bị sạt gầm mà chúng tôi phải xuống xe, đến lúc này mọi người mới cảm giác thấy sợ. Cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây bắc hiện lên, rõ ràng và thật ấn tượng.
10h30 đoàn xe của CSTT về đến nơi xuất phát, tất cả mọi thành viên đều an toàn và mạnh khỏe. Kết thúc 24h không ngủ với Mường Lát, hy vọng là CSTT sẽ có lần quay trở lại đây

Đây là hình ảnh khu lán trại của các em học sinh cấp 2. Ai lại không thấy đau lòng cơ chứ, nhiều đêm các em phải ôm bụng đói đi ngủ vì hết gạo. Thức ăn chỉ có cơm và canh rau cải tự trồng. Vượt qua cái rét cắt da cắt thịt chỉ có tấm chăn mỏng dính và mấy cái vách phên tự dựng lên đó mà thôi, lúc nào rét quá thì đốt bếp lên để sưởi ấm

Ảnh: Bảo lão gia​
Nguồn trích dẫn (0)


[h=3]http://vn.360plus.yahoo.com/maytrang-119/article?mid=810[/h]
 
122
0
0

Nhân Ái

New Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Cuộc đời và những chuyến đi.

63 năm trước với “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng đã làm xúc động bao thế hệ bởi những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi… Nhà thơ đã rất cẩn trọng trong từng câu, từng chữ để thơ thấm vào lòng người sự rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Ông đã từng định đặt tên cho bài thơ là “Nhớ Tây Tiến”, rồi lại gạch đi từ “Nhớ”, để chỉ còn lại “Tây Tiến” dung dị mà tuyệt vời làm sao. Ông lý giải chỉ cần nhắc đến “Tây Tiến” là đã thấy “nhớ” rồi, cần chi thêm “nhớ”. Đúng là chẳng cần phải nhớ, mà “Tây Tiến” của ông đã được nhớ mãi cùng với tháng năm. Chắc cũng ít người biết được một điều: đây là bài thơ của chiến sỹ cộng sản được chính quyền cộng hòa miền nam đưa vào SGK giảng dạy học sinh phổ thông trước đây. Sức lan tỏa của một tác phẩm thật phi thường, vượt qua không chỉ không gian, thời gian mà cả sự khác biệt về chính trị!

63 năm sau, chúng tôi đến với Mường Lát để được tận mắt nhìn thấy những địa danh đã khiến tác giả viết nên bài thơ lừng lẫy khi xưa, để lại được trao trọn nghĩa tình của những người đã và đang có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho vùng đất còn gian khó. Tận mắt chứng kiến cảnh vật đang dần đổi thay, những công trình và cơ sở hạ tầng thiết yếu đã và đang vươn mình đến tận vùng biên cương… cảm thấy thật ấm lòng. Cảnh đẹp của núi, của sông hòa quyện trong ráng sương, đắm chìm cùng vệt mây cuối trời … mới cảm thấy thấm thía lời thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”; Mong rằng cuộc sống sẽ ngày một no ấm hơn trong một không gian tuyệt vời như thế. Lán trại tạm bợ sẽ dần được thay thế như những gì đang trở mình vươn lên, như tôi đã thấy và cảm nhận dần từ cuộc sống của con người nơi đây.

Sau mỗi chuyến đi, tôi lại có thêm một lời giải đáp cho câu hỏi “cùng là kiếp người, tại sao lại khó khăn đến thể? Mình phải làm gì nhỉ?”. Có những câu trả lời đôi lúc cảm thấy chẳng phải dễ gì chia sẻ, bởi để hiểu được nó cũng chẳng dễ dàng; nó hé mở dần thực tế những gì đất nước đã đang và sẽ còn trải qua như lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng – bi tráng; chứa đựng trong đó những mâu thuẫn để các thế hệ tiếp nối nhau phải từng bước san bằng.

Các chuyến đi cứ trôi qua chất đầy dần các trải nghiệm trong ký ức, khiến tôi nghĩ suy nhiều hơn. Chẳng vội vàng, càng thấy không nên bồng bột nhưng vẫn tràn đầy niềm tin và lòng nhiệt huyết. Mỗi nơi một hoàn cảnh: có những nơi thiếu thốn trăm bề từ tình cảm lẫn vật chất; có những nơi sự thiếu thốn ẩn chứa trong tinh thần, tình cảm bởi sự thờ ơ – vô cảm; có nơi sự thiếu thốn bắt nguồn bởi cái tầm; có những vùng khó khăn nhưng ở đó vẫn toát lên sự ngạo nghễ tự hào.

Cách đây 30 năm, với đặc thù công việc của mình, mẹ tôi đã từng lên Mường Lát. Những câu chuyện của bà kể cho tôi nghe về ngày đó, so sánh với hiện tại, không khiến tôi phải giật mình suy nghĩ. Ngày đó, người H’mông được truyền đạo bởi đơn giản vì “đám cưới không phải mổ trâu, mổ lợn; chỉ cần làm lễ trước bàn thờ Chúa”… và đằng sau đó là những câu chuyện vô cùng phức tạp về chính trị… Nhưng họ cũng rất dễ dàng dỡ bỏ bàn thờ Chúa sau khi được nghe về truyền thống mà cha ông, tổ tiên đã để lại. Tất nhiên, đằng sau đó cũng là những chuyện chẳng hề giản đơn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tư tưởng và nhiều điều khác… Những gì tôi đang thấy về sự phát triển của ngày hôm nay chính là kết quả của mấy chục năm qua. Vậy mà, tấm ảnh nào, chụp nơi ở của các con ngày hôm nay cũng có bức ảnh Chúa! Tôi luôn tôn trọng sự lựa chọn tín ngưỡng, nhưng nếu xâu chuỗi những hiểu biết của mình thì thấy đằng sau sự mỗi sự lựa chọn có những điều cần suy nghĩ. Đã biết rằng, Đức Chúa Giê Su – Đức Bồ Tát – Thánh Allah… hay bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ vì “Hòa Bình - Ấm No” cho nhân loại… nhưng thâm tâm tôi vẫn muốn thấy những gì thuộc về truyền thống trên mảnh đất này, hãy ở lại với các thế hệ con cháu nơi đây. Tôi vẫn muốn thấy những phong tục tập quán đặc trưng, tốt đẹp của người H’mông với những lễ hội, nét văn hóa riêng đậm đà bản sắc, mãi không nhạt phai… vẫn muốn thấy hình tượng mặt trời, thần linh, ngự trị cùng tổ tiên của họ trên ban thờ mỗi gia đình người H’mông như truyền thống ngàn đời đã qua. Đổi thay để phát triển là điều tất yếu, mong rằng sự đổi thay của ngày hôm nay luôn kế thừa và lưu lại những dấu ấn đẹp đẽ của ngày hôm qua..

Mừng cho Mường Lát đang thay da, đổi thịt. Lo cho Mường Lát bởi những gì biết được về nạn buôn bán và sử dụng thuốc phiện, mắt thấy tai nghe về hành trang văn hóa còn nghèo nàn đã bộc lộ những nguy cơ suy thoái tiềm ẩn. Mong rằng sự khéo léo trong cách ứng xử của những người thầy – cô và chính quyền sở tại xuất phát từ niềm tin, sự chân thật, sức mạnh tinh thần, để Mường Lát thực sự là một bông hoa đẹp của núi rừng biên cương.

Hy vọng có 1 ngày nào đó, quay lại nơi đây chúng tôi không còn phải nhìn thấy cảnh trẻ em chân trần trên con đường bê tông – mặc lạnh giữa trời đông buốt giá; thấy được nhiều nụ cười trên môi con trẻ và người dân bên cạnh sự chân tình ấm áp – đoàn kết của các dân tộc anh em; chẳng còn cảnh ngang trái giữa những túp lều tranh bên cạnh những công trình kiên cố.

Từ Quỳ Châu, Tuyên Hóa, Can Lộc, Hương Khê, Tuyên Hóa, Quảng Nam, Sơn Động, Yên Lập, Kim Truy, Chương Mỹ… đến A Vao, Mường Lát… 125 chuyến đi đã qua. CSTT đã rong ruổi khắp các vùng miền tổ quốc, chia ngọt – sẻ bùi với bao đàn con trẻ. Lòng quặn đau với trăn trở khôn nguôn, nước mắt đã thầm rơi khi chứng kiến những cảnh đời bất hạnh; thương lắm cảnh đàn con lấm lem, chẳng có nổi mảnh áo che thân – chân trần giữa trời giá buốt; lo lắng cho tính mạng con thơ trèo thuyền đi học giữa hồ nước mênh mông; đau đớn – ngậm ngùi với cảnh chị - em với cái nồi chứa con chuột luộc để ăn dần cho đỡ đói; xót xa khi thấy những đứa trẻ ăn kẹo cả vỏ, bởi đơn giản chúng đã bao giờ biết đến thứ quà quá đỗi giản đơn của thời này đâu! Giận giữ trước sự vô cảm của những người có trách nhiệm trong khi họ có thể làm được nhiều hơn cho thế hệ mai sau; giật mình khi thấy trẻ “nghèo” có điện thoại để chụp hình cuộc vui và vô tư nói “dì con cũng có điện thoại cảm ứng”; bâng khuâng so sánh, lựa chọn giữa những nơi thực sự khó khăn với những nơi chưa hẳn đã là như vậy; cảm phục và xúc động trước những trang chữ viết tuyệt đẹp đến từ bàn tay của những con trẻ hiếu học, trong khi gia đình chúng đang vật lộn để lo ăn từng bữa; rưng rưng lệ khi nghĩ về mảnh đất chất đầy những đau thương – với lớp lớp những người đã ngã xuống, trong đó có người thân của chúng tôi, đến nay vẫn còn đau thương quá… Chặng đường đi chưa dài nhưng sao lòng tê tái…

Nhớ Mường Lát, Sơn Động, Yên Lập, Kim Truy… thương về A Vao, Quỳ Châu, Hà Tĩnh, Quảng Nam… Mong rằng chúng tôi sẽ làm được nhiều hơn những gì mình có thể. Chắc rằng mọi người sẽ biết cần phải làm gì phù hợp với thực tiễn đã trải nghiệm bằng sự mẫn tiệp của mình. Biết nghe, nhìn không chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả lý trí để mỗi chuyến đi và hành động trong cuộc đời ngày thêm một ý nghĩa, để những dự định lớn hơn trở thành hiện thực được dựng xây trên những mảnh đất thực sự cần đến trong muôn vàn sự lựa chọn khác, không bằng việc đôi tai nghe được những điều xuôi mà bằng những điều được “nhìn thấy” bằng khối óc – trái tim.

Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, ngoài những lời chúc từ gia đình, cuộc điện thoại đầu tiên gọi điện chúc mừng sinh nhật là của người bạn từ CSTT… một người bạn rất quan trọng của chúng tôi, người mà tôi còn chưa kịp gửi tới lời chia buồn sâu sắc vì mất mát mà bạn vừa trải qua, bởi công việc bận bịu cuối năm (mong bạn thứ lỗi nhé)... xúc động thật sự. Lời chúc mừng lần lượt đến, trong đó phần lớn đến từ CSTTer. Có lẽ điều này khẳng định thêm rằng: CSTT đã trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi thành viên. Có thể còn có vài điều chưa hoàn thiện (có gì là hoàn hảo đâu cơ chứ!), nhưng tôi luôn coi CSTT như “ngôi chùa” để tu thân – tích đức, để mà biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ… Có CSTT chúng tôi có nhau – đó là điều tuyệt vời nhất. Không có CSTT làm sao có được một đêm gió rét, ngồi nướng ngô bên bếp lửa hồng giữa lưng trừng mây – núi… Ấm lòng vì ngọn lửa hay vì xung quanh ta là những người bạn?...

Cuộc đời là những chuyến đi.

Những chuyến đi của CSTT mãi là những kỷ niệm chẳng bao giờ phai trong đời.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
510
0
0

MeLuti

New Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Ôi ghen tị với cả nhà quá,

Cám ơn mọi người nhiều, thật nhiều

H
 
590
0
0

dieuhuong

New Member
Trả lời: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Đọc bài của Nhân Ái đong đầy những cảm xúc, mắt rưng rưng song miệng lại mỉm cười, nhớ lại các hình ảnh. Cảm ơn Nhân Ái lại mang đến cho mọi người những xảm xúc mới, tự hào vì đã được đồng hành với các CSTTer, dù ít ỏi.:x
Cảm xúc qua và giờ là nỗi thắc mắc: tại sao Nhân Ái không học SP văn mà lại là nghề XD nhỉ?
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Cuộc đời và những chuyến đi.........

..................Những chuyến đi của CSTT mãi là những kỷ niệm chẳng bao giờ phai trong đời.
Đồng chí Ái viết cảm động quá, tôi đọc mà cứ rưng rưng..
Cảm ơn ông đã tiếp sức cho tôi, đêm nay tôi lại ngồi viết tiếp phần phóng sự còn lại. Một năm cũ sắp qua và 1 năm mới đang đến rất gần, được ngồi viết những điều mình tâm đắc gửi đến những người bạn yêu thương thì cũng là một niềm hạnh phúc.

Tôi có một thói quen khi viết phóng sự thường hay sắp xếp những bức ảnh theo thứ tự rồi nhìn vào ngữ cảnh của bức ảnh rồi viết, tôi thích đến mê mẩn hình ảnh các em, thích nụ cười hồn nhiên ánh mắt nhìn ngơ ngác, với tôi các em là một ma lực, nhìn vào các em là tôi xua tan mọi ganh đua tham vọng tầm thường, nhìn vào các em là tôi tìm thấy sự cân bằng trong suy nghĩ. Và hôm nay những nụ cười ấy lại hòa tôi về với Trung Lý hôm nao.



Hơn 500 em học sinh từ tất cả các điểm lẻ của Trung Lý hôm nay được tập trung về hết điểm chính để đón chào đoàn từ thiện chia sẻ tình thương. Theo lời thầy Sinh: Với Trung Lý thì đây là 1 sự kiện lớn nhất từ trước tới nay.
Chính vì điều đó mà nhóm văn nghệ chúng tôi đã rất hồ hởi phấn khích, cứ nghĩ phải làm sao có những tiết mục văn nghệ thật ra trò để dành tặng các em, các thầy cô giáo của trường Trung Lý.





Chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều trò chơi cho chuyến đi này, nhưng hôm nay thì cô hoạt náo viên Mẹ Xề đã gặp ngay phải sự khó khăn là các em ở đây biết tiếng kinh không nhiều, nên phải khó khăn lắm mới hướng dẫn để các em hiểu cách chơi.



Và đây. Khi ngôn ngữ bất lực thì ….ảo thuật sẽ lên tiếng.







Đúng là môn nghệ thuật phi ngôn ngữ. Sự bí mật tính tò mò và muốn khám phá hình như không chỉ riêng trẻ con thích thú.







Không biết trình độ biểu diễn đến mức nào thì được gọi là ảo thuật gia, Tôi chỉ biết khi nhìn ánh mắt và những tiếng wòa wòa thích thú của các em là tôi thấy mình “đỉnh “ lắm rồi.



Mỗi tiết mục thành công là lại làm nóng lên không khí sân trường.



Các cháu có muốn học ảo thuật không??



Cả sân trường đồng loạt dơ tay: Có ạ



Ôi dễ quá mà sao chú Bừa làm được mà cháu không làm được nhỉ.





Ngưỡng mộ chú Bừa quá đi thôi.





Và đây là đội văn nghệ của trường biểu diễn bài “Tiến lên đoàn viên”



Chú Bảo. Phóng viên của CSTT





Các fan hâm mộ của Trung Lý cũng đang tác nghiệp.



Các bạn cấp 2 sau khi được nhận quà xong, cũng đổ dồn về sân trường tiểu học để xem chương trình văn nghệ.



Nhường lại sân khấu cho mẹ Xề, tôi vác máy ảnh đi ghi lại những hình ảnh bên nhóm phân chia quà.





Dãy phía văn phòng các cô các chú của CSTT vẫn đang miệt mài soạn chia từng túi quà. Không khí khẩn trương lắm. Nhóm phân chia quà của CSTT giờ đã trở thành 1 Ekíp hoạt động vô cùng trơn chu. 500 suất quà chứ 1000 suất giờ đây cũng đơn giản như đan rổ rồi.







Trở lại sân trường nơi đang diễn ra chương trình văn nghệ, thấy vòng trong vòng ngoài váy xanh váy đỏ. Trung Lý hôm nay đúng là 1 ngày hội.



Cô xề đang cùng các con chơi trò “Chú thỏ đáng yêu”





Hình như những màn ảo thuật, những trò chơi vui vẻ đã khiến các em thấy gần gũi hơn nên trò chơi của cô xề được các em rất hưởng ứng và rất thích thú.





Chú Bừa lại tiếp tục với những màn ảo thuật quả bong thần kỳ



Khi màn ảo thuật còn chưa kết thúc thì chú cún bông trong thùng catong đã sủa ầm ĩ đòi ra biểu diễn rồi.






Sự xuất hiện của chú cún bông làm cho cả sân trường bất ngờ.





Đến bạn Rex cũng thấy lạ quá.



Cún bông biết sủa, biết làm toán, lại còn biết cả thổi bong bay nữa





Bạn Cún mới học lớp 1 mà đã biết làm toán rồi. Giỏi quá đi thôi.






Vì thương các em nhỏ đang phải phong phanh manh áo giữa trời rét nên ông già Noel đã phải lên sân khấu đề nghị tạm dừng trò chơi để phát quà phát áo ấm cho các bạn rồi mới chơi tiếp.





Lúc này tôi mới để ý. Đúng là có nhiều em đang rét run cầm cập.


(Còn tiếp...)
 
360
0
0

tminh's mum

New Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Hôm nay em mới vào đọc phóng sự của anh Bừa và cảm nhận của mọi người. Không phải vì không có thời gian, mà vì em tiếc vô cùng. Chuẩn bị tinh thần, thời gian, thu xếp hết công việc ở nhà rồi, mà cuối cùng vì lý do khách quan nhà HP không tham gia được, ôi tiếc ngẩn ngơ là tiếc. Cảm ơn tất cả mọi người. Em chưa làm được gì nhiều cho CSTT, nhưng em rất tự hào mình là một CSTTer.
 
741
0
16
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

@ Bác Bừa: Em phải dũng cảm thổ lộ rằng ngoài bác ra em rất thích con chó biết thổi bóng và làm toán của bác đới! =))
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

(Tiếp phóng sự..)



Cô Chanh đang giới thiệu phần quà:
- 1 Bộ đồng phục (quần xanh áo trắng)
- 1 Áo khoác ấm CSTT
- Cùng quà Bánh, kẹo






Các cháu lớp 1 được ông già Noel ưu tiên phát quà trước. Nhìn các em rét run chúng tôi chỉ muốn phát quà thật nhanh để chiếc áo mới được khoác ngay lên người các em.



Nhưng 1 sự cố đã xảy ra. Các em ở điểm lẻ về đây tập trung, nhưng đến cô giáo chủ nhiệm cũng không thuộc tên, thuộc mặt các em. Đọc đến tên mà các em cứ ngơ ngác không biết.
Hỏi cô giáo chủ nhiệm thì được biết, vì các em rất ít đi học nên ….cô không rõ mặt trò.



Thế là cả thầy cô giáo, các cô các chú cùng các em học sinh cứ ngẩn tò te chẳng biết tính sao. Các thầy cô thì bao thôi tặng thế nào cũng được, nhưng các cô chú chia sẻ tình thương thì không muốn lớp nào bị thiếu phần quà, không muốn em nào phải thiếu áo ấm.





Ông già Noel cũng bí quá phải gọi điện hỏi ý kiến trợ giúp của “thiên đình”



Và cuối cùng thống nhất là phát theo số lượng của từng lớp.









Lớp 1, lớp 2, lớp 3….Những phần quà lại tiếp tục được đưa đến tận tay các em.









Được mặc trên người bộ đồng phục mới, được khoác chiếc áo ấm của chia sẻ tình thương, trông các em thật rạng ngời hạnh phúc.





Tôi vừa đi chụp ảnh vừa tranh thủ phỏng vấn mấy em, nhưng hầu hết các em không hiểu hết tiếng kinh, nhưng nhìn nét mặt các em, nhìn ánh mắt nụ cười của các em, có lẽ không chỉ riêng tôi mà tất thảy các thầy cô cùng bà con Trung Lý sẽ rất thấy ấm lòng.



Phát quà xong cũng là lúc trường Trung Lý mặc xong chiếc áo. Đứng giữa các em mà tôi cứ ước gì được chạy lên trên cái đỉnh núi kia để quay ống kính chụp về trường Trung Lý, chắc chắn sẽ là 1 bức ảnh đẹp lắm. Nhưng chiếc áo mới này sẽ trông như 1 bông hoa khổng lồ nở giữa thung lũng nghèo Trung Lý.



Và rồi như thường lệ, các em cùng những chiếc áo mới lại hòa vào chúng tôi, những người của CSTT để cùng nhau hát cùng nhau chụp ảnh ghi lại bước đi của chúng tôi, ghi lại dấu ấn trong đời của các em.



Hạnh phúc là sự sẻ chia. Đúng vậy, nếu bạn có dịp được 1 lần sống trong không khí như thế này giống tôi, chắc chắn bạn sẽ phải trào dâng cảm xúc.
Biết nói sao cho hết được, trong những gói quà kia, những chiếc áo ấm kia, là sự chắt chiu gom góp của tất cả các bạn trên mọi miền tổ quốc, chắc các bạn sẽ rất vui, rất ấm lòng khi nhìn được những tấm ảnh này. Nhỏ bé thôi mà sao ấm áp, đơn giản thôi mà sao sâu nặng nghĩa tình....



Còn với cá nhân tôi, tôi muốn làm nhiều hơn nữa, bởi đó là những lời cảm ơn “phi ngôn ngữ” của các em học sinh và của bà con những vùng quê nghèo khó gửi đến các bạn những trái tim sẻ chia đầy tình nhân ái, những người bạn mà đến chúng tôi cũng chưa 1 lần gặp mặt.





Chuyến đi lần này tôi đã chuẩn bị rất nhiều trò ảo thuật dành cho các em. Vẫn còn nhiều trò chưa được diễn, vẫn còn nhiều điều muốn dành tặng các em, mà sao thời gian trôi nhanh quá. Chia tay các em rồi mà tôi vẫn đứng ngẩn ngơ vì tiếc……









Cảm ơn Trung Lý, cảm ơn các thầy cô, các em học sinh..Cảm ơn các Fan hâm mộ đã mang niềm say mê cuồng dại cho Đavít coppy Bừa. Những mảnh đất nghèo như Trung Lý sẽ mãi là chốn thâm tình của tôi và của những mầu áo chuối thân yêu.

(Còn nữa..)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

"Những mảnh đất nghèo như Trung Lý sẽ mãi là chốn thâm tình của tôi và của những mầu áo chuối thân yêu." Cảm ơn anh
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Tối hôm qua thầy HT trường Trung Lý gọi điện thay mặt cho giáo viên & hoc sinh của trường gửi lời chúc Tết đến toàn bộ anh chị em CSTT . Thầy hẹn có 1 ngày thầy đến HN nhất đinh sẽ đến thăm chúng mình.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: (MS125.2/TT) 17.12.2011 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc miền núi trường tiểu học Trung Lý 1 thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hoá.

Đem hơi ấm mùa xuân đến đầu nguồn sông Mã
17/01/2012 06:29
|

(HNM) - 23h đêm một ngày cận Tết, Hà Nội rét đậm, chúng tôi cùng nhóm tình nguyện "Chia sẻ tình thương" bắt đầu chuyến ngược ngàn Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa. Đây không phải là chuyến đầu tiên chúng tôi thực hiện hành trình tặng quà cho các em nhỏ, học sinh các vùng khó khăn, nhưng chuyến đi này sao vẫn khiến chúng tôi nôn nóng, có lẽ bởi chẳng còn mấy ngày nữa là bước sang một năm mới. Ngồi trên xe, tôi được thông tin từ trưởng nhóm: Trường Tiểu học Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (một xã giáp biên giới Việt - Lào) có 452 học sinh nhưng có tới 10 điểm trường nằm rải rác trên 10 bản khác nhau. Đặc biệt, có những điểm trường chỉ có 14-15 học sinh, trong đó một khối lớp chỉ vỏn vẹn có 2 học sinh...

Nơi đầu nguồn sông Mã

Để đến Mường Lát, từ Hà Nội chúng tôi theo quốc lộ 6, trườn sang đường 15A đi Mai Châu của tỉnh Hòa Bình. Xuôi theo dòng sông Mã đến thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, rồi lại ngược tỉnh lộ 520 lên Mường Lát. 6h sáng, chúng tôi có mặt ở nhà thầy giáo Sinh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý, huyện Mường Lát. Mặc dù trời lạnh tê tái nhưng dường như thầy đã thức giấc chờ từ bao giờ, tất bật ra tận cửa xe đón đoàn. Cái bắt tay thật chặt, nụ cười thật tươi, thầy Sinh vồn vã mời đoàn vào nhà rửa mặt cho tỉnh táo sau một đêm hành quân vượt hơn 300km đường núi. "Các anh chị cứ tự nhiên rồi ta sang trường kẻo các em chờ. Biết được tặng quà, các em đã xuống từ sớm lắm!" - Thầy Sinh không giấu được sự nóng ruột.

Bữa ăn trưa của học sinh Trường Trung Lý.


Hà Nội đang lạnh khiến học sinh tiểu học và các trường mầm non phải nghỉ ở nhà. Và tất nhiên, ở Mường Lát, cái lạnh sẽ càng giá buốt hơn khi buổi sớm, sương giăng mờ trên từng ngọn cây, từng chỏm núi đá. Lây phây vài vạt bụi sương khiến nhiều thành viên trong đoàn phải co người lại trong chiếc khăn ấm. Thế mà vừa nhìn thấy chiếc ô tô của chúng tôi xuất hiện ở cổng trường, rất đông học sinh đã ùa ra, vây quanh chúng tôi, tình nguyện… khuân quà vào sân trường. Nhìn những khuôn mặt tím tái trong giá lạnh, gầy guộc trong manh áo mỏng, chúng tôi quặn thắt trong lòng. Trong câu chuyện vội, thầy Sinh cho biết, trường có 452 học sinh thì 100% là người dân tộc Mông, Mường, Thái. Hiện tại, trường có 10 điểm trường đóng ở 10 bản của xã là Bản Táo, Khằm I, Khằm II, Suối Mạ, Pá Quăn, Nà Ón, Ma Hác, Xa Lao, Suối Tung và Suối Hộc. Các điểm trường cách xa nhau, từ khu trường chính đến điểm trường gần nhất là 7km, đến điểm xa nhất là 18km. Vì thế, việc dạy học cho học sinh ở đây vô cùng khó khăn, việc học của các em theo đó cũng không được các gia đình quan tâm bởi cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn quá. "Trong cái giá lạnh của ngày giáp Tết thế này lại được nhận áo ấm từ Thủ đô gửi lên, không chỉ các em mong mà chúng tôi cũng mong lắm lắm" -Thầy Sinh cứ nhắc đi nhắc lại với chúng tôi thế.

Ông Phạm Văn Tôn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trung Lý cũng cho biết, toàn xã có 603 hộ thì có tới 67% hộ nghèo. Cũng bởi đặc thù của xã Trung Lý điều kiện giao thông đi lại khó khăn, vào mùa mưa chủ yếu là đi bộ. Đời sống bà con dân tộc còn nghèo với những tập tục lạc hậu. Những năm trước, người Mông ở đây còn thường xuyên di cư nên cuộc sống thiếu ổn định, nói gì đến chuyện học hành cho con em. Vài năm trở lại đây, tập tục du canh, du cư đã bớt nhưng cái nghèo, cái khó vẫn bám riết người dân nơi đây. Nếu như nói Thanh Hóa là một tỉnh còn nghèo thì Mường Lát là một trong những huyện nghèo nhất của Thanh Hóa, Trung Lý lại là một trong những xã nghèo của Mường Lát. Thế nên dù toàn xã có đến hơn 3.300 nhân khẩu nhưng Trường Tiểu học Trung Lý chỉ có hơn 400 học sinh. Có những điểm trường không đủ 5 khối lớp như thông thường mà chỉ có 4 khối lớp với số học sinh quá khiêm tốn, 16-17 em/điểm trường. Điển hình như điểm trường ở bản Suối Mạ chỉ có 4 khối lớp với 17 học sinh. Ở điểm trường bản Xa Lao cũng vậy, chỉ có 4 khối lớp với 18 học sinh trong đó khối 4 chỉ có 2 học sinh. "Trước kia, các bậc phụ huynh ở đây hầu như không cho con em mình đi học để ở nhà làm rẫy. Giờ dù được các thầy cô cùng chính quyền vận động đi học nhưng đến mùa học sinh vẫn nghỉ để làm rẫy. Thế nên các thầy cô lên đây dạy học cũng vất vả lắm, vừa dạy học vừa vận động các em tiếp tục theo học lại vừa phải giúp gia đình các em mỗi mùa vụ" - ông Tôn cho biết.

Nhọc nhằn con chữ

"Đã lâu lắm rồi, hôm nay chúng em mới được ra điểm trường chính, được thoải mái nói tiếng Kinh đấy, còn toàn nói tiếng dân tộc thôi anh ạ" - câu nói của các thầy, cô giáo cắm bản nghe thật nao lòng. Đường đi khó, xe máy mùa khô còn đi được chứ mùa mưa thì chịu. Mà có đi xe máy cũng phải mất chừng 3-4 giờ đồng hồ để đi quãng đường 20km mới tới được điểm trường chính.

Nhớ lại những ngày đầu lên trường, thầy Đoàn Văn Sơn, Hiệu phó Trường THCS Trung Lý vẫn nhớ như in những ánh mắt ngơ ngác của học sinh. Sự bất đồng ngôn ngữ khiến thầy không thể diễn tả được hết lời giảng của mình. Thầy cho biết, "Sau những buổi giảng dạy này, sự bất lực hiện rõ trong suy nghĩ của mỗi thầy, cô giáo. Bất đồng ngôn ngữ với học sinh đã khiến việc dạy và học gặp không ít khó khăn. Nhiều em không hề biết tiếng Kinh, loại ngôn ngữ các thầy cô giáo đang sử dụng để giảng dạy". Thế rồi các thầy lại phải học tiếng để giao tiếp với các em. Rồi nhiều em bị bố mẹ bắt ở nhà để làm rẫy, các thầy lại cắt cử nhau đến hỗ trợ gia đình các em, vừa là để vận động các em tiếp tục đến trường theo học. "Ấy thế mà nhiều học sinh vẫn bỏ học để ở nhà cưới vợ đấy nhà báo ạ". Thấy chúng tôi tròn mắt "Học sinh cấp 2 mà đã lấy vợ?" thầy Sơn cười ngất: "Bố mẹ các em bắt chúng phải lấy vợ để có người làm mà. Thế nên nam sinh thì lấy vợ xong vẫn đi học được chứ nữ sinh thì thường bỏ học luôn". Nhiều lần, thầy được học sinh mời đến dự cưới mà không biết có nên đi hay không. Đi dự cưới thì đồng nghĩa với việc ủng hộ các em tảo hôn, bỏ học lấy vợ lấy chồng. Nhưng nếu không đi thì không thể tiếp tục công tác dân vận được, thầy Sơn chia sẻ. Chỉ tay ra dãy lán trọ học của các em bên ngoài cổng trường, thầy Sơn nói: "Những em đang trọ học ngoài kia là đã cố gắng lắm đấy. Nhà các em ở xa, không có điều kiện thành lập điểm trường nên nhiều em không chịu đi học. Vì vậy, ngoài công tác vận động gia đình các em, chúng tôi còn phải trực tiếp dựng lán để các em có chỗ ăn, chỗ ở mà theo học".

Lúc chúng tôi đến lán, trời đã xế trưa, nhiều học sinh đang nhóm lửa nấu cơm. Trên bếp của các em, ngoài nồi cơm thì rất ít lán có thêm nồi canh luộc. Gặp Sùng A Pủa ngoài đầu lán, tôi hỏi: "Sao em chưa nấu cơm?", đôi mắt Pủa nhìn xuống đất đáp khẽ: "Hôm nay hết gạo, mẹ chưa mang lên". Nhà Pủa nghèo, chỉ có 3 mẹ con, anh trai Pủa phải ở nhà theo mẹ lên nương. Mùa rẫy, Pủa vẫn phải về nhà giúp mẹ và anh. Chúng tôi vào lán của Pủa, chiếc giường tre kê gọn bên góc. Xung quanh lán tuềnh toàng những kẽ liếp có thể nhìn sang tứ phía nhưng trên giường chỉ có một chiếc chăn đơn mỏng. Tôi hỏi: "Chăn mỏng thế này, có lạnh lắm không?". Tay vân vê tà áo vừa được tặng, Pủa mím chặt môi gật đầu. Đi cùng chúng tôi, thầy Sơn đỡ lời: "Hầu hết các em ở đây thuộc các hộ nghèo. Họa hoằn lắm mới được ăn no. Trời lạnh lắm thì đốt lửa sưởi chứ cũng không có nhiều quần áo ấm để mặc. Chiếc áo ấm mới được đoàn tặng mà Pủa đang mặc có lẽ là chiếc áo mới đầu tiên trong đời.

Rời lán của Pủa, chúng tôi rẽ sang một lán khác. Ba em học sinh đang chụm đầu bên nồi cơm và nồi canh cải luộc, không muối, không nước mắm. Thấy chúng tôi sang, các em buông bát đũa đứng cả dậy. Tôi bảo các em cứ ngồi ăn cơm nhưng cả thảy cứ đứng trân trân nhìn nồi cơm đang ăn dở. Thấy tôi ngồi xuống mâm, nhón vài hạt cơm cho vào miệng cả 3 cùng cười rồi không đứa nào bảo đứa nào cùng ngồi xuống tiếp tục ăn một cách ngon lành. Nhìn mâm cơm và cách các em ăn mà tôi thấy xót xa, chợt so sánh chúng với những đứa trẻ đang được nâng niu chăm bẵm nơi phố thị ồn ào. Những đứa trẻ phố thị, mỗi khi Tết đến Xuân về, chắc không thiếu thứ gì. Còn những đứa trẻ nơi Mường Lát, chiếc áo ấm cùng sách vở, bút, màu mà chúng tôi mang đến có lẽ là món quà giá trị nhất trong mùa xuân này.

Có thể với 450 chiếc áo ấm, chúng tôi không giúp tất cả các em có được một cái Tết đầm ấm, no đủ, nhưng chắc chắn đó sẽ là những hơi ấm mùa xuân - là tấm lòng sẻ chia của những bạn trẻ Thủ đô để tiếp thêm cho các em học sinh nơi đầu nguồn sông Mã có nghị lực vượt qua gian khó, tiếp tục theo học, dù cuộc sống còn nhiều gian khó.


Bảo Chân

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/P...đem-hoi-am-mua-xuan-den-dau-nguon-song-ma.htm
 
Top