Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

63
0
0

fs128

New Member


Em scan từ An Ninh Thế Giới (thu7 18/4), cả nhà mình tham khảo và nếu đk cho phép thì cùng giúp cháu!
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Moi ngay lai co them nhung hoan canh bi dat, hoan canh be nay cung giong be Ha o Dien Chau. Nha minh co giup duoc gi cho be khong nhi, neu khong theo duoc lau dai hay ta chung tay gop moi nguoi mot chut giup them cho be. Nguoi dan toc binh thuong cuoc song da kho so lam roi, benh tat thi lay dua tien chay chua.
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Cả nhà ơi, có ai có tin gì về bé Mẩy không ạ, ko biết bé có được lên lại HN điều trị hay không?
 
63
0
0

fs128

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Cả nhà ơi, có ai quen bên báo An Ninh Thế giới thi hỏi giúp trường hợp này đi ạ!
 
11
0
0

mẹcutũn

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Em có đọc trường hợp này ở trên báo an ninh thế giới bài viết hình như là về Nỗi đau những trẻ em bị ung thư. Đọc thương lắm ạ vì bé Mẩy chịu đau giỏi đến mức bác sỹ cũng phải kinh ngạc. Mỗi khi con bị lên cơn đau ( hầu như cả ngày) con chỉ ngồi bó gối rồi gồng người lên, không gào khóc, mồ hôi vã ra như tắm. Bố trẻ lắm ( 26tuổi) chỉ đứng ngoài nhìn con mà khóc thôi. Không bế con được vì toàn thân con bị đau nhức mỗi khi động vào người nên con không muốn ai bế con hết.
Có ai lên thăm con không PM cho em với. Thật xót xa quá vì con còn bé mà bệnh nặng quá.:crying:
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu {Tin moi nhan day)

Cac ban oi, hom qua minh co den Bao An Ninh The Gioi (o Pho Tho Nhuom), gap phong vien Dang Huyen nguoi da viet bai bao tren de hoi ve truong hop cua chau May.

Theo nhung gi minh duoc biet tu Dang Huyen thi tinh hinh cua chau May nhu sau:

Chau bi u mau moi o giai doan dau, thang 4 vua roi 2 bo con co xuong chua tri o BV Nhi Trung uong duoc mot thoi gian, het dot dieu tri da tro ve Son La khoang 20 thang 4 vua roi. Sau khi bao ANTG dang bai ve be cung co mot so nguoi hao tam den ung ho tien truc tiep tai toa soan bao nhung khong nhieu lam, duoc khoang hon 1 mot trieu gi do, bao antg vua moi chuyen so tien nay den gia dinh be.

Huyen co cho minh biet hoan canh cua be rat kho khan. Cach day may hom HUyen goi dien cho bo thi duoc biet chua chac bo chau co cho con ve HN chua benh tiep vi ko co tien, lan truoc hai bo con xuong phia vay tien gio van chua tra het. Hien tai van chua co to chuc nao dung ra giup do chau.

Thong tin lien lac cua be nhu sau:
Bo Be: Mua A Denh
Ban Phieng Bang B
Xa Phieng Bang
Huyen Bac Yen
Tinh Son La
So DD cua bo be: 0123 632 3704 (so nay da dung de lien lac khi 2 bo con xuong Hn lan truoc)

Ten Bac si da theo doi dieu tri cho be o BV Nhi Truong Uong
BS. Ngoc Lan
Truong khoa Ung Thu
DD: 0904107323

PV Dang HUyen
DD: 0913223722

Do la tat ca thong tin minh co, minh thong bao de moi nguoi cung biet. Cac me co the lien lac lai voi PV Dang Huyen de biet them chi tiet nhe. Cac me dau tau oi, chung minh co the chung tay giup be duoc khong?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
177
0
0

metuquan

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Loan ơi, Hội quán CSTT của mình giang tay cứu con đi, Mẹ nó ơi, Các mẹ ơi.
 
7
0
0

hoangp

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Các mẹ ơi, hãy hành động nhanh lên, mạng sống của con dang được tính từng ngày....
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Buồn quá nhỉ, lại một bé nữa bị ung thư, thương quá. Cả nhà ơi, mọi người lên tiếng đi.
 
420
0
0

Sông Cấm

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Duoi day la loat bai ve "noi dau ung thu" trong do co doan viet ve ve hoan canh cua chau May cua PV Dang Huyen minh suu tam de cac ban cung doc nhe. Cam on moi nguoi da quan tam.
_______________________
Phóng sự - Tư liệu

Những đứa trẻ vật lộn với nỗi đau ung thư
18:44:00 23/04/2009
Đặng Huyền
Sống với các bệnh nhi ung thư, tôi mới nhận ra một điều, dường như nỗi đau đớn đã xóa nhòa đi hết thảy mọi ý niệm về cả thời gian lẫn không gian. Trên tầng 7 của Viện Nhi, trong những căn phòng trị bệnh, hầu như không còn có sự khác biệt giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối. Bởi vì, ngày cũng như đêm, sáng cũng như tối lúc nào các em cũng phải vật lộn với những cơn đau và hầu như không lúc nào nước mắt của cha mẹ các em thôi rơi.
Ung thư là một căn bệnh nan y, không chỉ cướp đi mạng sống của người lớn mà còn tấn công cả những em bé, kể cả những em bé sơ sinh. Hàng ngày, tại các bệnh viện mà tập trung nhiều nhất là ở Viện Ung bướu TP HCM và Bệnh viện Nhi Trung ương, có hàng trăm các em bé phải vật lộn với những cơn đau do căn bệnh quái ác này hành hạ để chiến đấu chống lại cái chết đang đến gần.

Nỗi đau đớn của các bệnh nhi ung thư, những bất cập trong chế độ miễn giảm viện phí, những khó khăn trong việc tìm thuốc đặc trị ung thư cho trẻ em sẽ là những vấn đề mà loạt bài viết dưới đây đề cập đến sau khi các phóng viên Chuyên đề ANTG có những ngày sống cùng các bệnh nhi ung thư tại Khoa Ung bướu Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội.

Bài 1: Bao giờ nước mắt thôi rơi

Trên tầng 7 của Bệnh viện Nhi Trung ương có một dãy phòng đặc biệt. Phần vì nơi đây được trang hoàng rất đẹp, nhiều màu sắc với những hình dán ngộ nghĩnh nom giống nhà trẻ hơn là phòng bệnh. Phần vì những đứa trẻ ở đây tất cả đầu đều trọc lốc như... sọ dừa.

Tiến sĩ (TS) Ngọc Lan - Trưởng khoa Ung bướu - bảo, vì phải truyền hóa chất nên các em bé bị ung thư hầu như rụng tóc hết thảy. Thế cho nên đến Viện Nhi, tìm Khoa Ung bướu là dễ nhất - “cứ thấy chỗ nào mà tất cả bệnh nhân đều trọc đầu thì đó chính là Khoa Ung bướu”, người trông xe ở Viện Nhi trả lời thật đơn giản khi tôi hỏi đường đến đây.

Các phòng bệnh nằm dọc theo một dãy hành lang dài, phòng nào cũng đông chật bệnh nhi. Các em bé, đủ mọi lứa tuổi, lớn nhất mới 12 tuổi, nhỏ nhất mới lọt lòng mẹ được vài tuần, quê ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng đã vào đây là cùng chung một bi kịch: ung thư. Cũng là ung thư nhưng một số dạng ung thư phổ biến ở người lớn như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư da thì trẻ em rất ít gặp. Các bệnh nhi phần lớn chỉ mắc ung thư máu.

Theo TS Ngọc Lan thì tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tỉ lệ ung thư máu ở các bệnh nhi chiếm tới gần một nửa, nghĩa là cứ 10 em bị phát hiện ung thư thì trong đó có 5 em là ung thư máu. Ngoài ra, các em còn có thể mắc các chứng ung thư khác như u não, u niêm mạc thần kinh, u hạch, u nguyên bào gan, thận... nhưng tỉ lệ rất thấp.

Chỉ riêng ở khu vực phía Bắc, trung bình mỗi năm riêng Viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận khoảng từ 400 đến 450 bệnh nhi ung thư, đó là chưa kể số em điều trị tại Viện K, Bệnh viện Việt-Đức, Viện Mắt Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.

GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Ung bướu, buồn rầu bảo, số lượng bệnh nhi ung thư tăng lên trông thấy, nhìn vào con số thống kê mà đau lòng. Cách đây 10 năm khi Khoa Ung bướu mới thành lập, mỗi năm chỉ điều trị chừng 150-200 bệnh nhân, thế mà bây giờ đã tăng lên gấp đôi. Giường bệnh không đủ chỗ, rặt phải ghép đôi: 2 bệnh nhi và 2 người lớn nằm tráo đầu đuôi, trông đến tội. Chật chội thế với các bệnh nhi thường đã là khổ nhưng với những em bé ung thư, nỗi khổ nhân lên gấp bội vì bị những cơn đau đớn hành hạ. Không chống chọi được với nỗi đau bệnh tật, các em chỉ biết khóc lóc, vật vã, quẫy đạp, đôi khi cào cấu, cắn xé chính mình.

Mẹ của bé Bình, một bệnh nhi ung thư máu ở Bắc Ninh rơm rớm nước mắt kể: “Mỗi khi lên cơn đau, không chịu nổi, cháu cào xước hết cả mặt. Tôi cứ ôm ghì lấy con mà không giữ nổi. Chỉ biết khóc thôi. Gánh nặng thì mẹ còn giơ vai đỡ được cho con chứ đau đớn thì đỡ làm sao được hả cô?”. “Thế có bé nào không bị đau không?”, tôi hỏi. TS Lan lắc đầu, thở dài: “Tất cả đều đau. Chỉ khác nhau ở mức độ đau nhiều hay đau ít, tùy vào cấp độ bệnh tật và khả năng chịu đựng của từng bé”.


Hai cha con bé Mẩy.

Như con bé Mẩy ở buồng bệnh số 4 chẳng hạn. Khả năng chịu đựng bệnh tật của bé thật kinh khủng. Khi tôi đến, Mẩy ngồi thu lu ở góc giường, mặt buồn so, cúi gằm xuống giấu giữa hai cẳng chân khẳng khiu. “Nó đang lên cơn đau đấy”, cha Mẩy, một thanh niên người Mông 26 tuổi nói tiếng Kinh chưa sõi ngọng nghịu bảo thế. Nhưng tôi tịnh không nghe thấy tiếng khóc. Chỉ thấy đôi vai bé bỏng rung lên bần bật và mồ hôi vã ra như tắm ướt đầm thân thể gầy yếu của em.

Tôi bảo cha Mẩy: “Con đau thế, sao không bế con một tý cho nó dịu đi?”. Cha Mẩy xua tay, mắt ầng ậng nước: “Người nó đang sưng tấy lên, chạm nhẹ vào là đau điếng”. Rồi cha Mẩy kể, hôm nay còn đỡ đau nhiều rồi chứ lúc mới xuống, cả hai tay Mẩy sưng to như bắp chuối, không dám động vào.

Nhà Mẩy ở huyện Bắc Yên, một huyện miền núi nghèo cách Sơn La hàng trăm cây số. Ông nội Mẩy và cha Mẩy đưa em xuống đây, ba người đi hết những 1,1 triệu tiền xe thì đủ biết quê Mẩy xa đến đâu. Mẩy là em út, trên Mẩy còn 1 anh trai. Mẩy sinh ra khỏe mạnh, nặng 3,8kg, toàn ăn cơm vã nhưng lớn cứ như thổi. Thế rồi cách đây chừng 2 tháng, bỗng nhiên máu ở đâu chảy qua lỗ mũi em nhiều lênh láng. Mà chảy cứ như suối suốt cả ngày không cầm được.

Hãi quá, cha Mẩy mới thuê xe ôm, vượt núi xuống bệnh viện huyện Bắc Yên. Huyện chuyển lên Bệnh viện tỉnh Sơn La. Máu cầm được nhưng người em bắt đầu cứ thế tái đi. Đặc biệt là hai bên mí mắt, cứ xanh tím như đổ chàm. Mẩy về nhà, được vài ba hôm thì người bắt đầu sưng lên, đau nhức không chịu được. Mẩy rất ít khóc nhưng cha Mẩy bảo em cứ quằn quại y như nằm phải đống lửa suốt mấy ngày, chả ăn uống được gì.

Thương con, cha Mẩy lại cõng Mẩy lên Sơn La. Tại đây, các bác sĩ bảo, phải đưa Mẩy về Hà Nội thôi, Sơn La không chữa được. Mà khi ấy, nhà Mẩy chỉ có một thứ tài sản duy nhất là mấy bồ ngô, bán dễ chỉ được vài trăm nghìn, tiền đâu để về Hà Nội? Cả nhà Mẩy, 6 người gồm ông bà, cha mẹ và hai anh em Mẩy chỉ sống bằng mấy nương ngô, không có nghề gì khác thì bói đâu ra tiền.

Thương Mẩy, cha em ra xã xin chứng nhận rồi làm thủ tục vay ngân hàng 15 triệu đồng. Tôi hỏi: “Lấy tiền đâu để trả?”. Cha Mẩy khóc. Những giọt nước mắt tủi phận rơi trên hốc mắt quầng thâm vì mất ngủ: “Cũng không biết nữa”...

Có tiền, cha Mẩy và ông nội Mẩy đưa em về Hà Nội, tới Viện Nhi. Các bác sĩ kết luận, Mẩy bị ung thư máu. TS Ngọc Lan cùng với các bác sĩ ở đây hết lòng chữa trị cho Mẩy. “Nhưng bệnh em nặng, phải điều trị kéo dài ít nhất là 2 năm mà nhà em nghèo thế, không biết có theo được không?”, TS Ngọc Lan nghẹn ngào...

Cũng thương tâm như Mẩy là trường hợp của bé Nông Vân Thiệp ở Đình Lập, Lạng Sơn. Thiệp 19 tháng nhưng chỉ nặng có 9 cân và đã phẫu thuật 2 lần. Lần đầu lúc 50 ngày tuổi để cắt bỏ đi một khối u phía sau lưng. Tưởng vậy là xong nhưng ai ngờ 17 tháng sau nó lại lây lan trở lại khiến em phải lên bàn mổ lần thứ hai. Mẹ Thiệp, một cô giáo mầm non vùng cao có gương mặt hiền và buồn não nề cứ thế khóc nức nở khi tôi hỏi về khả năng chữa trị của Thiệp. Trong vòng tay cha, Thiệp cũng khóc giẫy lên từng cơn vì đau. Cha Thiệp bảo em mới đang tập nói, tất cả các từ đều ngọng, chỉ có từ “đau, đau” là sõi vì em đau triền miên suốt từ sáng tới đêm.

Sống với các bệnh nhi ung thư, tôi mới nhận ra một điều, dường như nỗi đau đớn đã xóa nhòa đi hết thảy mọi ý niệm về cả thời gian lẫn không gian. Trên tầng 7 của Viện Nhi, trong những căn phòng trị bệnh, hầu như không còn có sự khác biệt giữa ngày và đêm, giữa sáng và tối. Bởi vì, ngày cũng như đêm, sáng cũng như tối lúc nào các em cũng phải vật lộn với những cơn đau và hầu như không lúc nào nước mắt của cha mẹ các em thôi rơi.

Mẹ của bé trai Nguyễn Đức Thịnh ở Gia Lâm kể, đã hơn 2 tháng kể từ ngày sinh ra em, không đêm nào chị ngủ được mà toàn nằm khóc. Nặng 3,8 kg bụ bẫm, kháu khỉnh, lại là bé trai, Thịnh là niềm vui tột độ của cả gia đình. Nhưng bất hạnh ở chỗ em lại có một khối u ở phía sau lồng ngực. Mẹ Thịnh giở phim chụp lồng ngực của em giơ lên vùng sáng nơi khung cửa phòng bệnh và run rẩy chỉ cho tôi xem hình ảnh một khối u đã to bằng quả táo ta.

Mẹ Thịnh mới chưa đầy 30 tuổi, trước Thịnh đã có một bé gái đầu lòng 4 tuổi xinh xắn. Khi mang thai Thịnh, chị cũng hoàn toàn khỏe mạnh, khám thai cẩn thận, không phát hiện thấy có gì bất thường. Chỉ có điều, lúc mới sinh Thịnh ở Bệnh viện Đức Giang, không hiểu sao Thịnh không chịu bú mẹ. Một tuần sau, xuất viện về nhà thì Thịnh bỗng dưng sốt đùng đùng. Bệnh viện Đức Giang chuyển Thịnh lên Viện Nhi. Viện khám, siêu âm rồi chụp cắt lớp mới thấy một khối u ở trong lồng ngực. Thế là từ bấy đến nay, Thịnh phải ở riết trong bệnh viện.

Mỗi ngày, em phải tiêm truyền đến hàng chục loại thuốc. Mới 2 tháng 10 ngày tuổi, còn quá nhỏ, em không biết nói “đau, đau” như bé Thiệp nhưng cứ nghe em khóc ngằn ngặt trên tay, mẹ Thịnh cảm thấy tim mình như bị ai bóp nghẹt.

Nhìn gương mặt đầm đìa nước mắt của mẹ Thịnh, tôi chợt nhớ đến một đoạn nhật ký đầy xót xa của một người cha với đứa con gái nhỏ bị ung thư mà tôi đã đọc được trên một diễn đàn dành cho các bệnh nhi ung thư ở Việt Nam: “Một ngày tháng 5/2006 tại bệnh viện, ba được bác sĩ mời vào phòng thông báo kết quả chụp MRI và mổ sinh thiết: Bé bị khối u ác tính xương chậu trái. Một buổi sáng trời trong xanh ba nghe như tiếng sét đánh ngang tai. 12 tuổi đời, quá đẹp cho tuổi thơ không chút bụi trần. Thế mà... Ba cố kìm lòng hỏi bác sĩ về căn cơ nguyên nhân, cách điều trị, tuổi thọ của căn bệnh quái ác này. Cuối cùng, ba bật khóc trong nỗi đau tột cùng khi bước ra hành lang của bệnh viện... Nỗi xót xa, đắng cay chất ngất trong ba khi bác sĩ nói con khó qua khỏi.

Tết năm nay, con không hưởng trọn vẹn, cơn đau nhức lại hoành hành. Con đi không nổi, ba phải cõng con xuôi dọc hành lang này đến hành lang khác trong bệnh viện. Lần thứ 3 nhập viện, ba linh cảm điều không may đến với ba và con. Sau 2 tháng vô hóa chất (toa thứ 10), thuốc không đáp ứng được, khối u đã di căn sang não và xương. Bác sĩ phải đưa con vào phòng chăm sóc đặc biệt thở oxy và vô thuốc giảm đau. Lúc này, di căn đã lan khắp xương tủy và lên não. Thuốc giảm đau tuy đã tăng liều, con vẫn đau nhức. Ngày ngày con oằn mình trên giường; đôi lúc con ngủ được 2 tiếng rồi lại kêu đau nhức suốt từ sáng đến chiều rồi qua cả đêm... Nhìn con đau, ba đứt từng đoạn ruột”.


Còn ẵm ngửa, bé đã phải vật lộn với những cơn đau.


Nhưng không phải tất cả các bệnh nhi ung thư đều vô phương cứu chữa. Trong câu chuyện cùng tôi, TS Ngọc Lan không nói nhiều đến cái chết dù ở trong dãy phòng điều trị này, đã không ít lần chị phải gạt nước mắt tiễn đưa những sinh linh bé bỏng ra đi. Có em bé nhà ở Nghệ An, khi bệnh tình đã trở nên quá nặng, gia đình xin về để “cho cháu được gặp ông bà và chị em lần cuối” nhưng tàu mới đến Vinh thì em đã bỏ cha mẹ mà đi.

TS Ngọc Lan bảo, không phải cứ mắc ung thư là chết. Các nghiên cứu khoa học cũng như thực tế chữa trị cho thấy, có rất nhiều thể ung thư: Có thể bó tay nhưng cũng có thể thì khả năng điều trị thành công tới 90%. Như ung thư máu chẳng hạn. Ung thư máu dòng tủy thì khả năng tử vong trong quá trình điều trị cao. Còn ung thư máu dòng lympo thì ngược lại khả năng sống rất cao. Có nhiều bệnh nhi bị ung thư máu sau quá trình điều trị ở Viện Nhi đã khỏi bệnh hoàn toàn, có em gái đã lấy chồng, sinh con đẻ cái bình thường như tất cả những người phụ nữ khác. Hoặc ung thư nguyên bào gan, nguyên bào thận cũng vậy. Nếu phát hiện sớm và điều trị tốt thì có tới 90% là sống được.

Duy chỉ có điều, chuyện sống - chết trong điều trị bệnh nhi ung thư không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào thể ung thư mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thuốc, đặc biệt là các loại thuốc đặc trị. Nhưng theo TS Ngọc Lan thì rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư cho bệnh nhi hiện nay chưa được nhập vào Việt Nam và câu chuyện về thuốc là một bài toán nan giải mà chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập ở phần sau.

(Còn nữa)



Ảnh: Trang Dũng




Công an Nhân dân An ninh Thế giới ANTG Cuối tháng Văn nghệ Công An Sơ đồ Website RSS FAQ Liên kết Web
Tổng Biên tập: Thiếu tướng Hữu Ước
Phó Tổng Biên tập phụ trách nội dung: Nguyễn Như Phong
©2007. Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online. All rights reserved.
Khi sử dụng lại thông tin từ website này, xin vui lòng ghi rõ nguồn "CAND Online".
 
63
0
0

fs128

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Huhu..doc ma thuong con qua' !!!!!
Các chị oi...nếu truong hợp này được lên Dân Trí thì tốt biết mấy..bệnh của Mẩy phải mất khoang 2 năm điều trị mà!!!!!!!!!!!!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,849
0
0

BB&C

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Đọc bài của chị Hà về các bệnh nhân nhi ung thư em thấy sợ lắm, sợ mơ hồ, em không dám đọc hết.
 
1,251
0
36

Chíc chíc

Active Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Đọc bài của chị Hà về các bệnh nhân nhi ung thư em thấy sợ lắm, sợ mơ hồ, em không dám đọc hết.
Thực sự là những lúc đấy em cũng có suy nghĩ như chị chị ạ, nhưng em không dám nói ra :sad:
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Những em bé đón tết trong bệnh viện
Trong khi các bạn được cùng với gia đình chuẩn bị Tết thì không ít em bé bị ung thư lại đón giao thừa cùng với những chai dịch truyền, những bơm kim tiêm, bởi trong giai đoạn điều trị tích cực của bệnh.

Mặc những bộ quần áo đẹp, một vài cái mũ len xinh xắn mà bố mẹ mới sắm, bọn trẻ và cả bố mẹ chúng đều tạm quên đi bệnh tật, không nhớ đến đầu đang rụng hết tóc, nước da đang tái xanh... giữ lại cho mình niềm hy vọng có được một sức khoẻ trong năm mới.

Cháu Hoàng Thùy Linh - 12 tuổi, đang học lớp 6 thì phát hiện bị bạch cầu cấp. Vừa thi hết học kỳ I, những cơn đau và sốt cao đến 39oC tái phát, xét nghiệm máu phát hiện bệnh và ngay lập tức cháu phải nằm điều trị tại BV Nhi TƯ. Ơ BV đã một tuần nay, những lúc đỡ, Linh lại ngồi dậy gấp sao. Chiếc hộp nhựa đựng ngôi sao lấp lánh đã được một nửa, nhưng mấy hôm nay, sau đợt truyền hoá chất đầu tiên, Linh nằm bẹp một chỗ, chiếc hộp hy vọng đặt trên bàn của em chẳng suy suyển chút nào. Chắc chắn Linh sẽ phải ở lại Tết trong viện vì đang là thời kỳ điều trị tích cực, nhà lại xa, ở tận Vĩnh Phúc.

Tết này, Linh cũng chỉ đón giao thừa cùng bố mẹ và hơn 10 người bạn cũng là bệnh nhân ung thư đang nằm viện. Còn em gái Linh mới 4 tuổi, chắc không thể lên viện thăm chị được.

Cùng tuổi với Linh có bạn Từ Trọng Sang - ở Lộc Hà, Hà Tĩnh - bị bệnh máu trắng và phát hiện ra từ năm 2006. Từ đó đến nay, cứ định kỳ hàng tháng Sang lại nhập viện vài hôm. Sau gần 2 năm, tưởng bệnh đã đi vào giai đoạn ổn định, nào ngờ, mấy hôm trước, bệnh tái phát nặng thêm, Sang phải quay lại BV ngay. Chị Hải - mẹ Sang, trở tay chưa kịp, Tết này hai mẹ con ở lại viện, nỗi buồn xa nhà cũng có những gia đình cùng cảnh ngộ chia sẻ.

Bé tuổi nhất trong khoa Ung bướu, BV Nhi TƯ là cháu Nguyễn Thị Thu Phương, mới có 22 tháng tuổi. Cô bé mắc u phổi, đã nằm viện 3 tháng. Ba đợt truyền hoá chất, cô bé lại hay bị phản ứng phụ, bị tiêu chảy, nôn. Chị Nguyễn Thị Thu - mẹ bé Phương - kể, lẽ hai mẹ con được về Tết, nhưng sau đợt truyền vừa rồi, Phương bị sốt. Hôm mới nhập viện, chẳng biết ai dạy con bé, mà nó năn nỉ: "Bác sĩ ơi, cứu cháu với, cháu đau lắm" rồi ngất đi.

Mỗi lần đau, bé lay tay mẹ: "Mẹ gọi bác sĩ cho con, con đau lắm." Tranh thủ lúc cháu ngủ, chị Thu nói chuyện với chúng tôi, thương con, chị ngân ngấn nước mắt. Con bé thức dậy, chị cố cho ăn ít sữa, bé lại nôn hết, chị cuống cuồng lau kẻo con bị lạnh.

Bọn trẻ ở lại tạm biệt bịn rịn những bạn được ra viện, dù sau Tết hầu như chúng lại "tái ngộ". Cháu Nam 11 tuổi (ở Tam Dương, Vĩnh Phúc) chỉ học hết lớp 3 vì đã ba năm nay, phải đi đi về về giữa nhà và BV suốt để điều trị bệnh máu trắng. Ngày 26 Tết, Nam cũng được về nhà, nên tranh thủ sang phòng bên cạnh chơi với em Nguyễn Minh Thành - 3 tuổi, ở Hải Phòng, cũng bị bạch cầu cấp.

Hai anh em có một chiếc đàn đồ chơi, cứ nghêu ngao đi khắp các phòng. Trên tường, nhiều nơi treo tranh vẽ, bảng chữ cái, hình những con vật rất ngộ nghĩnh, thỉnh thoảng Nam lại ra thơ thẩn xem, vừa ôn lại chữ. Nam chỉ tiếc là chẳng biết chữ tiếng Anh nào mà nhiều bức tranh chú thích lại không bằng tiếng Việt!

Theo BS Ngọc Lan - phụ trách khoa Ung bướu, BV Nhi TƯ: "Tết này, sẽ có ít nhất 10 cháu bé ở lại BV. Có cháu từ khi sinh ra mới được hưởng duy nhất một cái tết ấm cúng ở nhà bên người thân, còn lại hầu như lấy BV làm nhà. Hiện nay ở khoa có khoảng 40 cháu đang điều trị, những cháu đã ở giai đoạn ổn định hoặc nhà gần đều được về. Nhưng có bất cứ biểu hiện bất bình thường nào, như sốt, tiêu chảy, nôn đều phải trở lại BV, cho dù đó là giao thừa".

Những năm gần đây, dù đã được khoa Nhi - BV K hỗ trợ, nhưng khoa Ung bướu của BV Nhi vẫn quá tải, khoảng 40 - 50 cháu/30 giường bệnh. Và năm nào cũng thế, số cháu bé phải ở lại BV dịp Tết cũng gần như đông nhất. Sự cố gắng của các cháu và bố mẹ cũng được đền đáp lại, bởi đã rất nhiều bệnh nhi, dù phải điều trị vài năm, được khỏi bệnh trở lại cuộc sống và đi học bình thường như bao bạn bè khác.


Theo Lao động
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Từ ngày đầu năm 2005
ALnML nói:
Khoa bệnh máu sát nhập với khoa u trở thành khoa Ung bướu của Viện Nhi TĐ . Hiện theo chỉ tiêu khoa có 25 giường bệnh . Nhưng bao giờ cũng quá tải phải có 50-60 bênh nhận nhi. 2/3 là số bệnh nhân nhi là mắc phải bệnh ung thư máu , còn lại là thận.. và các bênh khác ... Các bênh nhận đa số đều rất nghèo , nghèo đến nỗi đôi khi phải nhịn ăn hoặc ăn mỳ tôm .
Bệnh ung thư máu như mọi người đã biết 80% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm . Chi phải qua các gia đoạn rất tốn kém ... Thỉnh thoảng Hội chữ Thập đỏ,.... đến có viện trợ một chút tiền ...hay các quỹ tại BV hoặc chính các bác sĩ cũng có chút ít hỗ trợ với những trưòng hợp quá khó khăn . Đoàn BS Thuỵ Điển vừa sang thăm tặng cho khoa 500E để trang bị vô tuyến, đầu video ..... . Chị BS Lan là một BS trứoc ở khoa bệnh máu . Chị cũng có hoàn cảnh thật đặc biệt và đôi khi nhìn những truờng hợp thương tâm đó chị vẫn thỉnh thoảng trợ giúp .
Tương lai chúng mình có thể làm gì nhỉ ??
- Truyền máu : Nếu chúng mình đến Viện Huyết học thì quá khó khăn khi họ đi lấy máu , tốn nhiều chi phí như phải có một ô tô với trang thiết bị .... nên chăng
Chúng mình đến thẳng Ngân hàng máu của Nhi để làm thủ tục cho máu . Với sự giúp đỡ của BS Lan hy vọng máu của chúng mình có thể trực tíêp đến tận các bé ở đó .
- Thỉnh thoảng đến thăm nhất là những ngày lễ Tết, như 1.6 , Trung Thu ... . Thu gom quần áo , đồ chơi , sách truyện tặng cho các BN nhi .
- Với những trưòng hợp quá khó khăn chúng mình sẽ trợ giúp về mặt dinh dưỡng, sao bệnh nhân nhi không phải nhịn đói hay ăn mỳ tôm . Động viên tinh thần người nhà của họ .

Trước tiên chúng mình sẽ có hai vấn đề phải làm ngay :

- Trong tuần này các mẹ dành một buổi đến thăm trực tiếp các bệnh nhân ở khoa ung bướu của Viện Nhi . Sau buổi này chúng mình sẽ có một số trưòng hợp mà chúng ta sẽ trợ giúp về mặt dinh dưõng và tinh thần.
- Dịch tài liệu về bệnh ung thư máu mà chị Lan đã mang từ Mỹ về (Chị ấy quá bận) . Sau khi hoàn thành chúng mình sẽ tranh thủ in thành tờ rơi để mọi người biết đến . Vì rằng đối với trẻ em chúng mình lại rất ít để ý căn bệnh này . Có những bé mà ở ngay HN bị bệnh 3 tháng mới phát hiện ra . Mà với căn bệnh này phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao .

Báo cáo hết
Chia sẻ tình thương đã đến với khoa ung bướu BV Nhi từ những ngày đầu ra đời. Suốt cho đến thời gian vừa rồi mỗi lần lễ Tết khoa đầu tiên mà chúng mình chọn để tới sẻ chia đó là khoa Ung bướu.
Năm nay chúng mình ko đi nữa vì thấy rằng BV Nhi càng ngày đã càng nhiều đoàn thể công ty tới thăm những ngày này.
Mỗi lần đến thăm đó chỉ biết xoa đầu nựng nịu chứ thật ko dám dừng lại lâu. Làm sao cứu được làm sao theo được và nhỏ nhoi như chúng mình chỉ biết sẻ chia.
Ngoài những hoạt động tập thể chia sẻ mỗi dịp Lễ Tết là những cú điện thoại . Nhiều lắm nhg ng nghèo khó mà ko có tiền cho con chữa trị và cả những ng bạn ở ngay cạnh đây như :

ALnML26/08/2005, 05:01 PM
ALnML nói:
Khi các bạn đến trường, em phải vào bệnh viện ...

Chúng tôi gặp chị Vũ Thị Cẩm Giang trong Khoa Ung bướu, Bệnh viện nhi Trung ương, chị đang trong tâm trạng chưa hết bàng hoàng khi mới phát hiện ra con gái mình - bé gái Nguyễn Vũ Thanh Hương (7 tuổi, năm nay lên lớp 2) bị bệnh ung thư máu.
Bé Thanh Hương nằm trên giường bệnh, trông bé mệt mỏi và rất buồn, có lẽ vì bé vừa qua một đợt điều trị hóa chất và một phần do thời điểm bé phải vào viện lại đúng lúc các em bé khác chuẩn bị cho ngày khai giảng. Trông bé xinh xắn và dễ thương. Ông ngoại bé cho biết ngày thường Thanh Hương rất hoạt bát, bé học giỏi và rất thích vẽ, từng có những bức tranh được chọn trưng bày ở Cung Thiếu nhi Hà Nội.
3 năm trước đây, chồng chị Giang- một bác sĩ Viện vệ sinh dịch tễ, qua đời ở tuổi 36, để lại cho chị 2 đứa con thơ dại. Tưởng rằng như thế là đã quá bất hạnh với người phụ nữ mảnh khảnh này. Thế nên, đến hôm nay, khi biết đứa con nhỏ của mình mắc bệnh hiểm, chị suy sụp vô cùng. Chị kể, cách đây chừng 1 tháng, bé Hương bị những nổi nốt giống như phỏng dạ. Chị đem con đi Bệnh viện Da liễu khám, các bác sĩ chẩn đoán là Viêm da tụ cầu. 15 ngày sau, cháu có vẻ khỏi bệnh nhưng sau 1 tuần lại tái phát. Bé lại có những vết bầm tím dưới da. Hôm thứ 7 tuần trước, chị lo lắng nên đem con đến Bệnh viện thử máu xem bệnh gì. Sau khi có kết quả, bác sĩ khuyên chị mang cháu vào Khoa Ung bướu của Bệnh viện nhi Trung ương để điều trị, vì cháu đã bị ung thư máu.
Bác sĩ Bùi Ngọc Lan- Khoa Ung bướu Bệnh viện nhi cho biết: Bé bị bệnh bạch cầu thể lympho, việc chữa chạy chắc chắn sẽ lâu dài. Đến thời điểm này chưa thể nói gì nhiều nhưng bác sĩ hy vọng là việc chữa bệnh có khả năng tiến triển tốt...
Chị Giang hiện đang làm y tá tại Bệnh viện Bưu điện. Chị phải nghỉ việc để vào Viện trông nom bé Thanh Hương. Gia cảnh mẹ góa con côi, khó khăn chồng chất, trong lúc này, mẹ con chị Giang đang rất cần sự cảm thông và chia sẻ. Mọi sự trợ giúp xin liên hệ: Vũ Thị Cẩm Giang. số nhà 31 ngách 165 ngõ 192 Phường Định Công, quận Hoàng Mai Hà Nội. (điện thoại 9183187).

Mẹ Mía, V.Anh Xuka và Hoa BS đã vào thăm, trao quà của Quỹ CSTT (200 K). Các mẹ ơi, có mẹ nào rảnh thì vào viện thăm bé và động viên mẹ bé nhé. Khoa Ung bướu, Viện nhi TW (ở tầng 7)
Rồi năm tháng qua chúng mình lại sẻ chia và cũng chỉ biết dừng ở đó.

Hôm nay đọc topic này và hồi tưởng lại mỗi lần đưa các mẹ chúng mình lên tầng 7.

Chúng mình sẽ tìm dịp để các mẹ đến tận nơi đến từng giường bệnh với từng bé đầu hoặc lưư thưa hoặc ko còn tóc..Những em bé ẳm ngửa với dây dợ chẳng chịt.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

13/06/2005, 10:19 AM Những hình ảnh từ ngày đó





Và đây là 2 bác sĩ của Khoa Ung bưóu

BS Hưong (?) - Bác sĩ Lan (Người BS mà chúng mình vẫn nhắc trên dd) Chi trông thật hiền hậu và dễ mến
Danh sách từ năm 2005
Các trường hợp tặng quà thêm
1. Nguyễn Huy Khoé 4 tuổi Bạch cầu cấp
Phú Điền , Nam Sách Hải Dưong
Bố bị tâm thần , mẹ XKLĐ.
2. Nguyễn Văn Mười 14 tuổi Hodgkin tái phát
Yên Lạc Vĩnh Phúc
Bố mẹ làm rưộng , nhà mười ngwoi con , Mưòi là con thứ mười
3. Lê Thị Hà 10 tháng U túi noãn hoàng (bộ phận của phụ nữ)
Hải Nhân, Thịnh Gia Thanh Hoá
Đông con không có kinh tế
4. Đào Thanh Hải 7 tuổi u gan
Hải Hoà , Móng Cái Quảng Ninh
Bố mẹ làm ruộng nuôi bà bệnh hiểm nghèo
5. Nguyễn Thục Trinh 4 tuổi U tế bào Thần kinhĐông Tiện Đoan Hùng Phú Thọ
Bố mẹ làm ruộng
6. Phan thanh Phương 4 tuổi Bạch Cầu cấpMinh Nông Việt Trì Phú Thọ
Mẹ làm lẽ , một mình nuôi con . 40 tuổi đẻ đựoc đứa con, khi bé 4 tuổi phát hiện bệnh
7. Vũ Trần Thu Vân Bạch cầu cấp
http://www.webtretho.com/forum/showthread.php?p=101335#post101335
8. Hoàng Lý Lan 4 tuổi Bạch cầu cấp
42A/203 Tôn Đức Thắng Hà Nôi
Bố ngoài 70 tuổi , mẹ 26 tuổi . Bố truớc là Việt kiều bị lừa rồi đi tù . Mẹ giờ gần như ....gọi ...cái đi liền .
9. Nguyễn Thành Chung 20 tháng U gan
Cựu Khê . Thanh Oai Hà Tây
Làm ruộng . Bố mẹ rổ rá cạp lại và đây là con chúng ta. Nhưng bố hay đi cờ bạc . Bán lợn lấy tiền cho con đi viện , bố màng đi cờ bạc hết
10. Trần Văn Châu 3 tuổi Sarcom cơ vân
Cẩm Thạch Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Nhà làm ruộng . Nhưng bé phải mổ đi mổ lại rất nhiều lần . Dùng vô cùng nhiều kháng sinh

01/06/2005, 06:04 PM
Cảm nhận của mình hôm nay thật nặng nề. Lần trước cứ băn khoăn mãi với chị Loan là mình đi thăm "chớp nhoáng" quá, lần này rút kinh nghiệm các mẹ có thời gian ngồi trao đổi với người nhà bệnh nhân mà sao thấy nặng trĩu trong lòng. Mình ngồi nói chuyện với một chị, ôm ghì chặt con trong lòng. Mẹ cháu nói: Cháu bị bệnh bạch cầu, phát hiện là do cháu nhợt nhạt, môi trắng...Bé thiêm thiếp ngủ mà mẹ thì như cố ôm con, như muốn truyền sức lực sang bé con tội nghiệp. Mình không thể cầm lòng. Buồn và thương cảm lắm. Giá như mình có thể khóc thật to cho vơi nỗi lòng. Họ không phải người thân, họ cũng chẳng biết mình là ai nhưng mình là một người mẹ, mình hiểu những điều gì đang diễn ra trong lòng họ. Ước gì...nhưng tất cả chỉ là mong ước. Chỉ tiếc rằng mình chẳng thể làm được điều gì cho các cháu. Chẳng làm được gì cả. Mình phải làm gì đây?????
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Trẻ em bị ung thư- những câu chuyện rất buồn

Bước chân vào Khoa Ung bướu, bệnh viện Nhi Trung ương, người ta bắt gặp những em bé đầu trọc lốc như "sọ dừa". Đó là các cháu bé bị ung thư đang được xạ trị hoặc truyền hóa chất nên tóc không mọc được. Có bé vẫn đi lại cười đùa hồn nhiên như nhiều trẻ khác, nhưng cũng có bé trông rất mệt mỏi, chậm chạp- tùy vào diễn tiến bệnh tật và thể trạng của bé.


"Cứ vài tháng phải vào viện một lần, cháu rất buồn"

Buổi sáng hôm đó, chúng tôi chứng kiến một người đàn ông chạy từ phòng bệnh nhân về phía bác sĩ trực. Mặt anh ta đầy vẻ đau khổ, bất lực. Anh nấc lên: "Bác sĩ làm thế nào đi chứ! Con tôi chết mất!... Trời ơi! Máu cứ chảy mãi không dứt...". Người cha tội nghiệp ôm mặt đau khổ nấc lên từng hồi khiến cho mọi người đang đứng đó chợt thấy thắt ruột vì đồng cảm với anh.

Tai họa không báo trước

Trước khi đến Khoa Ung bướu, tôi không ngờ lại có nhiều bệnh nhi đến vậy. Thạc sĩ Bùi Ngọc Lan- chuyên khoa máu nói với tôi: Tại Khoa thường xuyên có trên dưới 60 cháu bé nằm điều trị nội trú. Thực tế con số trẻ bị bệnh còn lớn hơn nhiều so với số đang được điều trị trong bệnh viện.

Đầu tháng 9, chúng tôi vào Bệnh viện và gặp bé Nguyễn Vũ Thanh Hương (7 tuổi). Đó là một cô bé dễ thương. Trông đôi má bầu bĩnh, đôi mắt to thông minh và hai bím tóc dài, chẳng ai nghĩ rằng bé đang bị bệnh. Chị Vũ Thị Cẩm Giang, mẹ cháu Hương kể: Lúc đầu, cháu bị nổi mụn nước như phỏng rạ, đi khám da liễu, bác sĩ nói là bị Viêm da tụ cầu và cho thuốc bôi. Sau hai tuần cháu khỏi bệnh vài ngày rồi lại tái phát. Cùng thời gian đó, chị Giang thấy con bị những vết bầm tím dưới da, chị nghĩ đơn giản là do cháu bị va đập vào đâu đó khi chạy nhảy chơi đùa... Chỉ đến khi phát hiện những vết bầm này khá nhiều, chị mới đến hỏi các bác sĩ ở Bệnh viện Bưu điện, nơi chị làm y tá. Sau đó, chị mang con đi thử máu và nhận được kết quả: bé bị bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu). Chị mang cháu vào Khoa Ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. 3 năm trước đây, chồng chị Giang- một bác sĩ Viện vệ sinh dịch tễ, qua đời ở tuổi 36, để lại cho chị 2 đứa con thơ dại. Một mình gắng gượng nuôi con, chị không thể ngờ rằng một ngày kia tai họa lại giáng xuống đầu gia đình nhỏ của chị.

Hai tháng trời không gặp, đầu tháng 11 chúng tôi liên lạc lại với chị Giang và thật buồn khi biết cuối tháng 9, bé Hương bị sốt rồi hôn mê cho tới tận bây giờ chưa tỉnh lại. Cháu hiện nằm ở phòng cấp cứu Bệnh viện Bưu điện...

Có khá nhiều cháu bé còn đang được ẵm ngửa, vậy mà cũng đã mắc những khối u gan, u thận hoặc ung thư máu. Bé Vũ Ngọc Mạnh bị u gan, con chị Trần Thị Hằng ở Thái Bình là một trường hợp như vậy. "Em phát hiện ra cháu bị u từ khi cháu được 7 tháng. Em sờ bụng cháu thấy nó khô khô...". Chị Hằng chỉ kể được hai câu, rồi nước mắt rơi lã chã vì tủi phận. Kể từ đó đến nay, gần một năm trời cha mẹ bỏ ruộng lên trông cháu trong viện. Các bé dưới 6 tuổi được miễn viện phí, nhưng với một gia đình ở nông thôn chỉ trông vào vài sào lúa làm thu nhập chính, thì việc lên thành phố, vào viện chăm sóc con, không còn nguồn thu thì chi phí cuộc sống và nuôi dưỡng cháu cũng không biết trông vào đâu...


Cháu còn rất nhỏ, vậy mà đã bị ung thư

Bé Hà Ngọc Hải ở Hải Phòng, 38 tháng tuổi, bị u thận. Bé là con đầu lòng của chị Phạm Thị Vân. Bé được phát hiện ra bệnh cách đây gần 2 năm. Đầu tiên gia đình thấy bé có cái bụng hơi to, bất thường. Tuy nhiên cũng không thấy bé khó chịu gì, nên lúc đầu chỉ tưởng là cháu bị đầy bụng do tiêu hóa kém...

Thời gian đầu, mỗi đợt đi chữa bệnh chi phí hết từ 1 đến 2 triệu- cũng là khoản tiền đáng kể đối một gia đình ở nông thôn như nhà chị Vân. Con thì bé, lại thấy cháu ốm đau nhiều lúc thật đau xót. Chị Vân kể, lúc 16 tháng cháu đã trải qua một cuộc phẫu thuật. Vợ chồng chị còn nước còn tát, hy vọng cháu sẽ ngày một khá hơn. Cũng như tất cả những người mẹ có con bị ung thư mà chúng tôi gặp trong khoa Ung bướu, chị Vân cũng chỉ nói được vài câu bình tĩnh rồi khóc nghẹn ngào bật khóc làm cháu bé chị bế trên tay cũng khóc theo.

Nếu phát hiện sớm, sẽ có tiên lượng tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Ung Bướu cho biết, những năm gần đây, trong khi số trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng có xu hướng giảm thì số bệnh nhi ung thư lại tăng lên. Về nguyên nhân số trẻ bị ung thư có chiều hướng gia tăng thì vẫn chưa có được một nghiên cứu cụ thể, nhưng các chuyên gia cho rằng, ô nhiễm môi trường, việc sử dụng tùy tiện các hóa chất cũng là một trong các nguyên nhân.

Tuy vậy, đối với ung thư ở trẻ em, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì khả năng các cháu sống sót và khỏi bệnh khá cao. Thực tế cũng có nhiều bệnh nhi đã được chữa khỏi ở Khoa Ung Bướu- Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhưng điều đáng buồn là ở Việt Nam phần lớn các trường hợp bệnh nhân không được phát hiện sớm nên tỷ lệ chữa khỏi bệnh thấp. Rất ít người quan tâm hiểu biết về triệu chứng của các bệnh ung thư ở trẻ em, nên khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con mình, hầu như chẳng có cha mẹ nào nghĩ đến căn bệnh này.

Trẻ em thường mắc các bệnh bệnh bạch cầu cấp, bướu não, ung thư hạch (lymphôm), bướu nguyên bào võng mạc mắt, bướu nguyên bào thần kinh, sarcôm phần mềm, bướu gan, bướu buồng trứng… So với bệnh ung thư ở người lớn (thường gặp là ung thư phổi, gan, cổ tử cung, bao tử, đại trực tràng, vú, họng-miệng, da, buồng trứng, tuyến giáp, hạch…) thì bệnh ung thư ở trẻ em khác hẳn. Vì vậy các triệu chứng và xử lý cũng khác nhau. Theo các bác sĩ, trẻ bị ung thư thường có một số triệu chứng như: có khuynh hướng bầm hay chảy máu dưới da, xanh xao và mệt mỏi vô cớ (ung thư máu), có khối u hay một chỗ sưng bất thường ở bất kỳ vị trí nào như cổ, chung quanh mắt, vùng tai, đầu gối... (ung thư hạch, sarcom phần mềm), đau xương khớp kéo dài (u xương), nhức đầu tái đi tái lại, kèm nôn mửa, buồn nôn vào buổi sáng (u não), có đốm trắng ở tròng đen mắt (u nguyên bào võng mạc), sụt cân, sờ thấy cục to trong bụng (u ở ổ bụng)... Các bậc cha mẹ cần phải có kiến thức về lĩnh vực này để phát hiện sớm và đưa con đi chữa kịp thời nếu không may con mình bị mắc bệnh.

Quỹ hỗ trợ trẻ em ung thư, tại sao không?

Thạc sĩ Bùi Ngọc Lan cho biết: Hiện theo chỉ tiêu khoa có 25 giường bệnh, nhưng thường xuyên bị quá tải bởi số bệnh nhân thường xuyên có khoảng 50-60 cháu. Trong số này, khoảng 2/3 mắc phải bệnh ung thư máu, còn lại là các chứng ung thư khác. Theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2004 bệnh viện đã khám, điều trị hơn 1700 bệnh nhi bị ung thư các loại, ở độ tuổi từ 3 đến 15, trong đó đông nhất là số trẻ bị bệnh bạch cầu cấp.

Chị Ngọc Lan xót xa khi nói với phóng viên rằng, mỗi tháng có tới 100-150 em bé tới khám bệnh, và chỉ có chừng 10% được nằm lại điều trị bởi đa số trẻ đều không được phát hiện kịp thời và chỉ được đưa tới bệnh viện khi đã quá muộn.

Trẻ em, sức chịu đựng kém nên khi truyền hoá chất vào người rất hay bị lở loét mồm miệng, chảy máu, nhiễm trùng, nhiễm độc thuốc... Trong khi các bệnh viện hiện tại quá thiếu những trang thiết bị hỗ trợ cho việc chẩn đoán sớm bệnh ung thư. Muốn trị bệnh phải có những thiết bị chụp cộng hưởng từ, kết hợp phóng xạ, xét nghiệm sớm để phát hiện những khối u kích cỡ nhỏ. Đồng thời khi điều trị cũng đang rất thiếu những dụng cụ như tiêm máy để truyền hoá chất, nên hiện giờ các y tá vẫn phải tiêm truyền hóa chất cho các cháu bệnh nhân bằng tay.

Trẻ dưới 6 tuổi được miễn viện phí, đa số trẻ lớn hơn thì chữa bệnh nhờ vào bảo hiểm y tế... Những hóa chất không có trong danh mục thì gia đình các cháu phải mua. Gia đình nào có người ốm, lại phải cứu chữa rất dài kỳ như bệnh ung thư, đều trở nên nghèo túng. Nhất là những gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp, khi con ốm phải có người đưa con lên thành phố chữa bệnh, thiếu đi người làm mà chi phí đi lại, ăn ở cũng tốn kém. Đa số bệnh nhân rất nghèo, nghèo đến nỗi có bé phải ăn mì tôm trong khi nằm bệnh viện!


Nói chuyện thì không sao, nhưng cứ hỏi đến con là khóc

"Giá như có một Quỹ ủng hộ bệnh nhi ung thư thì tốt biết mấy!"- Thạc sĩ Bùi Ngọc Lan ước ao. Thực tế cũng đã có một vài trường hợp bệnh nhi được cứu sống nhờ bệnh viện đề nghị báo chí kêu gọi từ thiện: ủng hộ cho các cháu về vật chất, hiến máu để "thay máu" cho những trường hợp bị bạch cầu cấp, rồi động viên cha mẹ các cháu về tinh thần... Sự chia sẻ về tinh thần cũng có ý nghĩa rất lớn, như trong câu chuyện mà hẳn mọi người chưa quên về trang web www.ungthu.net...

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm cũng đồng ý như vậy. Nếu có một tổ chức nào đó đứng ra thành lập Quỹ ủng hộ bệnh nhi ung thư, sẽ huy động được sự quan tâm của mọi người, nhằm phát hiện sớm bệnh để tăng cơ may cứu chữa cho các bệnh nhân trẻ em, giúp đỡ những trẻ nghèo và nhờ đó sẽ có thêm nhiều bệnh nhi được cứu sống./.

Nguyễn Hoa- Phạm Hòa

http://www.vov.org.vn/2005_11_12/vietnamese/xahoi1.htm#7
 
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Đọc những bài chị Loan viết mà em còn chẳng dám đọc kỹ, bởi em sợ cảm giác đối diện với những sinh linh bé nhỏ đang cận kề cái chết, mà em không thể cứu nổi.
Em đã từng vào khoa ung bướu thăm bé Hà. Có vào đó, mới thấy, chẳng biết trường hợp nào khổ hơn trường hợp nào....
Bất lực quá!
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Không ngủ được vào xem tư liệu cũ mag về các mẹ tham khảo

Mẹ Bubu&Shi
17/04/2007, 12:57 PM
Hôm nay mình vào Viện Nhi khoa Ung bướu. Thầy có mấy trường hợp rất thương, nên đưa lên đây để nếu có mẹ nào quan tâm thì vào thăm hoặc giúp các cháu.

1. Bé gái Lộc Thị Bích- 4 tuổi, con anh Lộc Văn Sổi, ở thôn Thừa Ân, xã Xuân Lễ, huyện Gia Lộc, tỉnh Lạng Sơn- người dân tộc Nùng.
Bé bị ung thư máu. Lúc đầu dưới cổ nó mọc cái hạch, không đau nên gia đình kệ. Đến nay nó to bằng thế này này (nhìn ảnh).



Nhà này dân tộc, có bố mẹ theo nhưng mà lơ ngơ lắm, ông bố nói tiếng Kinh không sõi còn mẹ thấy chả nói gì. Thấy bảo gia đình có hai đứa con, chỉ có nghề làm ruộng thôi. Dưới đây là ảnh cả nhà bé.



2. Bé trai mồ côi Đỗ Văn Chương 6 tuổi, trông mặt mũi khôi ngô sáng sủa, ung thư máu (quê ở thôn 6 xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, con anh Đỗ Văn Huy). Mẹ mất cách đây 3 năm vì tai nạn giao thông, nhà chỉ còn 2 bố con nuôi nhau. Bố không có nghề nghiệp, chỉ làm thuê kiểu lao động phổ thông, nay vào viện trông con. Bé vừa qua 6 tuổi nên hết được bảo hiểm y tế diện dưới 6 tuổi.


ảnh: 2 bố con bé Chương

3. Cháu Mạnh Tuấn.- nằm phòng bệnh số 4. Cha mẹ chả thấy đâu, chỉ có 1 ông chú. Nói là cha cháu phải đi làm ca, mẹ ở nhà vì vừa sinh em bé. Theo ông chú, tháng 7 năm ngoái gia đình phát hiện cháu bị bệnh, có điều trị 6 đợt rồi, khoảng 4 đợt đầu thì bệnh đỡ nhưng sau lại nặng thêm.



Cháu nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, thở dốc, rất yếu, môi khô nẻ. Bác sĩ bảo cháu nặng lắm rồi, gọi bố nó tới. Mình hỏi có hy vọng gì không, BS lắc đầu. Thương tâm lắm, chắc nó sắp bỏ cõi trần rồi, giá mà nó được nằm trong vòng tay cha mẹ thì cũng đỡ khổ, đỡ đau đớn hơn. :Sad:
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Em bé người Mông (4t)bị ung thư máu

Hôm đó vào ngày 17.04 mấy ngày sau 20.04 bé Mạnh Tuấn trương hợp thứ 3 qua đời

* Còn Lộc Thị Bích thì đã được mổ khối u ở khoa ngoại chứ không còn nằm khoa Ung bướu. Cô Tuyền dẫn bọn tớ đi tìm, lại phải kính xin phép cái khoa mới này chứ không thoải mái như trên khoa Ung bướu, rồi mới có thể thăm nom, chụp ảnh.
Bích không biết tiếng Kinh nên rất sợ hãi khi chúng tớ đến thăm và nó khóc ré lên. Mẹ nó cũng không biết tiếng Kinh, và cũng chẳng khéo dỗ con gì cả, nằm ôm chặt lấy nó, túm cái áo phủ lên đầu cho con đỡ sợ. Cái mà các mẹ nhìn thấy thòng dưới giường là túi máu và dịch chảy ra từ vết mổ mà Bích đang phải đeo.


Dưới đây là ảnh cháu Đỗ Văn Chương.



Có mấy đứa trẻ đầu trọc lốc rất mà mặt vẫn rất tươi vui ở bên cạnh lọt vào ảnh, các mẹ thấy không? Thật là thắt ruột. Bạn mình bảo: toàn đứa 4-5 tuổi chị nhỉ? Thế mà hóa ra không phải. Cô bé bên cạnh ấy 8 tuổi đấy, tuổi đi học, mà lại phải ở trong Viện. Có đứa thì cứ truyền thuốc độ 1 tháng lại ra đi học, rồi thì học vài tháng lại vào nằm viện 1 tháng...
 
Top